Huyết áp cao khi mang thai nên xử trí sao đây mẹ ơi?

Bệnh cao huyết áp không chừa bất kỳ ai, kể cả mẹ bầu. Hơn nữa, huyết áp cao khi mang thai còn gây nhiều biến chứng thai kỳ cho mẹ. Vậy mẹ nên xử trí ra sao? Huyết áp cao là mầm mống của nhiều căn bệnh tim mạch nguy hiểm như tai biến, suy tim. Điều này còn nguy hiểm hơn nếu mẹ đang mang trong mình một “sinh linh bé nhỏ”. Cao huyết áp khi mang thai là do đâu? Xử trí và phòng ngừa tình trạng này như thế nào? Hãy để MarryBaby mách bạn trong bài viết dưới đây nhé.

Huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao (tăng huyết áp) là khi huyết áp có chỉ số ≥ 130/80 mm Hg. Bệnh lý này xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao và tạo ra nhiều áp lực cho tim. Ngoài ra, huyết áp cao cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

Huyết áp cao có nhiều loại như:

  • Cao huyết áp vô căn: Loại này không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp mắc bệnh.
  • Cao huyết áp thứ phát: Trường hợp này là triệu chứng của một số bệnh khác ở thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết.
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Loại này thường xảy ra ở người lớn tuổi
  • Cao huyết áp khi mang thai (gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật): Loại này cảnh báo các nguy cơ tim mạch trong thai kỳ.

 

 

Huyết áp cao khi mang thai là thế nào?

Huyết áp cao khi mang thai là khi trị số huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg. Huyết áp cao khi mang thai không phải lúc nào cũng nguy hiểm nếu được kiểm soát tốt.

  • Cao huyết áp khi mang thai nhẹ nếu trị số trong khoảng 140-159/90-109 mmHg
  • Cao huyết áp khi mang thai nặng nếu trị số ≥ 160/110 mmHg

Cao huyết áp khi mang thai gồm 4 thể lâm sàng sau:

  • Tăng huyết áp mạn tính

Tình trạng này xảy ra trước khi mẹ mang thai hoặc trước khi mang thai 20 tuần. Phụ nữ bị tăng huyết áp mãn tính cũng có thể bị tiền sản giật trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

  • Tăng huyết áp thai kỳ

Tình trạng này xảy ra khi mẹ bị cao huyết áp khi mang thai và không có protein trong nước tiểu, kèm với các vấn đề về tim hoặc thận khác. Tăng huyết áp thai kỳ được chẩn đoán sau 20 tuần của thai kỳ hoặc gần đến ngày sinh nở. Tình trạng này thường biến mất trong vòng 42 ngày sau sinh.

  • Tiền sản giật

– Tình trạng này thường xảy ra ở mẹ bầu mang thai lần đầu, đa thai, thai trứng, mắc hội chứng phospholipid, đặc biệt là mẹ bầu bị tăng huyết áp mãn tính, bị thận hoặc đái tháo đường.

– Tiền sản giật được chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm protein niệu và huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 90 mmHg.

– Tình trạng này thường xuất hiện ở tuần thứ 20 ở mẹ bầu có huyết áp bình thường trước đó và liên quan đến sự chậm phát triển của thai nhi do suy thai. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ sinh non.

  • Tiền sản giật trên nền bệnh lý tăng huyết áp mãn tính

Tình trạng này sẽ có xác suất xảy ra cao khi thai phụ bị cao huyết áp kèm thêm protein niệu lần đầu.

  • Huyết áp cao khi mang thai tháng cuối là sao?

Nhiều mẹ đặc biệt quan tâm về tình trạng huyết áp cao khi mang thai tháng cuối. Lúc này, một số bộ phận trong cơ thể mẹ buộc phải tăng sinh mạch máu do các thay đổi về sinh lý tim mạch như tăng thể tích máu, nhịp tim. Hơn nữa, mẹ cũng đang cần nhiều lưu lượng máu hơn bình thường. Vì lẽ đó, mạch máu sẽ chịu áp lực nhiều hơn, làm huyết áp cao khi mang thai tháng cuối.

 

Nguyên nhân bầu bị huyết áp cao khi mang thai

Để biết cách giảm huyết áp cao khi mang thai, mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra huyết áp cao. Cao huyết áp khi mang thai có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

  • Chế độ sinh hoạt

Có một chế độ sinh hoạt lành mạnh là cách giảm huyết cao khi mang thai hiệu quả. Chế độ sinh hoạt và ăn uống bị “buông thả” sẽ khiến mẹ bị thừa cân hoặc béo phì, ít vận động là những nguyên chính gây huyết áp cao khi mang thai.

  • Số lần mang thai

Phụ nữ mang thai lần đầu có nhiều khả năng bị huyết áp cao khi mang thai. Tin vui là, khả năng tăng huyết áp sẽ giảm dần trong những lần mang thai tiếp theo.

  • Số lượng thai nhi

Mẹ bầu mang song thai, đa thai sẽ dễ bị cao huyết áp khi mang thai. Vì cơ thể mẹ phải làm việc “chăm chỉ” hơn để nuôi dưỡng nhiều hơn một em bé.

  • Tuổi tác

Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người dưới độ tuổi này. Do đó, cách giảm huyết áp cao khi mang thai là mang thai sớm hơn 35 tuổi.

  • Tiền sử bệnh

Phụ nữ bị huyết áp cao trước khi mang thai có nguy cơ mắc các biến chứng liên quan trong thai kỳ cao hơn những người có huyết áp bình thường.

 

Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?

Điều không ít mẹ bầu băn khoăn là cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không. Thống kê cho thấy khoảng 5-10% phụ nữ bị cao huyết áo khi mang thai. Huyết áp cao khi mang thai nếu không được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời có thể dẫn đến:

  • Lượng máu đến nhau thai ít hơn: Nếu nhau thai không nhận đủ máu, thai nhi có thể bị thiếu oxy và có ít chất dinh dưỡng hơn. Điều này có thể dẫn đến bé phát triển chậm, sinh con nhẹ cân hoặc sinh non. Hơn nữa, bé sinh non dễ gặp vấn đề về hô hấp và dễ nhiễm trùng hơn.
  • Nhau bong non: Đây là hiện tượng nhau thai tách khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh. Nếu bị nặng có thể gây chảy máu nhiều, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi.
  • Tổn thương các cơ quan khác: Huyết áp cao khi mang thai không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến tổn thương não, mắt, tim, phổi, thận, gan và các cơ quan quan trọng khác, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Chuyển dạ sinh sớm: Mẹ có thể phải sinh sớm để ngăn ngừa các biến chứng đe dọa đến tính mạng do huyết áp cao khi mang thai.
  • Bị mắc bệnh tim mạch trong tương lai: Bị tiền sản giật (một thể lâm sàng của cao huyết áp) có thể làm mẹ tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu (tim mạch) trong tương lai. Nguy cơ này tăng lên nếu mẹ bị tiền sản giật nhiều hơn 1 lần hoặc sinh non do huyết áp cao khi mang thai.

 

Dấu hiệu cao huyết áp khi mang thai

Trong một số trường hợp, các dấu hiệu cao huyết áp khi mang thai có thể không rõ ràng nên thường bị bỏ qua.

Nếu mẹ đi khám thai thường xuyên, mẹ có thể theo dõi được trị số huyết áp của mình, tiểu cầu trong máu.

  • Huyết áp cao khi mang thai là 140/90 mmHg và huyết áp cao nghiêm trọng trong thai kỳ là 160/110. Trong khi đó, huyết áp bình thường là khoảng 120/80 mmHg.
  • Mức độ tiểu cầu trong máu giảm

Nếu mẹ không khám thai thường xuyên, đây là một số dấu hiệu của huyết áp cao khi mang thai cho mẹ tham khảo:

  • Đau đầu dữ dội
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Protein dư thừa trong nước tiểu
  • Các thay đổi về thị lực như: mất thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau bụng trên, thường là dưới xương sườn bên phải
  • Suy giảm chức năng gan
  • Khó thở do chất lỏng trong phổi
  • Tăng cân đột ngột và sưng – đặc biệt là ở mặt và tay
  • Đi tiểu ít

 

Mẹ bị huyết áp cao khi mang thai nên xử trí ra sao?

Sau khi biết các dấu hiệu cao huyết áp khi mang thai, mẹ hẳn rất tò mò cách điều trị, cải thiện tình trạng này. Thực tế, việc điều trị cụ thể cho bệnh tăng huyết áp thai kỳ sẽ được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa dựa trên các cơ sở:

  • Mang thai, tuổi thai, sức khỏe tổng thể và tiền sử bệnh của mẹ
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh
  • Khả năng đáp ứng của mẹ đối với thuốc, hoặc liệu pháp cụ thể

1. Điều trị không dùng thuốc

  • Giảm cân nếu mẹ bị thừa cân: Mẹ có thể tham khảo các chỉ số trọng lượng bách phân vị để biết cân nặng chuẩn trong từng giai đoạn của thai kỳ và điều chỉnh cho phù hợp.
  • Tập thể dục thường xuyên: Mẹ lưu ý nên tập thể dục đều đặn để tránh huyết áp tăng trở lại. Ngoài ra, mẹ chú ý chọn các bài tập yoga, đi bộ… nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến bé trong bụng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Mẹ nên bổ sung vào thực đơn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein tốt, thực phẩm giàu canxi, kali, magie, trái cây và rau củ; đồng thời loại bỏ chất béo bão hòa và cholesterol. Nếu tuân thủ theo thực đơn trên, mẹ có thể làm giảm huyết áp tới 11mmHg.
  • Tránh uống rượu và hút thuốc: Uống nhiều rượu sẽ làm tăng chỉ số huyết áp và giảm hiệu quả của thuốc điều trị huyết áp. Bên cạnh đó, bỏ hút thuốc cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nguy cơ vỡ ối sớm.
  • Cắt giảm lượng caffeine: Mặc dù vai trò của caffeine đối với huyết áp vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, caffeine có thể làm tăng huyết áp lên đến 10mmHg ở những người không dung nạp caffeine thường xuyên. Nếu mẹ thuộc team ủng hộ đồ uống nhiều caffein, mẹ hãy đo huyết áp trong vòng 30 phút sau khi uống thức uống có chứa caffeine, trường hợp chỉ số này tăng từ 5-10mmHg, đây là “thông điệp vũ trụ” gửi đến cho mẹ rằng, mẹ phải cắt giảm lượng caffeine nạp vào mỗi ngày.
  • Giảm căng thẳng: Mẹ có thử tâm sự với người thân, bạn bè hoặc đi massage, ngồi thiền để tinh thần thư thái và giảm căng thẳng.
  • Ăn tỏi hoặc bổ sung chiết xuất tỏi: Một nghiên cứu cho thấy, bổ sung tỏi hàng ngày giúp giảm huyết áp tâm thu lên đến 5mmHg và giảm huyết áp tâm trương tối đa 2,5mmHg. Mẹ lưu ý chỉ nên ăn hoặc dùng tỏi như một gia vị với số lượng 2-4 tép tỏi mỗi ngày để tránh gây tụt huyết áp quá mức.
  • Đảm bảo giấc ngủ sâu và ngon: Huyết áp thường giảm xuống khi chúng ta ngủ. Do đó, mẹ bị mất ngủ, thiếu ngủ thường dễ bị huyết áp cao khi mang thai.

 

2. Điều trị dùng thuốc

Huyết áp cao khi mang thai sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí dẫn đến tử vong. Việc sử dụng thuốc điều trị huyết áp cao khi mang thai cần phải theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, liều thuốc, thời gian dùng… Một số loại thuốc hiệu quả để điều trị ban đầu và sau đó kiểm soát huyết áp:

  • Thuốc cường adrenergic
  • Chất ức chế men chuyển angiotensin
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB)
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Thuốc ức chế trực tiếp renin
  • Thuốc giãn mạch trực tiếp
  • Thuốc lợi tiểu

 

Cách phòng ngừa huyết áp cao khi mang thai

Phòng bệnh hơn chữa bệnh! Sau đây là những cách phòng ngừa cao huyết áp khi mang thai cho mẹ tham khảo:

  • Nghiên cứu cho thấy aspirin liều thấp (75-100mg) hàng ngày có hiệu quả để phòng ngừa phụ nữ có nguy cơ cao xuất hiện tiền sản giật. Hơn nữa, Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cũng khuyến cáo nên bắt đầu sử dụng liệu pháp aspirin liều thấp hàng ngày từ giữa tuần 12-28 thai kỳ (tối ưu nhất là trước tuần 16) cho đến lúc sinh ở những phụ nữ có nguy cơ cao tiền sản giật.
  • Các nguy cơ tiền sản giật cao có thể là: Tăng huyết áp trong lần mang thai trước, bệnh thận mạn tính, bệnh tự miễn lupus ban đỏ, hội chứng kháng phospholipid, đái tháo đường loại 1 hoặc loại 2, tăng huyết áp mạn tính.
  • Các nguy cơ trung bình tiền sản giật bao gồm: Mẹ mang thai lần đầu, mẹ bầu ≥ 40 tuổi, có khoảng cách giữa hai lần mang thai hơn 10 năm, BMI ≥ 35 kg/m2 tại lần khám đầu tiên, gia đình có tiền sử mắc bệnh, mang đa thai.
  • Mẹ nên bổ sung canxi (1,5-2 g/ngày đường uống) để phòng ngừa tiền sản giật tại lần khám tiền sản đầu tiên.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn cũng giúp phòng ngừa huyết áp cao khi mang thai hiệu quả.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về bệnh cao huyết áp khi mang thai. Hy vọng mẹ đã nắm đầy đủ thông tin để chuẩn bị và điều chỉnh khi cần để có một thai kỳ khỏe mạnh.


Tin tức liên quan

TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ

417 Lượt xem

Tuần thai thứ 11 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của bé về mặt phản xạ so với các tuần thai trước. Về phần mẹ, đây là giai đoạn mẹ gặp khó khăn bởi chứng ợ nóng và táo bón. Hãy xem cụ thể, bé đã phát triển như thế nào và mẹ cần làm gì để cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh hơn nhé!
Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu cho thấy bé đang đói
Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu cho thấy bé đang đói

497 Lượt xem

Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không là nỗi lo chung của phần lớn các bậc cha mẹ. Vì làm cha mẹ ai nào cũng sợ bé thiếu ngủ, giật mình và quấy khóc giữa đêm. Và để biết trẻ sơ sinh đói có ngủ được không, cha mẹ sẽ cần biết cách nhận ra dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đói; và liệu có nên đánh thức giấc ngủ để cho bé bú không?
Hướng dẫn bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ
Hướng dẫn bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ

396 Lượt xem

Canxi là dưỡng chất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thiếu hụt canxi khiến trẻ chậm tăng trưởng cũng như có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Vậy bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ như thế nào?
Các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ
Các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ

1643 Lượt xem

Cha mẹ nào cũng mong muốn cho con mình luôn khỏe mạnh, thông minh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên để đạt được điều đó rất cần sự chăm sóc cẩn thận và khoa học của bố mẹ. Bên cạnh việc dạy dỗ con hàng ngày, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Một số loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ dưới đây sẽ là gợi ý để bố mẹ bổ sung cho trẻ.
Trẻ sơ sinh không đi tiểu được có nguy hiểm gì đến sức khỏe không?
Trẻ sơ sinh không đi tiểu được có nguy hiểm gì đến sức khỏe không?

621 Lượt xem

Bí tiểu là trường hợp có thể bất kì ai cũng gặp phải. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh không đi tiểu được sẽ quấy khóc và khiến ba mẹ lo lắng. Trẻ sơ sinh không đi tiểu được rất thường hay xảy ra. Tuy nhiên, nếu trường hợp này kéo dài và liên tục sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ tìm hiểu về vấn đề trên và cách để khắc phục giúp con vui khỏe hơn mỗi ngày.
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

681 Lượt xem

Lồng ruột là một tình trạng phổ biến gây tắc nghẽn đường ruột và là giảm lượng máu tới cung cấp các phần của ruột có liên quan. Bệnh thì thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Lồng ruột nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây lồng ruột và điều trị như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây.
Giấc mơ của bé...
Giấc mơ của bé...

1225 Lượt xem

Lúc nhỏ ai cũng có ước mơ của riêng minh, có những giấc mơ không bao giờ thành hiện thực nếu ta không thực hiện nó...và nó vẫn mãi là giấc mơ và sẽ bị lãng quên trong vô vàng ký ức.
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

421 Lượt xem

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo mục tiêu đó, Cleanipedia sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.
TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP
TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP

417 Lượt xem

Tuần thai thứ 6, kích thước của bé đã tăng gấp đôi – bằng một hạt đậu Hà Lan và dài hơn 1mm; não và hệ thần kinh cũng phát triển một cách nhanh chóng Đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì lúc này, hệ tuần hoàn và tim của bé đã bắt đầu hình thành. Nhưng kích thước của bé cũng chỉ bằng một hạt mè hoặc một hạt hoa anh túc, hình dáng như một chú nòng nhọc nhỏ..
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

903 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...

Bé tập đi sớm là tốt hay xấu – Có thể ba mẹ chưa biết
Bé tập đi sớm là tốt hay xấu – Có thể ba mẹ chưa biết

0 Lượt xem

Bé tập đi là một cột mốc mới luôn được các bậc phụ huynh mong ngóng. Không thể biết chính xác mốc thời gian nào bé sẽ biết đi. Có rất nhiều tác động tới sự phát triển về thể chất của bé. Cha mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ tập đi sớm với suy nghĩ rằng: “Con của mình phát triển, biết đi hơn những đứa trẻ cùng trang lứa”.
Top 5 Shop quần áo trẻ em đẹp và chất lượng nhất quận Tân Phú, TP. HCM - Theo Toplist bình chọn 2020
Top 5 Shop quần áo trẻ em đẹp và chất lượng nhất quận Tân Phú, TP. HCM - Theo Toplist bình chọn 2020

1627 Lượt xem

Cám ơn Toplist đã bình chọn Babytole.com xếp thứ 3 trong danh sách top5 Quận tân phú nhé.
Bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?
Bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?

439 Lượt xem

Tình trạng bé mọc răng biếng ăn thường xảy ra khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên các chuyên gia quan sát thấy, hiện tượng trẻ bỏ ăn khi mọc răng nanh diễn ra nhiều hơn so với khi mọc răng hàm hay răng cửa. Vậy bé mọc răng bỏ ăn phải làm sao? Và bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?
Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện
Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện

366 Lượt xem

Tình trạng biếng ăn của trẻ luôn là một vấn đề gây đau đầu đối với các bà các mẹ. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và tư duy của trẻ rất nhiều. Vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này?
Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu như thế nào tốt cho thai kỳ?
Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu như thế nào tốt cho thai kỳ?

487 Lượt xem

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, sự thay đổi của vóc dáng chưa có nhiều thay đổi do thai nhi vẫn còn nhỏ. Ngoài vấn đề dinh dưỡng, sinh hoạt, thì các mẹ bầu cũng cần lưu ý đến tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu.

Các loại hạt tốt
Các loại hạt tốt

730 Lượt xem

Ăn các loại hạt dinh dưỡng trong khi mang thai không chỉ an toàn, mà còn đem lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Đây là một cách tuyệt vời để cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi cũng như bảo đảm cho sức khỏe của người mẹ.

Cha và con gái...
Cha và con gái...

1356 Lượt xem

Bạn đã từng nói dối con bạn như thế này chưa, hãy lắng nghe và cảm nhận video này để hiểu thêm về suy nghĩ của con nhé
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh

367 Lượt xem

Trẻ 1 tuổi nên ăn gì là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ. Có thể thấy, từ 0 đến dưới 1 tuổi là giai đoạn quan trọng và phát triển mạnh mẽ nhất của trẻ. Do đó, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi này rất quan trọng. Lựa chọn thực phẩm không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, sụt cân ở trẻ. Mẹ tham khảo danh sách các thực phẩm này nhé: Trẻ 1 tuổi nên ăn Chuối, đào và một số loại trái cây mềm khác
Trình tự mọc răng theo tuổi của em bé, cha mẹ cần chú ý
Trình tự mọc răng theo tuổi của em bé, cha mẹ cần chú ý

1248 Lượt xem

Răng của bé sẽ mọc theo từng giai đoạn của các tháng tuổi, bố mẹ cùng xem nhé.
Bà bầu ăn ếch có an toàn không?
Bà bầu ăn ếch có an toàn không?

500 Lượt xem

Thịt ếch có chứa một lượng protein dồi dào, giàu vitamin B, photpho và canxi. Tuy nhiên, ếch chỉ sống chủ yếu trong môi trường ẩm ướt như ruộng đồng, ao hồ có nhiều loại ký sinh trùng, nếu bà bầu ăn phải có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu ăn ếch có an toàn không?


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng