TUẦN THAI THỨ 15: BÉ ĐÃ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH DẤU VÂN TAY

Thời điểm này bé đã lớn bằng một quả cam với chiều dài khoảng 11,5cm và nặng khoảng 100gr. Rất nhiều mẹ đã có thể cảm nhận được những cử động nhỏ của bé.

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 15

Tuần thai này chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của bé yêu về mặt phản xạ, cả trong vận động lẫn thị giác. Bé cảm nhận được ánh sáng rõ ràng hơn dù mắt vẫn nhắm im lìm.

 

 

Trên ngực của bé cũng bắt đầu xuất hiện 2 núm vú bé xíu xiu. Đôi chân của bé đã dài hơn tay dù vẫn chưa thực sự cân xứng với cơ thể.

Bé đang luyện tập hít thở bằng cách luân chuyển nước ối từ mũi đến các phần khác của đường hô hấp trên. Những hoạt động này sẽ giúp khởi động cho sự phát triển của các phế nang (các túi khí) trong phổi. Thai 15 tuần cũng đã hình thành vị giác, tuy nhiên, bé vẫn chưa cảm nhận và phân biệt được các vị khác nhau.

Lúc này, cơ thể bé cũng bắt đầu tích lũy canxi cho xương phát triển nên mẹ cần bổ sung sữa, và các thực phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống.

Bên trong nướu, răng sữa cũng đã bắt đầu xây dựng nền tảng chuẩn bị cho việc mọc răng sau này. Lượng fluoride nhỏ có trong nước mẹ uống sẽ giúp hình thành lớp men trên răng sữa và cả răng vĩnh viễn của bé.

Vào cuối tuần thai này, bé còn biết nuốt nước ối, trong khi bàng quang của bé chứa đầy chất lỏng màu đen và nằm trong khung xương chậu. Đặc biệt, trong tuần này, bé sẽ hình thành các dấu vân tay.

Tuần thai này, nếu đi siêu âm, mẹ đã có thể biết được giới tính chính xác của bé qua việc siêu âm, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào tư thế bé nằm nữa. Nếu không quá tò mò, hãy để lần khám thai vào tuần thứ 16 sắp tới để biết chính xác hơn nhé!

 

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai thứ 15

Ở tuần thai này, lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng lên khiến mẹ cảm thấy nóng nực, da bị ửng đỏ. Giai đoạn này tóc mẹ Bầu rất mềm đẹp, nhưng ngược lại móng tay, chân lại yếu, giòn dễ bong tróc. Dù da và tóc của bạn đang bước vào giai đoạn đẹp, nhưng hãy nhớ chăm sóc giữ gìn vệ sinh cơ thể thường xuyên. Thường xuyên tắm rửa và thay đồ lót, mặc những bộ quần áo có chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi tốt hơn.

Hầu hết mẹ Bầu trong giai đoạn này ngủ ngon hơn do bụng chưa quá lớn và bàng quang chưa bị chèn ép nhiều. Từ thời điểm này của quá trình mang thai, phần đỉnh tử cung của mẹ đã ở vào khoảng giữa xương mu và rốn, các vòng dây chằng đỡ tử cung đang dày lên và giãn ra khi tử cung lớn dần. Mẹ sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều vì đang ở giai đoạn ổn định của thai kỳ. Mẹ ít buồn nôn hơn, ít thay đổi cảm xúc hơn và nước da hồng hào thể hiện sức khỏe tốt.

Về mặt cảm xúc, tâm trạng của mẹ thường xuyên thay đổi. Mẹ vừa háo hức muốn biết sự phát triển của con nhưng cũng đồng thời lo lắng khôn nguôi. Cũng có lúc mẹ cảm thấy gò bó, tù túng khi phải chịu nhiều áp lực, thậm chí đôi lúc nghi ngờ về khả năng của mình. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực sẽ nhanh chóng trôi qua bởi hơn ai hết, mẹ hiểu mình đang mang trong lòng một “thiên thần”. Vì thế, mẹ hãy cố gắng duy trì việc luyện tập yoga, bơi lội vừa giảm stress, vừa tăng cường cơ bắp, giúp cột sống khỏe mạnh.

Các tĩnh mạch chân cũng xuất hiện rõ hơn, chân sẽ bị đau khi đứng lâu. Nếu mẹ đã có con, đang bị thừa cân hoặc có tiền sử gia đình thì sẽ dễ bị mắc chứng giãn tĩnh mạch.

Đặc biệt, một số mẹ bầu gặp phải tình trạng đau dây thần kinh chạy từ cột sống, qua mông xuống đến hết chiều dài chân. Mẹ sẽ cảm thấy bị đau nhói vùng mông, chân hoặc như bị kim châm do tử cung và thai nhi đè lên dây thần kinh này. Mẹ nên đổi tư thế nằm và dùng nhiều gối gác chân khi ngủ để giảm thiểu tình trạng này. Tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột nếu không sẽ khiến huyết áp bị tụt gây ra hiện tượng chóng mắt hoặc ngất xỉu.

Nếu đã từng mang thai và sinh con, có thể ở tuần thai này mẹ đã cảm nhận được những cử động đầu tiên của con. Còn nếu chưa, hãy kiên nhẫn vì những cú huých, đạp, nhào lộn của bé sẽ sớm kết nối với mẹ ngay thôi.

Về mặt cảm xúc, tâm trạng của mẹ thường xuyên thay đổi. Mẹ vừa háo hức muốn biết sự phát triển của con nhưng cũng đồng thời lo lắng khôn nguôi. Cũng có lúc mẹ cảm thấy gò bó, tù túng khi phải chịu nhiều áp lực, thậm chí đôi lúc nghi ngờ về khả năng của mình. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực sẽ nhanh chóng trôi qua bởi hơn ai hết, mẹ hiểu mình đang mang trong lòng một “thiên thần”. Vì thế, mẹ hãy cố gắng duy trì việc luyện tập yoga, bơi lội vừa giảm stress, vừa tăng cường cơ bắp, giúp cột sống khỏe mạnh.

 

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 15:

  • Lúc này, mẹ có thể bắt đầu trò chuyện với bé bằng cách xoa bụng, gõ gõ tay vào bụng cũng như đặt headphone lên bụng trong khi chính mẹ cũng đang nghe bản nhạc đó.
  • Nếu mẹ chưa làm xét nghiệm nước tiểu trước đó thì bây giờ là thời điểm thích hợp để thực hiện việc này. Mọi biểu hiện ốm đau khi mang bầu đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Tuy nhiên, mẹ không cần phải lo lắng nếu đó chỉ là xổ mũi, hắt hơi. Tuy nhiên, với các vi rút gây bệnh Thủy đậu, viêm gan B, Rubella… thì mẹ lại cần hết sức cảnh giác khi có những biểu hiện của các bệnh này.
  • Nếu đang có một bé khác trong độ tuổi cần bế thường xuyên, thì mẹ nên để bé nằm gọn vào lòng khi đang ngồi, sau đó ôm cổ và đứng lên. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế việc bế bé để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi ở trong bụng.
  • Nếu bé đã lớn và hiểu chuyện, hãy bắt đầu chia sẻ với bé về việc bé sắp được làm anh/chị. Hãy quan tâm và yêu thương bé nhiều hơn để bé không cảm thấy bị bỏ rơi khi mẹ sinh em.

Tin tức liên quan

TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ

388 Lượt xem

Ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Trong tuần tiếp theo, ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Tuy nhiên duy nhất chỉ có 1 nang nổi cộm nhất trên bề mặt buồng trứng gọi là nang De Graaf mới có khả năng rụng trứng và thụ thai được. Thông thường đối với các mẹ có chu kỳ kinh đều, sự rụng trứng sẽ xảy ra vào giữa chu kỳ, tương đương ngày thứ 14 (hoặc 2 tuần từ khi có kinh).
Dạy con cách ứng xử đúng khi bị bạn đánh
Dạy con cách ứng xử đúng khi bị bạn đánh

1274 Lượt xem

Khi con bị bạn đánh, bạn dạy con đánh lại hay nhắc con đi mách người lớn? Cả hai cách này đều không tốt với trẻ.
TUẦN THAI THỨ 18: THỜI ĐIỂM CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ PHÁT TRIỂN MẠNH
TUẦN THAI THỨ 18: THỜI ĐIỂM CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ PHÁT TRIỂN MẠNH

370 Lượt xem

Lúc này, tai của bé đã có thể nghe được những tiếng ồn bên ngoài tử cung và nhận ra giọng nói của mẹ. Vì vậy, mẹ hãy trò chuyện với bé thường xuyên để kích thích trí não bé phát triển, cũng như giúp sợi dây gắn kết giữa mẹ và bé thêm bền chặt.
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

1067 Lượt xem

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
Trẻ nhỏ & điều hòa – Những điều cần biết
Trẻ nhỏ & điều hòa – Những điều cần biết

0 Lượt xem

Điều hòa là vật dụng không thể thiếu trong mùa hè nắng nóng này. Giúp cuộc sống thư thái, thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên với các gia đình có trẻ nhỏ, việc dùng điều hòa liên tục không đúng cách cũng sẽ khiến trẻ bị ốm, sổ mũi, cảm lạnh. Vậy cần chú ý điều gì khi sử dụng điều hòa?
Cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ
Cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ

1201 Lượt xem

Viêm phổi là bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng tham khảo cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ để có thể phát hiện kịp thời và có hướng chăm sóc trẻ đúng cách.
Quá trình tinh trùng gặp trứng và thụ thai.
Quá trình tinh trùng gặp trứng và thụ thai.

3114 Lượt xem

Chuẩn bị chào đón bé nào các mẹ ơi
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai

462 Lượt xem

Khi bạn bước vào quá trình mang thai, bạn có thể thèm một thứ gì đó có đường. Nhưng đừng tạo thói quen với tay lấy một miếng bánh hay một thanh kẹo để thỏa mãn sở thích ngọt ngào đó. Trái cây là giải pháp hoàn hảo. Vậy bà bầu nên ăn quả gì?

Trình tự mọc răng theo tuổi của em bé, cha mẹ cần chú ý
Trình tự mọc răng theo tuổi của em bé, cha mẹ cần chú ý

1215 Lượt xem

Răng của bé sẽ mọc theo từng giai đoạn của các tháng tuổi, bố mẹ cùng xem nhé.
Đồ bộ vải tole nên giặt tay hay máy  và làm gì để vải ít nhăn hơn sau khi giặt ???
Đồ bộ vải tole nên giặt tay hay máy và làm gì để vải ít nhăn hơn sau khi giặt ???

1601 Lượt xem

Không nên dùng loại xà phòng có chất tẩy mạnh. Không nên phơi sản phẩm dưới trời nắng gắt sẽ làm sản phẩm xuống màu mau cũ. Khi giặt bằng máy giặt nên lộn trái áo cho vào túi giặt. Khi phơi nhớ rũ mạnh để những nếp nhăn chính phẳn ra trước khi treo lên giàn phơi. Sản phẩm Giặt được bằng tay hoặc bằng máy
Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng - Cách phòng và xử trí khi trẻ bị bệnh
Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng - Cách phòng và xử trí khi trẻ bị bệnh

1031 Lượt xem

Vào mùa hè, độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi... phá triển mạnh hơn. Trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý đến các bệnh thường gặp vào mùa hè để có biện pháp phòng tránh và xử trí an toàn.
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần

470 Lượt xem

Mang thai 40 tuần, hay 38 tuần sau thụ thai đều thuộc tháng thứ 9 của thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần đã hoàn chỉnh và sẽ không có nhiều thay đổi so với một tuần trước, ngoài trừ phần tóc và móng tay vẫn tiếp tục dài ra.
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?

529 Lượt xem

Sữa nguồn gốc thực vật là những lựa chọn thay thế phổ biến cho sữa bò thông thường và chúng có thể là lựa chọn tuyệt vời cho một số người lớn, đặc biệt là những người không dung nạp lactose. Nhưng các loại sữa không chứa sữa như sữa đậu nành có tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? Và có nên cho trẻ uống sữa đậu nành không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.
Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?
Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?

541 Lượt xem

Bà bầu có được uống trà sữa không? Trà sữa là thức uống có thể tìm thấy ở bất cứ đâu với rất nhiều cách pha và tỷ lệ khác nhau. Trà sữa gây nghiện là nhờ vị thơm trà của kết hợp vị béo của sữa cùng hàng chục loại topping khác nhau.

TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH
TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH

319 Lượt xem

Vào tuần thứ 10, cơ thể của bé đã phát triển gần như đầy đủ. Từ tuần thai này, bé chính thức trở thành thai nhi.
Trẻ em uống cafe có tốt không?
Trẻ em uống cafe có tốt không?

446 Lượt xem

Cà phê là một loại thức uống được ưa thích vì có hương vị thơm ngon lại giúp đầu óc tỉnh táo hơn. Tuy nhiên thức uống này không có lợi cho hệ thần kinh vì chứa một lượng lớn chất kích thích, đặc biệt đối với trẻ em. Vậy trẻ em uống cafe có tốt không?
Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu như thế nào tốt cho thai kỳ?
Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu như thế nào tốt cho thai kỳ?

440 Lượt xem

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, sự thay đổi của vóc dáng chưa có nhiều thay đổi do thai nhi vẫn còn nhỏ. Ngoài vấn đề dinh dưỡng, sinh hoạt, thì các mẹ bầu cũng cần lưu ý đến tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu.

Bà bầu ăn nhiều sinh con thông minh?
Bà bầu ăn nhiều sinh con thông minh?

287 Lượt xem

Nhiều bà mẹ khi mang thai thường ăn nhiều trứng ngỗng, bồi bổ hơn nhu cầu của cơ thể với hy vọng sẽ cải thiện trí thông minh cho con. Liệu hành động này có tốt cho thai nhi?

Vì sao bé chậm biết đi?
Vì sao bé chậm biết đi?

586 Lượt xem

Tình trạng chậm biết đi được giải thích là khi đủ 18 tháng tuổi nhưng bé vẫn chưa thể tự bước đi độc lập. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như: sinh non, mắc các rối loạn về não bộ, về cơ bắp hoặc do chế độ chăm sóc không phù hợp...
Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?
Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?

1256 Lượt xem

Trong những năm tháng đầu đời, đôi khi những chấn thương do sơ suất khi bé bị ngã đập đầu phía sau. Điều này có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Bé bị ngã đập đầu phía sau sẽ dẫn đến các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng. Chẳng hạn như sưng nhẹ, bầm, cho đến chảy máu ở đầu, tai, vết thương sưng to. Nếu trường hợp nhẹ, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về thể trạng của con. Nếu trường hợp nặng, trẻ bị ngã đập đầu phía sau cần được đưa đi viện gấp để tránh biến chứng sọ não nguy hiểm.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng