Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau này có tốt cho thai nhi?
Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau tần ô có tốt cho bà bầu? Hiểu biết về giá trị dinh dưỡng cũng như cách ăn tần ô (rau cải cúc) chuẩn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Có bầu ăn rau tần ô được không? Tác dụng của rau cải cúc
1. Bà bầu ăn rau tần ô được không? Có thể vì giúp giảm thấp nguy cơ dị tật thai nhi
Bà bầu ăn rau tần ô được không? Đầu tiên, mẹ cần có hiểu về những giá trị của loài thực vật này. Hàm lượng axit folic trong rau tần ô rất phong phú, chất này lại rất cần thiết để củng cố sức khỏe cho mẹ bầu lẫn thai nhi trong bụng. Bà bầu ăn rau tần ô có thể giảm nguy cơ dị dạng thai nhi bẩm sinh.
2. Bà bầu ăn rau tần ô được không? Phòng ngừa các triệu chứng xuất huyết
Rau tần ô bà bầu ăn được không? Thành phần vitamin K trong rau cải cúc cũng rất dồi dào. Vitamin này có hiệu quả hỗ trợ điều trị chứng xuất huyết sau phẫu thuật. Phụ nữ ăn loại rau này trong thai kỳ có thể bổ sung vitamin K nhất định, giúp mẹ bầu mau hồi phục vết thương sau sinh, đồng thời cũng giảm nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
3. Bà bầu ăn rau tần ô được không? Được vì có lợi cho sự phát triển của thai nhi
Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau tần ô còn chứa nhiều vitamin A và carotene, hai chất này có tác dụng hỗ trợ sự sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi, đặc biệt là hệ xương của bé. Ngoài ra, bà ầu ăn rau cải cúc còn tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp bản thân trải qua thai kỳ ổn định, ít bệnh tật.
4. Bà bầu ăn rau tần ô được không? Có vì giúp mẹ bầu ổn định tinh thần
Bà bầu ăn rau tần ô được không? Giá trị dinh dưỡng của loại rau này không chỉ thể hiện ở mặt thể chất mà còn giúp ích cho sức khỏe tâm lý của mẹ bầu. Rau tần ô có công hiệu “thanh tâm” bởi nhiều loại vitamin và axit amin có trong nó. Vì vậy, nếu hỏi có thai ăn rau tần ô được không? Mẹ nên bổ sung tần ô vào bữa ăn để giúp tinh thần ổn định, vui tươi và có giấc ngủ tốt hơn.
5. Bà bầu ăn rau tần ô được không? Giúp mẹ bầu tăng khẩu vị
Một thành phần tinh dầu với hương thơm đặc thù có trong rau tần ô còn có tác dụng khai vị, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích cảm giác ngon miệng cho bà bầu, giảm bớt khó chịu do nôn nghén, từ đó đảm bảo mẹ bầu và thai nhi không bị thiếu dinh dưỡng.
6. Bà bầu ăn rau tần ô được không? Có vì giúp mẹ giảm táo bón và phù thủng
Rau tần ô có chứa nhiều loại axit béo, axit amin, cũng như protein và natri, kali… cùng với chất xơ thực vật, rất có lợi cho việc giảm chứng táo bón và phù thủng trong thai kỳ.
Bà bầu ăn rau tần ô được không?
Rau tần ô cũng được xem là một trong những thực vật quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của con người. Mặc dù không phải loại rau quá đặc biệt nhưng giá trị dinh dưỡng của rau cải cúc không hề nhỏ đối với sức khỏe con người. Vậy bà bầu ăn rau tần ô được không?
Theo các chuyên gia sức khỏe thì mẹ bầu hoàn toàn có thể dùng rau tần ô trong khẩu phần ăn suốt thai kỳ. Đặc biệt trong cải cúc rất giàu vitamin A và axit folic là hai chất vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Rau này không những góp phần đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh mà còn có lợi cho thai nhi phát triển.
Những món ngon từ rau tần ô cho bà bầu
Ở trên chúng ta đã biết “rau tần ô bầu ăn được không” rồi, cùng tham khảo một số món ăn từ rau tần ô sau đây:
1. Rau tần ô xào trứng
Mẹ bầu chuẩn bị nguyên liệu gồm: rau tần ô, câu kỷ tử, trứng gà.
Cách nấu:
– Tần ô và câu kỷ tử rửa sạch, chần qua nước sôi cho vừa chín tới để giữ lại màu xanh tự nhiên của rau.
– Trứng gà đập vỏ, cho vào tô, thêm ít muối ăn đánh cho tan đều.
– Bắc chảo lên bếp và đun sôi ít dầu ăn, đổ trứng vào chảo, dùng đũa đảo đều cho trứng chín.
– Tiếp theo cho tần ô và câu kỷ tử vào chảo, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi xào thật đều tay cho các nguyên liệu hòa quyện.
– Tắt bếp và bày ra đĩa, dùng nóng.
2. Cách nấu canh rau cải cúc, thịt băm
Mẹ bầu chuẩn bị nguyên liệu gồm: thịt nạc heo, rau cải cúc, hành, tỏi, ngò rí và các gia vị khác.
Cách nấu
– Tần ô cắt khúc, rửa sạch và để ráo.
– Thịt heo rửa qua với nước sôi rồi rửa lại nước lạnh, băm nhuyễn hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
– Cho thịt băm vào tô, thêm nước mắm, muối, đường, hạt nêm, mì chính (bột ngọt) vừa đủ, trộn đều để cho thấm gia vị.
– Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành, tỏi với ít dầu ăn rồi cho thịt băm vào xào sơ qua cho vừa chín tới.
– Tiếp tục đổ thêm nước vào cho vừa với số lượng người ăn (có thể dùng nước đã nấu sôi).
– Nước canh đã sôi thì nêm các gia vị cho hợp khẩu vị.
– Cuối cùng cho rau tần ô vào nấu chín mềm thì tắt bếp, rắc ít ngò rí lên trên, dùng nóng.
3. Canh cá thát lát viên nấu rau tần ô
Mẹ bầu chuẩn bị nguyên liệu gồm:
– 200g thịt cá thát lát
– Rau tần ô, hành lá, củ hành tím và các gia vị khác.
Cách nấu
– Tần ô cắt khúc, rửa sạch, củ hành tím băm nhỏ.
– Cho cá thác lác vào tô, nêm bột ngọt, hạt nêm, muối ăn, hành tím băm, tiêu rồi trộn đều, vo viên.
– Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành với ít dầu ăn, sau đó cho nước vào nấu sôi.
– Tiếp theo cho cá thát lát vo viên vào nấu chín.
– Nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi cho rau tần ô vào, nấu thêm chút nữa thì tắt bếp.
– Rắc hành lá cắt nhỏ lên trên và dùng nóng.
4. Gỏi rau cải cúc (salad rau tần ô) chay
Mẹ bầu chuẩn bị nguyên liệu gồm: rau tần ô, dầu hào chay, dầu mè và các gia vị khác.
Cách nấu
– Rau tần ô cắt khúc, rửa sạch, để ráo.
– Cho 2 thìa dầu hào vào bát, thêm 1 thìa đường, 1 thìa bột nêm, 2 thìa nước sôi, khuấy cho tan đều, vắt thêm 2 lát chanh tùy khẩu vị để làm nước trộn gỏi.
– Đổ nước sốt từ từ vào tô rau tần ô cho thấm đều, rắc 2 thìa dầu mè hoặc ít lạc (đậu phộng) rang đập nhỏ (tùy sở thích) lên trên để bắt mắt và tăng hương vị.
– Cho gỏi rau tần ô ra đĩa, ăn kèm với các món mặn khác.
Những lưu ý khi bà bầu ăn rau tần ô
Bầu có ăn được rau tần ô không đã rõ, rau tần ô tuy tốt nhưng bà bầu vẫn phải ăn có liều lượng hợp lý. Tần ô dễ gây nhiệt nên tốt nhất mẹ bầu chỉ ăn khoảng 200 – 300g/ngày và không ăn liên tục, cần kết hợp đa dạng các loại thực phẩm khác cho đầy đủ dinh dưỡng.
Hàm lượng chất xơ phong phú trong cải cúc có thể cải thiện táo bón nhưng không thích hợp cho bà bầu đang bị tiêu chảy hoặc chứng tỳ hư. Mẹ bầu cần căn cứ tình trạng sức khỏe mà gia giảm hoặc kiêng cữ cho phù hợp.
Không nên ăn tần ô chung với cà rốt để tránh ảnh hưởng hiệu quả hấp thu vitamin C của cơ thể, không ăn chung với quả hồng vì dễ tổn thương dạ dày. Ngoài ra, tinh dầu trong tần ô sẽ phát huy tốt hơn khi gặp nhiệt độ cao, vì vậy bạn nên nấu ở lửa lớn. Người có chức năng tiêu hóa kém thì tránh món gỏi tần ô.
Xem thêm