Quá trình tinh trùng gặp trứng và thụ thai.
Giai đoạn 1: Quá trình trứng gặp tinh trùng
Sau khi sinh hoạt có khoảng từ 300 đến 500 triệu tinh trùng từ những vị trí khác nhau sẽ được bắn vào tử cung. Tại đây, tinh trùng bắt đầu hành trình đi tìm trứng của mình.
Giai đoạn 2: Quá trình thụ tinh
Khi gặp được trứng, tinh trùng sẽ tìm mọi cách để phá vỡ và thâm nhập vào lớp vỏ bọc bên ngoài của trứng, tiến vào bên trong trước khi những tinh trùng khác làm được việc này. Một khi đã có tinh trùng xuyên thủng lớp vỏ trứng, ngay lập tức trứng sẽ tạo lớp vỏ kiên cố cho tinh trùng khác không thể xâm nhập.
Giai đoạn 3: Quá trình làm tổ của trứng thụ tinh
Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 tuần sau khi trứng rụng. Sau khi thụ tinh, hợp tử làm tổ trong buồng tử cung để phát triển thành thai nhi. Hợp tử phải mất vài ngày tới một tuần để đến tử cung. Trên đường đi, hợp tử phân chia thành một khối tế bào rất nhỏ. Khi trứng đã di chuyển xuống tử cung và bám vào lớp màng mỏng trên thành tử cung, làm tổ tại đây gọi là sự thụ thai, từ đó phôi thai bắt đầu phát triển. Khoảng 2/3 số hợp tử làm tổ được, các hợp tử còn lại bị loại bỏ vì không khỏe mạnh.
Giai đoạn 4: Giai đoạn hình thành bào thai
Giai đoạn này diễn ra 3 ngày hoặc lâu hơn. Sau khi trứng đã được thụ thai, khối tế bào sẽ phát triển thành bào thai nằm trong túi ối, lấy chất dinh dưỡng từ máu mẹ qua nhau thai để sống và thành hình. Khoảng 9 tháng sau em bé được chào đời.
sưu tầm
Tin tức liên quan
19/11/2022 | 543 Lượt xem
10/12/2022 | 672 Lượt xem
03/12/2022 | 401 Lượt xem
03/07/2020 | 1400 Lượt xem
03/12/2022 | 511 Lượt xem
25/03/2023 | 581 Lượt xem
Một lượng nhỏ nước chanh tươi có thể cung cấp vitamin, dinh dưỡng và tăng cường hydrat hóa với một số lợi ích bảo vệ sức khỏe. Hơn nữa, khi khuếch tán tinh dầu chanh có thể giúp giảm đau trong trường hợp buồn nôn. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi tiêu thụ quá nhiều chanh và các sản phẩm, thực phẩm và đồ uống có chứa chanh vì hàm lượng axit có thể làm hỏng răng của bạn hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của trào ngược axit, chẳng hạn như chứng ợ nóng.
12/11/2022 | 421 Lượt xem
28/10/2020 | 1207 Lượt xem
10/12/2022 | 410 Lượt xem
19/06/2020 | 1176 Lượt xem
04/06/2020 | 1133 Lượt xem
25/03/2023 | 456 Lượt xem
Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bà bầu uống sữa đậu nành thì sao? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu về vấn đề uống sữa đậu này trong thai kỳ nhé.
15/12/2022 | 438 Lượt xem
12/11/2022 | 406 Lượt xem
16/11/2022 | 454 Lượt xem
08/10/2020 | 1341 Lượt xem
17/11/2022 | 435 Lượt xem
25/03/2023 | 456 Lượt xem
Khi bạn mang thai, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn của mình. Nếu bạn là một fan hâm mộ của tảo biển, bạn có thể muốn biết ‘ăn tảo biển khi mang thai có sao không’ hay bạn có thể sử dụng tảo biển thường xuyên không? Có một số loại tảo biển mà bạn có thể sử dụng một cách an toàn khi mang thai. Bài viết này sẽ hướng dẫn các thông tin này cho bạn
09/11/2022 | 999 Lượt xem
10/12/2022 | 486 Lượt xem
Xem thêm