Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Bởi đây là nền tảng cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là việc mà các thai phụ cần làm để duy trì sức khỏe cho chính mình. Những thực phẩm bà bầu nên ăn trong thai kỳ được bất mí trong bài viết này sẽ giúp ích cho sự phát triển của mẹ và thai nhi. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho các bà mẹ đang mang thai và chuẩn bị mang thai.

Vì sao phải chú ý bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu?

Dinh dưỡng cho bà bầu luôn là mối quan tâm hàng đầu trong thai kỳ. Không phải ngẫu nhiên mà các mẹ bầu lại được khuyên ăn uống đủ chất, lựa chọn kỹ các loại thực phẩm. Vì những thực phẩm bà bầu nên ăn hàng ngày không chỉ được chuyển hóa thành năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Những chất này còn là nguồn dinh dưỡng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Khi mang thai, một số bà bầu có biểu hiện mệt mỏi; chán ăn và thèm những thức ăn theo sở thích của mình. Vì thế, cơ thể người mẹ có thể thiếu đi những chất cần thiết cho sự phát triển của bào thai. Cụ thể như: chất đạm; sắt; canxi; magie… Trong khi đó, nhu cầu bổ sung dưỡng chất ở giai đoạn này lại cao hơn mức bình thường. Một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn có thể dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc cho bé về lâu dài. Vì thế, mẹ bầu nên cân nhắc và xây dựng một chế độ dinh dưỡng thật hợp lý và khoa học hơn trong giai đoạn này.

 

Những thực phẩm bà bầu nên ăn

1. Chất đạm và chất béo

Chất đạm và chất béo giúp xây dựng và phát triển cơ thể của bé từ cơ bắp; các lớp mỡ cho đến bộ não. Ngoài ra, chất béo rất cần thiết cho quá trình hấp thu vitamin tan trong dầu như vitamin A; D; E… Dưới đây là những thực phẩm bà bầu nên ăn để bổ sung chất đạm và chất béo:

  • Thực phẩm từ động vật như: thịt bò; thịt heo; cá; tôm; trứng;
  • Thực phẩm từ thực vật như: đậu tương; đậu xanh; các loại đậu khác; mè (vừng); đậu phộng (lạc)…
  • Các loại thịt như thịt như: ba chỉ heo; thịt bò,; các loại cá béo cũng là nguồn cung cấp chất béo mà bạn có thể sử dụng.

Tuy nhiên, các chuyên gia về dinh dưỡng lại cho rằng, bà bầu nên dùng các loại dầu từ thực vật như dầu olive; dầu hướng dương; dầu mè; dầu nành; dầu hạt cải; dầu gạo… Các loại dầu này không chỉ tốt cho tim mạch mà còn chứa các loại vitamin tan trong chất béo.

2. Những thực phẩm bà bầu nên ăn: Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là nhóm vi lượng không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Bởi chúng giúp bảo vệ cơ thể của mẹ chống lại bệnh tật và sự lão hóa. Cụ thể như:

  • Vitamin C tăng sức đề kháng.
  • Vitamin D tăng sức đề kháng và tăng cường khả năng hấp thụ canxi cho xương và răng.
  • Vitamin nhóm B tăng chuyển hóa năng lượng trong cơ thể…
  • Sắt tham tham gia tạo máu và là một phần quan trọng để cấu tạo nên nhiều enzyme cho cơ thể.
  • Canxi giúp hình thành răng và xương của bé, giúp bé đạt được kích thước “chuẩn” khi ra đời.

Do đó, trong thai kỳ những thực phẩm bà bầu nên ăn để bổ sun vitamin và khoáng chất gồm: các loại trái cây, rau củ quả, ngũ cốc,… để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu cần ghi nhớ không nên nấu thức ăn quá chín. Bởi vì một số loại vitamin dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, để hấp thụ tốt rất nhiều loại vitamin, thực phẩm giàu chất béo chính là các món ăn tốt cho bà bầu.

Những thực phẩm bà bầu nên ăn là thực phẩm giàu đam, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Bà bầu nên bổ sung gì? Chất xơ giúp cho quá trình bài tiết thức ăn thừa ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Những thực phẩm bà bầu nên ăn để bổ sung chất xơ là rau xanh và trái cây. Ngoài ra, các món ăn tốt cho bà bầu giàu chất xơ còn có các loại rau câu; tảo biển hoặc bột rau chứa nhiều chất xơ hòa tan.

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn

1. Thực phẩm chứa chất kích thích

Rượu bia, cà phê là những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong suốt thai kỳ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ của việc bà bầu sử dụng quá nhiều những loại thức ăn; đồ uống có chất kích thích và hạn chế khả năng ngôn ngữ; học hỏi cũng như chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em.

Hơn nữa, khi mẹ dùng đồ uống có cồn, thai nhi sẽ phải mất gấp đôi thời gian so với mẹ để thải hết lượng cồn ra khỏi máu. Điều này làm nguồn năng lượng cần cho quá trình phát triển của bé trong bụng mẹ bị giảm đi đáng kể.

Ngộ độc cồn có thể làm tăng tỷ lệ sinh non và thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động đều có thể dẫn đến biến chứng thai kỳhoặc sinh non. Vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần tránh hẳn việc hút thuốc; uống rượu bia và các chất kích thích.

2. Thức ăn chứa nhiều muối

Trong những tháng cuối thai kỳ, thực đơn của bà bầu nên có những món ăn những món ăn nhạt. Vì muối sẽ làm cơ thể tích nước dẫn đến phù nề. Ăn quá nhiều muối cũng khiến mẹ bầu dễ bị tăng huyết áp; có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

3. Thức ăn nghèo dinh dưỡng

Có thể liệt kê các loại thức ăn, đồ uống nghèo dinh dưỡng như kẹo ngọt; nước ngọt; bánh snack; bánh tráng trộn; gỏi khô bò… Những món ăn này lhi đã qua chế biến, lượng dinh dưỡng trong thực phẩm giảm đi. Đó là chưa kể, mẹ bầu hoàn toàn không biết chúng có được chế biến một cách hợp vệ sinh hay không. Vì thế, thai phụ nên tránh dùng những món ăn này để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Chế độ dinh dưỡng và những thực phẩm bà bầu nên ăn theo từng tháng

1. Tam cá nguyệt thứ nhất

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, có thể mẹ bầy bị ốm nghén; hay buồn nôn khi ngửi hoặc thấy mùi thức ăn. Tuy nhiên, giai đoạn này rất quan trọng để hình thành các cơ quan của phôi thai. Vi thế, dù không ăn được nhiều nhưng mẹ cũng cần cân bằng các chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày.

Trong giai đọa này, mẹ bầu nên bổ sung acid folic khoảng 400 mcg/ngày. Bên cạnh đó, chất sắt và canxi là hai nhóm chất cần được bổ sung liên tục trong suốt thai kỳ. Điều này để tránh tình trạng thiếu máu và loãng xương cho mẹ bầu về sau. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp nếu thiếu dưỡng chất. Và điều này cần phải được tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng mẹ nhé.

2. Tam cá nguyệt thứ hai

Giai đoạn này, mẹ sẽ không còn lo bị ốm nghén “hành hạ” nữa. Lúc này, thai nhi cũng bước vào thời kỳ phát triển hệ xương; não bộ và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Do đó ngoài các chất acid folic; sắt; canxi, những thực phẩm bà bầu nên ăn cần phải giàu chất kẽm và có liều lượng 20mg/ngày. Việc thiếu kẽm sẽ khiến thai nhi bị nhẹ cân; thấp bé; dị tật bẩm sinh;…

Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của các bác sĩ, trong tam cá nguyệt thứ hai, bà bầu cần đảm bảo khẩu phần ăn khoảng 300 – 400 kcal/ngày. Nếu mẹ bầu ăn uống quá nhiều sẽ dẫn đến tăng cân quá mức. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến vóc dáng; tâm lý sau sinh; tăng nguy cơ tiểu đường; tăng huyết áp và tiền sản giật trong thai kỳ.

3. Tam cá nguyệt thứ ba

Giai đoạn này là thời điểm cần sự phát triển vượt bậc về cân nặng của thai nhi. Mỗi này, mẹ bầu cần tăng khẩu phần ăn lên khoảng 400 kcal/ngày để đảm bảo cho sự phát triển cân nặng của thai nhi.

Trong giai đoạn này, bà bầu nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C để hỗ trợ cho sự hấp thụ sắt và canxi; đồng thời tránh nguy cơ vỡ ối và sinh non. Thời điểm này do hormone thay đổi cũng như thai nhi đang lớn dần sẽ gây áp lực lên vùng chậu và bàng quang khiến mẹ bầu bị táo bón; đầy bụng. Những thực phẩm bà bầu nên ăn để tránh tình trạng này là rau quả củ; trái cây; sữa chua; rau câu…

Hy vọng với những thông tin về những thực phẩm bà bầu nên ăn sẽ giúp ích cho các thai phụ trong suốt thai kỳ. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là chìa khóa vàng để thai nhi phát triển toàn diện. Xin chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong suốt 9 tháng 10 ngày nhé!

 


Tin tức liên quan

Làm gì khi mắt bé bị đổ ghèn xanh?

Làm gì khi mắt bé bị đổ ghèn xanh?

242 Lượt xem

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn chỉnh, do đó đây là đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó phổ biến là mắt bé bị đổ ghèn liên tục. Khi em bé bị đổ ghèn mắt hoặc mắt đỏ, sưng, chảy nước mắt, các bậc cha mẹ đừng chủ quan mà hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn mắt.
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần phải biết

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần phải biết

259 Lượt xem

Trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung đều rất cần vitamin D để có thể phát triển khung xương một cách toàn diện. Dó cũng chính là nguyên do vì sao việc tắm nắng cho trẻ là rất trong trọng.
Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi biếng ăn và cách giúp trẻ ăn ngon miệng

Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi biếng ăn và cách giúp trẻ ăn ngon miệng

1369 Lượt xem

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ 6 tuổi biếng ăn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến một số nguyên nhân như:
Hậu quả khi trẻ thiếu canxi các mẹ đã biết chưa?

Hậu quả khi trẻ thiếu canxi các mẹ đã biết chưa?

203 Lượt xem

Canxi là một chất khoáng cần thiết có vai trò rất quan trọng, tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể. Hậu quả khi trẻ thiếu canxi mà không được bổ sung kịp thời khá nghiêm trọng. Khi lượng canxi cung cấp không đủ đáp ứng các nhu cầu của cơ thể sẽ xuất hiện những hiện tượng như chuột rút, đau mỏi cơ… Tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài, không khắc phục và bổ sung thì sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Cùng theo dõi những hậu quả khi trẻ thiếu canxi mà các mẹ nên quan tâm để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé.
Khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi?

Khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi?

210 Lượt xem

Sữa tươi luôn được cha mẹ cho trẻ dùng hàng ngày vì có mùi vị hấp dẫn, tiện lợi, đặc biệt chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ phát triển chiều cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu không uống đúng cách, đúng thời điểm, sữa tươi sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện

Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện

186 Lượt xem

Tình trạng biếng ăn của trẻ luôn là một vấn đề gây đau đầu đối với các bà các mẹ. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và tư duy của trẻ rất nhiều. Vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này?
6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè

6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè

894 Lượt xem

Trong mùa hè các trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường mắc 6 bệnh gồm : Bệnh rôm sảy ở trẻ , bệnh tiêu chảy , bệnh chân tay miệng , bệnh sốt xuất huyết , bệnh viên màng não , và bệnh sởi . Ngoài ra còn rất nhiều trẻ bị say nắng và ngộ độc thực phẩm Dưới đây là nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh cho trẻ và trẻ sơ sinh trong mùa hè các ông bố bà mẹ xem qua .
Quá trình tinh trùng gặp trứng và thụ thai.

Quá trình tinh trùng gặp trứng và thụ thai.

2839 Lượt xem

Chuẩn bị chào đón bé nào các mẹ ơi
”Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

”Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

271 Lượt xem

Trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc, làm phiền giấc ngủ của cả nhà là những điều hết sức bình thường khi còn nhỏ. Nếu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì mẹ không cần lo lắng về hiện tượng này. Tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc có thể nhìn theo hướng tích cực như sau: Mặc dù trẻ mới sinh gần như ngủ suốt ngày đêm nhưng thường thức giấc sau 2 giờ để bú vì đói. Khóc được xem như một báo hiệu về sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên làm quen với cuộc sống thực tế. Sau khi sinh bé có xu hướng khóc nhiều vào 2-3 tuần đầu tiên và đạt “mốc” ở tuần thứ 6-8. Thời gian sau đó bé giảm quấy khóc, khoảng tháng thứ 4. Trẻ sơ sinh sẽ hay khóc đêm vì đây là khoảng thời gian giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài.
Trẻ nhỏ & điều hòa – Những điều cần biết

Trẻ nhỏ & điều hòa – Những điều cần biết

0 Lượt xem

Điều hòa là vật dụng không thể thiếu trong mùa hè nắng nóng này. Giúp cuộc sống thư thái, thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên với các gia đình có trẻ nhỏ, việc dùng điều hòa liên tục không đúng cách cũng sẽ khiến trẻ bị ốm, sổ mũi, cảm lạnh. Vậy cần chú ý điều gì khi sử dụng điều hòa?
10 điều kiêng kỵ khi đến thăm trẻ sơ sinh cần nhớ để trở thành vị khách lịch sự

10 điều kiêng kỵ khi đến thăm trẻ sơ sinh cần nhớ để trở thành vị khách lịch sự

198 Lượt xem

Chẳng ai có thể phủ nhận vẻ đáng yêu như thiên thần của các em bé mới sinh. Mắt thì nhắm chặt thiu thiu ngủ, tay chân lũn chũn dễ thương, người thơm thơm ngọt ngọt mùi sữa. Bởi thế mà chẳng ai có thể kìm lòng được, cứ hết bế em lên, lại thơm chụt vài cái vào má. Tuy nhiên, để tránh gây phiền hà cho cả mẹ và bé nhé, bạn không nên làm những điều cấm kỵ dưới đây khi thăm bé sơ sinh nhé!
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi

248 Lượt xem

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu rất nhiều, thường lên đến 16 đến 17 giờ một ngày. Bé ngủ từng giấc ngắn 2-4 giờ mỗi lần. Ngủ ít hoặc quá nhiều so với bảng thời gian chuẩn đều là những dấu hiệu đáng lo. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định, không theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mệt mỏi với thời gian biểu bất thường của bé. Bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay tã, cho bú và dỗ bé ngủ.
Chú sâu nhỏ...

Chú sâu nhỏ...

1471 Lượt xem

Mập cũng khổ, đẹp càng khổ hơn....
Bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?

Bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?

223 Lượt xem

Tình trạng bé mọc răng biếng ăn thường xảy ra khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên các chuyên gia quan sát thấy, hiện tượng trẻ bỏ ăn khi mọc răng nanh diễn ra nhiều hơn so với khi mọc răng hàm hay răng cửa. Vậy bé mọc răng bỏ ăn phải làm sao? Và bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?
TUẦN THAI THỨ 14: BÉ BIẾT NẮM DÂY RỐN CỦA MÌNH

TUẦN THAI THỨ 14: BÉ BIẾT NẮM DÂY RỐN CỦA MÌNH

192 Lượt xem

Vào tuần thứ 14, bé dài khoảng 10cm và trọng lượng khoảng 70g. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn nhiều nên có thể tranh thủ đi chơi, tập thể dục, đi du lịch trước khi cơ thể nặng nề hơn
Bảng Chiều Cao, Cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi

Bảng Chiều Cao, Cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi

1528 Lượt xem

Babytole.com - Trọn Năm cùng bé
Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em

Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em

1069 Lượt xem

Ngày nãy ngày nay...Cuộc sống của bạn đã thay đổi như thế nào khi có công nghệ và tiền bạc.
Trẻ bị sốt cao kéo dài...

Trẻ bị sốt cao kéo dài...

1243 Lượt xem

Nguyên nhân và Cách xử lý khi trẻ bị sốt kéo dài...
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

867 Lượt xem

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc

Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc

256 Lượt xem

Bà bầu bị ho và cảm cúm khi mang thai cần cực kì thận trọng trong việc dùng thuốc. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu cách trị ho cảm cúm khi mang thai mà không cần dùng thuốc trong bài viết dưới đây để thai kì thêm an toàn hơn. Cảm cúm, ho khi mang thai là tình trạng hết sức nguy hiểm bởi bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ mà có tác động lớn tới em bé trong bụng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, phụ nữ mang thai lại không thể tùy tiện sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số phương pháp chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc mà các mẹ bầu có thể thử áp dụng tại nhà:

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng