TUẦN THAI THỨ 18: THỜI ĐIỂM CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ PHÁT TRIỂN MẠNH

Lúc này, tai của bé đã có thể nghe được những tiếng ồn bên ngoài tử cung và nhận ra giọng nói của mẹ. Vì vậy, mẹ hãy trò chuyện với bé thường xuyên để kích thích trí não bé phát triển, cũng như giúp sợi dây gắn kết giữa mẹ và bé thêm bền chặt.

Sự phát triển của bé trong tuần thai thứ 18:

Tuần thứ 18, bé đã dài khoảng 15cm và nặng khoảng 240gr. Cơ thể của bé được bao quanh bởi 320ml nước ối với nhiệt độ cao hơn một chút so với cơ thể mẹ để bé luôn cảm thấy ấm áp.

 

 

Lúc này, hàm của bé tiếp tục phát triển nhưng còn khá ngắn, các chồi răng nằm trong hai hàm cũng dần cứng hơn. Não của bé đang phân định các vùng riêng biệt cho khứu giác, vị giác, thích giác, thị giác

và xúc giác. Không những thế, tuần thai này, bé đã có thể nghe rõ và nhận diện được giọng bố mẹ nên hãy trò chuyện và cho bé nghe nhạc nhiều hơn nhé!

Thận tiếp tục tạo ra nước tiểu và tóc trên da đầu bắt đầu mọc.Chân và tay của bé cũng bắt đầu có thể gập được. Lúc này xương của bé cũng đã cứng hơn, xương chân và xương tai trong cũng được hình thành đầu tiên. Vậy nên những cú nhào lộn, đạp của bé cũng mạnh hơn và mẹ có thể cảm nhận được rõ ràng.

 

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ tại tuần thai thứ 18:

Cân nặng của mẹ tăng lên nhưng chưa nhiều. Ở vùng bụng dưới sẽ có những cơn đau tức, hai bên hông thỉnh thoảng xuất hiện các cơn đau nhói ngắn do dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo giãn để thích ứng với trọng lượng mỗi ngày một tăng của bé. Một lời khuyên bổ ích cho mẹ là hãy vòng tay ôm lấy bụng khi di chuyển, vừa giúp nâng đỡ bụng bầu, vừa đỡ đau tức vùng lưng. Lúc này tử cung đã cao ngang rốn, bụng của mẹ sẽ lộ rõ hơn,đặc biệt vùng dưới cánh tay đến eo sẽ trở nên to hơn.

Ở tuần thai này, núm ti của mẹ to dần lên, quầng vú có màu thẫm hơn trước. Trong khi đó, rốn của mẹ sẽ phẳng ra bằng các vùng da xung quanh. Lòng bàn tay của mẹ cũng đỏ hơn do lượng estrogen tăng. Các vệt da tối màu xuất hiện ở má, trán, môi, các vết sẹo, tàn nhang và phía trong đùi; âm hộ cũng thâm hơn do sự gia tăng sắc tố trong thời kỳ mang thai. Để bảo vệ làn da, mỗi khi ra ngoài mẹ nên mặc quần áo dài tay, đội mũ và thoa kem chống nắng kỹ càng. Hoặc mẹ cũng có thể dưỡng da bằng các loại mỹ phẩm thiên nhiên an toàn cho mẹ bầu.

Tim bạn làm việc tích cực hơn để bơm khoảng 7 lít máu mỗi phút để đi khắp cơ thể. Do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, các mạch máu sẽ phình to nhằm giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Việc này gây chèn ép tĩnh mạch và là nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ thường phổ biến trong thời kỳ này.

Nếu mẹ có hiện tượng thèm những thú kỳ lạ như cát, than, phấn… thì cũng đừng quá lo lắng. Đây được gọi là hiện tượng “Pica” bắt nguồn từ những nguyên nhân kỳ lạ. Tuy nhiên, mẹ nên cố gắng kiềm chế để không ăn những thức ăn này nhé.

 

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 18:

  • Đôi khi mẹ cảm thấy nóng ran quanh vùng ngực, nách và háng. Nhiệt độ cơ thể tăng hơn một vài độ so với bình thường khiến mẹ dễ bị đổ mồ hôi. Vì thế, mẹ nên chọn quần áo lót đúng kích cỡ và làm từ chất liệu cotton thoáng mát, thoải mái.
  • Táo bón và bệnh trĩ là những nỗi ám ảnh trong suốt thai kỳ. Hãy uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và chất xơ.
  • Nếu làm việc văn phòng nhiều, hãy gác chân lên một chiếc ghế cao và thường xuyên đi lại, tránh ngồi một chỗ quá lâu.
  • Hạn chế mang vác vật nặng, tìm kiếm tư thế ngủ thoải mái nhất để hạn chế tình trạng đau nhức lưng.
  • Và đặc biệt,lúc này,bụng bầu của mẹ đã lồ lộ nên có thể sẽ có nhiều người muốn được vuốt ve nó. Nếu không thích, mẹ hãy cứ nói thẳng nhé!

Tin tức liên quan

Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!
Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!

212 Lượt xem

Sa tử cung sau sinh khiến mẹ sinh hoạt cực kỳ khó khăn. Nhiều mẹ tự hỏi, liệu sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Tìm hiểu ngay! Sa tử cung sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm chất lượng của sống của mẹ cũng như việc chăm sóc bé cưng. Nhiều mẹ vì lý do khách quan phải đi lại nhiều lo lắng, sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không?
Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.
Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

1005 Lượt xem

Cũng giống như phụ nữ trưởng thành, viêm âm đạo ở trẻ em là tình trạng vùng kín của các bé bị vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm âm đạo. Tuy nhiên, cách nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai

207 Lượt xem

Lượng máu ở người bình thường được xác định thông qua xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Nếu nồng độ Hb dưới 13g/dl ở nam và 12 g/dl ở nữ thì đối tượng được xem là thiếu máu. Thai phụ được chẩn đoán là thiếu máu khi mang thai khi Hb dưới 11g/dl.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

165 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...
6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè
6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè

899 Lượt xem

Trong mùa hè các trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường mắc 6 bệnh gồm : Bệnh rôm sảy ở trẻ , bệnh tiêu chảy , bệnh chân tay miệng , bệnh sốt xuất huyết , bệnh viên màng não , và bệnh sởi . Ngoài ra còn rất nhiều trẻ bị say nắng và ngộ độc thực phẩm Dưới đây là nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh cho trẻ và trẻ sơ sinh trong mùa hè các ông bố bà mẹ xem qua .
Chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh
Chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh

1280 Lượt xem

Những thiên thần bé nhỏ khi mới sinh ra không thể ngay lập tức có làn da hoàn hảo nên bạn cần nắm rõ những lưu ý này để chăm sóc da nhạy cảm của bé một cách tốt nhất.
Thế nào được gọi là chậm mọc răng?
Thế nào được gọi là chậm mọc răng?

260 Lượt xem

Chậm mọc răng là tình trạng mọc răng sữa chậm ở trẻ nhỏ. Nếu ngoài 12 tháng mà răng sữa chưa bắt đầu mọc là mọc chậm răng, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và can thiệp kịp thời. Bởi nếu để tình trạng này quá lâu có thể dẫn tới các biến chứng không tốt về sau như: sâu răng, viêm thân răng, răng vĩnh viễn mọc lệch...
Bà bầu ăn tảo biển được không
Bà bầu ăn tảo biển được không

175 Lượt xem

Khi bạn mang thai, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn của mình. Nếu bạn là một fan hâm mộ của tảo biển, bạn có thể muốn biết ‘ăn tảo biển khi mang thai có sao không’ hay bạn có thể sử dụng tảo biển thường xuyên không? Có một số loại tảo biển mà bạn có thể sử dụng một cách an toàn khi mang thai. Bài viết này sẽ hướng dẫn các thông tin này cho bạn
Chú ý đề phòng viêm lợi ở tuổi ăn dặm
Chú ý đề phòng viêm lợi ở tuổi ăn dặm

215 Lượt xem

Viêm lợi ở trẻ là bệnh tưởng như đơn giản mà lại rất nguy hiểm, đặc biệt ở tuổi ăn dặm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần theo dõi và phát hiện ra tình trạng bệnh lý răng miệng ở trẻ sớm nhất và có cách điều trị kịp thời.
Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu
Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

246 Lượt xem

3 tháng đầu là giai đoạn rất nhạy cảm của thai nhi. Ở giai đoạn này, thai nhi mới bắt đầu hình thành, và cân nặng thai nhi 3 tháng đầu có liên quan mật thiết với sức khỏe và sự phát triển của bé.
Bà bầu uống sữa đậu nành được không
Bà bầu uống sữa đậu nành được không

230 Lượt xem

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bà bầu uống sữa đậu nành thì sao? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu về vấn đề uống sữa đậu này trong thai kỳ nhé.
Cách Cho Con Bú Chuẩn Xác
Cách Cho Con Bú Chuẩn Xác

219 Lượt xem

Cho con bú là một trải nghiệm tuyệt vời mà bất kỳ phụ nữ nào sau khi sinh cũng đều trải qua nhưng không phải ai cũng biết cách làm thế nào cho đúng. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có đầy đủ chất dinh dưỡng từ đạm, chất béo và khoáng chất, đặc biệt dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn sữa bò, không có các thành phần protein lạ nên sẽ không gây dị ứng cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách cho con bú chuẩn xác giúp cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc thiên thần nhỏ của mình.
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai

265 Lượt xem

Khi bạn bước vào quá trình mang thai, bạn có thể thèm một thứ gì đó có đường. Nhưng đừng tạo thói quen với tay lấy một miếng bánh hay một thanh kẹo để thỏa mãn sở thích ngọt ngào đó. Trái cây là giải pháp hoàn hảo. Vậy bà bầu nên ăn quả gì?
Bà bầu ăn ếch có an toàn không?
Bà bầu ăn ếch có an toàn không?

207 Lượt xem

Thịt ếch có chứa một lượng protein dồi dào, giàu vitamin B, photpho và canxi. Tuy nhiên, ếch chỉ sống chủ yếu trong môi trường ẩm ướt như ruộng đồng, ao hồ có nhiều loại ký sinh trùng, nếu bà bầu ăn phải có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu ăn ếch có an toàn không?
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ

212 Lượt xem

Ngay tại ngày trễ kinh thử thai cho kết quả dương tính, nếu que thử không rõ, mẹ có thể thử máu đo nồng độ hcG trong cơ thể
Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

1101 Lượt xem

Hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nước ta là 24,3% (năm 2016), tỷ lệ này tương ứng cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi và có sự khác biệt giữa các vùng miền, một số tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn ở mức rất cao - trên 30%.
Cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em người lớn cần biết
Cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em người lớn cần biết

972 Lượt xem

Với căn bệnh này, việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời cho trẻ là rất cần thiết.
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?

660 Lượt xem

Giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt là trong 3 năm đầu đời. Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ, ngủ không đúng giờ thường hay quấy khóc. Giống như chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giấc ngủ hàng ngày cũng rất quan trọng, giúp bé phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, khó ngủ, trằn trọc khi ngủ làm cho chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến làm bé ngủ không sâu giấc và cách giải quyết phù hợp, mẹ tham khảo nhé!
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ

926 Lượt xem

Mộng du là hiện tượng trẻ rời khỏi giường và đi lang thang trong khi ngủ như thể là trẻ đang thức. Mộng du không phải là biểu hiện bất thường trong phát triển thể chất hay tâm sinh lý, không gây hại cho trẻ nếu việc đi lại của trẻ khi ngủ được đảm bảo an toàn. Hiện tượng này sẽ hết khi các em lớn lên. Mộng du thường gặp ở trẻ từ 4-12 tuổi, cả trẻ trai và gái. Mộng du thường xảy ra trong vài tiếng đầu của buổi đêm. Ở trẻ mộng du, trí não thì ngủ, trong khi cơ thể lại thức.
Dấu hiệu mang thai sớm
Dấu hiệu mang thai sớm

1012 Lượt xem

Phụ nữ có đời sống tình dục bình thường khi bị trễ kinh sẽ nghĩ rằng mình đã có thai. Thực tế, trễ kinh chưa hẳn là dấu hiệu mang thai chính xác nhất. Song nếu bạn trễ kinh và có thêm một số dấu hiệu khác rất có thể bé cưng đang tượng hình trong bạn.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng