MUÔN KIỂU DÚ MẸ VÀ TIPS CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH
16/11/2022
Mẹ biết không, núm dú có thể thay đổi hình dạng, kích thước theo từng giai đoạn đó.
Khi mang thai núm sẽ to hơn bình thường. Quầng vú cũng sẫm màu hơn do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, các tuyến montgomery cũng hoạt động mạnh mẽ, khiến vùng nhũ hoa xuất hiện các đốm trắng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, mẹ không nên nặn những nốt sần này vì có thể gây tổn thương núm dú
Về cuối thai kỳ, n.gực của mẹ có thể tiết ra sữa non. Sữa non chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm trùng.
Khi cho con bú, những mẹ có núm to, núm phẳng hoặc núm tụt sẽ khó để bé ngậm đúng khớp. Nếu để khớp ngậm của bé sai trong thời gian dài, mẹ có thể bị đau, sưng núm và giảm lượng sữa, tắc sữa. Nếu mẹ mong muốn có thể cho bú một cách thoải mái, nhẹ nhàng, thì những tip sau là dành cho mẹ đó!
NÚM BỰ QUÁ DỒI, PHẢI LÀM SAO, PHẢI LÀM SAO
Kích thước của núm zú không phải yếu tố then chốt quyết định việc bé có bú mẹ thành công. Núm to có khó không - quả thực là khó. Nhưng, điểm mấu chốt là bé cần ngậm hết núm zú và một phần quầng zú vào miệng. Nếu chỉ ngậm mình núm, miệng bé sẽ không thể ép vào xoang sữ.a ở quầng zú, dẫn đến ăn không hiệu quả, dể gây sưng và đau núm zú.
Núm zú to không quá ảnh hưởng với các bác sinh đủ tháng. Tuy nhiên, nếu bé sinh thiếu tháng hoặc miệng con nhỏ chúm chím thôi thì sẽ cần hỗ trợ một chút.
Xem thêm