Trẻ bị sốt cao kéo dài...

Nguyên nhân và Cách xử lý khi trẻ bị sốt kéo dài...

1. Sốt do nhiễm siêu vi

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra sốt kéo dài liên tục ở trẻ em, bệnh thường khỏi sau 5 - 7 ngày, có rất nhiều loại siêu vi gây bệnh cho trẻ em.

  • Sốt xuất huyết: sốt cao đột ngột và sốt kéo dài liên tục từ 2 - 7 ngày; thì xuất hiện những chấm hoặc mảng xuất huyết ở dưới da, nếu nặng hơn thì kèm theo chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đôi khi có xuất huyết nội tạng.

  • Sốt do virus cúm: dấu hiệu đầu tiên thường là trẻ bị tắc nghẽn ở mũi, sau đó biểu hiện hắt hơi, ho khan và chảy nước mũi; kèm theo sốt, sốt thường là nhẹ khoảng nhiệt độ từ 37,8 - 38 ̊C, trường hợp bội nhiễm thì sốt cao, trẻ khó chịu, quấy khóc, chán ăn, bỏ bú...
  • Sốt do virus Rubella: biểu hiện trẻ sốt kéo dài, sốt nhẹ, sau đó phát ban và viêm họng đường hô hấp trên, nổi hạch vùng chẩm, sau tai và cổ.
  • Sốt do virus sởi: trẻ sốt kéo dài liên tục, ho nhiều, chảy nước mũi, mắt đỏ, từ ngày thứ 4 ban xuất hiện ở mặt, lan ra chân và chi.

  • Sốt do bệnh tay - chân - miệng: khi trẻ bị tay chân miệng, trẻ sốt kéo dài, đồng thời cũng xuất hiện những nốt phỏng rộp ở gan bàn chân, bàn tay, trong miệng làm cho trẻ ăn, uống khó khăn, nên làm cho trẻ biếng ăn, quấy khóc, mệt mỏi nhiều.
  • Sốt do virus thủy đậu: khi bệnh khởi phát, trẻ có thể có biểu hiện sốt kéo dài liên tục, đau đầu, đau mình mẩy, sau đó trên thân mình trẻ xuất hiện những nốt hồng ban. Phỏng nước xuất hiện đầu tiên ở mặt, ngực và lưng sau đó lan dần khắp cơ thể. Mụn bóng nước ban đầu chứa chất dịch màu trong nhưng sau một ngày sẽ chuyển sang màu đục như mụn mủ. Sau 2 - 3 ngày mụn có thể bị đóng vảy. Các mụn nước mọc làm nhiều đợt khác nhau nên trên cùng một vùng da có thể thấy nhiều dạng khác nhau, đỏ rát, mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vảy...

 

1.2. Trẻ bị sốt do nhiễm vi trùng

  • Sốt do viêm họng - viêm Amidan cấp: bệnh thường khởi phát đột ngột, sốt cao 39 - 40 ̊C, trẻ sốt kéo dài, kèm theo nuốt đau, rát họng, khàn tiếng; sốt có thể kèm theo các triệu chứng khác: chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, đặc biệt trẻ hay xuất hiện viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau... Với trẻ còn bú mẹ, viêm họng thường kèm theo bú ít hoặc bỏ bú, quấy khóc. Với trẻ lớn hơn triệu chứng kêu đau vùng họng, chán ăn nên dễ làm cho cha mẹ hiểu nhầm rằng đó là những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng.

  • Nhiễm trùng đường hô hấp như: viêm khí phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi, áp-xe phổi, trẻ thường có biểu hiện sốt, ho khạc đờm hay máu, đau ngực, khó thở...
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: viêm bàng quang, viêm mủ bể thận, viêm cầu thận cấp, trẻ bị sốt kèm theo tiểu buốt - tiểu rắt, tiểu ít, nước tiểu đục hay hồng, có phù, đau vùng thắt lưng.
  • Nhiễm trùng đường gan mật: trẻ thường sốt cao, sốt kéo dài liên tục kèm theo vàng da, vàng mắt, đau vùng gan.
  • Nhiễm khuẩn não - màng não: trẻ bị sốt kéo dài liên tục kèm theo đau đầu nhiều, nôn vọt, có thể bị co giật, liệt nửa người hoặc hôn mê. Với trẻ nhỏ, sốt thường kèm theo thóp phồng, cổ cứng, trẻ không cử động cổ được, không cúi đầu xuống được, nhạy cảm với ánh sáng, nôn mửa, li bì.
  • Nhiễm trùng máu: trẻ có biểu hiện dấu hiệu nhiễm trùng, sốt kéo dài liên tục, không ăn uống được, nôn ra tất cả, li bì, mạch nhanh, thở nhanh, có thể có phát ban da...

1.3. Một số nguyên nhân khác

  • Sốt do ký sinh trùng sốt rét: trẻ thường có tiền sử sống hay đi vào vùng lưu hành sốt rét, sốt rét ở trẻ thường ít có cơn sốt rét điển hình như người lớn như: rét run, sốt cao, đổ mồ hôi, mà, mà trẻ thường sốt kéo dài liên tục, có hoặc không kèm lạnh run, đôi khi chỉ ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ.
  • Số do thương hàn: trẻ thường sốt cao, sốt kéo dài liên tục trên 5 ngày, đau bụng, bụng chướng, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Sốt do bệnh lao: trẻ thường có dấu hiệu sốt kéo dài liên tục, thường sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, biếng ăn, đứng cân hay sụt cân, ho nhiều, ho ra máu và không đáp ứng với kháng sinh thông thường.

2. Nên xử trí sốt như thế nào?

  • Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng khí, hạn chế nhiều người vây quanh trẻ.
  • Cặp nhiệt độ cho trẻ (có thể đặt nhiệt kế ở dưới hốc nách hoặc ở hậu môn của trẻ). Nhiệt kế phải được giữ trong nách của trẻ tối thiểu 3 phút, cánh tay của trẻ phải áp sát vào ngực. Nhiệt độ thực của trẻ sẽ là số hiện trên nhiệt kế cộng thêm khoảng 0,3 - 0,4 độ. Ví dụ: nhiệt kế ghi 38°C thì thân nhiệt thực sự của bé khoảng 38,3 - 38,4°C.
  • Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38°C: cởi bớt quần áo, không đắp chăn, chỉ mặc quần áo mỏng cho trẻ và theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, cứ khoảng 1 giờ đo 1 lần.
  • Nếu thân nhiệt của trẻ khoảng 38 - 38,5°C có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp sau: cởi bỏ bớt quần áo, dùng phương pháp hạ sốt vật lý (chườm ấm - lau người cho trẻ) và hạ sốt bằng những thuốc hạ sốt thông thường.

  • Phương pháp chườm là dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp mình trẻ, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37,5°C.
  • Nếu thân nhiệt của trẻ 38,5°C trở lên: Cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữa hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng.
  • Nếu trẻ nhỏ buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng dạng thuốc đặt hậu môn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả tươi.
  • Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám xác định nguyên nhân và điều trị sốt.

Các trường hợp cần phải cho đi đến cơ sở y tế: trẻ sốt kéo dài quá 3 ngày, sốt kéo dài liên tục mà dùng thuốc không hạ sốt, sốt quá cao, 40-41 ̊C (vừa phải cho dùng thuốc vừa cho đi viện ngay) sốt, có dùng thuốc nhưng bị dị ứng, sốt kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như li bì, nôn, không ăn uống, không chơi, li bì, khó đánh thức, co giật, thở nhanh, thở khó, thở bất thường, tiêu chảy, phân có nhầy máu, trẻ sốt kéo dài, trẻ sơ sinh ≤ 2 tháng tuổi.

Đặc biệt cần lưu ý không dùng thuốc nếu trẻ có biểu hiện dị ứng, không dùng thuốc với trẻ em có tiền sử bị bệnh viêm gan vàng da do tắc mật. Các trường hợp này cấm dùng thuốc tại gia đình. Khi đó, trẻ sốt kéo dài, phải đưa đi bệnh viện và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Babytole.com sưu tầm

 


Tin tức liên quan

Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

872 Lượt xem

Hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nước ta là 24,3% (năm 2016), tỷ lệ này tương ứng cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi và có sự khác biệt giữa các vùng miền, một số tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn ở mức rất cao - trên 30%.
Bà bầu ăn nhiều sinh con thông minh?

Bà bầu ăn nhiều sinh con thông minh?

27 Lượt xem

Nhiều bà mẹ khi mang thai thường ăn nhiều trứng ngỗng, bồi bổ hơn nhu cầu của cơ thể với hy vọng sẽ cải thiện trí thông minh cho con. Liệu hành động này có tốt cho thai nhi?
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?

Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?

98 Lượt xem

Bệnh tiêu chảy là bệnh đường ruột thường gặp do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Trẻ được cho là bị tiêu chảy là khi đi tiêu phân lỏng nhiều nước, 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi thấy biểu hiện bệnh của trẻ không có dấu hiệu giảm đi.
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?

Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?

111 Lượt xem

Sữa nguồn gốc thực vật là những lựa chọn thay thế phổ biến cho sữa bò thông thường và chúng có thể là lựa chọn tuyệt vời cho một số người lớn, đặc biệt là những người không dung nạp lactose. Nhưng các loại sữa không chứa sữa như sữa đậu nành có tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? Và có nên cho trẻ uống sữa đậu nành không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.
Vì sao bé chậm biết đi?

Vì sao bé chậm biết đi?

141 Lượt xem

Tình trạng chậm biết đi được giải thích là khi đủ 18 tháng tuổi nhưng bé vẫn chưa thể tự bước đi độc lập. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như: sinh non, mắc các rối loạn về não bộ, về cơ bắp hoặc do chế độ chăm sóc không phù hợp...
Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt sau sinh

Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt sau sinh

99 Lượt xem

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh con có ít nhiều thay đổi, trong đó sản dịch và kinh nguyệt sau sinh vẫn luôn là đề tài được nhiều chị em đặc biệt chú ý. Sản dịch sau sinh và thời gian có kinh trở lại có thể khác nhau tùy theo từng sản phụ và phương pháp sinh nở của người mẹ.
TUẦN THAI THỨ 13: BÉ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 13: BÉ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG CỦA MẸ

94 Lượt xem

Ở tuần thai thứ 13, bé đã nặng khoảng 43g và có chiều dài 9cm. Mẹ đã có thể cảm nhận rõ ràng sự có mặt của bé trong cơ thể. Đặc biệt, ba xương nhỏ trong tai bắt đầu hình thành nên bé đã nghe được tiếng của mẹ.
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

70 Lượt xem

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo mục tiêu đó, Cleanipedia sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.
Cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ

Cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ

923 Lượt xem

Viêm phổi là bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng tham khảo cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ để có thể phát hiện kịp thời và có hướng chăm sóc trẻ đúng cách.
Số lượng trứng phụ nữ nói lên điều gì về khả năng sinh sản? Bao nhiêu tuổi thì hết trứng?

Số lượng trứng phụ nữ nói lên điều gì về khả năng sinh sản? Bao nhiêu tuổi thì hết trứng?

124 Lượt xem

Trứng phụ nữ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về trứng phụ nữ. Trứng là một thành phần quan trọng trong buồng trứng – cơ quan sinh sản chính của phụ nữ. Do đó, những thắc mắc liên quan đến trứng như trứng phụ nữ như thế nào và số lượng trứng phụ nữ thay đổi qua các độ tuổi ra sao vẫn luôn được chị em đặc biệt quan tâm.
Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi

838 Lượt xem

Thường thì quá trình mang thai của người phụ nữ sẽ kéo dài trong khoảng 40 tuần (280 ngày) được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. 280 ngày được chia làm 3 tam cá nguyệt, mỗi tam cá nguyệt kéo dài 12 - 13 tuần (khoảng 3 tháng).
Chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh

Chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh

1149 Lượt xem

Những thiên thần bé nhỏ khi mới sinh ra không thể ngay lập tức có làn da hoàn hảo nên bạn cần nắm rõ những lưu ý này để chăm sóc da nhạy cảm của bé một cách tốt nhất.
Các cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn

Các cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn

776 Lượt xem

Hiện tượng trẻ bị nôn khi uống thuốc rất phổ biến. Nếu trẻ nhà bạn đang rơi vào tình huống này thì bạn nên tham khảo các cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn cực dễ dàng trong bài viết dưới đây.
Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu như thế nào tốt cho thai kỳ?

Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu như thế nào tốt cho thai kỳ?

61 Lượt xem

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, sự thay đổi của vóc dáng chưa có nhiều thay đổi do thai nhi vẫn còn nhỏ. Ngoài vấn đề dinh dưỡng, sinh hoạt, thì các mẹ bầu cũng cần lưu ý đến tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu.
Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?

Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?

1348 Lượt xem

Viêm da, chàm sữa, viêm phế quản, viêm mũi, dị ứng thức ăn là những bệnh thường gạp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Làm sao để nhận biết và cách phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết chuyển giao mùa.
Bầu ăn lá đinh lăng được không? Lợi hại còn tùy mẹ nhé

Bầu ăn lá đinh lăng được không? Lợi hại còn tùy mẹ nhé

190 Lượt xem

Bài thuốc từ lá đinh lăng từ lâu đã nổi tiếng chữa nhức mỏi, mất ngủ hiệu quả. Điều này có đúng với bà bầu? Bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Mẹ xem ngay! Lá đinh lăng được mệnh danh là “nhân sâm xuất người nghèo”. Loại lá này bổ như vậy liệu bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Bà bầu có uống được lá đinh lăng không? Hãy cùng MarryBaby khám phá trong bài viết dưới đây mẹ nhé.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng: bình thường hay bất thường?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng: bình thường hay bất thường?

126 Lượt xem

Trẻ sơ sinh, chuyện ăn, ngủ và ị là quan trọng nhất. Bé đi ngoài ra chất màu vàng không khỏi khiến mẹ thảng thốt và lo lắng. Chuyện này là sao nhỉ? Chắc có liên quan tới bệnh lý gì đó? Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng không ít mẹ cảm thấy lo lắng. Đây không phải chuyện đùa, càng không thể đoán bừa bệnh. Hiểu sao cho đúng về tình trạng này? Phân của trẻ sau khi sinh có nhiều màu sắc khác nhau; mỗi màu phân lại là một câu chuyện khác nhau mà bé muốn “lên tiếng” cho mẹ biết về tình trạng sức khỏe của mình. Nhưng, nếu thấy một lượng lớn chất nhầy lẫn trong phân không phải là dấu hiệu bình thường. Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu về tình trạng chất nhầy trong phân của trẻ sơ sinh; đồng thời, trả lời được thắc mắc “trẻ sơ sinh đi ngoài ra chất nhầy màu vàng có bình thường không?”
Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

89 Lượt xem

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Bởi đây là nền tảng cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là việc mà các thai phụ cần làm để duy trì sức khỏe cho chính mình. Những thực phẩm bà bầu nên ăn trong thai kỳ được bất mí trong bài viết này sẽ giúp ích cho sự phát triển của mẹ và thai nhi. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho các bà mẹ đang mang thai và chuẩn bị mang thai.
TUẦN THAI THỨ 17: BÉ NGỦ NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG

TUẦN THAI THỨ 17: BÉ NGỦ NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG

84 Lượt xem

Đến tuần thai thứ 17, bé đã lớn như một củ hành tây, còn mẹ thì bắt đầu gặp một số vấn đề về sức khỏe nên cần quan tâm đến chế độ ngủ nghỉ, ăn uống, sinh hoạt của mình nhiều hơn
Có nên cho trẻ em uống nước dừa?

Có nên cho trẻ em uống nước dừa?

125 Lượt xem

Nước dừa là một loại thức uống tự nhiên, bổ dưỡng và ngon lành, chứa ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Các thành phần dinh dưỡng chính của nước dừa bao gồm sắt, clorua, kali, natri, phốt pho,... Vậy có nên cho trẻ em uống nước dừa không?

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng