Vì sao bé chậm biết đi?

Tình trạng chậm biết đi được giải thích là khi đủ 18 tháng tuổi nhưng bé vẫn chưa thể tự bước đi độc lập. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như: sinh non, mắc các rối loạn về não bộ, về cơ bắp hoặc do chế độ chăm sóc không phù hợp...

1. Tình trạng chậm biết đi ở trẻ là gì?

Điều kiện để trẻ biết đi bao gồm: Khung xương đủ cứng cáp, hệ thống thần kinh và các cơ bắp phát triển bình thường. Thông thường, trẻ bắt đầu tập đi ở độ tuổi 12 – 14 tháng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng của từng bé mà thời gian này có thể xê dịch trong khoảng từ tháng thứ 10 tới tháng thứ 18.

Trẻ được coi là chậm biết đi khi đã đủ 18 tháng nhưng vẫn chưa bước đi một cách ổn định, không cần nhờ tới sự trợ giúp của người lớn. Kỹ năng vận động kém ở bé có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

2. Bé chậm biết đi vì sao?

Nhiều phụ huynh băn khoăn không biết trẻ chậm đi có phải thiếu canxi? Thực tế đây không phải là nguyên nhân chính khiến bé chậm đi. Những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng trẻ chậm biết đi là:

2.1. Trẻ sinh non

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non. Em bé bị sinh non là bé được ra đời trước khi hoàn tất quá trình lớn lên trong bào thai. Trẻ sinh non thiệt thòi hơn so với những bé được sinh đủ tháng vì mọi cơ quan trong cơ thể còn chứa phát triển toàn diện, trong đó có hệ vận động. Với một cơ thể yếu ớt, bé khó có thể trụ vững, biết đi sớm như các bé cùng tháng tuổi. Tất nhiên, không phải em bé sinh non nào cũng chậm đi. Tình trạng chậm biết đi tùy thuộc vào mức độ sinh non, số tháng của bé nằm trong tử cung mẹ trước khi chào đời.

2.2 Bẩm sinh - tự nhiên

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé chậm biết đi và cũng không phải do bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cả. Nếu bố hoặc mẹ của bé bị chậm đi từ lúc còn thơ ấu thì em bé có khả năng bị chậm đi. Đây thường là do rối loạn tâm lý như quá nhút nhát, sợ ngã đau nên đã kéo chậm thời điểm tập đi của trẻ. Các bậc phụ huynh có thể an tâm là trẻ sẽ đạt được tất cả các cột mốc quan trọng, các kỹ năng khác, chỉ là muộn hơn một chút so với bạn bè đồng trang lứa.

2.3 Tính cách của bé

Mỗi đứa trẻ có một tính cách khác nhau, có bé năng động nhưng cũng có bé trầm tính. Thực tế có nhiều trẻ đã biết đi nhưng chỉ thích nằm và ngồi một chỗ, tự chơi một mình, không thích nói hay giao tiếp với ai khác. Điều này khiến nhiều cha mẹ hiểu lầm rằng bé chậm biết đi, chậm nói hoặc chậm phát triển.

2.4 Mắc các vấn đề về xương khớp, cơ bắp

Có một số ít trường hợp trẻ chậm trễ trong các kỹ năng vận động như đi lại, cầm, kéo, ném, nâng đỡ đồ vật,... Điều này có thể do cơ bắp hoặc cấu trúc cơ thể của bé gặp phải những bệnh lý bất thường, khiến trương lực cơ yếu như chứng loạn dưỡng cơ, dị tật một đoạn xương chân nào đó (đặc biệt là đoạn khớp với xương hông), chứng teo cơ bắp chân, suy nhược cơ hay một số bệnh về cơ bắp khác. Những rối loạn này đặc biệt hay gặp ở tay và chân. Đặc điểm nhận dạng của những em bé mắc các chứng bệnh trên là chân tay rất bé, yếu ớt, không có các vận động phản xạ liên tục và không có các vận động tự phát. Do đó, em bé thường không thể biết đi đúng thời điểm như các bé khỏe mạnh khác.

2.5 Tình trạng bại não và các rối loạn khác của não bộ

Tình trạng bại não ở trẻ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể bé bị rối loạn chức năng não bộ bẩm sinh, độ biến não từ trong bào thai hoặc rối loạn nhiễm sắc thể (như các hội chứng Down, Tay-Sachs, Prader-Willi, Williams,...) hoặc di chứng não do can thiệp lúc sinh (như thủ thuật Forcep) hay viêm não – màng não, động kinh ở thời điểm trước khi biết đi, mắc bệnh não úng thủy,... Những nguyên nhân này khiến não bộ của trẻ không phát triển đầy đủ, nhất là vùng não vận động nằm ở vùng thóp kéo ra phía trước trán. Khi trung tâm cao cấp nhất của hệ vận động không hoàn thiện, bé sẽ chậm biết đi hay thậm chí là không đi được.

2.6 Các bệnh lý nội tạng

Các bệnh lý bên trong nội tạng có thể khiến thể lực của bé rất kém nên em bé không thể biết đi đúng theo thang đo phát triển. Một số bệnh gây cản trở việc tập đi của bé như bệnh tim bẩm sinh, thông động tĩnh mạch bẩm sinh, teo đường mật bẩm sinh, xương thủy tinh, viêm teo gan,... Các bệnh lý này tuy không tác động trực tiếp tới hệ thần kinh vận động nhưng có thể gián tiếp ảnh hưởng tới sức mạnh của cơ. Em bé chỉ đủ sức để duy trì sự sống nên không có đủ thể lực để làm các việc khác như tập đi. Vì vậy, tình trạng chậm biết đi gần như là một kết quả được dự báo từ trước.

2.7 Cách chăm sóc của cha mẹ

Những bé từng bị bệnh trong một khoảng thời gian dài, nằm bệnh viện nhiều lần, phải uống nhiều loại thuốc hoặc được bố mẹ bảo bọc quá mức, thường cho nằm, bế đi mọi nơi,... sẽ không có cơ hội tập đi nên bé sẽ chậm biết đi hơn những bé khác.

Ngoài ra, thừa cân cũng là một nguyên nhân khiến trẻ biết đi chậm hơn so với những bé khác khoảng một vài tuần hoặc một vài tháng. Trọng lượng cơ thể lớn khiến cơ chân của bé yếu, không dễ dàng di chuyển cơ thể và khó khăn trong việc tập đi.

Trường hợp khác, sự chăm sóc không đầy đủ khiến bé bị suy dinh dưỡng, chân tay teo đét, cơ thể còi cọc, suy yếu, thiếu vitamin D và canxi cũng gây ra chứng chậm đi ở trẻ. Cụ thể, bé bị yếu xương, yếu cơ nên không đủ sức đứng dậy đi lại, dẫn đến tình trạng chậm biết đi.

Tùy từng nguyên nhân bé chậm biết đi, các bậc phụ huynh sẽ có phương án khắc phục tương ứng để giúp trẻ có thể đuổi kịp tiến độ phát triển hệ vận động của các bạn đồng trang lứa. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thường xuyên theo dõi kỹ năng vận động của bé, nếu sau một thời gian, con không có sự tiến bộ về khả năng vận động thì phụ huynh nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra, điều trị kịp thời. Đồng thời, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. 

 


Tin tức liên quan

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai trong 3 tháng đầu
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai trong 3 tháng đầu

978 Lượt xem

Thời kỳ tam cá nguyệt thai nhi chưa ổn định vì vậy các mẹ cần chú ý kỹ trong quá trình ăn uống. Các mẹ cần lên cho mình một thực đơn đảm bảo chất dinh dưỡng. Đồng thời tránh các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Trong giai đoạn này thai nhi hấp thụ chưa nhiều vì vậy các mẹ chỉ cần duy trì năng lượng ở mức bình thường. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa 1 ngày để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm ngén.
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ

212 Lượt xem

Ngay tại ngày trễ kinh thử thai cho kết quả dương tính, nếu que thử không rõ, mẹ có thể thử máu đo nồng độ hcG trong cơ thể
Khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi?
Khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi?

217 Lượt xem

Sữa tươi luôn được cha mẹ cho trẻ dùng hàng ngày vì có mùi vị hấp dẫn, tiện lợi, đặc biệt chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ phát triển chiều cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu không uống đúng cách, đúng thời điểm, sữa tươi sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

180 Lượt xem

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo mục tiêu đó, Cleanipedia sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.
Đặc điểm phân của trẻ ăn sữa công thức
Đặc điểm phân của trẻ ăn sữa công thức

233 Lượt xem

Phân của trẻ ăn sữa công thức sẽ có những điểm khác biệt so với phân của trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Theo dõi phân của trẻ thường xuyên sẽ giúp cha mẹ nắm được sức khỏe tổng quan của trẻ một cách tốt nhất.
”Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc
”Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

277 Lượt xem

Trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc, làm phiền giấc ngủ của cả nhà là những điều hết sức bình thường khi còn nhỏ. Nếu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì mẹ không cần lo lắng về hiện tượng này. Tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc có thể nhìn theo hướng tích cực như sau: Mặc dù trẻ mới sinh gần như ngủ suốt ngày đêm nhưng thường thức giấc sau 2 giờ để bú vì đói. Khóc được xem như một báo hiệu về sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên làm quen với cuộc sống thực tế. Sau khi sinh bé có xu hướng khóc nhiều vào 2-3 tuần đầu tiên và đạt “mốc” ở tuần thứ 6-8. Thời gian sau đó bé giảm quấy khóc, khoảng tháng thứ 4. Trẻ sơ sinh sẽ hay khóc đêm vì đây là khoảng thời gian giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài.
Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4

1109 Lượt xem

Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!
Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!

212 Lượt xem

Sa tử cung sau sinh khiến mẹ sinh hoạt cực kỳ khó khăn. Nhiều mẹ tự hỏi, liệu sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Tìm hiểu ngay! Sa tử cung sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm chất lượng của sống của mẹ cũng như việc chăm sóc bé cưng. Nhiều mẹ vì lý do khách quan phải đi lại nhiều lo lắng, sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không?
Có nên ăn măng khi mang thai?
Có nên ăn măng khi mang thai?

141 Lượt xem

Nhiều mẹ bầu lo lắng và tránh ăn măng khi mang thai vì sợ ăn măng mất máu, ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy sự thật thì bà bầu có nên ăn măng không?
Đồ Tole không biên giới
Đồ Tole không biên giới

1881 Lượt xem

Baby tole chuyên sản xuất đồ bộ Tole từ sơ sinh đến người lớn LH 0938.103.800
Cách trang trí cơm cho bé đơn giản nhưng cực ngộ nghĩnh
Cách trang trí cơm cho bé đơn giản nhưng cực ngộ nghĩnh

1908 Lượt xem

Các bé dù biếng ăn đến đâu cũng sẽ không rời mắt các món ăn đáng yêu và quá dễ thương này
TUẦN THAI THỨ 12: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO MỘT CHU KỲ MỚI CỦA THAI KỲ
TUẦN THAI THỨ 12: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO MỘT CHU KỲ MỚI CỦA THAI KỲ

209 Lượt xem

Là tuần cuối cùng trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên, đây là cột mốc vô cùng quan trọng bởi tuần thai này, mẹ cần phải đo độ mờ da gáy để chắc rằng bé có bị mắc hội chứng Down hay không, đồng thời mẹ cũng cần xét nghiệm máu để biết rõ sức khỏe của cả hai mẹ con thế nào.
Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?

202 Lượt xem

Phần lớn phụ nữ mang thai bị khó tiêu do thay đổi nội tiết tố và áp lực từ tử cung ngày càng lớn. Nhiều phụ nữ mang thai bị ợ chua và thức ăn cay có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này. Do đó, tốt nhất nên tránh các thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng.
Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.
Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

1005 Lượt xem

Cũng giống như phụ nữ trưởng thành, viêm âm đạo ở trẻ em là tình trạng vùng kín của các bé bị vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm âm đạo. Tuy nhiên, cách nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

441 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...
Các bước sơ cứu ban đầu trẻ bị bỏng
Các bước sơ cứu ban đầu trẻ bị bỏng

170 Lượt xem

Bỏng là tai nạn sinh hoạt thường gặp ở trẻ em, tùy từng mức độ bỏng và tùy nguyên nhân mà có hướng xử trí và điều trị khác nhau. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì thì các bước sơ cứu ban đầu là bước quan trọng để giảm tình trạng nặng do bỏng gây ra.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cha mẹ lưu lại nhé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cha mẹ lưu lại nhé

1034 Lượt xem

Kỹ năng, kiến thức về cách chăm sóc trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng dành cho cha mẹ để chăm con khôn lớn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ cần phải biết những kỹ năng dưới đây để chăm trẻ một cách tốt nhất.
Làm gì khi trẻ cáu giận, ném đồ, đánh bố mẹ?
Làm gì khi trẻ cáu giận, ném đồ, đánh bố mẹ?

1321 Lượt xem

Có cha mẹ vội vàng cho con là ‘hỗn láo’ khi trẻ có những biểu hiện cảm xúc tiêu cực như cáu giận, đánh bố mẹ. Có cha mẹ cố tình ‘lờ đi’…
Phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da?
Phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da?

202 Lượt xem

Đối với các chị em phụ nữ hiện đại, việc gìn giữ sắc đẹp đang ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai kỳ, không phải hoạt chất dưỡng da nào cũng có thể sử dụng một cách an toàn. Vậy phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da hay không?
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non

304 Lượt xem

Dây rốn quấn cổ còn được gọi theo cách gọi dân gian là tràng hoa quấn cổ, xảy ra khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ hay trong thời gian đau bụng chuyển dạ hoặc trong quá trình sinh.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng