Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu rất nhiều, thường lên đến 16 đến 17 giờ một ngày. Bé ngủ từng giấc ngắn 2-4 giờ mỗi lần. Ngủ ít hoặc quá nhiều so với bảng thời gian chuẩn đều là những dấu hiệu đáng lo. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định, không theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mệt mỏi với thời gian biểu bất thường của bé. Bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay tã, cho bú và dỗ bé ngủ.

1. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Trước khi biết thời gian ngủ của trẻ sơ sinh; mẹ cần hiểu vì sao giấc ngủ quan trọng đối với bé.

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn. Trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc cần đi tiêu, đi tiểu. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ; lý do là vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài và thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.

Lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh:

  • Phát triển trí não.
  • Hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần.
  • Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.
  • Những giấc ngủ ngon có thể giúp bé trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh.

 

2. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác gì so với người lớn?

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn so với người lớn, trẻ sơ sinh ngủ nhiều ở tình trạng chuyển động mắt nhanh (REM).

Đây điều cần thiết cho sự phát triển đặc biệt của bộ não bé. Đặc điểm của giấc ngủ với chuyển động mắt nhanh (REM) là không sâu như giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (non-REM). Kết quả, trẻ sơ sinh dễ dàng thức giấc.

Khi được 6 đến 8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm; mặc dù vẫn thức dậy để bú suốt đêm. Giấc ngủ của bé đang dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (non-REM) nhiều hơn trước. Như vậy thời gian thức của trẻ sơ sinh vào ban ngày sẽ nhiều hơn.

Trong giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi, hầu hết thời gian ngủ của bé sơ sinh kéo dài từ 8-12 giờ suốt đêm. Một số bé đã ngủ được lâu vào ban đêm ngay từ khi 6 tuần tuổi, nhưng nhiều bé khác phải chờ tới 5 hoặc 6 tháng tuổi.

 

2.1 Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh nhiều có tốt không?

Ngoài biết thời gian ngủ của trẻ sơ sinh; nhiều mẹ cũng thắc mắc liệu bé ngủ nhiều quá có tốt không.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều nhưng trong khoảng thời gian được khuyến cáo thì vẫn là tốt cho sự phát triển. Mẹ chỉ cần lo lắng khi giấc ngủ của bé ảnh hưởng đến việc bú sữa. Lúc này, tốt nhất mẹ nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để hiểu rõ tình trạng ngủ nhiều của bé.

 

2.2 Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh ít có ảnh hưởng gì không?

Em bé khó ngủ, ngủ ít trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ.

Trẻ cần được ngủ sâu vào 22-24-2 giờ vì đây là thời điểm hormone chiều cao phát triển tốt nhất; trẻ ngủ sâu được thời gian này sẽ phát triển chiều cao tối ưu. Nếu trẻ bỏ lỡ, con có thể sẽ không cao như những trẻ khác.

Đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều ngủ ít cũng không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon. Vì vậy, mẹ cần tạo không gian thoáng, nhiệt độ phòng vừa phải để trẻ ngủ ngon, ít giật mình.

 

3. Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh khoa học

Dưới đây là trung bình thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và giờ ngủ của trẻ sơ sinh mỗi ngày; bao gồm giấc ngủ ban ngày và ban đêm.

Trẻ 0-2 tháng:

  • Ngủ 15-16 tiếng/ngày.
  • Bé có 3-5 giấc ngủ ngắn.
  • Thời gian ngủ ngày: 7-8 tiếng.
  • Thời gian ngủ ban đêm: 8-9 tiếng.

Trẻ 3-5 tháng:

  • Ngủ 14-16 tiếng/ngày.
  • Bé có 3-4 giấc ngủ ngắn.
  • Thời gian ngủ ngày: 4-6 tiếng.
  • Thời gian ngủ ban đêm: 8-9 tiếng.

Trẻ 6-8 tháng:

  • Ngủ 14 tiếng/ngày.
  • Bé có 2-3 giấc ngủ ngắn.
  • Thời gian ngủ ngày: 3-4 tiếng.
  • Thời gian ngủ ban đêm: 11 tiếng

Trẻ 9-12 tháng:

  • Ngủ 14 tiếng/ngày.
  • Bé có 2 giấc ngủ ngắn.
  • Thời gian ngủ ngày: 3-4 tiếng.
  • Thời gian ngủ ban đêm: 11 tiếng.

Lưu ý: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh vào ban ngày lâu hơn thì ban đêm bé sẽ ngủ ít hơn và ngược lại.

 

4. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Thời gian ngủ của mỗi bé mỗi khác vì phụ thuộc vào độ tuổi, giờ ăn cũng như thói quen sinh hoạt của mỗi gia đình. Giai đoạn 0-6 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo một số thông tin sau:

4.1 Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng: Bé sẽ ngủ gần như cả ngày và chỉ dậy vài giờ để ăn. Trung bình, thời gian ngủ của một đứa trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ ngủ từ 15-16 giờ mỗi ngày.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng:

  • Từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi, bé ngủ trung bình 15,5-17 giờ tổng cộng mỗi ngày, trong đó khoảng 8,5-10 giờ vào ban đêm và 6-7 giờ trong ngày trải dài khoảng 3-4 giấc ngủ ngắn.
  • Trong tháng thứ 3, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cần trung bình 15 giờ để ngủ, 10 giờ vào ban đêm và 5 giờ ban ngày.

Vậy mẹ đã biết trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ rồi chứ.

 

4.2 Giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi – 6 tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi – 6 tháng tuổi giao động trong 12-16 giờ. Mỗi sáng bé dậy vào khoảng 6-8 giờ, ban ngày có 2-4 giấc ngủ ngắn, mỗi lần từ 30 phút – 3 giờ đồng hồ. Bé đi ngủ vào buổi tối lúc 6-8 giờ. Ban đêm, giấc ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài 4-10 giờ 1 lần và tổng cộng là 9-12 giờ.

 

4.3 Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 6 – 8 tháng tuổi

Hầu hết trẻ 6 tháng đều đã có thể ngủ suốt đêm (khoảng 6 – 8 tiếng) mà không thức dậy đòi bú. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số bé thức giấc 1 – 2 lần.

Đối với thời gian ngủ của trẻ sơ sinh vào ban ngày, số giấc ngủ ngắn của bé có thể giảm so với những tháng trước nhưng mỗi cữ ngủ của bé có thể dài hơn, khoảng 3 – 4 tiếng.

6 – 8 tháng cũng là thời điểm mà bé sẽ có nhiều bước phát triển nhảy vọt quan trọng. Do đó, tình trạng thụt lùi giấc ngủ cũng tiếp tục xuất hiện.

 

4.4 Giấc ngủ của bé 9 – 12 tháng tuổi

Ở thời điểm 9 – 12 tháng, nhiều bé đã học được thói quen tự ngủ mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Thời điểm này, bé có thể liên tục ngủ trong suốt 9 – 12 tiếng mỗi đêm. Vào ban ngày, bé sẽ có 2 giấc ngủ ngắn khoảng 3 – 4 tiếng.

Trong thời gian 8 – 10 tháng tuổi, tình trạng thụt lùi giấc ngủ vẫn tiếp tục xuất hiện, thậm chí là xuất hiện nhiều lần. Nguyên nhân là do trong khoảng thời gian này sẽ có nhiều giai đoạn phát triển nhảy vọt quan trọng như mọc chiếc răng đầu tiên, trẻ bắt đầu chuyển từ ngồi sang đứng hay trẻ bắt đầu học nói.

 

5. Làm thế nào để thiết lập thói quen ngủ tốt cho trẻ sơ sinh?

Để đảm bảo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh; cha mẹ nên xây dựng một số cách để bé nhanh chìm vào giấc ngủ.

5.1 Tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy bé mệt

Trong 6 đến 8 tuần đầu tiên, hầu hết các bé không thể thức lâu hơn 2 tiếng mỗi khi tỉnh giấc. Ngược lại, nếu thức lâu hơn 2 tiếng, có thể bé bị mệt và gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.

Đây là lúc mẹ cần kiểm tra xem bé có mệt mỏi hay không. Bé có dụi mắt, bứt tai hoặc tỏ vẻ bứt rứt hơn bình thường không?

Nếu thấy những biểu hiện này, thử đặt bé nằm xuống. Mẹ sẽ sớm phát triển giác quan thứ sáu về các thói quen và nhịp điệu hàng ngày của bé. Bản năng sẽ giúp mẹ biết khi nào bé sẵn sàng cho một giấc ngủ.

 

5.2 Bắt đầu dạy cho bé sự khác biệt giữa ngày và đêm

Một số trẻ sơ sinh là cú đêm sẽ thức khi mẹ muốn đi ngủ. Trong vài ngày đầu tiên; mẹ sẽ không thể làm được gì nhiều để thay đổi điều này. Khi bé được khoảng 2 tuần tuổi; mẹ có thể bắt đầu dạy bé phân biệt ngày và đêm.

Khi bé còn tỉnh vào ban ngày, mẹ nên dành thời gian tương tác với bé nhiều nhất có thể, giữ cho ngôi nhà và phòng bé đầy ánh sáng. Mẹ cũng không cần cố gắng giảm thiểu những tiếng ồn ban ngày quen thuộc như điện thoại; tiếng nhạc; hoặc máy giặt. Nếu bé có vẻ buồn ngủ khi đang bú, nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.

Vào ban đêm, nếu bé có thức dậy cũng đừng chơi đùa với bé. Để đảm bảo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, mẹ nên giữ cho ánh sáng, độ ồn ở mức thấp; không nói chuyện với bé. Chẳng bao lâu bé sẽ bắt đầu nhận ra rằng ban đêm là thời gian ngủ của trẻ sơ sinh.

 

5.3 Xem xét việc tập cho bé một số thói quen vào giờ đi ngủ

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu một thói quen trước khi đi ngủ. Đó có thể là thay đồ ngủ, hát một bài hát ru và cho bé một nụ hôn chúc ngủ ngon.

 

5.4 Cho bé cơ hội để tự đi vào giấc ngủ một mình

Mẹ tập cho bé tự đi ngủ một mình sẽ giúp con yêu ngủ đủ giấc và đảm bảo được thời gian ngủ của trẻ sơ sinh.

Ngay khi bé được 6 đến 8 tuần tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé cơ hội để tự đi vào giấc ngủ một mình. Nhưng làm thế nào?

Mẹ hãy đặt bé nằm xuống khi bé buồn ngủ, tránh lắc lư để cho bé ngủ. Các bậc cha mẹ có thể nghĩ rằng những gì họ làm lúc này không có ảnh hưởng gì. Nhưng thực ra, bé đang hình thành thói quen ngủ. Nếu lắc lư bé trong tám tuần đầu tiên, bé sẽ có thói quen đó trong thời gian sau.

Tuy nhiên, một số phụ huynh chọn lắc lư hoặc cho bé của mình bú để ngủ vì họ tin rằng đó là bình thường. Họ thích điều đó vì nghĩ con sẽ phát triển mạnh và ngủ ngon, hoặc họ cho rằng cách này hiệu quả hơn. Họ muốn thức dậy cùng với em bé nhiều lần trong đêm để giúp bé quay trở lại giấc ngủ.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Em bé khó ngủ cũng tương tự. Mẹ nên tham khảo bảng giờ ngủ dành cho bé dưới 1 tuổi để đảm bảo bé ngủ đủ giấc mỗi ngày.


Tin tức liên quan

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai trong 3 tháng đầu
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai trong 3 tháng đầu

1107 Lượt xem

Thời kỳ tam cá nguyệt thai nhi chưa ổn định vì vậy các mẹ cần chú ý kỹ trong quá trình ăn uống. Các mẹ cần lên cho mình một thực đơn đảm bảo chất dinh dưỡng. Đồng thời tránh các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Trong giai đoạn này thai nhi hấp thụ chưa nhiều vì vậy các mẹ chỉ cần duy trì năng lượng ở mức bình thường. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa 1 ngày để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm ngén.
Trẻ em uống cafe có tốt không?
Trẻ em uống cafe có tốt không?

379 Lượt xem

Cà phê là một loại thức uống được ưa thích vì có hương vị thơm ngon lại giúp đầu óc tỉnh táo hơn. Tuy nhiên thức uống này không có lợi cho hệ thần kinh vì chứa một lượng lớn chất kích thích, đặc biệt đối với trẻ em. Vậy trẻ em uống cafe có tốt không?
Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4

1216 Lượt xem

Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
TUẦN THAI THỨ 13: BÉ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG CỦA MẸ
TUẦN THAI THỨ 13: BÉ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG CỦA MẸ

318 Lượt xem

Ở tuần thai thứ 13, bé đã nặng khoảng 43g và có chiều dài 9cm. Mẹ đã có thể cảm nhận rõ ràng sự có mặt của bé trong cơ thể. Đặc biệt, ba xương nhỏ trong tai bắt đầu hình thành nên bé đã nghe được tiếng của mẹ.
Khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi?
Khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi?

332 Lượt xem

Sữa tươi luôn được cha mẹ cho trẻ dùng hàng ngày vì có mùi vị hấp dẫn, tiện lợi, đặc biệt chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ phát triển chiều cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu không uống đúng cách, đúng thời điểm, sữa tươi sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Quá trình thai nhi hình thành và phát triển theo từng tuần
Quá trình thai nhi hình thành và phát triển theo từng tuần

298 Lượt xem

Mang thai và làm mẹ là trọng trách thiêng liêng của người phụ nữ. Từ một bào thai sau 40 tuần “ấp ủ” đem đến cho mẹ một thiên thần nhỏ bé là một chặng đường đầy cảm hứng với mồ hôi và nước mắt. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho bà bầu là bước đệm quan trọng để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Vì vậy mẹ cũng cần ghi nhớ các vắc-xin cần tiêm trước và trong khi mang thai.

Ăn trứng khi mang thai có an toàn không?
Ăn trứng khi mang thai có an toàn không?

340 Lượt xem

Cho dù chúng được với các cách chế biến khác nhau, nhưng trứng vẫn là món ăn khá phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của trứng có thể mang lại cho sức khỏe, thì bạn có thể đặt câu hỏi liệu ăn trứng có an toàn khi đang mang thai hay không. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin cụ thể về loại thực phẩm này.

Âm đạo của bạn thay đổi thế nào sau khi sinh con?
Âm đạo của bạn thay đổi thế nào sau khi sinh con?

360 Lượt xem

Sự thay đổi của âm đạo sau sinh diễn ra tự nhiên, khiến bạn cảm thấy rộng hơn, khô hoặc đau trong một thời gian. Một số sản phụ còn bị rách, cắt và khâu tầng sinh môn (da giữa âm đạo và hậu môn). Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì hiện nay Y học hiện đại đã phát triển hơn, có nhiều cách để phẫu thuật, phục hồi âm đạo sau khi sinh.
Thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ
Thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ

389 Lượt xem

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ.
Trẻ nhỏ & điều hòa – Những điều cần biết
Trẻ nhỏ & điều hòa – Những điều cần biết

0 Lượt xem

Điều hòa là vật dụng không thể thiếu trong mùa hè nắng nóng này. Giúp cuộc sống thư thái, thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên với các gia đình có trẻ nhỏ, việc dùng điều hòa liên tục không đúng cách cũng sẽ khiến trẻ bị ốm, sổ mũi, cảm lạnh. Vậy cần chú ý điều gì khi sử dụng điều hòa?
Trẻ bị sốt cao kéo dài...
Trẻ bị sốt cao kéo dài...

1437 Lượt xem

Nguyên nhân và Cách xử lý khi trẻ bị sốt kéo dài...
TUẦN THAI THỨ 16: BÉ BẮT ĐẦU ĐÁ, THÚC, NHÀO LỘN TRONG BỤNG MẸ
TUẦN THAI THỨ 16: BÉ BẮT ĐẦU ĐÁ, THÚC, NHÀO LỘN TRONG BỤNG MẸ

395 Lượt xem

Từ tuần thai này, bé sẽ tăng trưởng khá nhanh cả về cân nặng và chiều dài. Đặc biệt là những mẹ đã từng mang thai, thì đây là lúc mẹ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của con.
Bắt cóc trẻ em - Hãy cảnh giác trước khi quá muộn...
Bắt cóc trẻ em - Hãy cảnh giác trước khi quá muộn...

1849 Lượt xem

Xung quanh chúng ta luôn có người tốt và kẻ xấu nên chúng ta hãy bảo vệ và chăm sóc người thân bên cạnh mình ngay bây giờ...
TUẦN THAI THỨ 3: MỘT THIÊN THẦN NHỎ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH TRONG BẠN
TUẦN THAI THỨ 3: MỘT THIÊN THẦN NHỎ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH TRONG BẠN

291 Lượt xem

Tuần thứ 3 mới là thời điểm mẹ chính thức mang thai khi trứng đã được thụ tinh. Nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được dấu hiệu nào của sự thụ thai đâu
Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.
Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

1139 Lượt xem

Cũng giống như phụ nữ trưởng thành, viêm âm đạo ở trẻ em là tình trạng vùng kín của các bé bị vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm âm đạo. Tuy nhiên, cách nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non

456 Lượt xem

Dây rốn quấn cổ còn được gọi theo cách gọi dân gian là tràng hoa quấn cổ, xảy ra khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ hay trong thời gian đau bụng chuyển dạ hoặc trong quá trình sinh.
Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?
Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?

383 Lượt xem

Trẻ em thường có xu hướng ngồi chữ W do thói quen. Chúng ta thường nghĩ rằng hầu hết trẻ đều ngồi như vậy, và trẻ sẽ bỏ kiểu ngồi này khi lớn lên. Nhưng các nhà khoa học cho biết tư thế ngồi chữ W ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ. Tư thế ngồi chữ W khá phổ biến ở trẻ em khi ngồi trên mặt đất. Ở tư thế này, đầu gối trẻ gập cong, bàn chân dang ra mỗi bên theo cấu hình chữ “W”. Hầu hết người lớn không nhận ra rằng việc ngồi tư thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Bài viết này sẽ giải thích những tác động bất lợi của tư thế chữ W lên trẻ.
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn

389 Lượt xem

Tử cung lạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Bên cạnh việc điều trị, chị em phụ nữ bị tử cung lạnh cũng nên biết cách làm ấm tử cung.
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?

405 Lượt xem

Sữa nguồn gốc thực vật là những lựa chọn thay thế phổ biến cho sữa bò thông thường và chúng có thể là lựa chọn tuyệt vời cho một số người lớn, đặc biệt là những người không dung nạp lactose. Nhưng các loại sữa không chứa sữa như sữa đậu nành có tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? Và có nên cho trẻ uống sữa đậu nành không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.
TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH
TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH

264 Lượt xem

Vào tuần thứ 10, cơ thể của bé đã phát triển gần như đầy đủ. Từ tuần thai này, bé chính thức trở thành thai nhi.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng