Khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi?

Sữa tươi luôn được cha mẹ cho trẻ dùng hàng ngày vì có mùi vị hấp dẫn, tiện lợi, đặc biệt chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ phát triển chiều cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu không uống đúng cách, đúng thời điểm, sữa tươi sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

1. Tác dụng của sữa tươi đối với trẻ

Sữa tươi là các loại sữa có nguồn gốc từ động vật như bò sữa, cừu, dê ở dạng nước lỏng chưa qua chế biến hoặc chỉ mới sơ chế, chưa tiệt trùng, khử trùng. Nói một cách dễ hiểu hơn, sữa tươi là sữa dạng nước sau khi được vắt thì được tiệt trùng sơ qua rồi bảo quản lạnh trước khi sử dụng.

Sữa nguyên kem là sữa được mang đi diệt khuẩn (thanh trùng) mà không hề có sự tham gia của các chất phụ gia hay chất bảo quản nào khác, sau đó được đóng gói và đem đi tiêu thụ trên thị trường.

Sữa tươi và sữa nguyên kem đều là những loại sữa đã được thanh trùng, tiệt trùng ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn, đảm bảo diệt sạch vi khuẩn mà vẫn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển, đặc biệt là về chiều cao và cân nặng. Sữa nguyên kem do được tiệt trùng ở nhiệt độ thấp hơn nên thường hàm lượng dinh dưỡng cao hơn sữa tươi đôi chút. Cả hai loại sữa này đều không chứa chất phụ gia nên an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ, đem đến những lợi ích nhất định khi sử dụng:

  • Phát triển chiều cao: Sữa và các sản phẩm từ sữa có lượng canxi tự nhiên dồi dào cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển xương khỏe mạnh của trẻ. Việc tiêu thụ đủ lượng sữa từ thời thơ ấu và trong suốt cuộc đời có thể giúp xương của trẻ chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.
  • Tăng cường thể lực: Chất đạm trong sữa có chất lượng sinh học cao, giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động và củng cố cơ bắp, giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
  • Tăng cường miễn dịch: Sữa tươi, sữa nguyên kem và sữa tách béo đều giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Uống sữa tươi thường xuyên giúp trẻ duy trì sức khỏe tốt, tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời nồng độ vitamin D trong máu cũng cao hơn.

2. Nguyên tắc cho trẻ uống sữa tươi

2.1. Lựa chọn loại sữa phù hợp cho trẻ

Nguyên tắc cơ bản nhất khi lựa chọn là chất lượng sữa phải phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ.

  • Đối với trẻ dưới 2 tuổi, nếu uống sữa tươi nên chọn sữa nguyên kem, không nên chọn sữa tách béo (trừ khi có chỉ định của bác sĩ) vì lúc này não bộ của trẻ cần chất béo để phát triển.
  • Đối với trẻ trên 2 tuổi nếu đã thừa cân thì nên dùng sữa tách béo một phần hoặc sữa tách béo toàn phần.

Nếu trẻ đã đủ cân nặng thì nên chọn sữa không đường để giảm bớt lượng đường hấp thu trong khẩu phần. Nếu uống sữa có đường thì sau khi uống nên súc miệng để tránh bị sâu răng (do đường bám trên men răng và bị các vi khuẩn sử dụng, sinh ra acid gây hỏng men răng), đồng thời giảm lượng đường đưa vào cơ thể từ những thực phẩm khác sao cho tổng lượng đường tiêu thụ trong ngày dưới 20g.

Sữa tươi bao gồm 3 loại là sữa vắt trực tiếp, sữa thanh trùng và tiệt trùng. Trong đó chỉ nên cho trẻ uống sữa thanh trùng (tiệt trùng) để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên uống sữa bò vắt trực tiếp vì không đảm bảo sạch vi khuẩn, có nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa cao.

Các chế phẩm làm từ sữa tươi như yaourt, phô mai, váng sữa thường được nhiều bậc phụ huynh cho trẻ từ 6 tháng tuổi sử dụng. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng ở mức vừa phải để giúp trẻ làm quen với nhiều mùi vị và đa dạng hóa thức ăn. Nếu cho trẻ ăn nhiều thì hậu quả cũng giống như cho trẻ uống nhiều sữa tươi nói trên.

Khi nào trẻ nên dùng sữa tươi
Lựa chọn loại sữa phù hợp cho trẻ ở từng độ tuổi

2.2. Thời điểm phù hợp cho trẻ uống sữa tươi

Trẻ mấy tuổi uống được sữa tươi? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chỉ nên cho trẻ dùng sữa tươi khi trẻ đã hơn 1 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi nên cho bú mẹ thay vì cho uống sữa tươi. Lý do vì sữa tươi có hàm lượng đạm, canxi và photpho cao, nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống sẽ dễ có nguy cơ bị quá tải thận. Về lâu dài có thể khiến trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì khi trưởng thành. Ngoài ra lượng đạm cao còn gây chướng bụng, khó tiêu, làm trẻ chán ăn. Sữa tươi có ít sắt, nghèo vi lượng nên trẻ dưới 1 tuổi sử dụng sữa tươi như thực phẩm chính sẽ có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, thiếu vi lượng.

Hàng ngày việc cha mẹ chọn thời điểm cho trẻ uống sữa cũng rất quan trọng. Trước các bữa ăn chính 2 giờ thì không nên cho trẻ uống sữa hoặc ăn các thức ăn vặt khác vì có thể làm trẻ no và lười ăn khi vào bữa chính. Cách tốt nhất là cho trẻ uống sữa tươi sau bữa ăn chính từ 1-2 giờ.

2.3. Cho trẻ uống bao nhiêu sữa một ngày là phù hợp?

Các bậc phụ huynh lưu ý trẻ dưới 1 tuổi thì không cho uống sữa tươi, chỉ nên bổ sung sữa tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ trên 1 tuổi theo liều lượng cụ thể như sau:

  • Đối với trẻ trên 1 tuổi uống sữa tươi ít, khoảng 100ml- 150ml/ ngày.
  • Đối với trẻ trên 2 tuổi với liều lượng khoảng 200-300ml/ngày. Trẻ nên được xen kẽ những loại sữa công thức (dạng bột pha hay dạng pha sẵn) vì đã được bổ sung sắt, kẽm, vi chất... cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ theo các lứa tuổi.
  • Đối với trẻ 2-3 tuổi trở lên, có thể cho trẻ uống lượng sữa tươi nhiều hơn khoảng 300ml-500ml/ngày, vì lúc này chế độ ăn đa dạng sẽ giúp trẻ nhận đủ các dưỡng chất và có khả năng tiêu hóa, hấp thu các thức ăn tốt hơn.
  • Với thiếu niên, có thể sử dụng sữa tươi thay sữa bột và đảm bảo tổng lượng sữa từ 500-700ml/ngày. Ngoài ra cần linh hoạt kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất.

Lưu ý về liều lượng tiêu thụ rất quan trọng vì vẫn còn nhiều bậc phụ huynh nghĩ sữa tốt cho sức khỏe, nhất là chiều cao của con nên cứ cố “ép” con uống càng nhiều càng tốt. Thế nhưng nếu uống quá nhiều sữa trẻ sẽ dễ béo phì, hoặc trẻ không được rèn luyện thói quen nhai, lâu dài kén hoặc khó ăn các thức ăn đặc dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu chất xơ gây táo bón, cơ thể phát triển không toàn diện.

Ngoài việc bổ sung sữa tươi, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽmcrom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

 


Tin tức liên quan

Trẻ nhỏ & điều hòa – Những điều cần biết
Trẻ nhỏ & điều hòa – Những điều cần biết

0 Lượt xem

Điều hòa là vật dụng không thể thiếu trong mùa hè nắng nóng này. Giúp cuộc sống thư thái, thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên với các gia đình có trẻ nhỏ, việc dùng điều hòa liên tục không đúng cách cũng sẽ khiến trẻ bị ốm, sổ mũi, cảm lạnh. Vậy cần chú ý điều gì khi sử dụng điều hòa?
TUẦN THAI THỨ 13: BÉ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG CỦA MẸ
TUẦN THAI THỨ 13: BÉ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG CỦA MẸ

405 Lượt xem

Ở tuần thai thứ 13, bé đã nặng khoảng 43g và có chiều dài 9cm. Mẹ đã có thể cảm nhận rõ ràng sự có mặt của bé trong cơ thể. Đặc biệt, ba xương nhỏ trong tai bắt đầu hình thành nên bé đã nghe được tiếng của mẹ.
TUẦN THAI THỨ 16: BÉ BẮT ĐẦU ĐÁ, THÚC, NHÀO LỘN TRONG BỤNG MẸ
TUẦN THAI THỨ 16: BÉ BẮT ĐẦU ĐÁ, THÚC, NHÀO LỘN TRONG BỤNG MẸ

483 Lượt xem

Từ tuần thai này, bé sẽ tăng trưởng khá nhanh cả về cân nặng và chiều dài. Đặc biệt là những mẹ đã từng mang thai, thì đây là lúc mẹ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của con.
Sai lầm chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết
Sai lầm chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết

966 Lượt xem

Chăm sóc đứa con đầu tiên nhiều khi là một việc làm rất khó đối với những bà mẹ trẻ. Gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi và nhiều khi phạm phải sai lầm khi giải quyết những khó khăn vượt quá sức này. Sau đây là những sai lầm mà những cha mẹ có thể dễ dàng tránh để có thể chăm sóc đứa con bé bỏng của mình một cách an toàn.
Có nên cho trẻ em uống nước dừa?
Có nên cho trẻ em uống nước dừa?

495 Lượt xem

Nước dừa là một loại thức uống tự nhiên, bổ dưỡng và ngon lành, chứa ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Các thành phần dinh dưỡng chính của nước dừa bao gồm sắt, clorua, kali, natri, phốt pho,... Vậy có nên cho trẻ em uống nước dừa không?
Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?
Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?

617 Lượt xem

Bà bầu có được uống trà sữa không? Trà sữa là thức uống có thể tìm thấy ở bất cứ đâu với rất nhiều cách pha và tỷ lệ khác nhau. Trà sữa gây nghiện là nhờ vị thơm trà của kết hợp vị béo của sữa cùng hàng chục loại topping khác nhau.

15 tình huống bi hài của mẹ bỉm sữa khiến chị em cười ra nước mắt
15 tình huống bi hài của mẹ bỉm sữa khiến chị em cười ra nước mắt

450 Lượt xem

Chắc hẳn các mẹ sẽ nhìn thấy hình ảnh của mình đâu đây.
TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ
TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

370 Lượt xem

Giai đoạn này bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt và chấm dứt vào ngày 7, các nang trứng hay noãn sẽ được chiêu mộ và bắt đầu phát triển lớn nhanh theo từng ngày. Bởi vậy khi tính tuổi thai bác sỹ thường lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để làm ngày bắt đầu thai kỳ. Trong tuần tiếp theo sự rụng trứng cũng không diễn ra nên không thể có hiện tượng thụ tinh tạo phôi thai. Vậy nên, trong tuần thai thứ nhất, mẹ vẫn đang có kinh và tất nhiên em bé chưa hình thành. Như vậy, lúc này chưa có gì để nói về sự phát triển của thai nhi mà điều quan trọng là mẹ nào đang muốn có em bé phải chuẩn bị về mặt tâm lý, sinh lý để tăng khả năng thụ thai. Đầu tiên, mẹ đánh dấu thời điểm bắt đầu và kết thúc của kỳ kinh để theo dõi trong vài tháng. Điều này sẽ giúp mẹ lên kế hoạch cụ thể về thời điểm giao hợp cũng như chế độ ăn uống để làm tăng khả năng thụ thai.
Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em
Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em

1234 Lượt xem

Ngày nãy ngày nay...Cuộc sống của bạn đã thay đổi như thế nào khi có công nghệ và tiền bạc.
TUẦN THAI THỨ 9: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG TỪ PHÔI THAI THÀNH THAI NHI
TUẦN THAI THỨ 9: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG TỪ PHÔI THAI THÀNH THAI NHI

442 Lượt xem

Đây là giai đoạn cuối chu kỳ phôi thai, chuẩn bị bước qua chu kỳ bào thai. Lúc này, hình dáng con người của bé đã hoàn chỉnh, thính giác phát triển mạnh và các cơ cũng có sự kết nối với nhau
Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc
Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc

457 Lượt xem

Bà bầu bị ho và cảm cúm khi mang thai cần cực kì thận trọng trong việc dùng thuốc. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu cách trị ho cảm cúm khi mang thai mà không cần dùng thuốc trong bài viết dưới đây để thai kì thêm an toàn hơn. Cảm cúm, ho khi mang thai là tình trạng hết sức nguy hiểm bởi bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ mà có tác động lớn tới em bé trong bụng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, phụ nữ mang thai lại không thể tùy tiện sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số phương pháp chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc mà các mẹ bầu có thể thử áp dụng tại nhà:
Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng - Cách phòng và xử trí khi trẻ bị bệnh
Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng - Cách phòng và xử trí khi trẻ bị bệnh

1061 Lượt xem

Vào mùa hè, độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi... phá triển mạnh hơn. Trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý đến các bệnh thường gặp vào mùa hè để có biện pháp phòng tránh và xử trí an toàn.
Món cháo ăn dặm giàu chất dinh dưỡng giúp bé còi mấy cũng có thể tăng cân
Món cháo ăn dặm giàu chất dinh dưỡng giúp bé còi mấy cũng có thể tăng cân

1237 Lượt xem

Ăn dặm là một trong những giai đoạn quan trọng của trẻ. Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi bé lên 6 tháng tuổi. Bởi khi đó đa số trẻ bắt đầu mọc răng, biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và có khả năng cử động hàm để nhai. Giai đoạn ăn dặm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ mà có tác động đến khẩu vị và thói quen ăn uống của bé sau này. Tuy nhiên, không ít bậc cha mẹ lúng túng trong cách lựa chọn món ăn dinh dưỡng cho trẻ. Vậy, dưới đây sẽ là một số gợi ý về các món cháo ăn dặm cho bé mẹ có thể tham khảo:
Sầu riêng kiêng ăn với gì? Những lưu ý khi ăn sầu riêng
Sầu riêng kiêng ăn với gì? Những lưu ý khi ăn sầu riêng

1588 Lượt xem

Sầu riêng là món khoái khẩu với khá nhiều người. Vị ngọt, ngậy, béo của loại quả đặc trưng này đã chinh phục được nhiều khách hàng khó tính. Tuy nhiên, không phải kết hợp ăn sầu riêng với bất kỳ đồ ăn, nước uống nào cũng được bởi nó sẽ gây ra những nguy hiểm đến tính mạng. Vậy, sầu riêng kiêng ăn với gì?
Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? 14 lý do bà bầu nên ăn dưa bở
Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? 14 lý do bà bầu nên ăn dưa bở

4332 Lượt xem

Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? Bà bầu ăn dưa bở được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Dưa bở rất an toàn cho phụ nữ mang thai. Loại hoa quả này rất ít calo, nhiều dưỡng chất và chất xơ, biến nó trở thành loại snack hảo hạng cho mẹ bầu.

Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh
Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

415 Lượt xem

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Bởi đây là nền tảng cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là việc mà các thai phụ cần làm để duy trì sức khỏe cho chính mình. Những thực phẩm bà bầu nên ăn trong thai kỳ được bất mí trong bài viết này sẽ giúp ích cho sự phát triển của mẹ và thai nhi. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho các bà mẹ đang mang thai và chuẩn bị mang thai.
Nên siêu âm thai lần đầu khi nào?
Nên siêu âm thai lần đầu khi nào?

427 Lượt xem

Siêu âm thai là một trong những kỹ thuật cận lâm sàng rất quan trọng và cần thiết đối với mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, không phải lúc nào siêu âm thai cũng có thể thực hiện được và người phụ nữ mang thai cần nắm rõ những thông tin về thời gian siêu âm thai như khi nào đi siêu âm thai lần đầu hay lịch siêu âm thai trong thai kỳ như thế nào.

Bảng Chiều Cao, Cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi
Bảng Chiều Cao, Cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi

1797 Lượt xem

Babytole.com - Trọn Năm cùng bé
Mồ hôi trộm là gì? 5 nguyên nhân khiến bé con dễ bị cảm lạnh mẹ không ngờ và cách khắc phục
Mồ hôi trộm là gì? 5 nguyên nhân khiến bé con dễ bị cảm lạnh mẹ không ngờ và cách khắc phục

433 Lượt xem

Mồ hôi trộm là gì? Đổ mồ hôi trộm là gì? Làm sao để bảo vệ bé yêu khỏi tình trạng ướt lưng, bẹn vào ban đêm? Đổ mồ hôi trộm ban đêm là tình trạng phổ biến ở các em bé sơ sinh. Mặc dù thời tiết không quá nóng hay kể cả bé cũng không hoạt động nhiều thì cơ thể vẫn có mồ hôi tiết ra. Tuy đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ nhưng việc đổ mồ hôi trộm thường xuyên dễ khiến bé bị cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp.
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

421 Lượt xem

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo mục tiêu đó, Cleanipedia sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng