26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo mục tiêu đó, Cleanipedia sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.

1. Cách cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm

Ăn dặm đối với trẻ 6 tháng là bước khởi đầu hết sức quan trọng. Những bữa ăn đầu tiên có vai trò đặt nền móng cho thói quen ăn uống của trẻ sau này. Để bé và mẹ có thể vượt qua giai đoạn này dễ dàng nhất, mẹ cần nhận biết các dấu hiệu sẵn sàng của bé đối với việc ăn dặm như sau:

Dấu hiệu trẻ sẵn sàng bắt đầu ăn dặm

  • Trẻ có thể chuyển sang tư thế ngồi thẳng mà không cần giúp đỡ

  • Bé hay cho đồ chơi lên miệng gặm

  • Bé luôn tỏ ra thích thú mỗi khi nhìn các thành viên khác trong giờ ăn

 

Những nguyên tắc khi cho trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm

Nếu bé có những dấu hiệu trên, mẹ có thể cùng bé sẵn sàng cho những bữa ăn dặm đầu tiên. Mẹ hãy ghi nhớ 2 nguyên tắc sau để bắt đầu cho bé 6 tháng ăn dặm đúng cách vào lần đầu tiên nhé.

  • Liều lượng ăn: mẹ cho bé ăn theo nhu cầu của bé, ăn từ ít đến nhiều.

  • Số lượng bữa ăn: 1 bữa/ngày

  • Độ thô của thức ăn cho trẻ ăn dặm: nghiền nhuyễn, ăn từ loãng đến đặc

  • Nguyên liệu: tinh bột, trái cây, hoa quả.

Giai đoạn 6 tháng, bé mới chỉ nên làm quen với các nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa để phù hợp hơn với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Các nhóm thực phẩm chứa đạm như thịt, gà, cá...mẹ có thể giới thiệu khi bé được khoảng 7 tháng tuổi. 

 

Các loại rau cho bé ăn dặm 6 tháng bố mẹ có thể tham khảo

1. DƯA CHUỘT
Dưa chuột có thể được dùng làm thức ăn cho trẻ ăn dặm vì nó rất giàu chất dinh dưỡng và có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Dưa chuột có thể tốt cho tiêu hóa của trẻ và đôi khi giúp cải thiện tình trạng táo bón của trẻ. Dưa chuột cũng có thể cải thiện tình trạng khó chịu của trẻ khi mọc răng và tăng cường trí nhớ cho trẻ hiệu quả.

 

2. CÀ CHUA
Cà chua rất giàu chất chống oxy hóa và là một kho dự trữ lycopene tự nhiên. Đồng thời, cà chua rất giàu vitamin C và vitamin E có thể cải thiện khả năng miễn dịch của bé.

 

3. CÀ RỐT
Cà rốt rất giàu carotene, có thể chuyển hóa thành vitamin A với một lượng lớn. Vitamin A có thể cải thiện chức năng miễn dịch và ngăn ngừa bé bị nhiễm trùng đường hô hấp, có lợi cho sức khỏe của cơ thể, bố mẹ chỉ cần xay nhuyễn cà rốt cho bé ăn.

 

4. XÀ LÁCH
Xà lách có thể được dùng làm thức ăn cho trẻ ăn dặm chứa nhiều chất xơ và vitamin, hàm lượng nước lớn nên có thể tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng của bé tốt hơn. Bột rau diếp xay nhuyễn có thể ngăn ngừa còi xương sau khi bé ăn dặm.

 

5. BÍ NGÔ
Bí ngô rất giàu dinh dưỡng và chứa đường, vitamin, protein và 17 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người, ngoài ra bí ngô cũng rất giàu kẽm, cung cấp chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Khi bé được 6 tháng nên ăn bí đỏ xay nhuyễn để bé dễ hấp thu hơn.

 

 

2. 26 Thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

2.1. Cách nấu cháo bí đỏ cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Bí đỏ thơm, ngọt là món ăn mà hầu như mọi em bé đều thích. Màu sắc bí đỏ hấp dẫn còn khiến bé rất thích thú khi vào bữa. Có lẽ, vì lý do này mà hầu như các bà mẹ đều lựa chọn món cháo bí đỏ là thức ăn cho trẻ ăn dặm đầu tiên cho bé 6 tháng tuổi.

Chuẩn bị:

  • Bí đỏ: 20g

  • Cháo trắng: 2 thìa cà phê

Cách làm:

  • Hấp chín bí đỏ nghiền nhuyễn

  • Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1 gạo 10 nước. Sau đó rây qua lưới cho thật mịn.

  • Trộn bí đỏ và cháo trắng cho bé ăn. Hoặc có thể cho bé ăn riêng để kích thích vị giác.

2.2 Cách nấu súp khoai cho bé ăn dặm khi 6 tháng tuổi

Khoai là thực phẩm chứa lượng tinh bột cao và dễ hấp thụ. Vì vậy, để cho bé 6 tháng ăn dặm đúng cách thì mẹ nên chế biến khoai với sữa để thay thế món cháo hàng ngày cho bé. Cách làm thì rất dễ thực hiện như sau.

Chuẩn bị:

  • Khoai tây/khoai lang: nửa củ

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 50ml

Cách làm:

  • Hấp chín khoai và nghiền nhuyễn. Nếu mẹ có lò nướng, hãy thử bọc giấy bạc và nướng chín, vị khoai sẽ rất thơm ngon khác biệt.

  • Thêm sữa vào khoai nấu nhỏ lửa, sau đó rây mịn và cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm.

2.3 Cách nấu cháo yến mạch cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Yến mạch là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và mà rất dễ chế biến. Các bà mẹ hiện đại ngày nay cũng thường lựa chọn yến mạch hơn để bổ sung vào món ăn dặm hàng ngày cho các em bé 6 tháng tuổi. Các mẹ có thể tham khảo cách chế biến sau đây.

Chuẩn bị:

  • Yến mạch cán nhỏ: 50g

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 60ml

Cách làm:

  • Nấu chín yến mạch và nghiền nhuyễn. 

  • Thêm sữa vào yến mạch và nấu nhỏ lửa, sau đó rây mịn và cho bé ăn.

2.4 Thực đơn súp đậu

Nguồn dinh dưỡng từ các loại thực phẩm họ đậu chứa khá nhiều các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe và dễ hấp thu. Chính vì vậy, các mẹ đừng quên bổ sung các món ăn họ đậu và thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi nhé.

Chuẩn bị:

  • Đậu: 30 g. Các mẹ có thể linh hoạt chọn một số loại đậu như đậu gà, đậu lăng...để đổi bữa cho bé.

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 60ml

Cách nấu súp đậu cho bé ăn dặm khi 6 tháng tuổi:

  • Đậu mua về rửa sạch, ngâm sơ với nước lạnh trong 10p. Sau đó, luộc chín mềm, dùng thìa nghiền nhuyễn.

  • Cho đậu vào sữa nấu nhỏ lửa trong vài phút và tắt bếp. Chờ nguội và cho bé ăn.

2.5 Cách nấu bơ nghiền sữa cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Hầu như em bé nào cũng thích món ăn này. Nếu đúng vào mùa bơ, mẹ hãy chọn những trái bơ chín già, và cho bé ăn. Bơ chứa rất nhiều các chất béo tốt cho sức khỏe, và đặc biệt là vô cùng ngon miệng. Mẹ lưu ý hãy thực hiện cách bảo quản bơ cho bé ăn dặm đúng cách để duy trình dinh dưỡng trong quả bơ được tốt nhất nhé.

Chuẩn bị:

  • Bơ chín: 30g

  • Sữa mẹ/sữa công thức: 50-60ml

Cách làm:

  • Bơ chín bỏ vỏ, thái lát mỏng rồi nghiền nhuyễn

  • Trộn đều bơ với sữa, cho bé ăn luôn.

2.6 Thực đơn cháo hạt sen

Hạt sen có vị bùi, thanh rất phù hợp để nấu cháo cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, tâm sen có vị đắng, các mẹ nhớ lưu ý tách tâm sen trước khi tiến hành chế biến cho bé nhé.

Chuẩn bị:

  • Hạt sen: 30g

  • Cháo trắng 2 thìa cà phê

Cách làm:

  • Tách bỏ tâm sen, rồi luộc hạt sen chín mềm. Sau đó nghiền nhuyễn.

  • Mẹ lấy nước hầm hạt sen nấu cháo cho bé theo tỉ lệ 1 gạo, 10 nước. Cháo gần được, mẹ thêm hạt sen vào khuấy đều ở lửa nhỏ.

  • Rây cháo mịn để cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm đúng cách.

2.7 Cách nấu cháo rau cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Rau lá cũng là nguồn thực phẩm thiết yếu, và thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ cũng nên lựa chọn các loại rau đa dạng để nấu cho bé ăn như: bông cải xanh, cải bó xôi, cải thảo...Dưới đây, Cleanipedia sẽ giới thiệu với các bạn công thức với cải bó xôi nhé.

Chuẩn bị:

  • Cải bó xôi: 3-4 lá. 

  • Cháo trắng: 2 thìa cà phê

Cách nấu cháo rau cho bé ăn dặm khi 6 tháng tuổi:

  • Cải bó xôi rửa sạch, thái thật nhỏ.

  • Mẹ nấu cháo cho bé theo tỉ lệ 1 gạo, 10 nước. Cháo gần được mẹ thêm rau vào và nấu chín.

  • Rây cháo mịn và cho bé ăn.

2.8 Thực đơn cháo đậu

Ngoài rau, thì một số loại đậu như đậu cove, đậu đũa, đậu hà lan cũng rất được lòng các bà mẹ nuôi con ăn dặm. Tuy nhiên, độ cứng và xơ của thực phẩm này cần được chú ý khi chế biến để bé ăn dặm được an toàn khi 6 tháng tuổi.

Chuẩn bị:

  • Đậu cove: 3-4 quả

  • Cháo trắng 2 thìa cà phê

Cách làm:

  • Đậu cove rửa sạch và ngâm với nước khoảng 10 phút. Sau đó luộc chín và nghiền nhuyễn và lọc qua rây.

  • Mẹ lấy nước luộc đậu nấu cháo cho bé theo tỉ lệ 1 gạo, 10 nước. Cháo gần được mẹ thêm đậu đã nghiền vào khuấy đều ở lửa nhỏ.

  • Rây cháo mịn và cho bé ăn.

2.9 Cách nấu ngô ngọt - cháo cà rốt cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Trong trường hợp này, nếu bé có khả năng ăn thô tốt. Mẹ có thể cho bé gặm thử ngô ngọt và cà rốt nấu chín. Ngược lại, nếu mẹ không yên tâm, mẹ vẫn xay mịn và thêm vào cháo như bình thường cho bé.

Chuẩn bị:

  • Ngô ngọt: cắt khúc khoảng 1cm

  • Cà rốt: 20g

  • Cháo trắng: 2 thìa cà phê

Cách nấu cháo cà rốt cho bé ăn dặm khi 6 tháng tuổi:

  • Ngô ngọt, cà rốt rửa sạch, luộc chín.

  • Dùng nước luộc nấu cháo cho bé theo tỉ lệ 1:10.

  • Cà rốt, ngô ngọt đem xay mịn và cho vào khi cháo gần chín. Sau đó rây mịn cháo và cho bé ăn.

2.10 Thực đơn trái cây tráng miệng

Kèm theo mỗi bữa ăn mẹ có thể cho bé làm quen với vị trái cây tráng miệng. Tùy vào sở thích và khả năng của mỗi bé, mẹ hãy lựa chọn cho bé cách nếm trái cây phù hợp dưới đây:

  • Ăn thô:

    Trái cây là món ăn dễ nhất để bé luyện tập ăn thô. Mẹ hãy cắt trái cây vừa theo bàn tay của bé để bé dễ bốc, cầm và đưa vào miệng. Mẹ hãy chuẩn bị kỹ năng, tâm lý và nhớ quan sát bé thật cẩn thận nếu quyết định cho bé 6 tháng tuổi trải nghiệm ăn dặm theo phương pháp này nhé.

  • Nghiền nhuyễn:

     Hầu hết trái cây như táo, lê mẹ có thể hấp chín rồi nghiền nhuyễn. Hoặc thanh long, kiwi…thì mẹ có thể nghiền trực tiếp và cho bé nếm thử để kích thích vị giác cho bé, khiến bé hứng thú hơn với việc ăn uống.

2.11 Cách nấu bún lòng đỏ trứng cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm đúng cách

Nguyên liệu: 1 quả trứng. Cách làm: Sau khi trứng chín, dùng thìa nghiền thành bột nhuyễn, sau đó cho một lượng nước đun sôi hoặc sữa công thức thích hợp vào, trộn đều thành hỗn hợp sền sệt. Ban đầu bạn có thể bắt đầu với 1/8 lòng đỏ trứng, sau đó tăng dần lên 1/4 và 1/3 tùy theo sự chấp nhận của bé. Bí quyết dinh dưỡng: Hàm lượng sắt trong lòng đỏ trứng gà cao, vitamin A , D, E và chất béo hòa tan dễ được cơ thể hấp thụ và sử dụng

2.12 Thực đơn sốt khoai tây gan tươi

Nguyên liệu: 20 gam khoai tây, 30 gam gạo tẻ, 5 gam gan gà. Cách làm sốt khoai tây cho bé ăn dặm khi 6 tháng tuổi: Rửa sạch gan gà với nước chảy, cho vào nồi đun sôi nhỏ lửa, chắt bỏ (phần nước dùng để nấu gan gà), lấy khoảng 1/3 và tán nhuyễn; khoai tây rửa sạch, để ráo. đun sôi nhỏ Đun sôi trong nồi đến khi chín mềm, vớt khoai tây nghiền ra, sau khi vo gạo rửa sạch, cho nước vào đun sôi gan gà, đun trên lửa lớn và chuyển sang lửa vừa - nhỏ, đun sôi. Cho đến khi cơm thành hỗn hợp sền sệt thì cho gan gà và khoai tây nghiền vào, đảo đều, tắt bếp, cho bé ăn sau khi còn ấm. Lời khuyên về dinh dưỡng: Gan gà rất giàu protein , canxi, phốt pho, sắt, kẽm, vitamin A và vitamin nhóm B , có thể bảo vệ thị lực của bé.

2.13 Cách nấu súp rau củ cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Nguyên liệu: 400 gam cà chua , 300 gam dưa hấu, 200 gam cần tây, 50 gam rau mùi, 50 gam giá đỗ , 500 gam sữa, 50 gam kem, 2 gam tiêu, 5 gam muối, 10 gam tỏi băm.

Cách làm: Cho cần tây vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn để dùng sau; cắt cà chua và bí nước thành miếng để dùng sau; cho kem vào chảo nóng, thêm tỏi băm và xào, thêm cần tây xay nhuyễn và sữa, đun cho đến khi sôi; thêm cà chua và bí nước và tiếp tục nấu trong 10 phút. Cho giá đỗ, ngò gai, tiêu, muối vừa ăn là có thể ăn được rồi.

Mẹo dinh dưỡng: Uống nước luộc rau có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời chất sắt và canxi có trong cần tây có thể giúp bổ sung các nguyên tố vi lượng .

2.14 Thực đơn canh củ cải

Nguyên liệu: 60 gam củ cải trắng , 5 gam vỏ cam khô, 2 quả táo gai sống, 5 gam đường phèn.

Cách làm canh củ cải cho bé ăn dặm khi 6 tháng tuổi: Rửa sạch củ cải trắng rồi thái miếng; cắt nhỏ vỏ cam khô; rửa sạch táo gai; cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nhỏ, thêm 600ml nước; đun sôi trên lửa lớn, hạ lửa nhỏ liu riu trong 10. phút. Vớt vỏ cam ra và bỏ đi, ăn cùng với súp, cuối cùng dọn ra chén.

Mẹo về dinh dưỡng: Nó có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, loại bỏ táo bón, giải độc, do đó cải thiện làn da thô ráp và mụn trứng cá

2.15 Ngũ cốc gạo táo

Nguyên liệu: 1 quả táo, một ít bột ăn dặm cho trẻ.

Cách làm: Rửa sạch táo, cắt miếng và bỏ lõi. Dùng tủ hấp trứng để hấp táo. Xay táo đã hấp thành nhuyễn. Sau đó bạn cho bột ăn dặm và khuấy nhuyễn táo là hoàn thành.

Giá trị dinh dưỡng: Táo nhuyễn có tác dụng bổ tỳ vị, bổ tỳ ích khí, có tác dụng phòng và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh tốt hơn.

2.16 Cháo chuối

Nguyên liệu: nửa củ chuối, 4 muỗng mì gạo (muỗng mì gạo, có thể cộng trừ tùy thích) Cách làm cháo chuối cho bé ăn dặm khi 6 tháng tuổi: Cắt chuối và nghiền thành bột nhuyễn . Cho 4 muỗng bột ăn dặm vào chuối nghiền. Đun nóng nước và khuấy đều cùng bột ăn dặm.

Giá trị dinh dưỡng: Chuối rất giàu vitamin và khoáng chất, dễ tiêu hóa, thích hợp để bổ sung trong giai đoạn đầu khi ba mẹ lên thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi.

2.17 Cháo lòng đỏ trứng sữa

Nguyên liệu: một bát nhỏ gạo, một quả trứng, một ít sữa bột Cách làm: Ngâm gạo vào nước lạnh cho mềm rồi nấu thành cháo. Lấy một quả trứng và hấp bằng xửng hấp trứng . Trứng sau khi hấp chín, lấy lòng đỏ tán nhuyễn (không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn lòng trắng trứng). Sau khi ủ sữa bột, trộn đều lòng đỏ trứng gà và gạo tẻ vào cháo. Đổ súp lơ xanh đã ép vào cháo chuối đã hoàn thành. Đun cách thủy và khuấy. Cho táo xay nhuyễn vào khuấy đều.

Giá trị dinh dưỡng: Sự kết hợp của thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi này rất giàu protein và canxi, ngoài ra lòng đỏ trứng gà cũng rất giàu lecithin rất tốt cho sự tăng trưởng và phát triển trí não của bé.

2.18 Cháo khoai tím và gạo lứt

Nguyên liệu: 1 củ khoai tím, 2 phần gạo tẻ, 1,5 phần gạo tẻ, 0,5 phần gạo đen (đơn vị: 1 phần là khoảng 1 muỗng sữa bột)

Cách làm thự̣c đơn chuẩn dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi: Vo gạo và nấu gạo lứt với nước thành cháo. Gọt vỏ khoai lang tím (Cho khoai lang tím đã gọt vỏ vào ngâm nước ngay nếu không sẽ bị thâm đen) . Cắt khoai lang tím thành khối vuông, trộn với gạo, nấu cho đến khi cháo đặc lại (tùy theo khả năng nhai của bé). Khuấy nhuyễn và bạn đã có món cháo thơm ngon cho bé rồi..

Giá trị dinh dưỡng: Khoai lang tím rất giàu chất dinh dưỡng và nhiều chất xơ, giúp bé táo bón có thể đại tiện dễ dàng hơn.

2.19 Cháo cà rốt khoai tây

Nguyên liệu: 1 củ khoai tây, 1/3 củ cà rốt, thịt bò hoặc thịt nạc, một hộp nước hầm xương

Cách làm: Băm nhỏ cà rốt và cho cháo vào cùng một nồi. Xắt miếng thịt, hấp khoai tây rồi dùng rây ép thành bột nhuyễn. Sau khi nước hầm xương sôi, cho thịt đã thái hạt lựu vào nấu chín rồi xay nhuyễn. Cuối cùng, đổ nước dùng, thì là cháo đã nấu chín rồi cho khoai tây nghiền vào khuấy đều, đun sôi.

Giá trị dinh dưỡng: Thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi này có khoai tây rất giàu protein và axit amin, ngoài ra cà rốt còn có thể thúc đẩy sự phát triển mắt của bé.

.20 Cháo cà rốt khoai mỡ

Nguyên liệu: 1 phần cơm, 1 phần khoai mỡ, 1 phần cà rốt (đơn vị: 1 phần ăn được khoảng 1 muỗng sữa bột) Cách làm cháo cà rốt khoai mỡ cho bé ăn dặm khi 6 tháng tuổi: Vo gạo và bỏ vào nồi. Gọt vỏ và cắt lát khoai lang . Nấu khoai mỡ với gạo và kê cùng nhau . Gọt vỏ cà rốt và nghiền thành sợi nhuyễn . Cho khoai mỡ, gạo và cà rồi vào nấu cùng khuấy đều.

Giá trị dinh dưỡng: Cà rốt chứa nhiều nguyên tố vi lượng như kali, canxi và vitamin C. Nó có tác dụng bồi bổ tỳ vị, có tác dụng bồi bổ thể chất và tinh thần cho trẻ khi ba mẹ chuẩn bị thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi này nhé.

2.21 Chuối nghiền - thực đơn dinh dưỡng cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

Bước 1: Cắt đôi quả chuối. Bước 2: Cắt thành từng miếng nhỏ và xay nhuyễn hoặc nghiền nhuyễn. Bước 3: Cho em bé của bạn ăn càng sớm càng tốt sau khi chuẩn bị xong vì chuối bị oxy hóa rất nhanh và sẽ có một ít axit sau quá trình oxy hóa.

2.22 Táo xay nhuyễn

Bước 1: Sau khi cắt táo thành từng miếng, bạn đem hấp cách thủy khoảng 25 phút. Bước 2: Táo hấp chín rất mềm và có thể cho bé ăn sau khi nghiền nát bằng thìa.

2.23 Cà rốt xay nhuyễn

Bước 1: Gọt vỏ cà rốt và cắt nhỏ. Bước 2: Cho nước sạch vào nồi và hấp cách thủy khoảng 15 phút. Bước 3: Sau khi hấp chín, cho vào máy xay sinh tố, thêm ít nước đun sôi, cho vào máy xay nhuyễn. Bước 4: Dùng rây để lọc lấy phần cà rốt nhuyễn.

Bước 5: Cho cà rốt vào cháo và dùng.

2.24 Rau xanh xay nhuyễn

Mẹ có thể chọn cải thìa nhỏ, bắp cải nhỏ, cải thảo, xà lách và các loại rau xanh khác để làm thực đơn dinh dưỡng cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đúng cách. Quy trình vẫn giống nhau, chỉ cần thay đổi loại rau. Bước 1: Làm sạch các loại rau. Bước 2: Cho vào nồi, thêm nước vào để nấu chín rồi vớt ra. Bước 3: Chuẩn bị một bát nhỏ nước đun sôi. Bước 4: Cho rau ngót và nước đun sôi vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Bước 5: Dùng rây lọc để lọc bỏ phần nước cốt rau và phần xơ rau. Bước 6: Cho toàn bộ nước rau xanh vào cháo đã nấu sẵn và cho một thìa nhỏ xơ rau xanh vào khuấy đều.

2.25 Khoai tây nghiền

Bước 1: Gọt vỏ khoai tây và cắt thành từng lát mỏng. Bước 2: Cho nước lạnh vào nồi và cho khoai vào nấu khoảng 20 phút. Bước 3: Khoai chín, cho ra bát. Bước 4: Thêm nước và nghiền nhuyễn. Bước 5: Thêm vào cháo đã nấu để ăn kèm.

2.26 Cà rốt và táo xay nhuyễn - thự̣c đơn chuẩn dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: cà rốt, táo. Bước 2: Táo gọt vỏ cắt miếng, cà rốt gọt vỏ cắt miếng nhỏ. Bước 3: Cho ít nước vào nồi, cho táo và cà rốt vào xửng hấp chín. Bước 4: Sau khi hấp chín táo và cà rốt, bạn vớt ra. Bước 5: Sau khi hấp chín, cho vào máy xa, thêm một chút nước ấm và xay cho nhuyễn. Bước 6: Thêm hỗn hợp vừa xay vào cháo để ăn kèm.

Hy vọng những thông tin trên của Cleanipedia đã giúp bạn có thêm lựa chọn cho thực đơn ăn dặm và cách cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm. Bên cạnh đó, bạn đừng quên theo dõi Cleanipedia thường xuyên để đón đọc các tin tức mới nhất về các mẹo chăm sóc gia đình, nhà cửa.


Tin tức liên quan

TUẦN THAI THỨ 8: HẦU HẾT CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ BÉ ĐÃ HÌNH THÀNH
TUẦN THAI THỨ 8: HẦU HẾT CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ BÉ ĐÃ HÌNH THÀNH

401 Lượt xem

Tuần thứ 8 là tuần kết thúc tháng thai kỳ thứ 2. Giờ bé đã dài khoảng 2,5cm và chỉ nặng vài gam – giống như một quả nho Mỹ.
TUẦN THAI THỨ 3: MỘT THIÊN THẦN NHỎ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH TRONG BẠN
TUẦN THAI THỨ 3: MỘT THIÊN THẦN NHỎ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH TRONG BẠN

373 Lượt xem

Tuần thứ 3 mới là thời điểm mẹ chính thức mang thai khi trứng đã được thụ tinh. Nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được dấu hiệu nào của sự thụ thai đâu
Bắt cóc trẻ em - Hãy cảnh giác trước khi quá muộn...
Bắt cóc trẻ em - Hãy cảnh giác trước khi quá muộn...

1938 Lượt xem

Xung quanh chúng ta luôn có người tốt và kẻ xấu nên chúng ta hãy bảo vệ và chăm sóc người thân bên cạnh mình ngay bây giờ...
Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện
Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện

365 Lượt xem

Tình trạng biếng ăn của trẻ luôn là một vấn đề gây đau đầu đối với các bà các mẹ. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và tư duy của trẻ rất nhiều. Vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này?
Trẻ sơ sinh nằm sấp có nên hay không? Cách tập bé nằm sấp
Trẻ sơ sinh nằm sấp có nên hay không? Cách tập bé nằm sấp

736 Lượt xem

Nhiều cha mẹ thường đặt trẻ mới sinh nằm ngửa vì nghĩ rằng đây là tư thế tốt nhất đối với trẻ. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số chuyên gia thì việc cho trẻ sơ sinh nằm sấp cũng mang lại nhiều lợi ích. Tư thế này tạo nền tảng vững chắc để trẻ thực hiện những vận động khó hơn về sau. Ngoài ra, nó còn giúp bé phát triển trí não, phát triển thị giác, hỗ trợ tiêu hóa…
Trẻ bị sốt cao kéo dài...
Trẻ bị sốt cao kéo dài...

1534 Lượt xem

Nguyên nhân và Cách xử lý khi trẻ bị sốt kéo dài...
11 loại trái cây tốt cho bà bầu
11 loại trái cây tốt cho bà bầu

1249 Lượt xem

Trái cây là thực phẩm bổ dưỡng cung cấp nhiều khoáng chất, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp mẹ bầu không chỉ có làn da mịn màng mà còn đánh tan những khó chịu khi mang thai.
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai

403 Lượt xem

Lượng máu ở người bình thường được xác định thông qua xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Nếu nồng độ Hb dưới 13g/dl ở nam và 12 g/dl ở nữ thì đối tượng được xem là thiếu máu. Thai phụ được chẩn đoán là thiếu máu khi mang thai khi Hb dưới 11g/dl.
Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ
Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ

624 Lượt xem

Sặc là một tai nạn khá phổ biến thường xảy ra ở trẻ em từ một đến ba tuổi. Các tình trạng sặc thường gặp là sặc sữa ở trẻ sơ sinh, sặc thức ăn, sặc nước, đôi khi có thể gặp sặc dịch dạ dày hoặc sặc chất trào ngược. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn nhanh chóng đường hô hấp, nếu không được xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng của trẻ
Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi
Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi

617 Lượt xem

Dính thắng lưỡi (ankyloglossia) là tình trạng lưỡi của trẻ nhỏ vẫn dính vào đáy miệng. Các triệu chứng bao gồm trẻ khó bú và trẻ bị khó nói. Tình trạng này có thể khắc phục bằng phẫu thuật đơn giản.
TUẦN THAI THỨ 16: BÉ BẮT ĐẦU ĐÁ, THÚC, NHÀO LỘN TRONG BỤNG MẸ
TUẦN THAI THỨ 16: BÉ BẮT ĐẦU ĐÁ, THÚC, NHÀO LỘN TRONG BỤNG MẸ

482 Lượt xem

Từ tuần thai này, bé sẽ tăng trưởng khá nhanh cả về cân nặng và chiều dài. Đặc biệt là những mẹ đã từng mang thai, thì đây là lúc mẹ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của con.
Có nên ăn măng khi mang thai?
Có nên ăn măng khi mang thai?

325 Lượt xem

Nhiều mẹ bầu lo lắng và tránh ăn măng khi mang thai vì sợ ăn măng mất máu, ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy sự thật thì bà bầu có nên ăn măng không?

Bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?
Bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?

357 Lượt xem

Trong quá trình mang thai, các mẹ đều muốn con tăng trưởng và phát triển toàn diện. Mỗi giai đoạn thai kỳ, bà bầu cần bổ sung dinh dưỡng khác nhau cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, do chế độ ăn không hợp lý sẽ khiến cho mẹ tăng cân nhưng cân nặng của con không thay đổi. Vậy bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?
Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu như thế nào tốt cho thai kỳ?
Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu như thế nào tốt cho thai kỳ?

486 Lượt xem

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, sự thay đổi của vóc dáng chưa có nhiều thay đổi do thai nhi vẫn còn nhỏ. Ngoài vấn đề dinh dưỡng, sinh hoạt, thì các mẹ bầu cũng cần lưu ý đến tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu.

Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

1351 Lượt xem

Hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nước ta là 24,3% (năm 2016), tỷ lệ này tương ứng cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi và có sự khác biệt giữa các vùng miền, một số tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn ở mức rất cao - trên 30%.
Các cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn
Các cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn

1352 Lượt xem

Hiện tượng trẻ bị nôn khi uống thuốc rất phổ biến. Nếu trẻ nhà bạn đang rơi vào tình huống này thì bạn nên tham khảo các cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn cực dễ dàng trong bài viết dưới đây.
Âm đạo của bạn thay đổi thế nào sau khi sinh con?
Âm đạo của bạn thay đổi thế nào sau khi sinh con?

467 Lượt xem

Sự thay đổi của âm đạo sau sinh diễn ra tự nhiên, khiến bạn cảm thấy rộng hơn, khô hoặc đau trong một thời gian. Một số sản phụ còn bị rách, cắt và khâu tầng sinh môn (da giữa âm đạo và hậu môn). Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì hiện nay Y học hiện đại đã phát triển hơn, có nhiều cách để phẫu thuật, phục hồi âm đạo sau khi sinh.
Khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi?
Khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi?

410 Lượt xem

Sữa tươi luôn được cha mẹ cho trẻ dùng hàng ngày vì có mùi vị hấp dẫn, tiện lợi, đặc biệt chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ phát triển chiều cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu không uống đúng cách, đúng thời điểm, sữa tươi sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
TUẦN THAI THỨ 15: BÉ ĐÃ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH DẤU VÂN TAY
TUẦN THAI THỨ 15: BÉ ĐÃ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH DẤU VÂN TAY

370 Lượt xem

Thời điểm này bé đã lớn bằng một quả cam với chiều dài khoảng 11,5cm và nặng khoảng 100gr. Rất nhiều mẹ đã có thể cảm nhận được những cử động nhỏ của bé.
Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?
Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?

1725 Lượt xem

Viêm da, chàm sữa, viêm phế quản, viêm mũi, dị ứng thức ăn là những bệnh thường gạp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Làm sao để nhận biết và cách phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết chuyển giao mùa.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng