Chú ý đề phòng viêm lợi ở tuổi ăn dặm

Viêm lợi ở trẻ là bệnh tưởng như đơn giản mà lại rất nguy hiểm, đặc biệt ở tuổi ăn dặm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần theo dõi và phát hiện ra tình trạng bệnh lý răng miệng ở trẻ sớm nhất và có cách điều trị kịp thời.

1. Viêm lợi ở trẻ ăn dặm

Trẻ em ở độ tuổi ăn dặm là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về răng miệng, trong đó phổ biến là viêm lợi. Trẻ bị sưng lợi có mủ, sốt, hay nhiệt miệng là các dấu hiệu nhận biết cho tình trạng này.

Nướu răng là hệ thống phần mềm bao quanh chân răng. Bệnh viêm lợi hay viêm nướu ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng phần mô xung quanh răng và không ảnh hưởng đến hệ thống nha chu như xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement gốc răng.

Khi bị viêm, nướu sẽ sưng đau, chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ ửng hay xanh xám. Bề mặt nướu trở nên trơn láng, mất lấm tấm da cam. Nướu dễ chảy máu khi chải răng hay thăm khám, nặng hơn có thể gây chảy máu tự phát.

2. Tại sao trẻ dễ bị viêm lợi?

Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa được vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Trẻ không thể tự làm sạch được những vụn thức ăn hoặc những mảng cáu bẩn bám lâu ngày trên bề mặt răng cũng như trong các kẽ răng. Điều này khiến vi khuẩn ẩn trú trong các mảng bám vôi răng gây ra viêm lợi.

Đặc biệt ở các bé đang mọc răng, nướu răng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên vi khuẩn sẽ càng dễ tấn công hơn.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác như tình trạng dinh dưỡng kém, trẻ bị sốt vì mắc bệnh lý toàn thân, dùng thuốc chống động kinh,... cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm nướu ở trẻ, làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng non nớt của các bé.

3. Triệu chứng viêm lợi ở trẻ nhỏ

Trẻ bị sốt là dấu hiệu dễ nhận thấy ở trẻ nhỏ khi bị viêm lợi

 

Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của trẻ nhỏ mà các triệu chứng sẽ xuất hiện khác nhau:

  • Trẻ bị sưng lợi có mủ:

Ở giai đoạn phát triển ban đầu này, các bé vẫn ăn và chơi bình thường mà chưa có bất kỳ cảm giác khó chịu nào. Tất cả dấu hiệu đều đang ở mức sơ khai, chỉ khi bố mẹ để ý kỹ mới thấy lợi có biểu hiện chuyển từ màu hồng sang màu đỏ.

Bố mẹ có thể nhận biết bệnh viêm lợi ở trẻ em thông qua hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu lợi là do các vi khuẩn sản sinh các độc tố, khiến cho lợi của bé trở nên nhạy cảm và dễ chảy máu.

  • Trẻ bị viêm lợi và sốt:

Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy ở trẻ nhỏ khi bị viêm lợi. Con sẽ quấy khóc, không chịu ăn uống hoặc ăn không ngon do những cơn đau âm ỉ từ sâu trong răng. Nướu của trẻ sưng tấy to hơn, chuyển sang màu đỏ thẫm mà bằng mắt thường sẽ thấy ngay sự bất thường.

Ở một số trẻ, ngoài các cơn đau còn kèm theo hiện tượng lở, loét nướu, lưỡi và miệng; mới nhìn vào các bậc phụ huynh có thể lầm tưởng đó là dấu hiệu của trẻ bị nóng, nhiệt miệng. Bệnh phát triển nặng làm cho bé khó chịu, xuất hiện những cơn sốt, mệt mỏi, làm xuất hiện hạch ở một số nơi gây đau.

Trẻ bị viêm lợi thường có hiện tượng chán ăn, ăn ít hoặc bỏ bữa do đau buốt ở lợi, có thể xuất hiện mùi hôi ở miệng nếu chỗ viêm mưng mủ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.

4. Phòng tránh bệnh viêm nướu ở trẻ

 

Để giúp bé phòng tránh các tổn thương răng, nướu từ bệnh viêm nướu gây ra, các bậc phụ huynh cần ý thức được việc bảo vệ răng miệng cho bé từ khi còn nhỏ:

  • Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Vệ sinh răng miệng hàng ngày, súc miệng nước muối và ngậm thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Khi chân răng sưng đau, cần kiểm tra và chữa trị sớm. Cho trẻ ăn thức ăn mềm dễ nhai, không ăn thức ăn cay nóng;
  • Nên cho trẻ đi khám để lấy cao răng (vôi răng) định kỳ mỗi 3 tháng một lần. Trám răng sâu và chỉnh hình răng nếu có sai lệch và điều trị các bệnh lý nguyên nhân nếu có;
  • Hạn chế cho trẻ mút tay, cắn móng tay, xỉa răng bằng tăm.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ ăn dặm, cần có sự chăm sóc kỹ lưỡng hơn từ cha mẹ, bằng cách:

  • Vệ sinh răng miệng của bé sau khi bú bằng cách dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước sôi để nguội, chà răng và nướu của bé. Động tác này phải thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng và tránh làm bé buồn nôn;
  • Tránh để bé bú bình và ngậm ti giả với núm vú cứng sẽ gây tổn thương nướu cho bé. Bố mẹ không nên pha sữa quá nóng sẽ gây tổn thương tới lợi của bé. Vệ sinh, khử trùng các đồ đạc của trẻ sơ sinh;
  • Đối với các con đang trong thời kỳ mọc răng, vì răng sữa sẽ rụng đi nhưng chúng vẫn có những ảnh hưởng rất lớn đến răng vĩnh viễn sẽ mọc sau này. Vì vậy, việc giữ vệ sinh răng sữa để tạo nền móng cho răng vĩnh viễn mọc lên đều đặn là hết sức quan trọng.

Cha mẹ nên có kế hoạch và dành thời gian đưa trẻ đến gặp nha sĩ định kỳ, có thể từ 3 - 6 tháng/lần để kiểm tra tốt nhất các vấn đề về răng miệng. Tuyệt đối không để khi các bệnh của bé đã trở nên nghiêm trọng mới đưa đến phòng khám.

 

Tin tức liên quan

Bầu ăn lá đinh lăng được không? Lợi hại còn tùy mẹ nhé
Bầu ăn lá đinh lăng được không? Lợi hại còn tùy mẹ nhé

5619 Lượt xem

Bài thuốc từ lá đinh lăng từ lâu đã nổi tiếng chữa nhức mỏi, mất ngủ hiệu quả. Điều này có đúng với bà bầu? Bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Mẹ xem ngay! Lá đinh lăng được mệnh danh là “nhân sâm xuất người nghèo”. Loại lá này bổ như vậy liệu bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Bà bầu có uống được lá đinh lăng không? Hãy cùng MarryBaby khám phá trong bài viết dưới đây mẹ nhé.
5 môn thể thao tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
5 môn thể thao tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

380 Lượt xem

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, mẹ bầu cần thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và thường xuyên tập thể dục giúp duy trì đường huyết ổn định. Dưới đây là 5 môn thể thao tốt cho những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi

1126 Lượt xem

Thường thì quá trình mang thai của người phụ nữ sẽ kéo dài trong khoảng 40 tuần (280 ngày) được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. 280 ngày được chia làm 3 tam cá nguyệt, mỗi tam cá nguyệt kéo dài 12 - 13 tuần (khoảng 3 tháng).
33 lời chúc đầy tháng cho bé gái và bé trai hay và ý nghĩa nhất
33 lời chúc đầy tháng cho bé gái và bé trai hay và ý nghĩa nhất

4554 Lượt xem

Đầy tháng là một dịp đặc biệt trong cuộc đời bé. Mọi người thường tổ chức tiệc để ăn mừng bé sinh được 1 tháng khỏe mạnh, bụ bẫm. Cũng nhân dịp này, cha mẹ ông bà có thể gửi đến bé những lời chúc ngọt ngào, ý nghĩa để bé sau này lớn lên luôn khỏe mạnh, thông minh. Dưới đây là một số lời chúc đầy tháng vô cùng ý nghĩa cho bé cha mẹ có thể tham khảo. Nhưng trước đến phần lời chúc, hãy tìm hiểu đầy tháng có nghĩa là gì nhé!
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?

528 Lượt xem

Sữa nguồn gốc thực vật là những lựa chọn thay thế phổ biến cho sữa bò thông thường và chúng có thể là lựa chọn tuyệt vời cho một số người lớn, đặc biệt là những người không dung nạp lactose. Nhưng các loại sữa không chứa sữa như sữa đậu nành có tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? Và có nên cho trẻ uống sữa đậu nành không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn

454 Lượt xem

Tử cung lạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Bên cạnh việc điều trị, chị em phụ nữ bị tử cung lạnh cũng nên biết cách làm ấm tử cung.
Bà bầu uống sữa đậu nành được không
Bà bầu uống sữa đậu nành được không

387 Lượt xem

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bà bầu uống sữa đậu nành thì sao? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu về vấn đề uống sữa đậu này trong thai kỳ nhé.

TUẦN THAI THỨ 18: THỜI ĐIỂM CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ PHÁT TRIỂN MẠNH
TUẦN THAI THỨ 18: THỜI ĐIỂM CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ PHÁT TRIỂN MẠNH

369 Lượt xem

Lúc này, tai của bé đã có thể nghe được những tiếng ồn bên ngoài tử cung và nhận ra giọng nói của mẹ. Vì vậy, mẹ hãy trò chuyện với bé thường xuyên để kích thích trí não bé phát triển, cũng như giúp sợi dây gắn kết giữa mẹ và bé thêm bền chặt.
Lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm
Lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm

410 Lượt xem

Vệ sinh răng miệng cho bé, đặc biệt là khi bé đã bắt đầu ăn dặm không những hạn chế tình trạng sâu răng mà còn giúp bé có hàm răng khỏe và đẹp. Mẹ nên giúp bé tạo thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày
Giấc mơ của bé...
Giấc mơ của bé...

1198 Lượt xem

Lúc nhỏ ai cũng có ước mơ của riêng minh, có những giấc mơ không bao giờ thành hiện thực nếu ta không thực hiện nó...và nó vẫn mãi là giấc mơ và sẽ bị lãng quên trong vô vàng ký ức.
Cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em người lớn cần biết
Cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em người lớn cần biết

1179 Lượt xem

Với căn bệnh này, việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời cho trẻ là rất cần thiết.
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai

371 Lượt xem

Lượng máu ở người bình thường được xác định thông qua xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Nếu nồng độ Hb dưới 13g/dl ở nam và 12 g/dl ở nữ thì đối tượng được xem là thiếu máu. Thai phụ được chẩn đoán là thiếu máu khi mang thai khi Hb dưới 11g/dl.
Cho bé mặc gì mùa nóng.
Cho bé mặc gì mùa nóng.

1669 Lượt xem

Thời tiết nóng nực sẽ khiến trẻ em, thậm chí là người lớn đổ mồ hôi rất nhiều sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến con bạn có nguy cơ mắc các chứng bệnh về da dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác trong mùa hè.
Có nên ăn măng khi mang thai?
Có nên ăn măng khi mang thai?

295 Lượt xem

Nhiều mẹ bầu lo lắng và tránh ăn măng khi mang thai vì sợ ăn măng mất máu, ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy sự thật thì bà bầu có nên ăn măng không?

MUÔN KIỂU DÚ MẸ VÀ TIPS CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH
MUÔN KIỂU DÚ MẸ VÀ TIPS CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH

445 Lượt xem

Mẹ biết không, núm dú có thể thay đổi hình dạng, kích thước theo từng giai đoạn đó. Khi mang thai núm sẽ to hơn bình thường. Quầng vú cũng sẫm màu hơn do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, các tuyến montgomery cũng hoạt động mạnh mẽ, khiến vùng nhũ hoa xuất hiện các đốm trắng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, mẹ không nên nặn những nốt sần này vì có thể gây tổn thương núm dú Về cuối thai kỳ, n.gực của mẹ có thể tiết ra sữa non. Sữa non chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm trùng. Khi cho con bú, những mẹ có núm to, núm phẳng hoặc núm tụt sẽ khó để bé ngậm đúng khớp. Nếu để khớp ngậm của bé sai trong thời gian dài, mẹ có thể bị đau, sưng núm và giảm lượng sữa, tắc sữa. Nếu mẹ mong muốn có thể cho bú một cách thoải mái, nhẹ nhàng, thì những tip sau là dành cho mẹ đó!
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai phải làm thế nào? Nguyên nhân là gì?
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai phải làm thế nào? Nguyên nhân là gì?

1287 Lượt xem

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai là hiện tượng các cơ quan bài tiết như thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản… bị viêm nhiễm, dẫn đến cảm giác bị rát buốt khi đi tiểu. Hiện nay, tỉ lệ các bé trai nhiễm bệnh này đang khá cao và gây ra không ít nỗi lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vậy nguyên nhân gây bệnh này ở các bé là gì? Và cách chữa trị bệnh này như thế nào?
TUẦN THAI THỨ 13: BÉ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG CỦA MẸ
TUẦN THAI THỨ 13: BÉ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG CỦA MẸ

376 Lượt xem

Ở tuần thai thứ 13, bé đã nặng khoảng 43g và có chiều dài 9cm. Mẹ đã có thể cảm nhận rõ ràng sự có mặt của bé trong cơ thể. Đặc biệt, ba xương nhỏ trong tai bắt đầu hình thành nên bé đã nghe được tiếng của mẹ.
Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ
Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ

595 Lượt xem

Sặc là một tai nạn khá phổ biến thường xảy ra ở trẻ em từ một đến ba tuổi. Các tình trạng sặc thường gặp là sặc sữa ở trẻ sơ sinh, sặc thức ăn, sặc nước, đôi khi có thể gặp sặc dịch dạ dày hoặc sặc chất trào ngược. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn nhanh chóng đường hô hấp, nếu không được xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng của trẻ
Bi hài chuyện các mẹ để “quên não“ trong phòng sinh
Bi hài chuyện các mẹ để “quên não“ trong phòng sinh

0 Lượt xem

Cùng với niềm hạnh phúc chào đón một “thiên thần“ đáng yêu trong gia đình, các mẹ sau sinh cũng phải đau đầu với những tình huống “dở khóc dở cười“ do trí nhớ giảm sút. Đón thêm một thành viên mới trong gia đình chắc chắn là niềm hạnh phúc lớn lao đối với bất kỳ bà mẹ nào. Vậy nhưng sau khi sinh, mẹ cũng gặp phải không ít rắc rối vì trí nhớ giảm sút nghiêm trọng. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 80% các bà mẹ mới sinh phàn nàn rằng trí não họ không được minh mẫn như trước kể từ khi mang thai. Thậm chí những mẹ có trình độ học vấn cao thì cảm giác này lại càng rõ ràng hơn.
Cha mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào khi nổi mụn trắng
Cha mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào khi nổi mụn trắng

1360 Lượt xem

Trẻ sơ sinh nổi mụn trắng trên mặt là tình trạng sinh lý hết sức bình thường và không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc da đúng cách có thể khiến da bé bị viêm, tiến triển thành mụn đỏ. Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn dưới bài viết để biết cách chăm sóc da cho con sẽ giúp tình trạng này nhẹ nhàng hơn, con đỡ khó chịu hơn.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng