Các cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn
Tại sao trẻ uống thuốc bị nôn?
Đa số trẻ em đều không thích uống thuốc, bởi vì nó thường có vị đắng hoặc là do nỗi lo lắng, sợ hãi vô hình với các loại thuốc.
Và khi trẻ bị ép buộc phải uống thuốc, trẻ sẽ có xu hướng đẩy nó ra khỏi cơ thể và nôn trớ là một hình thức phổ biến nhất.
Ngoài ra, trẻ uống thuốc bị nôn có thể là do trẻ trước khi uống thuốc trẻ đã ăn hoặc uống quá nhiều, đầy bụng, dẫn đến khi uống thuốc, trẻ dễ bị nôn ra hơn.
Khi bố mẹ ép trẻ uống thuốc, trẻ sẽ khó chịu, khóc lóc, la hét hoặc giãy giụa, không chỉ kích thích thần kinh mà còn kích thích đến dạ dày, làm thức ăn dễ bị trào lên hơn.
Một nguyên nhân khác, có thể là do thành phần thuốc. Một số loại thuốc có tác dụng phụ là gây buồn nôn và triệu chứng này càng nghiêm trọng nếu bố mẹ sử dụng thuốc không đúng cách ( cho uống sai thời điểm, trộn thuốc với thức ăn không phù hợp, cho uống quá liều,…).
Những cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn.
1. Cho trẻ ăn đồ ngọt ngay sau khi uống thuốc
Đây là cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn trớ đơn giản và dễ dàng nhất, được nhiều bố mẹ áp dụng.
Hương vị ngọt ngào của kẹo sẽ giúp xua tan đi vị đắng của thuốc nhanh chóng, trẻ sẽ dịu lại, bớt khó chịu và quên đi vị đắng; từ đó ít nôn ra hơn.
Lưu ý, cách này không thích hợp cho trẻ sơ sinh mà chỉ nên dùng cho trẻ mới biết đi và lớn hơn chút.
Chẳng một đứa trẻ nào lại từ chối một một cây kẹo cả do vậy bạn có thể thử, sẽ tốt hơn nên chọn loại kẹo mà bé thích. Tuy nhiên cũng tránh lạm dụng vì đồ ngọt không hoàn toàn tốt cho sức khỏe của trẻ em.
2. Trộn vào với thức ăn, thức uống.
Cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn này cũng khá đơn giản và hiệu quả. Bạn sẽ phải không cho bé biết về việc trộn thuốc trong thức ăn hoặc nước uống.
Trẻ sẽ ăn uống ngon lành như bình thường mà không mảy may nghi ngờ và khó chịu, thật đơn giản phải không nào.
Thức ăn phù hợp để thực hiện theo cách này chẳng hạn như : táo, bánh, sô cô la, sữa chua, kem hoặc nước trái cây.
Tuy nhiên, bạn phải biết chắc chắc loại thuốc mà bé đang dùng có được phép trộn cùng thức ăn hay là không.
Một số loại thuốc bị giảm tác dụng hoặc gây ra tác dụng phụ khi ăn cùng với thức ăn, ví dụ như sữa và thuốc kháng sinh.
Ngoài ra cũng cần đảm bảo thuốc được nghiền nhỏ vừa phải để tránh bị nghẹn khi ăn.
3. Phân tán sự chú ý.
Trong quá trình cho trẻ uống thuốc, bạn có thể cho bé tham gia một hoạt động khác song hành chẳng hạn như chơi đồ chơi, xem ti vi, hát bài hát,…
Một hoạt động vui vẻ vừa khiến trẻ bị phân tán chú ý vào việc uống thuốc, giảm bớt sự khó chịu vừa giúp thuốc đi xuống dạ dày thuận lợi hơn, nhanh hơn.
4. Dùng ống xi lanh.
Đây cũng là cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn cực hiệu quả, rất thích hợp với trẻ sơ sinh.
Trẻ sẽ nuốt thuốc dễ dàng, nhanh và ít khi bị nôn đồng thời bạn cũng sẽ ước lượng được chính xác lượng thuốc cho bé đã uống.
Lưu ý, khi dùng cách này nên xịt thuốc vào má trong thay vì xịt trực tiếp vào cổ họng, bé sẽ dễ bị ngạt, sặc thuốc.
Sưu tầm
Tin tức liên quan
16/11/2022 | 622 Lượt xem
10/11/2022 | 807 Lượt xem
29/11/2022 | 540 Lượt xem
16/11/2022 | 581 Lượt xem
26/11/2022 | 640 Lượt xem
04/06/2020 | 1133 Lượt xem
10/12/2022 | 495 Lượt xem
19/11/2022 | 545 Lượt xem
12/11/2022 | 0 Lượt xem
19/11/2022 | 599 Lượt xem
19/11/2022 | 513 Lượt xem
19/06/2020 | 1269 Lượt xem
16/11/2022 | 425 Lượt xem
15/12/2022 | 428 Lượt xem
10/11/2022 | 507 Lượt xem
19/11/2022 | 537 Lượt xem
14/11/2022 | 588 Lượt xem
15/12/2022 | 438 Lượt xem
25/03/2023 | 453 Lượt xem
Nếu thắc mắc bà bầu ăn dưa chuột được không, bà bầu ăn dưa chuột có tốt không hay bà bầu có nên ăn dưa chuột thì bạn hãy đọc ngay bài viết này nhé!
Bà bầu ăn dưa chuột làm sao để vừa khai vị, bổ sung dinh dưỡng mà không gây tác dụng phụ đến sức khỏe mẹ và bé?
18/11/2022 | 412 Lượt xem
Xem thêm