Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Lại thêm một chủ đề được nhiều phụ nữ sau sinh quan tâm: Sau sinh ăn sầu riêng được không? Đặc biệt với những mẹ là tín đồ yêu thích sầu riêng thì không cưỡng lại hương vị đặc biệt của loại trái cây này. Sầu riêng là một trong những loại trái cây giúp cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra L-tryptophan có trong sầu riêng được đánh giá cao trong việc giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ.

Sau sinh ăn sầu riêng được không?

Theo ý kiến của các chuyên gia, mặc dù sầu riêng là trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao nhưng đối với phụ nữ sau sinh thì không nên ăn sầu riêng. Lý giải cho việc này là do những nguyên nhân sau:

  • Sầu riêng có tính nóng cao, nên đối với phụ nữ sau sinh khi hệ tiêu hóa còn chưa được hồi phục như trạng thái ban đầu. Nếu ăn sầu riêng có thể gây ra tình trạng khó tiêu. Sức nóng này có có thể theo vào sữa mẹ, khiến trẻ bú dễ bị nổi mụn, quấy khóc, khó chịu.
  • Hàm lượng đường nhiều có trong sầu riêng lại không hề có lợi cho các mẹ. Nếu ăn sầu riêng sau sinh có thể khiến phụ nữ bị tăng cân mất kiểm soát sau sinh và khiến các vết thương lâu lành hơn. Đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường thì việc tránh xa sầu riêng là điều cần thiết.
  • Sầu riêng là loại trái cây giàu năng lượng, có khoảng 147 Kcal/100g sầu riêng. Nếu bạn không muốn vấn đề tăng cân sau sinh trở nên trầm trọng hơn thì không nên bổ sung loại thực phẩm này.
  • Kết hợp sầu riêng với đồ uống có cồn là một cách tự sát. Sau sinh phụ nữ không nên sử dụng đồ uống có cồn, và sẽ nguy hiểm hơn nếu kết hợp nó cùng với sầu riêng. Sầu riêng và thức uống có cồn khi kết hợp sẽ khiến thân nhiệt và nhịp tim gia tăng nhanh chóng. Hợp chất lưu huỳnh trong sầu riêng còn hạn chế hoạt động của các enzyme phân hủy rượu, khiến cơ thể bị nhiễm độc. Nếu không can thiệp kịp thời người bệnh rất dễ tử vong.
  • Nếu mẹ sau sinh bị suy thận ăn sầu riêng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Với 100g sầu riêng sẽ bổ sung cho cơ thể khoảng 436 mg Kali. Tuy tốt cho việc giúp xương chắc khỏe hơn nhưng lại là chất độc với người bị suy thận. Nếu để lượng kali trong máu vượt mức 6,5 mmol/l thì rất dễ gây ra tình trạng bị loạn nhịp tim, ngừng thở và tử vong. Ngoài ra, sầu riêng còn gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu và khiến các mẹ khó ngủ và làm xuất huyết sau sinh.

 

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Phụ nữ sau sinh không nên ăn sầu riêng vì có thể khiến tăng cân mất kiểm soát

 

Phụ nữ đang cho con bú ăn sầu riêng được không?

Mẹ đang cho con bú cũng không nên ăn sầu riêng vì cũng gây ra ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ đối với trẻ. Khi trẻ bú sữa mẹ, mà mẹ có ăn sầu riêng thì sữa sẽ nóng hơn bình thường khiến cơ thế trẻ cũng nóng và dễ nổi mụn. Trẻ còn có thể xuất hiện rôm sảy và một số bệnh liên quan khác. 

Nóng trong người cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị mệt mỏi, khó chịu, từ đó khó ngủ và dễ quấy khóc. Bạn có thể tham khảo qua mẹ cho con bú không nên ăn gì? để lựa chọn thực phẩm phù hợp cho mình.

Do đó phụ sau sinh hay đang cho con bú nên nói “không” với loại quả này để tránh những ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và trẻ.

 

Sinh xong bao lâu có thể ăn sầu riêng?

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, sau khi sinh, tránh ăn sầu riêng đối với phụ nữ sau sinh là điều nên làm. Nhất là trong giai đoạn ở cữ, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Khoảng thời gian được các chuyên gia khuyến cáo thích hợp nhất để các mẹ có thể ăn sầu riêng sau sinh đó là khi bé được 6 tháng tuổi hoặc lúc trẻ chuyển từ giai đoạn bú mẹ sang ăn dặm.

Lúc này, phần lớn các vết thương do ảnh hưởng từ quá trình sinh nở trên cơ thể mẹ đã gần như hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng cần hết sức lưu ý khi ăn sầu riêng lúc này, không nên ăn quá nhiều trong một lần ăn để tránh mắc phải những sự cố không mong muốn.

 

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Khoảng thời gian sau sinh cách tầm 6 tháng thì các mẹ có thể ăn sầu riêng

 

Những loại hoa quả không nên ăn sau khi sinh

Mặc dù trái cây, hoa quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ tự nhiên và an toàn. Nhưng đối với đối tượng đặc biệt là phụ nữ sau sinh thì không phải đâu cũng là lựa chọn tốt nhất. Ăn uống đúng cách cho phụ nữ sau sinh sẽ hạn chế được những sự cố về sức khỏe không mong muốn.

  • Một số loại hoa quả mà các mẹ nên hạn chế ăn trong giai đoạn này đó là những trái cây họ cam quýt, kiwi, dâu tây, dứa, nho… Những loại trái cây chứa nhiều axit, có thể theo sữa mẹ làm kích ứng đường tiêu hóa của trẻ. Từ đó làm cho trẻ bị đầy hơi, khó chịu.
  • Vải: Cũng như sầu riêng vải cũng có tính nóng cao nên để không ảnh hưởng đến trẻ và mẹ. Bạn cũng cần nói không với loại trái cây này.
  • Quả đào: Trong giai đoạn đang ở cữ, lớp niêm mạc tử cung phụ nữ sau sinh chưa phục hồi hoàn toàn. Nếu ăn nhiều đào rất dễ gây ra xuất huyết, ra máu dai dẳng. Ngoài ra lông ở vỏ quả đào nếu không được xử lý kỹ có thể làm ngứa rát cổ họng, phát ban.
  • Mãng cầu xiêm: Đây là loại quả rất nóng, khiến các mẹ dễ bị nóng trong người, ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và chất lượng sữa.

 

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Vải cũng là loại trái cây phụ nữ sau sinh không nên ăn

 

Theo chuyên gia, trong giai đoạn đặc biệt sau sinh và cho con bú, các mẹ và người thân trong gia đình nên thường xuyên theo dõi phản ứng của cơ thể mẹ và bé. Từ đó có thể nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường để lựa chọn những thực phẩm tốt nhất trong thực đơn mỗi ngày.

Đến đây chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời cho việc sau sinh ăn sầu riêng được không? Hãy cân nhắc khi lựa chọn hoa quả để bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày để tránh gặp phải các tác hại đến bản thân và em bé nhé!


Tin tức liên quan

Quá trình thụ thai và những kiến thức bạn cần biết
Quá trình thụ thai và những kiến thức bạn cần biết

317 Lượt xem

Có khoảng 250 triệu tinh trùng bơi qua quãng đường từ âm đạo tới cổ tử cung, chỉ có khoảng 400 tinh trùng sống sót sau cuộc hành trình này, và cuối cùng chỉ có 1 tinh trùng thực hiện thành công quá trình thụ thai. Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu và như thế nào luôn là câu hỏi lớn của các chị em. Cùng tìm hiểu để sẵn sàng cho thai kỳ sắp tới bạn nhé! Quá trình thụ thai xảy ra khi tinh trùng ở đàn ông vượt qua hành trình vô cùng gian nan, vất vả tìm gặp được trứng ở phụ nữ để “hòa làm một”. Sự kết hợp này làm hình thành nên phôi thai, “hạt giống” để bé yêu lớn dần trong bụng mẹ. Sau khi tình trùng gặp trứng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra như thế nào và diễn ra trong bao lâu? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
33 lời chúc đầy tháng cho bé gái và bé trai hay và ý nghĩa nhất
33 lời chúc đầy tháng cho bé gái và bé trai hay và ý nghĩa nhất

1586 Lượt xem

Đầy tháng là một dịp đặc biệt trong cuộc đời bé. Mọi người thường tổ chức tiệc để ăn mừng bé sinh được 1 tháng khỏe mạnh, bụ bẫm. Cũng nhân dịp này, cha mẹ ông bà có thể gửi đến bé những lời chúc ngọt ngào, ý nghĩa để bé sau này lớn lên luôn khỏe mạnh, thông minh. Dưới đây là một số lời chúc đầy tháng vô cùng ý nghĩa cho bé cha mẹ có thể tham khảo. Nhưng trước đến phần lời chúc, hãy tìm hiểu đầy tháng có nghĩa là gì nhé!
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

182 Lượt xem

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo mục tiêu đó, Cleanipedia sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.
Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?
Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?

268 Lượt xem

Trẻ em thường có xu hướng ngồi chữ W do thói quen. Chúng ta thường nghĩ rằng hầu hết trẻ đều ngồi như vậy, và trẻ sẽ bỏ kiểu ngồi này khi lớn lên. Nhưng các nhà khoa học cho biết tư thế ngồi chữ W ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ. Tư thế ngồi chữ W khá phổ biến ở trẻ em khi ngồi trên mặt đất. Ở tư thế này, đầu gối trẻ gập cong, bàn chân dang ra mỗi bên theo cấu hình chữ “W”. Hầu hết người lớn không nhận ra rằng việc ngồi tư thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Bài viết này sẽ giải thích những tác động bất lợi của tư thế chữ W lên trẻ.
Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt
Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt

189 Lượt xem

Sâm bổ lượng hay còn gọi là chè sâm bổ lượng, là một món chè ngọt phổ biến ở miền Nam Việt Nam nhưng có nguồn gốc Quảng Đông và cũng phổ biến tại Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, và Hải Nam. Mặc dù công thức có thể khác nhau, nhưng hầu hết sâm bổ lượng thường có nhãn nhục (cơm trái long nhãn phơi khô), hạt bo bo, hạt sen, phổ tai (một loại rong biển), táo tàu đỏ, hoài sơn (khoai mài) ăn cùng nước, đường phèn và đá bào. Vậy, mẹ bầu ăn sâm bổ lượng được không?
Kiêng cữ sau sinh và những điều mẹ nên biết
Kiêng cữ sau sinh và những điều mẹ nên biết

212 Lượt xem

Kiêng cữ sau sinh là cần thiết tuy nhiên quan niệm kiêng cữ sau sinh ngày xưa và ngày nay có nhiều khác biệt. Có những điều kiêng cữ xưa đi ngược lại với quan điểm của các bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng ngày nay. Mẹ cùng thử tìm hiểu nhé.
Dạy con cách ứng xử đúng khi bị bạn đánh
Dạy con cách ứng xử đúng khi bị bạn đánh

1063 Lượt xem

Khi con bị bạn đánh, bạn dạy con đánh lại hay nhắc con đi mách người lớn? Cả hai cách này đều không tốt với trẻ.
Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?
Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?

254 Lượt xem

Bà bầu có được uống trà sữa không? Trà sữa là thức uống có thể tìm thấy ở bất cứ đâu với rất nhiều cách pha và tỷ lệ khác nhau. Trà sữa gây nghiện là nhờ vị thơm trà của kết hợp vị béo của sữa cùng hàng chục loại topping khác nhau.
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn và nên ăn
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn và nên ăn

1793 Lượt xem

Mới có thai không nên ăn gì, mẹ cần tìm hiểu rõ ràng và kiêng cữ suốt trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Thế nào được gọi là chậm mọc răng?
Thế nào được gọi là chậm mọc răng?

261 Lượt xem

Chậm mọc răng là tình trạng mọc răng sữa chậm ở trẻ nhỏ. Nếu ngoài 12 tháng mà răng sữa chưa bắt đầu mọc là mọc chậm răng, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và can thiệp kịp thời. Bởi nếu để tình trạng này quá lâu có thể dẫn tới các biến chứng không tốt về sau như: sâu răng, viêm thân răng, răng vĩnh viễn mọc lệch...
Nên siêu âm thai lần đầu khi nào?
Nên siêu âm thai lần đầu khi nào?

201 Lượt xem

Siêu âm thai là một trong những kỹ thuật cận lâm sàng rất quan trọng và cần thiết đối với mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, không phải lúc nào siêu âm thai cũng có thể thực hiện được và người phụ nữ mang thai cần nắm rõ những thông tin về thời gian siêu âm thai như khi nào đi siêu âm thai lần đầu hay lịch siêu âm thai trong thai kỳ như thế nào.
5 loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi muốn có con
5 loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi muốn có con

223 Lượt xem

Muốn thụ thai không nên ăn gì? Muốn có thai nên kiêng gì?
TUẦN THAI THỨ 9: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG TỪ PHÔI THAI THÀNH THAI NHI
TUẦN THAI THỨ 9: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG TỪ PHÔI THAI THÀNH THAI NHI

214 Lượt xem

Đây là giai đoạn cuối chu kỳ phôi thai, chuẩn bị bước qua chu kỳ bào thai. Lúc này, hình dáng con người của bé đã hoàn chỉnh, thính giác phát triển mạnh và các cơ cũng có sự kết nối với nhau
Vàng da ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý
Vàng da ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

266 Lượt xem

Vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh là tình trạng cần được các bác sĩ tại bệnh viện chuyên khoa nhi thăm khám và điều trị sớm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nặng có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ

927 Lượt xem

Mộng du là hiện tượng trẻ rời khỏi giường và đi lang thang trong khi ngủ như thể là trẻ đang thức. Mộng du không phải là biểu hiện bất thường trong phát triển thể chất hay tâm sinh lý, không gây hại cho trẻ nếu việc đi lại của trẻ khi ngủ được đảm bảo an toàn. Hiện tượng này sẽ hết khi các em lớn lên. Mộng du thường gặp ở trẻ từ 4-12 tuổi, cả trẻ trai và gái. Mộng du thường xảy ra trong vài tiếng đầu của buổi đêm. Ở trẻ mộng du, trí não thì ngủ, trong khi cơ thể lại thức.
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

872 Lượt xem

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ

220 Lượt xem

Tuần thai thứ 11 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của bé về mặt phản xạ so với các tuần thai trước. Về phần mẹ, đây là giai đoạn mẹ gặp khó khăn bởi chứng ợ nóng và táo bón. Hãy xem cụ thể, bé đã phát triển như thế nào và mẹ cần làm gì để cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh hơn nhé!
Sai lầm chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết
Sai lầm chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết

790 Lượt xem

Chăm sóc đứa con đầu tiên nhiều khi là một việc làm rất khó đối với những bà mẹ trẻ. Gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi và nhiều khi phạm phải sai lầm khi giải quyết những khó khăn vượt quá sức này. Sau đây là những sai lầm mà những cha mẹ có thể dễ dàng tránh để có thể chăm sóc đứa con bé bỏng của mình một cách an toàn.
Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai
Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai

796 Lượt xem

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ thường bị ốm nghén nên có cảm giác ăn uống không ngon miệng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người mẹ và gián tiếp ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Để ăn uống ngon miệng hơn, giúp con đủ dinh dưỡng, mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày nhằm tránh hiện tượng buồn nôn do ốm nghén. Bánh, sữa, hoa quả nên được chuẩn bị để ăn trong các bữa phụ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Đồng thời, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, bữa ăn đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau để đỡ gây cảm giác chán ăn. Ngoài ra, thai phụ cũng nên kết hợp thêm các bài tập thể dục nhịp nhàng như hít thở, yoga bà bầu,... để tiêu hóa tốt hơn, giảm ốm nghén, ăn ngon hơn.
Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? 14 lý do bà bầu nên ăn dưa bở
Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? 14 lý do bà bầu nên ăn dưa bở

490 Lượt xem

Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? Bà bầu ăn dưa bở được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Dưa bở rất an toàn cho phụ nữ mang thai. Loại hoa quả này rất ít calo, nhiều dưỡng chất và chất xơ, biến nó trở thành loại snack hảo hạng cho mẹ bầu.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng