Vàng da ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

Vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh là tình trạng cần được các bác sĩ tại bệnh viện chuyên khoa nhi thăm khám và điều trị sớm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nặng có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

1. Tổng quan về vàng da ở trẻ sơ sinh

 

Hiện tượng vàng da xuất hiện khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh non tháng, sau khi chào đời 2 - 3 ngày, thường xuất hiện vàng da. Ở những trẻ đủ thángi, vàng da là khá hiếm và chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 25 - 30%. Nguyên nhân gây vàng da sinh lý của trẻ sơ sinh là do sự tích tụ Bilirubin - chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ và giải phóng. Hiện tượng vàng da xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có số lượng tế bào hồng cầu cao, lại thường xuyên bị phá vỡ và thay mới. Trong khi đó, gan của trẻ sơ sinh lại chưa đủ trưởng thành để đào thải hết Bilirubin ra khỏi máu và vì vậy mà gây nên vàng da. Khi trẻ lớn đến khoảng 2 tuần tuổi, gan sẽ phát triển đầy đủ hơn để có khả năng xử lý và lọc bỏ hết Bilirubin. Chính vì thế bệnh vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi mà không để lại bất cứ nguy hiểm nào.

Tuy nhiên trẻ sơ sinh có thể bị vàng da sinh lý lẫn vàng da bệnh lý - biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó. Trong khi vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi sau khoảng 2 tuần, thì vàng da bệnh lý cần được bác sĩ chuyên khoa chữa trị lâu dài bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy vào mức độ bệnh.

2. Vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý của trẻ sơ sinh

 

2.1. Biểu hiện vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh thông thường

  • Vàng da đơn thuần ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn;
  • Xuất hiện khoảng 48 -72 giờ sau sinh;
  • Tự khỏi trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non;
  • Không kết hợp các triệu chứng bất thường khác;
  • Nước tiểu có màu tối hoặc vàng và phân nhạt màu;
  • Trẻ vẫn phát triển tốt và lên cân đều.
Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài
Vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi mà không để lại bất cứ nguy hiểm nào

 

 

2.2. Dấu hiệu cảnh báo vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh được xem là bệnh lý khi có các dấu hiệu cảnh báo bất thường sau:

  • Mức độ vàng da rất đậm, vàng toàn thân và cả mắt;
  • Xuất hiện sớm từ ngày đầu tiên sau sinh;
  • Không khỏi sau 1 tuần ở trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng;
  • Có các triệu chứng khác kèm theo như: Bỏ bú hoặc bú kém, sốt, khóc nhiều, lừ đừ, ngưng thở, thở nhanh, thay đổi thân nhiệt, ...
  • Xét nghiệm Bilirubin trong máu tăng cao hơn bình thường.
Xét nghiệm gen trước khi mang thai
Xét nghiệm Bilirubin chẩn đoán vàng da sơ sinh

 

3. Biến chứng nguy hiểm từ vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh

 

Vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh là tình trạng không thể coi thường vì có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:

3.1. Bilirubin não cấp tính

Cần nghĩ ngay tới tình trạng Bilirubin não cấp tính khi phát hiện trẻ bị vàng da kết hợp với các dấu hiệu sau đây:

  • Ngủ li bì;
  • Không tập trung;
  • Khóc thét
  • Bỏ bú;
  • Sốt cao.
  • Xoắn vặn
  • Co giật

Các bác sĩ cho biết Bilirubin rất độc hại đối với tế bào của bộ não. Vì thế vàng da nặng có nguy cơ khiến Bilirubin đi vào trong não và gây ra nhiều biến chứng trầm trọng khác.

3.2. Vàng da nhân (Bệnh não do Bilirubin)

Trẻ sơ sinh sẽ bị vàng da nhân khi chất Bilirubin vượt qua giới hạn cho phép, khiến gan không đào thải kịp và có nguy cơ thấm vào não. Hậu quả là làm tổn thương não đến mức không hồi phục được. Do đó, nếu đã được chẩn đoán xác định vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh thì phải điều trị càng sớm càng tốt. Cụ thể là trước 7 ngày sau sinh nhằm phòng ngừa nguy cơ tổn thương não.

Vàng da nhân não gây biến chứng
Trẻ sơ sinh sẽ bị vàng da nhân khi chất Bilirubin vượt qua giới hạn cho phép

4. Đề phòng vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh

Nếu vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh không được phát hiện và điều trị kịp thời có khả năng gây nhiễm độc thần kinh và để lại di chứng bại não suốt đời, thậm chí là tử vong.

Việc mẹ tuân thủ theo đúng lịch khám thai của bác sĩ là cách phòng ngừa vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh tốt nhất. Đặc biệt là chú trọng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý vào các tháng cuối thai kỳ để tránh sinh non. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường trong quá trình thai nghén thì cần đến cơ sở y tế ngay để được bác sĩ sản khoa theo dõi.

Đối với trường hợp vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh nên theo dõi. Cho trẻ bú mẹ và tắm nắng mỗi sáng đúng cách. Tuy nhiên nếu thấy trẻ vàng da nhiều và kéo dài thì phải sớm đưa đến bác sĩ chuyên khoa Nhi thăm khám và điều trị ngay.

Tóm lại, phụ huynh cần phải nắm thật rõ những dấu hiệu cảnh báo vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh để theo dõi bé chặt chẽ. Đặc biệt là tránh trường hợp vàng da bệnh lý bị tưởng nhầm là vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh, từ đó chủ quan không điều trị kịp thời và dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

 


Tin tức liên quan

Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn

533 Lượt xem

Tử cung lạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Bên cạnh việc điều trị, chị em phụ nữ bị tử cung lạnh cũng nên biết cách làm ấm tử cung.
Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?
Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

706 Lượt xem

Lại thêm một chủ đề được nhiều phụ nữ sau sinh quan tâm: Sau sinh ăn sầu riêng được không? Đặc biệt với những mẹ là tín đồ yêu thích sầu riêng thì không cưỡng lại hương vị đặc biệt của loại trái cây này. Sầu riêng là một trong những loại trái cây giúp cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra L-tryptophan có trong sầu riêng được đánh giá cao trong việc giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ.
Hướng dẫn bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ
Hướng dẫn bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ

423 Lượt xem

Canxi là dưỡng chất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thiếu hụt canxi khiến trẻ chậm tăng trưởng cũng như có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Vậy bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ như thế nào?
Bà bầu ăn tảo biển được không
Bà bầu ăn tảo biển được không

453 Lượt xem

Khi bạn mang thai, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn của mình. Nếu bạn là một fan hâm mộ của tảo biển, bạn có thể muốn biết ‘ăn tảo biển khi mang thai có sao không’ hay bạn có thể sử dụng tảo biển thường xuyên không? Có một số loại tảo biển mà bạn có thể sử dụng một cách an toàn khi mang thai. Bài viết này sẽ hướng dẫn các thông tin này cho bạn

TUẦN THAI THỨ 17: BÉ NGỦ NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG
TUẦN THAI THỨ 17: BÉ NGỦ NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG

425 Lượt xem

Đến tuần thai thứ 17, bé đã lớn như một củ hành tây, còn mẹ thì bắt đầu gặp một số vấn đề về sức khỏe nên cần quan tâm đến chế độ ngủ nghỉ, ăn uống, sinh hoạt của mình nhiều hơn
Làm gì khi trẻ cáu giận, ném đồ, đánh bố mẹ?
Làm gì khi trẻ cáu giận, ném đồ, đánh bố mẹ?

2505 Lượt xem

Có cha mẹ vội vàng cho con là ‘hỗn láo’ khi trẻ có những biểu hiện cảm xúc tiêu cực như cáu giận, đánh bố mẹ. Có cha mẹ cố tình ‘lờ đi’…
Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh
Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh

1263 Lượt xem

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng trong đó tiêu biểu là: Các bữa ăn không đầy đủ dưỡng chất, dưỡng chất không cân bằng, không đảm bảo chất lượng… Thiếu vi chất dinh dưỡng như: canxi, sắt, kẽm, vitamin, selen và khoáng chất khác dẫn đến bé dễ bị nhiễm bệnh, biếng ăn, suy dinh dưỡng,… tác động xấu đén sự phát triển của hệ cơ, xương khớp, hệ thần kinh. Bé lớn ít vận động ít, lười luyện tập thể dục thể thao nên sức đề kháng kém, yếu ớt, dẫn đến biếng ăn, kém ngủ, tăng cân chậm, chậm phát triển các tế bào xương khiến tình trạng thấp còi diễn ra nghiêm trọng hơn.
TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH
TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH

383 Lượt xem

Vào tuần thứ 10, cơ thể của bé đã phát triển gần như đầy đủ. Từ tuần thai này, bé chính thức trở thành thai nhi.
Trẻ sơ sinh nằm sấp có nên hay không? Cách tập bé nằm sấp
Trẻ sơ sinh nằm sấp có nên hay không? Cách tập bé nằm sấp

806 Lượt xem

Nhiều cha mẹ thường đặt trẻ mới sinh nằm ngửa vì nghĩ rằng đây là tư thế tốt nhất đối với trẻ. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số chuyên gia thì việc cho trẻ sơ sinh nằm sấp cũng mang lại nhiều lợi ích. Tư thế này tạo nền tảng vững chắc để trẻ thực hiện những vận động khó hơn về sau. Ngoài ra, nó còn giúp bé phát triển trí não, phát triển thị giác, hỗ trợ tiêu hóa…
Kiêng cữ sau sinh và những điều mẹ nên biết
Kiêng cữ sau sinh và những điều mẹ nên biết

441 Lượt xem

Kiêng cữ sau sinh là cần thiết tuy nhiên quan niệm kiêng cữ sau sinh ngày xưa và ngày nay có nhiều khác biệt. Có những điều kiêng cữ xưa đi ngược lại với quan điểm của các bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng ngày nay. Mẹ cùng thử tìm hiểu nhé.
33 lời chúc đầy tháng cho bé gái và bé trai hay và ý nghĩa nhất
33 lời chúc đầy tháng cho bé gái và bé trai hay và ý nghĩa nhất

5434 Lượt xem

Đầy tháng là một dịp đặc biệt trong cuộc đời bé. Mọi người thường tổ chức tiệc để ăn mừng bé sinh được 1 tháng khỏe mạnh, bụ bẫm. Cũng nhân dịp này, cha mẹ ông bà có thể gửi đến bé những lời chúc ngọt ngào, ý nghĩa để bé sau này lớn lên luôn khỏe mạnh, thông minh. Dưới đây là một số lời chúc đầy tháng vô cùng ý nghĩa cho bé cha mẹ có thể tham khảo. Nhưng trước đến phần lời chúc, hãy tìm hiểu đầy tháng có nghĩa là gì nhé!
TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP
TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP

452 Lượt xem

Tuần thai thứ 6, kích thước của bé đã tăng gấp đôi – bằng một hạt đậu Hà Lan và dài hơn 1mm; não và hệ thần kinh cũng phát triển một cách nhanh chóng Đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì lúc này, hệ tuần hoàn và tim của bé đã bắt đầu hình thành. Nhưng kích thước của bé cũng chỉ bằng một hạt mè hoặc một hạt hoa anh túc, hình dáng như một chú nòng nhọc nhỏ..
Lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm
Lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm

468 Lượt xem

Vệ sinh răng miệng cho bé, đặc biệt là khi bé đã bắt đầu ăn dặm không những hạn chế tình trạng sâu răng mà còn giúp bé có hàm răng khỏe và đẹp. Mẹ nên giúp bé tạo thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày
Cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ
Cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ

1263 Lượt xem

Viêm phổi là bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng tham khảo cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ để có thể phát hiện kịp thời và có hướng chăm sóc trẻ đúng cách.
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

739 Lượt xem

Lồng ruột là một tình trạng phổ biến gây tắc nghẽn đường ruột và là giảm lượng máu tới cung cấp các phần của ruột có liên quan. Bệnh thì thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Lồng ruột nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây lồng ruột và điều trị như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây.
Cách trang trí cơm cho bé đơn giản nhưng cực ngộ nghĩnh
Cách trang trí cơm cho bé đơn giản nhưng cực ngộ nghĩnh

2371 Lượt xem

Các bé dù biếng ăn đến đâu cũng sẽ không rời mắt các món ăn đáng yêu và quá dễ thương này
Các cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn
Các cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn

1399 Lượt xem

Hiện tượng trẻ bị nôn khi uống thuốc rất phổ biến. Nếu trẻ nhà bạn đang rơi vào tình huống này thì bạn nên tham khảo các cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn cực dễ dàng trong bài viết dưới đây.
Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em
Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em

1256 Lượt xem

Ngày nãy ngày nay...Cuộc sống của bạn đã thay đổi như thế nào khi có công nghệ và tiền bạc.
Hậu quả khi trẻ thiếu canxi các mẹ đã biết chưa?
Hậu quả khi trẻ thiếu canxi các mẹ đã biết chưa?

411 Lượt xem

Canxi là một chất khoáng cần thiết có vai trò rất quan trọng, tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể. Hậu quả khi trẻ thiếu canxi mà không được bổ sung kịp thời khá nghiêm trọng. Khi lượng canxi cung cấp không đủ đáp ứng các nhu cầu của cơ thể sẽ xuất hiện những hiện tượng như chuột rút, đau mỏi cơ… Tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài, không khắc phục và bổ sung thì sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Cùng theo dõi những hậu quả khi trẻ thiếu canxi mà các mẹ nên quan tâm để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé.
Cách Cho Con Bú Chuẩn Xác
Cách Cho Con Bú Chuẩn Xác

476 Lượt xem

Cho con bú là một trải nghiệm tuyệt vời mà bất kỳ phụ nữ nào sau khi sinh cũng đều trải qua nhưng không phải ai cũng biết cách làm thế nào cho đúng. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có đầy đủ chất dinh dưỡng từ đạm, chất béo và khoáng chất, đặc biệt dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn sữa bò, không có các thành phần protein lạ nên sẽ không gây dị ứng cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách cho con bú chuẩn xác giúp cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc thiên thần nhỏ của mình.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng