Bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?

Trong quá trình mang thai, các mẹ đều muốn con tăng trưởng và phát triển toàn diện. Mỗi giai đoạn thai kỳ, bà bầu cần bổ sung dinh dưỡng khác nhau cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, do chế độ ăn không hợp lý sẽ khiến cho mẹ tăng cân nhưng cân nặng của con không thay đổi. Vậy bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?

1. Bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?

Mỗi giai đoạn thai kỳ, bà bầu cần bổ sung dinh dưỡng khác nhau cho cả mẹ và bé. Có rất nhiều người có quan niệm rằng phải ăn cho cả hai người và không quan tâm đến cân nặng. Do vậy, mẹ bầu tuy tăng cân nhưng thai nhi không tăng. Thế nhưng các mẹ cần hiểu rằng cân nặng của thai nhi sẽ phụ thuộc vào rất nhiều đến chất lượng của bữa ăn của người mẹ.

Bà bầu không nhất thiết phải ăn nhiều bởi vì phụ nữ mang thai trung bình mỗi ngày chỉ cần khoảng 300 calo so với trước khi mang bầu. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để cho cơ thể thai nhi phát triển. Bà bầu ăn uống khoa học sẽ giúp cho cả mẹ và bé tăng cân đúng mức theo từng giai đoạn của thai kỳ.

Bà bầu ăn gì để vào con? Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bao gồm:

  • Ưu tiên nhóm chất đạm: bổ sung thịt, trứng, cá, tôm, đậu đỗ, cua,... Chế độ ăn giàu đạm sẽ giúp cho thai nhi phát triển tốt hệ cơ và các tế bào máu mà không làm cho bà bầu bị béo hoặc tăng cân quá mức. Tuy nhiên, các bà bầu chỉ cần nạp đủ theo nhu cầu nếu ăn thừa đạm sẽ làm cản trở khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
  • Ăn vừa đủ tinh bột: tinh bột bao gồm mỳ, ngô, gạo, khoai,.. rất nhiều bà bầu có quan điểm sai lầm rằng khi mang thai phải ăn nhiều cơm cho con khỏe mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế là cách này chỉ khiến cho bà bầu nhanh tăng cân. Mỗi ngày bà bầu chỉ cần ăn từ 2-3 chén cơm và cố gắng ăn trước 8 giờ tối. Đối với bữa sáng bà bầu có thể thay cơm bằng bánh mì và sữa tươi tách béo.
  • Bổ sung thêm ngũ cốc: so với gạo trắng thì ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào và còn bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại thực phẩm từ ngũ cốc sẽ giúp giảm tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai. Bà bầu có thể thay thế một phần tinh bột bằng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc hoặc sử dụng chúng như bữa ăn phụ hoặc món ăn vặt thay cho bánh ngọt.
  • Thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường tách béo: tuy chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng bà bầu đã từng mang thai và sinh con có nhận xét rằng uống sữa bầu sẽ khiến cho mẹ rất nhanh béo vì có hàm lượng đường cao. Các loại sữa ngọt nhiều còn có thể gây nên tình trạng khó tiêu, nghén hoặc tiêu chảy nếu như cơ thể không đủ lượng men lactacse để tiêu hóa lượng đường có trong sữa. Thay vào đó, bà bầu nên thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường tách béo đồng thời bổ sung thêm phô mai và sữa chua.

2. Các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu

 

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm cho bà bầu để con tăng cân nhanh thì cần phải chú trọng đến việc bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng thiết yếu như:

  • Các loại vitamin nhóm A, B, C, D, E, K: có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên hàng ngày.
  • Canxi: thường có chứa nhiều trong trứng, sữa, sữa chua và váng sữa,...
  • Acid folic: đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh của thai nhi. Acid folic thường có nhiều trong gan động vật và các loại rau có lá màu xanh đậm như các loại đậu, súp lơ,...
  • Omega-3: có nhiều trong dầu oliu và mỡ cá hoặc dầu ăn,...
  • Protein: thường có trong các loại thực phẩm như gà, cá, thịt và trứng, đậu giúp cho quá trình tạo cơ, máu và xương.
  • Sắt: rất quan trọng cho sự tạo máu và vận chuyển oxy. Đặc biệt là trong thời kỳ mang thai bà bầu thường phải uống bổ sung sắt. Những loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như gan gà, gan lợn, lòng đỏ trứng gà, thịt bò, đùi gà,... và các loại rau củ quả tự nhiên như đậu đỗ,...
  • Kẽm: có rất nhiều trong hải sản, cá, sữa và thịt gia cầm. Kẽm là nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của trẻ, giúp đảm bảo kích thước vòng đầu và cân nặng của thai nhi. Ngoài ra, kẽm còn đóng vai trò nhất định cho sự phát triển của trẻ trước và sau khi sinh.
  • I-ốt: cần bổ sung iot để hoàn thiện sự phát triển não bộ của thai nhi.

3. Những điều cần lưu ý về cân nặng khi mang thai

 

Khi bắt đầu thai kỳ, cơ thể của người mẹ sẽ bắt đầu có sự thay đổi nhất định theo sự tăng trưởng của thai nhi, biểu hiện rõ nhất đó là việc tăng cân của mẹ. Thông thường, bà bầu chỉ nên tăng cân từ 10-15kg trong suốt 40 tuần của thai kỳ. Trong trường hợp sinh đôi, sinh ba hoặc có những biến chứng thai kỳ thì có thể sẽ tăng nhiều hơn. Một số vấn đề mà bà bầu cần lưu ý bao gồm:

  • Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mỗi tháng bà bầu chỉ nên tăng trong khoảng 1,5-2kg mỗi tháng. Ngoài việc bà bầu ăn uống khoa học thì cần kiểm tra cân nặng đều đặn.
  • Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Tăng cân quá nhiều sẽ dẫn tới nguy cơ mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật và tăng nguy cơ sinh non, tỷ lệ mổ lấy thai cao. Do đó, bà bầu cần có chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát cân nặng theo từng giai đoạn của quá trình mang thai. Nếu tăng cân quá ít sẽ làm cho thai nhi chậm phát triển và thai suy dinh dưỡng, tăng tỷ lệ sinh non.

Tóm lại, trong thời kỳ mang thai cơ thể của người mẹ sẽ bắt đầu có sự thay đổi nhất định theo sự tăng trưởng của thai nhi, biểu hiện rõ nhất đó là việc tăng cân của mẹ. Do vậy, bà bầu cần có một chế độ ăn hợp lý để con tăng cân nhanh và mẹ bầu có mức tăng cân vừa phải theo từng giai đoạn. Mẹ bầu có thể đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.

 


Tin tức liên quan

Vì sao bé chậm biết đi?
Vì sao bé chậm biết đi?

669 Lượt xem

Tình trạng chậm biết đi được giải thích là khi đủ 18 tháng tuổi nhưng bé vẫn chưa thể tự bước đi độc lập. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như: sinh non, mắc các rối loạn về não bộ, về cơ bắp hoặc do chế độ chăm sóc không phù hợp...
TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH
TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH

384 Lượt xem

Vào tuần thứ 10, cơ thể của bé đã phát triển gần như đầy đủ. Từ tuần thai này, bé chính thức trở thành thai nhi.
Hội chứng rung lắc ở  trẻ nhỏ người lớn nên biết
Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ người lớn nên biết

2112 Lượt xem

Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ là một thuật ngữ y học được định nghĩa liên quan đến các thương tổn gây ra bởi việc lắc mạnh trẻ.
Các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ
Các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ

423 Lượt xem

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nên duy trì cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng có thể giữ được nguồn sữa dồi dào như những ngày đầu sau sinh. Nhiều yếu tố trong sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm tiết sữa mẹ.
Những món ăn kết hợp với nhau không tốt cho sức khỏe của bạn và bé.
Những món ăn kết hợp với nhau không tốt cho sức khỏe của bạn và bé.

2938 Lượt xem

Những món ăn kết hợp với nhau không tốt cho sức khỏe của bạn và bé.
Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em
Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em

1257 Lượt xem

Ngày nãy ngày nay...Cuộc sống của bạn đã thay đổi như thế nào khi có công nghệ và tiền bạc.
Giấc mơ của bé...
Giấc mơ của bé...

1251 Lượt xem

Lúc nhỏ ai cũng có ước mơ của riêng minh, có những giấc mơ không bao giờ thành hiện thực nếu ta không thực hiện nó...và nó vẫn mãi là giấc mơ và sẽ bị lãng quên trong vô vàng ký ức.
Trẻ sơ sinh nằm sấp có nên hay không? Cách tập bé nằm sấp
Trẻ sơ sinh nằm sấp có nên hay không? Cách tập bé nằm sấp

807 Lượt xem

Nhiều cha mẹ thường đặt trẻ mới sinh nằm ngửa vì nghĩ rằng đây là tư thế tốt nhất đối với trẻ. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số chuyên gia thì việc cho trẻ sơ sinh nằm sấp cũng mang lại nhiều lợi ích. Tư thế này tạo nền tảng vững chắc để trẻ thực hiện những vận động khó hơn về sau. Ngoài ra, nó còn giúp bé phát triển trí não, phát triển thị giác, hỗ trợ tiêu hóa…
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

472 Lượt xem

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo mục tiêu đó, Cleanipedia sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.
Các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ
Các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ

1693 Lượt xem

Cha mẹ nào cũng mong muốn cho con mình luôn khỏe mạnh, thông minh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên để đạt được điều đó rất cần sự chăm sóc cẩn thận và khoa học của bố mẹ. Bên cạnh việc dạy dỗ con hàng ngày, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Một số loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ dưới đây sẽ là gợi ý để bố mẹ bổ sung cho trẻ.
13 loại thực phẩm 'cực giàu' chất sắt
13 loại thực phẩm 'cực giàu' chất sắt

1261 Lượt xem

Sắt là một trong những dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần. Khoáng chất này hoạt động để sản xuất hemoglobin trong hồng cầu (RBCs), mang oxy đến các phần khác nhau của cơ thể. Theo các chuyên gia, khẩu phần khuyến nghị hàng ngày (RDI) với nam giới trên 19 tuổi là 8 miligram sắt mỗi ngày. Phụ nữ từ 19-50 tuổi nên tiêu thụ 18 miligram sắt mỗi ngày.
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn

533 Lượt xem

Tử cung lạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Bên cạnh việc điều trị, chị em phụ nữ bị tử cung lạnh cũng nên biết cách làm ấm tử cung.
Trẻ nhỏ & điều hòa – Những điều cần biết
Trẻ nhỏ & điều hòa – Những điều cần biết

0 Lượt xem

Điều hòa là vật dụng không thể thiếu trong mùa hè nắng nóng này. Giúp cuộc sống thư thái, thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên với các gia đình có trẻ nhỏ, việc dùng điều hòa liên tục không đúng cách cũng sẽ khiến trẻ bị ốm, sổ mũi, cảm lạnh. Vậy cần chú ý điều gì khi sử dụng điều hòa?
Bà bầu ăn dưa chuột có tốt không? 5 lợi ích bất ngờ đối với mẹ bầu
Bà bầu ăn dưa chuột có tốt không? 5 lợi ích bất ngờ đối với mẹ bầu

451 Lượt xem

Nếu thắc mắc bà bầu ăn dưa chuột được không, bà bầu ăn dưa chuột có tốt không hay bà bầu có nên ăn dưa chuột thì bạn hãy đọc ngay bài viết này nhé!

Bà bầu ăn dưa chuột làm sao để vừa khai vị, bổ sung dinh dưỡng mà không gây tác dụng phụ đến sức khỏe mẹ và bé?

Sai lầm chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết
Sai lầm chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết

1012 Lượt xem

Chăm sóc đứa con đầu tiên nhiều khi là một việc làm rất khó đối với những bà mẹ trẻ. Gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi và nhiều khi phạm phải sai lầm khi giải quyết những khó khăn vượt quá sức này. Sau đây là những sai lầm mà những cha mẹ có thể dễ dàng tránh để có thể chăm sóc đứa con bé bỏng của mình một cách an toàn.
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai

543 Lượt xem

Khi bạn bước vào quá trình mang thai, bạn có thể thèm một thứ gì đó có đường. Nhưng đừng tạo thói quen với tay lấy một miếng bánh hay một thanh kẹo để thỏa mãn sở thích ngọt ngào đó. Trái cây là giải pháp hoàn hảo. Vậy bà bầu nên ăn quả gì?

Cha và con gái...
Cha và con gái...

1379 Lượt xem

Bạn đã từng nói dối con bạn như thế này chưa, hãy lắng nghe và cảm nhận video này để hiểu thêm về suy nghĩ của con nhé
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ

670 Lượt xem

Ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Trong tuần tiếp theo, ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Tuy nhiên duy nhất chỉ có 1 nang nổi cộm nhất trên bề mặt buồng trứng gọi là nang De Graaf mới có khả năng rụng trứng và thụ thai được. Thông thường đối với các mẹ có chu kỳ kinh đều, sự rụng trứng sẽ xảy ra vào giữa chu kỳ, tương đương ngày thứ 14 (hoặc 2 tuần từ khi có kinh).
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

994 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...

TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ

419 Lượt xem

Ngay tại ngày trễ kinh thử thai cho kết quả dương tính, nếu que thử không rõ, mẹ có thể thử máu đo nồng độ hcG trong cơ thể

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng