Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nước ta là 24,3% (năm 2016), tỷ lệ này tương ứng cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi và có sự khác biệt giữa các vùng miền, một số tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn ở mức rất cao - trên 30%.

Nguy cơ và hậu quả khi trẻ bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi là tình trạng trẻ có chiều cao theo tuổi thấp so với chiều cao chuẩn, đây là dạng SDD mạn tính, kéo dài. SDD thấp còi phản ánh một quá trình dài chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ với một chất lượng thấp. Hầu hết các trường hợp thấp còi xảy ra trước khi trẻ được 3 tuổi. Người ta thấy có mối liên quan rõ ràng là trẻ bị thấp còi thì sau này trở thành người trưởng thành cũng có chiều cao thấp. Hơn nữa, những người bị SDD thấp còi thường có nguy cơ tử vong cao, dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường. Trẻ em gái bị SDD thấp còi lớn lên trở thành người phụ nữ thấp còi, khi sinh nở sẽ khó khăn và nguy cơ đẻ con SDD thấp còi cao hơn. Các nguy cơ trẻ bị SDD là:

Giai đoạn bào thai: Nếu trẻ bị SDD bào thai hoặc sinh non tháng, nhẹ cân, chiều dài thấp thì nguy cơ SDD thấp còi cao.

Giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi: chiều dài lúc trẻ 2 tuổi bằng ½ chiều cao lúc trẻ trưởng thành, vì vậy, cách nuôi trẻ dưới 2 tuổi là vô cùng quan trọng.

Giai đoạn tuổi tiền dậy thì và dậy thì: Đây là giai đoạn phát triển chiều cao rất tốt với trẻ gái từ 10-13 tuổi, 13-17 tuổi ở trẻ trai. Sau giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ rất khó có thể phát triển chiều cao được nhiều nữa, tức là khi trẻ gái sau khi xuất hiện hành kinh, trẻ trai sau 17 tuổi.

Đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng để phòng chống SDD thấp còi ở trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ SDD theo từng giai đoạn

Trẻ dưới 2 tuổi:Từ tháng thứ 7, cùng với sữa mẹ, cần cho trẻ ăn thêm (thức ăn bổ sung), số bữa ăn hàng ngày tùy theo tháng tuổi: 6 tháng tuổi ăn 1 bữa bột loãng, 7-9 tháng ăn 2-3 bữa bột đặc, 10-12 tháng ăn 3-4 bữa bột đặc. Trẻ từ 1-2 tuổi ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Mỗi ngày uống 400-500ml sữa (nếu không có sữa mẹ).

Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì: Nhu cầu dinh dưỡng cho lứa tuổi này trước hết là vấn đề năng lượng, nhu cầu này tùy theo giới tính, độ tuổi.

Năng lượng: nhu cầu năng lượng từ 1.900-2.300kcal/ngày/nữ và 2.100-2.800kcal/ngày/nam. Để đáp ứng được nhu cầu, trẻ cần ăn 3 bữa/ngày, ăn đủ no và đủ chất dinh dưỡng.

Đạm: Protein rất cần thiết để phát triển về chiều cao và cân nặng vì chất đạm giúp tạo nên cấu trúc của tế bào, tạo nên các nội tiết tố (hormon) và đáp ứng khả năng miễn dịch cơ thể. Nhu cầu protein hàng ngày là 50-70g/nam và 50-60g/nữ, tỷ lệ protein động vật/protein tổng số là ≥35%, năng lượng từ chất protein cung cấp chiếm 13-20% năng lượng của khẩu phần. Nguồn protein động vật cung cấp cho bữa ăn từ thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... Nguồn protein thực vật từ đậu đỗ, vừng, lạc...

Chất béo: Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng, giúp hòa tan và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu: vitamin A, E, D, K. Nhu cầu về lipid từ 60-78g/ngày/nam và 55-66g/ngày/nữ, tỷ lệ cân đối giữa lipid động vật và lipid thực vật là 70% và 30%. Năng lượng do lipid cung cấp trong khẩu phần chiếm khoảng 20-30%.

Chất sắt: Nhu cầu sắt hàng ngày được đáp ứng thông qua chế độ ăn giàu sắt và sắt có giá trị sinh học cao. Tuy nhiên, ở nước ta, khả năng tiếp cận các nguồn thức ăn động vật có lượng sắt giá trị sinh học cao từ khẩu phần là rất thấp.Vì vậy, ngay giai đoạn đầu vị thành niên, đặc biệt là trẻ gái cần uống bổ sung viên sắt hoặc viên đa vi chất hàng tuần. Trẻ trai vị thành niên nhu cầu sắt 11-17mg/ngày, trẻ nữ cần 11-29mg/ngày. Thức ăn giàu sắt có nguồn gốc động vật như thịt bò, tiết bò, trứng gà, trứng vịt, tim lợn, gan gà...

Vitamin A: Cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong. VitaminA có nhiều trong thức ăn động vật như gan, trứng, sữa...; thức ăn thực vật cung cấp nguồn caroten như rau xanh, gấc, quả màu vàng. Nhu cầu vitamin A hàng ngày lứa tuổi vị thành niên là 800µg/ngày/nam và 650µg/ngày/nữ.

Canxi: Rất cần cho lứa tuổi dậy thì vì tốc độ tăng trưởng chiều cao rất nhanh, nhu cầu canxi nhiều, vì vậy, nhu cầu canxi là 1000mg/ngày. Canxi cùng với phospho để duy trì và hình thành bộ xương, răng vững chắc.

Nhu cầu vitamin D tuổi vị thành niên là 15µg/ngày. Sữa là sản phẩm cung cấp nguồn chất đạm và canxi, với trẻ không thích uống sữa, có thể dùng các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô-mai hoặc sử dụng các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá và hải sản.

Kẽm: Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng cả cân nặng và chiều cao của cơ thể. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Nhu cầu kẽm hàng ngày là 9-10mg/nam và 7-8mg/nữ. Thực phẩm nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng...).

Vitamin C: Vitamin C giúp hấp thu và sử dụng sắt, canxi và axit folic. Ngoài ra, nó còn có chức năng chống dị ứng, tăng khả năng miễn dịch, kích thích tạo dịch mật, bảo vệ thành mạch. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, quả chín. Nhu cầu vitamin ở tuổi vị thành niên là 95mg/ngày.

 

Để trẻ khỏe mạnh, thông minh, các bà mẹ không chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ mà còn phải quan tâm đến chiều cao vì chiều cao chỉ có từng giai đoạn để trẻ phát triển, nếu bỏ qua các giai đoạn này thì không có cơ hội lấy lại được.

ThS. BS. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia

(theo suc khoe doi song)

Tin tức liên quan

Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần

389 Lượt xem

Mang thai 40 tuần, hay 38 tuần sau thụ thai đều thuộc tháng thứ 9 của thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần đã hoàn chỉnh và sẽ không có nhiều thay đổi so với một tuần trước, ngoài trừ phần tóc và móng tay vẫn tiếp tục dài ra.
Cho bé mặc gì mùa nóng.
Cho bé mặc gì mùa nóng.

1574 Lượt xem

Thời tiết nóng nực sẽ khiến trẻ em, thậm chí là người lớn đổ mồ hôi rất nhiều sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến con bạn có nguy cơ mắc các chứng bệnh về da dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác trong mùa hè.
Phong tục truyền thống ngày Tết quê em
Phong tục truyền thống ngày Tết quê em

2476 Lượt xem

Hương vị mùa xuân
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

254 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...

Các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ
Các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ

292 Lượt xem

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nên duy trì cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng có thể giữ được nguồn sữa dồi dào như những ngày đầu sau sinh. Nhiều yếu tố trong sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm tiết sữa mẹ.
Nên làm gì để chống muỗi cho bé?
Nên làm gì để chống muỗi cho bé?

422 Lượt xem

Chống muỗi đốt cho trẻ là việc cần làm để hạn chế những bệnh nguy hiểm do muỗi vằn hoặc các loài côn trùng nguy hiểm gây ra. Bài viết giới thiệu những phương pháp rất đơn giản và mẹ có thể áp dụng ngay hôm nay. Mẹ luôn mong muốn con có được một giấc ngủ trọn vẹn nhất nhưng lại lo lắng vì những con muỗi luôn chực chờ để đốt con. Mẹ hãy thêm vào cẩm nang của mình những phương pháp chống muỗi hiệu quả cho bé thông qua bài viết dưới đây nhé.
Dấu hiệu mang thai sớm
Dấu hiệu mang thai sớm

1111 Lượt xem

Phụ nữ có đời sống tình dục bình thường khi bị trễ kinh sẽ nghĩ rằng mình đã có thai. Thực tế, trễ kinh chưa hẳn là dấu hiệu mang thai chính xác nhất. Song nếu bạn trễ kinh và có thêm một số dấu hiệu khác rất có thể bé cưng đang tượng hình trong bạn.
Nên siêu âm thai lần đầu khi nào?
Nên siêu âm thai lần đầu khi nào?

303 Lượt xem

Siêu âm thai là một trong những kỹ thuật cận lâm sàng rất quan trọng và cần thiết đối với mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, không phải lúc nào siêu âm thai cũng có thể thực hiện được và người phụ nữ mang thai cần nắm rõ những thông tin về thời gian siêu âm thai như khi nào đi siêu âm thai lần đầu hay lịch siêu âm thai trong thai kỳ như thế nào.

Da khô ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Da khô ở trẻ sơ sinh và trẻ em

291 Lượt xem

Không khí lạnh khô ngoài trời và hệ thống sưởi trong nhà có thể lấy đi độ ẩm tự nhiên của da vào mùa đông. Vào mùa hè, trẻ sơ sinh bị khô da cũng có những mảng da bong tróc vì ánh nắng gay gắt, máy lạnh, nước muối và clo trong nước hồ bơi.
Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện
Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện

261 Lượt xem

Tình trạng biếng ăn của trẻ luôn là một vấn đề gây đau đầu đối với các bà các mẹ. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và tư duy của trẻ rất nhiều. Vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này?
Bà bầu uống sữa đậu nành được không
Bà bầu uống sữa đậu nành được không

313 Lượt xem

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bà bầu uống sữa đậu nành thì sao? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu về vấn đề uống sữa đậu này trong thai kỳ nhé.

Bà bầu ăn tảo biển được không
Bà bầu ăn tảo biển được không

284 Lượt xem

Khi bạn mang thai, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn của mình. Nếu bạn là một fan hâm mộ của tảo biển, bạn có thể muốn biết ‘ăn tảo biển khi mang thai có sao không’ hay bạn có thể sử dụng tảo biển thường xuyên không? Có một số loại tảo biển mà bạn có thể sử dụng một cách an toàn khi mang thai. Bài viết này sẽ hướng dẫn các thông tin này cho bạn

7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai

374 Lượt xem

Khi bạn bước vào quá trình mang thai, bạn có thể thèm một thứ gì đó có đường. Nhưng đừng tạo thói quen với tay lấy một miếng bánh hay một thanh kẹo để thỏa mãn sở thích ngọt ngào đó. Trái cây là giải pháp hoàn hảo. Vậy bà bầu nên ăn quả gì?

Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc
Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc

354 Lượt xem

Bà bầu bị ho và cảm cúm khi mang thai cần cực kì thận trọng trong việc dùng thuốc. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu cách trị ho cảm cúm khi mang thai mà không cần dùng thuốc trong bài viết dưới đây để thai kì thêm an toàn hơn. Cảm cúm, ho khi mang thai là tình trạng hết sức nguy hiểm bởi bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ mà có tác động lớn tới em bé trong bụng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, phụ nữ mang thai lại không thể tùy tiện sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số phương pháp chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc mà các mẹ bầu có thể thử áp dụng tại nhà:
Đồ bộ tole mặc nhà giá sỉ
Đồ bộ tole mặc nhà giá sỉ

3204 Lượt xem

Đồ bộ tole mặc nhà giá sỉ phù hợp với mọi độ tuổi từ sơ sinh, trẻ em cho đến người lớn. Chất liệu vải nhẹ, mềm, độ thấm hút mồ hôi cao đặc biệt trong những ngày nóng bức. Chúng tôi đang mở rộng thương hiệu Baby Tole xuất khẩu ra thị trường các nước trong khu vực có cùng điều kiện khí hậu.
Cách trang trí cơm cho bé đơn giản nhưng cực ngộ nghĩnh
Cách trang trí cơm cho bé đơn giản nhưng cực ngộ nghĩnh

2076 Lượt xem

Các bé dù biếng ăn đến đâu cũng sẽ không rời mắt các món ăn đáng yêu và quá dễ thương này
Có nên cho trẻ em uống nước dừa?
Có nên cho trẻ em uống nước dừa?

359 Lượt xem

Nước dừa là một loại thức uống tự nhiên, bổ dưỡng và ngon lành, chứa ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Các thành phần dinh dưỡng chính của nước dừa bao gồm sắt, clorua, kali, natri, phốt pho,... Vậy có nên cho trẻ em uống nước dừa không?
Tử cung lạnh và nguy cơ hiếm muộn
Tử cung lạnh và nguy cơ hiếm muộn

346 Lượt xem

Tử cung lạnh là tình trạng phổ biến hiện này và có khả năng dẫn đến hiếm muộn ở nữ giới. Lạnh tử cung có nhiều nguyên nhân khác nhau, với những tác hại đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ thì cần biết được cách trị tử cung lạnh ngay khi phát hiện.
Thế nào được gọi là chậm mọc răng?
Thế nào được gọi là chậm mọc răng?

340 Lượt xem

Chậm mọc răng là tình trạng mọc răng sữa chậm ở trẻ nhỏ. Nếu ngoài 12 tháng mà răng sữa chưa bắt đầu mọc là mọc chậm răng, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và can thiệp kịp thời. Bởi nếu để tình trạng này quá lâu có thể dẫn tới các biến chứng không tốt về sau như: sâu răng, viêm thân răng, răng vĩnh viễn mọc lệch...
Cha mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào khi nổi mụn trắng
Cha mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào khi nổi mụn trắng

1254 Lượt xem

Trẻ sơ sinh nổi mụn trắng trên mặt là tình trạng sinh lý hết sức bình thường và không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc da đúng cách có thể khiến da bé bị viêm, tiến triển thành mụn đỏ. Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn dưới bài viết để biết cách chăm sóc da cho con sẽ giúp tình trạng này nhẹ nhàng hơn, con đỡ khó chịu hơn.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng