Bảo vệ bé và bạn khi có hỏa hoạn.

Thời tiết nắng nóng luôn kéo theo nhiều mối nguy hại cho gia đình chúng ta, các bậc cha mẹ hãy dành thời gian chăm sóc và bảo vệ gia đình chính mình nhé.

 

1. Báo cho tất cả mọi người biết có cháy.

Phải đảm bảo rằng tất cả mọi người trong nhà biết có cháy và tập hợp mọi người lại.

2. Biết đường thoát

Một kế hoạch thoát thân có thể giúp mọi thành viên trong gia đình thoát khỏi ngôi nhà đang cháy. Lời khuyên là hãy ra ngoài thật nhanh và an toàn. Khói từ đám cháy có thể gây khó nhìn mọi đồ vật, vì thế, việc học và nhớ các cách ra khỏi nhà là rất quan trọng. Có bao nhiêu lối thoát hiểm? Làm thế nào để đi tới những lối thoát hiểm đó? Vì thế, cả gia đình nên cùng vẽ một bản đồ cho kế hoạch thoát hiểm của mình.

3. Khi thoát hiểm, cần nhớ những điều sau:

  • Không cố thu những đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà
  • Không tìm hiểu đám cháy
  • Bò trên sàn nhà nếu có khói – không khí sạch hơn ở gần sàn nhà, vì thế, để mũi càng thấp càng tốt; hãy nhớ – khói rất độc, và có thể giết bạn
  • Khi ra ngoài, chỉ mở cửa bạn cần và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan nhanh
  • Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở – mặt kia của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay. Vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa.
  • Nếu đang chạy thoát cùng người khác, hãy đi cùng nhau nếu có thể

 

Rất có thể lối thoát bị cháy hoặc có khói, vì thế, bạn cần phải biết những lối thoát khác ở chỗ nào. Ngoài ra, nếu bạn sống trong chung cư, bạn cũng cần phải biết cách tốt nhất đến cầu thang hay các lối thoát hiểm khác.

thoat-hiem-hoa-hoan

4. Các biện pháp an toàn

  • Nếu bạn đang ở trong phòng đóng cửa khi nhà bị cháy, bạn cần phải áp dụng các biện pháp sau:
  • Kiểm tra xem có lửa hay khói vào nhà qua các khe trên cửa hay không (Bạn đang kiểm tra để xem có lửa ở mặt sau hay không.)
  • Nếu nhìn thấy khói bốc lên từ phía dưới cửa – không được mở cửa!
  • Nếu không nhìn thấy khói – hãy đặt mu bàn tay vào cánh cửa. Nếu cánh cửa nóng hay rất ấm – không được mở cửa!
  • Nếu không nhìn thấy khói – và cánh cửa không nóng – dùng mu bàn tay nhẹ nhàng chạm vào quả đấm cửa. Nếu quả đấm cửa nóng hoặc rất ấm – không mở cửa!

Nếu quả đấm cửa mát, và bạn không nhìn thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa rất chậm và cẩn thận. Khi mở cửa, nếu bạn thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chẳn rằng nó đã được đóng chặt. Nếu không có khói hay lửa khi bạn mở cửa, hãy tiến thẳng đến cửa thoát hiểm của bạn.

5. Luôn giữ ở vị trí thấp

Nếu bạn thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa. Bạn sẽ hít ít khói hơn nếu cơ thể bạn ở gần sát nền nhà. Theo tự nhiên, khói bay lên cao, vì thế, nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, và bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.

thoat-hiem-hoa-hoan-1

- Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài nên là lựa chọn đầu tiên của bạn, nhưng bạn cũng có thể kiểm tra xem cửa sổ có thể là lối chạy thoát được không. Thậm chí cửa sổ trên tầng cao cũng có ích khi bạn cần giúp đỡ, từ lính cứu hỏa, hay từ người khác.

- Rất nhiều trẻ nhỏ đã bị thương vì ngã qua cửa sổ. Nếu trong nhà có thang, hãy nhờ người thân chỉ cho bạn cách sử dụng nó.

- Lo lắng cho thú cưng hay đồ chơi yêu thích là bình thường, nhưng khi có cháy, bạn phải bỏ chúng lại. 

- Khi đã ra ngoài rồi, đừng quay lại để lấy bất cứ thứ gì – dù là thú cưng.

6. Nếu quần áo của bạn bị cháy:

  • Đừng chạy vòng quanh – bạn sẽ chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn thôi
  • Nằm xuống – việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn (lửa cháy từ dưới lên trên)
  • Dập lửa – bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng, như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa
  • Lăn vòng quanh – lăn giúp dập lửa

7. Làm gì khi không thể ra ngoài ngay lập tức?

Nếu không thể thoát ra ngoài nhanh được vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát, nếu lối thoát hiểm của bạn bị chặn:

  • Nếu bạn ở tầng trệt, ra ngoài bằng cửa sổ – ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ bạn
  • Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối -khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt, hay chăn
  • Hạ trẻ xuống càng thấp càng tốt trước khi thả bé xuống – để người lớn đỡ trẻ nếu có thể
  • Hạ thấp cơ thể bạn bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ trước khi thả mình xuống

Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng:

  • Chọn một phòng có cửa sổ nếu có thể
  • Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.
  • Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.
  • Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn nếu bạn nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng.
  • Ngay từ bây giờ, hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất – bạn cần một cửa sổ có thể mở được, và nếu có thể, một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu

Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh.

8. Gọi cứu hỏa

Khi đã ra ngoài được an toàn, hãy dùng điện thoại di động, điện thoại nhà hàng xóm, hay điện thoại công cộng để gọi dịch vụ cứu hỏa khẩn cấp. Khi nói chuyện với tổng đài viên, bạn hãy:

  • Cho biết địa chỉ chính xác của bạn
  • Nói với họ cái gì bị cháy, ví dụ như “một ngôi nhà hai tầng” chẳng hạn
  • Giải thích xem có ai bị mắc kẹt không, nếu có, họ đang ở phòng nào – bạn càng cung cấp được nhiều thông tin cho dịch vụ cứu hỏa, họ có thể giúp bạn càng nhanh và hiệu quả.

9. Không quay lại

Bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.

10. Làm gì khi bạn sống trong chung cư cao tầng?

Nếu sống trong chung cư, bạn sẽ cần phải chuẩn bị tình huống lửa có thể bắt nguồn ngay bên ngoài căn hộ nhà bạn, hay trong cầu thang. Xem phần “Lên kế hoạch chạy thoát an toàn” dưới đây để biết thêm thông tin về việc lập kế hoạch thoát hiểm – bao gồm hướng dẫn chi tiết cho các nhà cao tầng.

Nếu lửa bắt nguồn từ căn hộ của bạn hay trong cầu thang và bạn không thể ra ngoài:

  • Tập hợp mọi người vào một phòng với cửa sổ, đặt đệm, bộ đồ giường, hay quần áo quanh mép dưới của cửa để chặn khói vào phòng
  • Mở cửa sổ, hãy vẫy tấm vải ngoài cửa sổ để lính cứu hỏa biết bạn đang ở đó
  • Nếu ngọn lửa ở ngay ngoài căn hộ nhà bạn, hãy bịt kín khe cửa bằng băng dính nếu có thể, bạn cũng có thể sử dụng bộ chăn, ga giường, hay quần áo
  • Bịt lỗ thoáng khí hoặc quạt gió hướng bị cháy và và gọi cứu hỏa, cho biết số căn hộ của bạn
  • Tưới nước vào cửa nếu thấy cửa nóng

Thoát hiểm khi sống trong nhà cao tầng

Sống ở tầng cao không có nghĩa là bạn sẽ nguy hiểm hơn khi có cháy. Các căn hộ cao tầng có tường, trần, và cửa chống lửa sẽ giúp chặn lửa và khói lại.

Hầu hết các kế hoạch của bạn giống như các căn nhà dưới mặt đất, nhưng có vài điểm khác biệt:

  • Bạn sẽ không thể dùng thang máy khi có cháy, vì thế, phải cân nhắc điều này khi chọn lối thoát hiểm
  • Đếm xem có bao nhiêu cửa trên đường tới cầu thang khi bạn không thể sử dụng thang máy, đề phòng trường hợp bạn không nhìn thấy đường
  • Đảm bảo rằng cầu thang bộ và cửa thoát hiểm không có chướng ngại vật và cửa không bao giờ bị khóa
  • Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng bạn có thể mở cửa cầu thang bộ từ cả hai phía
  • Nếu có cháy ở nơi khác trong tòa nhà, thông thường bạn sẽ an toàn nhất khi ở trong căn hộ của bạn, trừ khi khói và lửa làm gây hại cho bạn. Nếu bị ảnh hưởng, hãy tìm cách ra ngoài, ở ngoài, và gọi cứu hỏa

Babytole.com sưu tầm


Tin tức liên quan

26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

278 Lượt xem

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo mục tiêu đó, Cleanipedia sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ

294 Lượt xem

Tuần thai thứ 11 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của bé về mặt phản xạ so với các tuần thai trước. Về phần mẹ, đây là giai đoạn mẹ gặp khó khăn bởi chứng ợ nóng và táo bón. Hãy xem cụ thể, bé đã phát triển như thế nào và mẹ cần làm gì để cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh hơn nhé!
10 điều kiêng kỵ khi đến thăm trẻ sơ sinh cần nhớ để trở thành vị khách lịch sự
10 điều kiêng kỵ khi đến thăm trẻ sơ sinh cần nhớ để trở thành vị khách lịch sự

291 Lượt xem

Chẳng ai có thể phủ nhận vẻ đáng yêu như thiên thần của các em bé mới sinh. Mắt thì nhắm chặt thiu thiu ngủ, tay chân lũn chũn dễ thương, người thơm thơm ngọt ngọt mùi sữa. Bởi thế mà chẳng ai có thể kìm lòng được, cứ hết bế em lên, lại thơm chụt vài cái vào má. Tuy nhiên, để tránh gây phiền hà cho cả mẹ và bé nhé, bạn không nên làm những điều cấm kỵ dưới đây khi thăm bé sơ sinh nhé!
15 tình huống bi hài của mẹ bỉm sữa khiến chị em cười ra nước mắt
15 tình huống bi hài của mẹ bỉm sữa khiến chị em cười ra nước mắt

321 Lượt xem

Chắc hẳn các mẹ sẽ nhìn thấy hình ảnh của mình đâu đây.
5 sai lầm nghiêm trọng trong việc nấu cháo cho bé
5 sai lầm nghiêm trọng trong việc nấu cháo cho bé

284 Lượt xem

Nấu cháo không đúng cách trong một thời gian dài có thể khiến trẻ ăn đủ bữa mà không tăng cân, hay trẻ béo phì mà cơ thể lại thiếu vitamin, thậm chí là còi xương suy dinh dưỡng.
Hướng dẫn bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ
Hướng dẫn bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ

287 Lượt xem

Canxi là dưỡng chất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thiếu hụt canxi khiến trẻ chậm tăng trưởng cũng như có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Vậy bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ như thế nào?
Có nên cho trẻ em uống nước dừa?
Có nên cho trẻ em uống nước dừa?

348 Lượt xem

Nước dừa là một loại thức uống tự nhiên, bổ dưỡng và ngon lành, chứa ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Các thành phần dinh dưỡng chính của nước dừa bao gồm sắt, clorua, kali, natri, phốt pho,... Vậy có nên cho trẻ em uống nước dừa không?
TUẦN THAI THỨ 7: BÉ THÍCH NGHI DẦN VỚI CUỘC SỐNG BÊN TRONG BỤNG MẸ
TUẦN THAI THỨ 7: BÉ THÍCH NGHI DẦN VỚI CUỘC SỐNG BÊN TRONG BỤNG MẸ

332 Lượt xem

Ở tuần thai này, kích thước của thai nhi là khoảng 1,3cm – lớn bằng một quả oliu xanh cỡ trung bình. Lúc này, bé đang thay đổi liên tục để có thể thích nghi với cuộc sống bên trong tử cung.
Có thai uống nước dừa được không?
Có thai uống nước dừa được không?

409 Lượt xem

Có thai uống nước dừa được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu, bởi đây là một loại đồ uống cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên cân nhắc bổ sung với liều lượng phù hợp cùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh.
Món cháo ăn dặm giàu chất dinh dưỡng giúp bé còi mấy cũng có thể tăng cân
Món cháo ăn dặm giàu chất dinh dưỡng giúp bé còi mấy cũng có thể tăng cân

1105 Lượt xem

Ăn dặm là một trong những giai đoạn quan trọng của trẻ. Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi bé lên 6 tháng tuổi. Bởi khi đó đa số trẻ bắt đầu mọc răng, biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và có khả năng cử động hàm để nhai. Giai đoạn ăn dặm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ mà có tác động đến khẩu vị và thói quen ăn uống của bé sau này. Tuy nhiên, không ít bậc cha mẹ lúng túng trong cách lựa chọn món ăn dinh dưỡng cho trẻ. Vậy, dưới đây sẽ là một số gợi ý về các món cháo ăn dặm cho bé mẹ có thể tham khảo:
Da khô ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Da khô ở trẻ sơ sinh và trẻ em

282 Lượt xem

Không khí lạnh khô ngoài trời và hệ thống sưởi trong nhà có thể lấy đi độ ẩm tự nhiên của da vào mùa đông. Vào mùa hè, trẻ sơ sinh bị khô da cũng có những mảng da bong tróc vì ánh nắng gay gắt, máy lạnh, nước muối và clo trong nước hồ bơi.
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?

339 Lượt xem

Bệnh tiêu chảy là bệnh đường ruột thường gặp do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Trẻ được cho là bị tiêu chảy là khi đi tiêu phân lỏng nhiều nước, 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi thấy biểu hiện bệnh của trẻ không có dấu hiệu giảm đi.
Bi hài chuyện các mẹ để “quên não“ trong phòng sinh
Bi hài chuyện các mẹ để “quên não“ trong phòng sinh

0 Lượt xem

Cùng với niềm hạnh phúc chào đón một “thiên thần“ đáng yêu trong gia đình, các mẹ sau sinh cũng phải đau đầu với những tình huống “dở khóc dở cười“ do trí nhớ giảm sút. Đón thêm một thành viên mới trong gia đình chắc chắn là niềm hạnh phúc lớn lao đối với bất kỳ bà mẹ nào. Vậy nhưng sau khi sinh, mẹ cũng gặp phải không ít rắc rối vì trí nhớ giảm sút nghiêm trọng. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 80% các bà mẹ mới sinh phàn nàn rằng trí não họ không được minh mẫn như trước kể từ khi mang thai. Thậm chí những mẹ có trình độ học vấn cao thì cảm giác này lại càng rõ ràng hơn.
Quá trình tinh trùng gặp trứng và thụ thai.
Quá trình tinh trùng gặp trứng và thụ thai.

2954 Lượt xem

Chuẩn bị chào đón bé nào các mẹ ơi
Đồ Tole không biên giới
Đồ Tole không biên giới

1965 Lượt xem

Baby tole chuyên sản xuất đồ bộ Tole từ sơ sinh đến người lớn LH 0938.103.800
Trẻ Sơ Sinh
Trẻ Sơ Sinh

1592 Lượt xem

Mặc quần áo như thế nào cho con đi ngủ để bé đủ ấm vào mùa đông và không bị nóng vào mùa hè là điều khiến không ít cha mẹ đau đầu.
TUẦN THAI THỨ 16: BÉ BẮT ĐẦU ĐÁ, THÚC, NHÀO LỘN TRONG BỤNG MẸ
TUẦN THAI THỨ 16: BÉ BẮT ĐẦU ĐÁ, THÚC, NHÀO LỘN TRONG BỤNG MẸ

366 Lượt xem

Từ tuần thai này, bé sẽ tăng trưởng khá nhanh cả về cân nặng và chiều dài. Đặc biệt là những mẹ đã từng mang thai, thì đây là lúc mẹ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của con.
Nên siêu âm thai lần đầu khi nào?
Nên siêu âm thai lần đầu khi nào?

291 Lượt xem

Siêu âm thai là một trong những kỹ thuật cận lâm sàng rất quan trọng và cần thiết đối với mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, không phải lúc nào siêu âm thai cũng có thể thực hiện được và người phụ nữ mang thai cần nắm rõ những thông tin về thời gian siêu âm thai như khi nào đi siêu âm thai lần đầu hay lịch siêu âm thai trong thai kỳ như thế nào.
Các loại hạt tốt
Các loại hạt tốt

438 Lượt xem

Ăn các loại hạt dinh dưỡng trong khi mang thai không chỉ an toàn, mà còn đem lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Đây là một cách tuyệt vời để cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi cũng như bảo đảm cho sức khỏe của người mẹ.
Dấu hiệu mang thai sớm
Dấu hiệu mang thai sớm

1102 Lượt xem

Phụ nữ có đời sống tình dục bình thường khi bị trễ kinh sẽ nghĩ rằng mình đã có thai. Thực tế, trễ kinh chưa hẳn là dấu hiệu mang thai chính xác nhất. Song nếu bạn trễ kinh và có thêm một số dấu hiệu khác rất có thể bé cưng đang tượng hình trong bạn.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng