TUẦN THAI THỨ 13: BÉ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG CỦA MẸ
Sự phát triển của bé trong tuần thứ 13:
Không chỉ có sự tăng trưởng về kích thước mà các cơ quan bên trong cũng phát triển mạnh mẽ. Gan bé bắt đầu tạo ra mật. Lá lách cũng bắt đầu tham gia vào việc sản xuất tế bào máu đỏ.Ruột của bé đang chuyển từ dây rốn vào khu vực dạ dày. Chân của bé dài thêm còn tay thì đạt chiều dài cân đối với cơ thể vào cuối tuần này. Lông tơ phát triển bao phủ khắp cơ thể ,tuyến tụy đã xuất hiện, vận hành và còn tiết ra insulin.
Bé cựa quậy và di chuyển nhiều hơn khi không ngủ. Khuôn mặt cũng biểu cảm đa dạng hơn với những cái nheo mắt, nhăn mặt, cau mày. Khi siêu âm có thể nhìn thấy bé thở, bú, nuốt. Hai mắt đã ở vị trí bình thường như lúc bé sinh ra. Nhau thai đã phát triển đến đỉnh điểm và thực hiện nhiệm vụ: cung cấp ô xy, dinh dưỡng và xử lý chất thải của bé. Ngoài ra, nó cũng sản xuất hoóc môn progesterone và estriol để giúp duy trì trạng thái có thai của người mẹ.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai tứ 13:
Ngực của mẹ ngày càng lớn hơn, xuất hiện nốt sần do ống dẫn vú bắt đầu chuẩn bị cho việc sản xuất sữa. Chân của mẹ cũng to ra, dễ sưng phù do progesterone – một loại hormon thai kỳ tăng lên để giúp các dây chẳng ở vùng chậu thư giãn. Đến cuối thai kỳ, kích cỡ giày của mẹ có thể tăng lên ít nhất là nửa size. Bụng đã bắt đầu lớn dần to nên mẹ không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, hãy đi giày đế bằng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con. Còn khi ngủ, mẹ hãy tìm tư thế thoải mái nhất bằng cách chèn thêm gối, và lưu ý không nằm giường quá mềm để tránh đau lưng.
Sự căng lên của các tĩnh mạch cũng sẽ làm cho mẹ dễ bị nghẹt mũi, sổ mũi và thậm chí là chảy cả máu mũi. Thông thường chảy máu mũi sẽ tự hết nên mẹ đừng quá lo lắng, hãy ngồi nghỉ cho đến khi nó dừng lại.
Tuần thai này, da mặt mẹ bắt đầu đẹp hơn nhưng mẹ đừng quên chăm sóc da mặt bằng cách sử dụng những sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên dịu nhẹ, không gây dị ứng. Một vấn đề mẹ cần lưu ý ở tuần thai này là cố gắng tránh bị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cách uống nhiều nước, sau khi đi tiểu xong dùng giấy lau từ trước ra
sau, làm trống bàng quang cả trước và sau khi giao hợp. Nếu bị đi tiểu rát hay có mùi mẹ nên đi khám sớm nhất có thể.
Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 13:
Trong thời điểm này, mẹ nên hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử có từ tính cao. Hãy giải trí bằng cách nghe nhạc, đọc sách và đặc biệt là hãy nói chuyện với bé. Điều này không chỉ đem đến niềm vui cho mẹ mà còn tạo một sợi dây liên kết với bé yêu rất lý tưởng. Nhưng nhớ rủ cả bố tham gia vào cuộc nói chuyện này nhé!
Tin tức liên quan
19/11/2022 | 427 Lượt xem
03/12/2022 | 388 Lượt xem
28/08/2017 | 1441 Lượt xem
17/11/2022 | 375 Lượt xem
19/11/2022 | 396 Lượt xem
12/11/2022 | 380 Lượt xem
29/03/2023 | 459 Lượt xem
Thịt ếch có chứa một lượng protein dồi dào, giàu vitamin B, photpho và canxi. Tuy nhiên, ếch chỉ sống chủ yếu trong môi trường ẩm ướt như ruộng đồng, ao hồ có nhiều loại ký sinh trùng, nếu bà bầu ăn phải có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu ăn ếch có an toàn không?
10/11/2022 | 558 Lượt xem
06/06/2020 | 1213 Lượt xem
02/07/2018 | 1762 Lượt xem
24/06/2020 | 1290 Lượt xem
10/11/2022 | 469 Lượt xem
24/03/2023 | 398 Lượt xem
Siêu âm thai là một trong những kỹ thuật cận lâm sàng rất quan trọng và cần thiết đối với mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, không phải lúc nào siêu âm thai cũng có thể thực hiện được và người phụ nữ mang thai cần nắm rõ những thông tin về thời gian siêu âm thai như khi nào đi siêu âm thai lần đầu hay lịch siêu âm thai trong thai kỳ như thế nào.
12/11/2022 | 378 Lượt xem
02/10/2018 | 3119 Lượt xem
11/11/2022 | 1740 Lượt xem
09/11/2022 | 917 Lượt xem
28/10/2020 | 1130 Lượt xem
03/12/2022 | 342 Lượt xem
03/08/2020 | 1251 Lượt xem
Xem thêm