Bà bầu bị tụt huyết áp: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tụt huyết áp khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, chóng mặt và thậm chí ngất xỉu. Vậy bà bầu bị tụt huyết áp có nguy hiểm không và điều trị thế nào? Mang thai là một giai đoạn rất nhạy cảm trong cuộc đời của người phụ nữ. Nó gây ra những thay đổi lớn về nội tiết tố, ngoại hình và cả khả năng chịu đựng của người mẹ. Trong thời điểm này, việc bà bầu bị tụt huyết áp là điều rất bình thường. Bài viết dưới đây sẽ bổ sung kiến thức về tình trạng bà bầu huyết áp thấp.

Khi nào bà bầu bị tụt huyết áp?

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp bình thường dưới 120 trên 80—120 mmHg là chỉ số tâm thu (trong thời gian tim co bóp) và luôn là con số hàng đầu trên thiết bị. Nếu huyết áp thấp hơn hoặc bằng 90/60 mmHg thì được gọi là huyết áp thấp.

Hầu hết phụ nữ đều trải qua triệu chứng bị huyết áp thấp khi mang thai. Tình trạng này kéo dài trong 24 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Sự dao động của huyết áp không phải là bất thường khi hệ tuần hoàn của cơ thể trải qua quá trình giãn nở và có những thay đổi để sản xuất một số hormone. Thông thường, huyết áp sẽ trở lại bình thường sau tam cá nguyệt thứ ba.

 

Các dấu hiệu thường thấy khi bà bầu bị tụt huyết áp có thể bao gồm:

  • Thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn, nhất là thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng dậy.
  • Gặp vấn đề thị lực như hoa mắt, mờ mắt, mỏi mắt,… tình trạng này thường xuất hiện theo cơn.
  • Cảm thấy khát nước thường xuyên, kể cả khi vừa uống nước xong.
  • Cơ thể mệt mỏi, đuối sức.
  • Tâm lý bất ổn định, đặc biệt người mẹ thường gặp phải tình trạng lo lắng, phiền muộn.
  • Thở gấp, khó thở, hơi thở nóng do huyết áp thấp không đủ cấp máu tới các cơ quan.
  • Da lạnh, kém sắc.

Các dấu hiệu khi bà bầu bị tụt huyết áp

 

Huyết áp thấp ảnh hưởng gì trong thai kỳ?

Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không? Khi bà bầu bị tụt huyết áp, tác động của tình trạng này đối với thai kỳ là gián tiếp hơn là trực tiếp. Thông thường, do mệt mỏi và khó thở, mẹ bầu có thể bị ngất và ngã, gây chảy máu trong. Thậm chí có thể gây thương tích cho em bé dẫn đến thai nhi bị tổn thương không thể cứu chữa được.

Huyết áp thấp có thể làm giảm tốc độ thai nhi nhận được nguồn cung cấp máu liên tục từ mẹ. Trong một số trường hợp, bà bầu huyết áp thấp có thể gây tổn thương não cho thai nhi. Dựa theo một số lượng nhỏ nghiên cứu cho thấy huyết áp thấp liên tục trong thai kỳ có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của thai kỳ, bao gồm cả thai chết lưu.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị tụt huyết áp

Huyết áp thay đổi tùy thuộc vào mức năng lượng, trạng thái, lối sống và mức độ căng thẳng của người phụ nữ . Bà bầu bị tụt huyết áp là do hệ thống tuần hoàn, khi các mạch máu mở rộng để cho máu chảy đến tử cung.

Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến tụt huyết áp khi mang thai như:

  • Mẹ bầu bị dị ứng, nhiễm trùng.
  • Nằm trong bồn nước nóng quá lâu.
  • Đứng dậy quá nhanh.
  • Bị mất nước, suy dinh dưỡng.
  • Rối loạn nội tiết.

Một số loại thuốc cũng có thể làm bà bầu huyết áp thấp. Vì vậy, điều quan trọng là phụ nữ mang thai phải thông báo cho bác sĩ biết họ đang dùng loại thuốc nào.

Huyết áp quá thấp cũng có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

 

Bà bầu bị tụt huyết áp phải làm sao?

Thường không có phương pháp điều trị y tế nào khi bà bầu bị tụt huyết áp. Tuy nhiên, mẹ có thể thử một số biện pháp điều trị tại nhà để tránh bị huyết áp thấp trong giai đoạn này.

1. Chú ý đến chế độ ăn uống

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng có thể giúp điều chỉnh huyết áp ổn định ở phụ nữ mang thai. Tiêu thụ trái cây và rau quả giàu vitamin và khoáng chất có thể ngăn ngừa tình trạng hạ huyết áp. Bà bầu bị huyết áp thấp có thể tăng lượng muối ăn hàng ngày dựa trên chỉ dẫn về liều lượng của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa ngắn trong khoảng thời gian đều đặn, thay vì ăn nhiều bữa cùng một lúc.

 

2. Tập thể dục

Tập thể dục có thể có tác động to lớn đến việc điều chỉnh huyết áp trong cơ thể. Tuy nhiên, một số ít bà bầu bị tụt huyết áp có thể bị chóng mặt và mệt mỏi. Mẹ nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ tập luyện cường độ cao nhé.

 

3. Nghỉ ngơi đầy đủ

Mẹ bầu cần phải biết huyết áp có thể dao động như thế nào trong thai kỳ. Không nên tham gia vào bất kỳ cử động nhanh sau khi nằm ngồi trong một thời gian dài.

Nằm xuống và nghỉ ngơi luôn giúp điều hòa nhịp tim. Ngủ nghiêng bên trái và mặc quần áo rộng rãi cũng sẽ giúp ích cho mẹ lắm đấy.

 

4. Bổ sung chất lỏng

Mất nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai. Uống trà xanh và các chất lỏng có thể giúp loại bỏ các triệu chứng như buồn nôn khi mang thai.

 

Bổ sung vitamin B-12 có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu.

 

Bà bầu bị tụt huyết áp phải làm sao?

 

Bà bầu bị tụt huyết áp: Khi nào đến gặp bác sĩ?

Bác sĩ thường theo dõi huyết áp của phụ nữ khi khám thai định kỳ nhằm đưa ra lời khuyên hoặc các lựa chọn điều trị nếu huyết áp quá thấp hoặc cao. Nếu mẹ trải qua những triệu chứng như sau thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

  • Bị ngất xỉu hoặc chóng mặt kèm theo đau đầu dữ dội.
  • Đau ngực và cảm giác tê hoặc yếu một bên của cơ thể.
  • Bà bầu huyết áp thấp sau kỳ tam cá nguyệt thứ ba.
  • Mẹ bầu có tiền sử huyết áp thấp.

 

Bà bầu bị tụt huyết áp là hiện tượng bình thường và phổ biến. Do vậy, nếu mẹ gặp phải tình trạng này cũng đừng quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ cần chú ý đến tình trạng sức khỏe cũng như khám thai đều đặn để được bác sĩ tư vấn kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.


Tin tức liên quan

TUẦN THAI THỨ 17: BÉ NGỦ NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG
TUẦN THAI THỨ 17: BÉ NGỦ NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG

209 Lượt xem

Đến tuần thai thứ 17, bé đã lớn như một củ hành tây, còn mẹ thì bắt đầu gặp một số vấn đề về sức khỏe nên cần quan tâm đến chế độ ngủ nghỉ, ăn uống, sinh hoạt của mình nhiều hơn
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ phòng ngừa dịch bệnh.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ phòng ngừa dịch bệnh.

1085 Lượt xem

Trước tình trạng bùng phát dịch bệnh ở nhiều nước trên thế giới, mỗi gia đình cần phải thường xuyên vệ sinh, khử trùng nhà cửa sạch sẽ như một phần của các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc
Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc

265 Lượt xem

Bà bầu bị ho và cảm cúm khi mang thai cần cực kì thận trọng trong việc dùng thuốc. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu cách trị ho cảm cúm khi mang thai mà không cần dùng thuốc trong bài viết dưới đây để thai kì thêm an toàn hơn. Cảm cúm, ho khi mang thai là tình trạng hết sức nguy hiểm bởi bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ mà có tác động lớn tới em bé trong bụng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, phụ nữ mang thai lại không thể tùy tiện sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số phương pháp chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc mà các mẹ bầu có thể thử áp dụng tại nhà:
Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi

975 Lượt xem

Thường thì quá trình mang thai của người phụ nữ sẽ kéo dài trong khoảng 40 tuần (280 ngày) được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. 280 ngày được chia làm 3 tam cá nguyệt, mỗi tam cá nguyệt kéo dài 12 - 13 tuần (khoảng 3 tháng).
Bà bầu ăn tảo biển được không
Bà bầu ăn tảo biển được không

178 Lượt xem

Khi bạn mang thai, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn của mình. Nếu bạn là một fan hâm mộ của tảo biển, bạn có thể muốn biết ‘ăn tảo biển khi mang thai có sao không’ hay bạn có thể sử dụng tảo biển thường xuyên không? Có một số loại tảo biển mà bạn có thể sử dụng một cách an toàn khi mang thai. Bài viết này sẽ hướng dẫn các thông tin này cho bạn
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

177 Lượt xem

Cũng trong tam cá nguyệt thứ nhất này, thai nhi cũng đối mặt với nguy cơ tổn thương cao hoặc bị dị tật nếu như mẹ bầu ăn uống không kiêng khem, lạm dụng các chất kích thích. Vậy mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ

228 Lượt xem

Ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Trong tuần tiếp theo, ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Tuy nhiên duy nhất chỉ có 1 nang nổi cộm nhất trên bề mặt buồng trứng gọi là nang De Graaf mới có khả năng rụng trứng và thụ thai được. Thông thường đối với các mẹ có chu kỳ kinh đều, sự rụng trứng sẽ xảy ra vào giữa chu kỳ, tương đương ngày thứ 14 (hoặc 2 tuần từ khi có kinh).
Thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ
Thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ

253 Lượt xem

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ.
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn

273 Lượt xem

Tử cung lạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Bên cạnh việc điều trị, chị em phụ nữ bị tử cung lạnh cũng nên biết cách làm ấm tử cung.
5 loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi muốn có con
5 loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi muốn có con

225 Lượt xem

Muốn thụ thai không nên ăn gì? Muốn có thai nên kiêng gì?
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

184 Lượt xem

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo mục tiêu đó, Cleanipedia sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.
Lý do khiến sản phụ đau lưng khi mới mang thai
Lý do khiến sản phụ đau lưng khi mới mang thai

187 Lượt xem

Đau lưng khi mang thai gặp ở phần lớn các thai phụ, cơn đau lưng xuất hiện khá sớm trong thai kỳ và đau tăng dần theo thai kỳ. Khi mới mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi và đó cũng chính là những nguyên nhân hay gặp gây tình trạng đau lưng. Có nhiều sản phụ chỉ đau nhẹ không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, nhưng cũng không ít sản phụ đau nhiều, dai dẳng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt.
Bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?
Bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?

180 Lượt xem

Trong quá trình mang thai, các mẹ đều muốn con tăng trưởng và phát triển toàn diện. Mỗi giai đoạn thai kỳ, bà bầu cần bổ sung dinh dưỡng khác nhau cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, do chế độ ăn không hợp lý sẽ khiến cho mẹ tăng cân nhưng cân nặng của con không thay đổi. Vậy bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?
Bố mẹ có nên bế bồng trẻ nhỏ hay không
Bố mẹ có nên bế bồng trẻ nhỏ hay không

2454 Lượt xem

Sinh con ra ai chẳng muốn gần gũi và bế con nâng niu nhưng theo quan niệm thì việc bế ẵm trẻ nhiều là không tốt chút nào vì nếu mẹ bế ẳm trẻ nhiều có thể làm cho trẻ quen hơi mẹ và lúc này làm cho mẹ đi đâu cũng khó. Vấn đề đó làm cho nhiều bà mẹ cứ thắc mắc hoài và việc bế trẻ nhiều tốt xấu như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ thêm có nên bế bông trẻ nhỏ hay không
Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt
Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt

192 Lượt xem

Sâm bổ lượng hay còn gọi là chè sâm bổ lượng, là một món chè ngọt phổ biến ở miền Nam Việt Nam nhưng có nguồn gốc Quảng Đông và cũng phổ biến tại Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, và Hải Nam. Mặc dù công thức có thể khác nhau, nhưng hầu hết sâm bổ lượng thường có nhãn nhục (cơm trái long nhãn phơi khô), hạt bo bo, hạt sen, phổ tai (một loại rong biển), táo tàu đỏ, hoài sơn (khoai mài) ăn cùng nước, đường phèn và đá bào. Vậy, mẹ bầu ăn sâm bổ lượng được không?
TUẦN THAI THỨ 3: MỘT THIÊN THẦN NHỎ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH TRONG BẠN
TUẦN THAI THỨ 3: MỘT THIÊN THẦN NHỎ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH TRONG BẠN

198 Lượt xem

Tuần thứ 3 mới là thời điểm mẹ chính thức mang thai khi trứng đã được thụ tinh. Nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được dấu hiệu nào của sự thụ thai đâu
Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi biếng ăn và cách giúp trẻ ăn ngon miệng
Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi biếng ăn và cách giúp trẻ ăn ngon miệng

1383 Lượt xem

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ 6 tuổi biếng ăn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến một số nguyên nhân như:
Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ
Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ

356 Lượt xem

Sặc là một tai nạn khá phổ biến thường xảy ra ở trẻ em từ một đến ba tuổi. Các tình trạng sặc thường gặp là sặc sữa ở trẻ sơ sinh, sặc thức ăn, sặc nước, đôi khi có thể gặp sặc dịch dạ dày hoặc sặc chất trào ngược. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn nhanh chóng đường hô hấp, nếu không được xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng của trẻ
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai

212 Lượt xem

Lượng máu ở người bình thường được xác định thông qua xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Nếu nồng độ Hb dưới 13g/dl ở nam và 12 g/dl ở nữ thì đối tượng được xem là thiếu máu. Thai phụ được chẩn đoán là thiếu máu khi mang thai khi Hb dưới 11g/dl.
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai

270 Lượt xem

Khi bạn bước vào quá trình mang thai, bạn có thể thèm một thứ gì đó có đường. Nhưng đừng tạo thói quen với tay lấy một miếng bánh hay một thanh kẹo để thỏa mãn sở thích ngọt ngào đó. Trái cây là giải pháp hoàn hảo. Vậy bà bầu nên ăn quả gì?

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng