Sai lầm chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết

Chăm sóc đứa con đầu tiên nhiều khi là một việc làm rất khó đối với những bà mẹ trẻ. Gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi và nhiều khi phạm phải sai lầm khi giải quyết những khó khăn vượt quá sức này. Sau đây là những sai lầm mà những cha mẹ có thể dễ dàng tránh để có thể chăm sóc đứa con bé bỏng của mình một cách an toàn.

 

1. Trẻ em trên 6 tháng tuổi nên ngủ xuyên đêm

Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Việc ngủ xuyên đêm hay không tùy thuộc vào từng bé. Một cuộc khảo sát đã chỉ ra chỉ có ½ số trẻ sơ sinh có thể ngủ qua đêm vào tháng thứ 5 hoặc 6, một số khác vẫn thức vài lần 1 đêm dù đã 1 năm tuổi. Việc ngủ xuyên đêm hay không sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của con và bé sẽ ngủ thâu đêm khi cơ thể thực sự sẵn sàng.

2. Bé sẽ bám mẹ nếu dùng bạn dùng địu liên tục

Đây cũng là suy nghĩ không chính xác mà nhiều bà mẹ mắc phải. Dù việc dùng địu sẽ giúp bạn rảnh tay để làm việc và bé luôn bên cạnh mẹ nhưng theo thời gian, khi càng lớn, con sẽ càng có xu hướng thích khám phá thế giới xung quanh và muốn di chuyển nhiều hơn. Lúc này, chiếc địu sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu vì không thể nhìn, ngó theo ý mình và chắc chắn con sẽ đòi được “giải thoát” khỏi vật dụng hỗ trợ này. Còn việc bé có bám mẹ hay không tùy thuộc vào cách chăm sóc, huấn luyện hằng ngày của bạn.

3. Luôn dùng chăn và tã để quấn người sẽ giúp bé cảm thấy an toàn

Đa số cha mẹ đều cho rằng việc quấn người trẻ nhỏ bằng chăn hoặc tã sẽ giúp bé bớt giật mình và cảm thấy an toàn. Trên thực tế, điều này chỉ đúng khi trẻ vừa mới sinh ra, còn sau đó, các bậc phụ huynh không nên quấn con quá nhiều mà hãy thả lỏng cơ thể cho con thoải mái và tập làm quen với thế giới xung quanh. Con sẽ cảm thấy an toàn khi được yêu thương và quan tâm thật nhiều chứ không phải bằng cách quấn chặt bé.

4. Con chỉ bú sữa khi đói

Đúng là khi đói con sẽ khóc đòi bú sữa nhưng nhiều khi, việc bé muốn ăn chỉ là một phản ứng bản năng bởi chuyển động dùng miệng hút sữa sẽ giúp em bé cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn.

5. Bé ti bình sẽ ít gắn kết với mẹ hơn

Không có nghiên cứu hay bằng chứng nào về việc bé bú sữa mẹ sẽ gắn kết với mẹ hơn ti bình. Điều quan trọng là bạn nên giữ tư thế thoải mái nhất cho con khi ti và biết cách xử lý nếu bé bị sặc, nôn trớ. Phương pháp cho bé ăn không hề ảnh hưởng đến tình cảm hay sự gắn kết giữa mẹ và bé.

6. Phương pháp da tiếp da sau sinh mang tính quyết định

Mặc dù thế giới đã công nhận hiệu quả của phương pháp da tiếp da (skin-to-skin) nhưng nó không hề quyết định tất cả sự liên kết giữa mẹ và bé. Chủ yếu, tình cảm, sự kết nối với con sẽ được hình thành dần dần qua thời gian nên các bậc phụ huynh đừng quá coi trọng và “thần thánh hóa” phương pháp da tiếp da mà để trẻ phát triển tình cảm, sự gắn kết với cha mẹ một cách tự nhiên.

7. Bé khóc nghĩa là đang đói

Đương nhiên, khi đói bé sẽ khóc như một phản xạ tự nhiên để phát tín hiệu với cha mẹ. Nhưng nhiều lúc, hành động này còn báo hiệu cơ thể con đang khó chịu, bé sợ hãi hay cảm thấy buồn chán. Chính vì thế, bạn nên kiểm tra toàn người em bé khi chúng khóc xem có gì bất thường không rồi mới cho con ăn.

Nguồn: Sưu tầm

 


Tin tức liên quan

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?

830 Lượt xem

Giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt là trong 3 năm đầu đời. Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ, ngủ không đúng giờ thường hay quấy khóc. Giống như chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giấc ngủ hàng ngày cũng rất quan trọng, giúp bé phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, khó ngủ, trằn trọc khi ngủ làm cho chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến làm bé ngủ không sâu giấc và cách giải quyết phù hợp, mẹ tham khảo nhé!
Bà bầu ăn dưa chuột có tốt không? 5 lợi ích bất ngờ đối với mẹ bầu
Bà bầu ăn dưa chuột có tốt không? 5 lợi ích bất ngờ đối với mẹ bầu

320 Lượt xem

Nếu thắc mắc bà bầu ăn dưa chuột được không, bà bầu ăn dưa chuột có tốt không hay bà bầu có nên ăn dưa chuột thì bạn hãy đọc ngay bài viết này nhé!

Bà bầu ăn dưa chuột làm sao để vừa khai vị, bổ sung dinh dưỡng mà không gây tác dụng phụ đến sức khỏe mẹ và bé?

Chanh có tốt cho thai kỳ không?
Chanh có tốt cho thai kỳ không?

395 Lượt xem

Một lượng nhỏ nước chanh tươi có thể cung cấp vitamin, dinh dưỡng và tăng cường hydrat hóa với một số lợi ích bảo vệ sức khỏe. Hơn nữa, khi khuếch tán tinh dầu chanh có thể giúp giảm đau trong trường hợp buồn nôn. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi tiêu thụ quá nhiều chanh và các sản phẩm, thực phẩm và đồ uống có chứa chanh vì hàm lượng axit có thể làm hỏng răng của bạn hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của trào ngược axit, chẳng hạn như chứng ợ nóng.

Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

1006 Lượt xem

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
Chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh
Chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh

1389 Lượt xem

Những thiên thần bé nhỏ khi mới sinh ra không thể ngay lập tức có làn da hoàn hảo nên bạn cần nắm rõ những lưu ý này để chăm sóc da nhạy cảm của bé một cách tốt nhất.
TUẦN THAI THỨ 8: HẦU HẾT CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ BÉ ĐÃ HÌNH THÀNH
TUẦN THAI THỨ 8: HẦU HẾT CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ BÉ ĐÃ HÌNH THÀNH

322 Lượt xem

Tuần thứ 8 là tuần kết thúc tháng thai kỳ thứ 2. Giờ bé đã dài khoảng 2,5cm và chỉ nặng vài gam – giống như một quả nho Mỹ.
Có nên ăn măng khi mang thai?
Có nên ăn măng khi mang thai?

245 Lượt xem

Nhiều mẹ bầu lo lắng và tránh ăn măng khi mang thai vì sợ ăn măng mất máu, ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy sự thật thì bà bầu có nên ăn măng không?

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

274 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai phải làm thế nào? Nguyên nhân là gì?
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai phải làm thế nào? Nguyên nhân là gì?

1196 Lượt xem

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai là hiện tượng các cơ quan bài tiết như thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản… bị viêm nhiễm, dẫn đến cảm giác bị rát buốt khi đi tiểu. Hiện nay, tỉ lệ các bé trai nhiễm bệnh này đang khá cao và gây ra không ít nỗi lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vậy nguyên nhân gây bệnh này ở các bé là gì? Và cách chữa trị bệnh này như thế nào?
Làm gì khi mắt bé bị đổ ghèn xanh?
Làm gì khi mắt bé bị đổ ghèn xanh?

370 Lượt xem

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn chỉnh, do đó đây là đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó phổ biến là mắt bé bị đổ ghèn liên tục. Khi em bé bị đổ ghèn mắt hoặc mắt đỏ, sưng, chảy nước mắt, các bậc cha mẹ đừng chủ quan mà hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn mắt.
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ

331 Lượt xem

Ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Trong tuần tiếp theo, ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Tuy nhiên duy nhất chỉ có 1 nang nổi cộm nhất trên bề mặt buồng trứng gọi là nang De Graaf mới có khả năng rụng trứng và thụ thai được. Thông thường đối với các mẹ có chu kỳ kinh đều, sự rụng trứng sẽ xảy ra vào giữa chu kỳ, tương đương ngày thứ 14 (hoặc 2 tuần từ khi có kinh).
Bé tập đi sớm là tốt hay xấu – Có thể ba mẹ chưa biết
Bé tập đi sớm là tốt hay xấu – Có thể ba mẹ chưa biết

0 Lượt xem

Bé tập đi là một cột mốc mới luôn được các bậc phụ huynh mong ngóng. Không thể biết chính xác mốc thời gian nào bé sẽ biết đi. Có rất nhiều tác động tới sự phát triển về thể chất của bé. Cha mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ tập đi sớm với suy nghĩ rằng: “Con của mình phát triển, biết đi hơn những đứa trẻ cùng trang lứa”.
Bi hài chuyện các mẹ để “quên não“ trong phòng sinh
Bi hài chuyện các mẹ để “quên não“ trong phòng sinh

0 Lượt xem

Cùng với niềm hạnh phúc chào đón một “thiên thần“ đáng yêu trong gia đình, các mẹ sau sinh cũng phải đau đầu với những tình huống “dở khóc dở cười“ do trí nhớ giảm sút. Đón thêm một thành viên mới trong gia đình chắc chắn là niềm hạnh phúc lớn lao đối với bất kỳ bà mẹ nào. Vậy nhưng sau khi sinh, mẹ cũng gặp phải không ít rắc rối vì trí nhớ giảm sút nghiêm trọng. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 80% các bà mẹ mới sinh phàn nàn rằng trí não họ không được minh mẫn như trước kể từ khi mang thai. Thậm chí những mẹ có trình độ học vấn cao thì cảm giác này lại càng rõ ràng hơn.
Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy và ăn như thế nào?
Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy và ăn như thế nào?

316 Lượt xem

Tác dụng tuyệt vời của yến sào đối với thai phụ thì không còn gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy để có hiệu quả tốt nhất thì còn khá nhiều người chưa biết rõ về vấn đề này. Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy là thắc mắc phổ biến của rất nhiều chị em phụ nữ đang mang thai. Có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Phong tục truyền thống ngày Tết quê em
Phong tục truyền thống ngày Tết quê em

2555 Lượt xem

Hương vị mùa xuân
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ

328 Lượt xem

Tuần thai thứ 11 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của bé về mặt phản xạ so với các tuần thai trước. Về phần mẹ, đây là giai đoạn mẹ gặp khó khăn bởi chứng ợ nóng và táo bón. Hãy xem cụ thể, bé đã phát triển như thế nào và mẹ cần làm gì để cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh hơn nhé!
Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt sau sinh
Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt sau sinh

447 Lượt xem

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh con có ít nhiều thay đổi, trong đó sản dịch và kinh nguyệt sau sinh vẫn luôn là đề tài được nhiều chị em đặc biệt chú ý. Sản dịch sau sinh và thời gian có kinh trở lại có thể khác nhau tùy theo từng sản phụ và phương pháp sinh nở của người mẹ.
Vì sao bé chậm biết đi?
Vì sao bé chậm biết đi?

474 Lượt xem

Tình trạng chậm biết đi được giải thích là khi đủ 18 tháng tuổi nhưng bé vẫn chưa thể tự bước đi độc lập. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như: sinh non, mắc các rối loạn về não bộ, về cơ bắp hoặc do chế độ chăm sóc không phù hợp...
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

318 Lượt xem

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo mục tiêu đó, Cleanipedia sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.
Huyết áp cao khi mang thai nên xử trí sao đây mẹ ơi?
Huyết áp cao khi mang thai nên xử trí sao đây mẹ ơi?

372 Lượt xem

Bệnh cao huyết áp không chừa bất kỳ ai, kể cả mẹ bầu. Hơn nữa, huyết áp cao khi mang thai còn gây nhiều biến chứng thai kỳ cho mẹ. Vậy mẹ nên xử trí ra sao? Huyết áp cao là mầm mống của nhiều căn bệnh tim mạch nguy hiểm như tai biến, suy tim. Điều này còn nguy hiểm hơn nếu mẹ đang mang trong mình một “sinh linh bé nhỏ”. Cao huyết áp khi mang thai là do đâu? Xử trí và phòng ngừa tình trạng này như thế nào? Hãy để MarryBaby mách bạn trong bài viết dưới đây nhé.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng