Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non

Dây rốn quấn cổ còn được gọi theo cách gọi dân gian là tràng hoa quấn cổ, xảy ra khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ hay trong thời gian đau bụng chuyển dạ hoặc trong quá trình sinh.

1. Dây rau là gì?

Dây rau là một ống dẫn hai đầu để đưa dưỡng chất và oxy từ máu mẹ sang thai nhi, đồng thời cũng mang những sản phẩm chuyển hóa từ máu thai nhi sang máu mẹ để đào thải ra ngoài. Nhiệm vụ hàng đầu của dây rau là vận chuyển oxy từ máu mẹ sang máu thai nhi. Vì một lý do nào sự vận chuyển bị gián đoạn này, thai nhi bị thiếu oxy và tử vong.

Dây rốn thường có chiều dài trung bình 50-60cm. Dây rốn càng dài càng làm gia tăng nguy cơ quấn quanh cổ, tay, chân của thai nhi hoặc bị thắt nút. Nhưng cũng có khi bản thân dây rau ngắn hơn chiều dài trên (ví dụ toàn bộ chiều dài dây rau dưới 35cm thì gọi là dây rau ngắn tuyệt đối); hoặc là khi thai nhi vận động trong buồng tử cung làm cho dây rau quấn vào cổ, chân hay thân làm cho dây rau ngắn lại ( lúc này gọi là ngắn tương đối).

Vệ mặt lý thuyết, sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm. Dây rốn dài có thể vướng vào tay chân hay quấn cổ thai nhi gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần.

Tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ ở khoảng 12% đối với thai từ 24-26 tuần, 37% ở thai đủ tháng. Tin vui là phần lớn trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến mắc bệnh và tử vong chu sinh. Tử vong chu sinh là hiện tượng thai nhi và trẻ sơ sinh tử vong trong vòng 1 tuần sau sinh. Đó là lý do vì sao các bác sĩ ít báo cho mẹ biết thai nhi bị dây rốn quấn cổ, trừ trường hợp nghiêm trọng đe dọa tính mạng bé.

2. Cách phát hiện bé bị rau quấn cổ

Việc xác định dây rốn quấn cổ thường được chẩn đoán qua siêu âm. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Một số trường hợp phát hiện tràng hoa quấn cổ vào tháng thứ 5-6. Ngoài ra, thai máy bất thường có thể cũng là dấu hiệu của dây rốn quấn cổ. Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở, thai nhi sẽ đạp nhiều và bất thường hơn.

3. Nguyên nhân gây rau quấn cổ thai nhi

Cha mẹ nên tìm hiểu chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần.

Trong những tháng đầu thai kỳ, thai nhi như một cục nước đá nằm trong một bể nước lớn nên rất dễ dàng di chuyển trong buồng tử cung. Trong quá trình di chuyển đó, khi dây rốn còn dài, thai nhi đã làm rối dây rốn như cuộn chỉ rối và dây rốn quấn vào thân hay cổ thai nhi. Cũng có trường hợp khi còn bé, thai di chuyển nhiều trong buồng tử cung làm cho dây rốn bị thắt nút lại. Dây rốn bị thắt nút kèm theo quấn cổ sẽ rất nguy hiểm.

Hoặc ở 3 tháng cuối, khi thai nhi quay đầu xuống dưới (gọi là thai thuận), dây rốn mềm trơn cũng dễ quấn vào thai nhi. Dây rốn quấn vào thân thai nhi thì có thể tự tháo được, nhưng khi quấn vào cổ là một khe hẹp giữa đầu và vai thì dây rau không thể tự tháo được mà ngày càng chặt hơn.

Mẹ vận động, lao động quá sức là nguyên nhân chính của hiện tượng dây rốn quấn cổ. Điều này đã được khoa học chứng minh, khi mẹ làm việc quá sức, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống nhiều hơn khiến dây rốn rất dễ cuộn quanh người và quấn vào cổ con. Bởi vậy, mẹ bầu hãy chú ý trong thai kỳ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh quá sức. Khi mệt mỏi hãy dành thời gian nghỉ ngơi và nhờ mọi người trong gia đình giúp đỡ những việc lặt vặt.

Theo các bác sĩ, mẹ bầu bị dư ối hoặc đa ối sẽ tăng khả năng thai nhi bị dây rốn quấn cổ, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. Một nguyên nhân gây ra hiện tượng dây rốn quấn cổ khác đó là độ dài dây rốn. Mặc dù dây rốn dài trung bình 56cm nhưng vẫn có những bé có dây rốn dài hơn. Khi dây rốn càng dài, thai nhi càng có nguy cơ bị quấn cổ.

4. Biến chứng do dây rốn quấn cổ

Thực tế thai nhi bị dây rốn quấn cổ rất hiếm có biến chứng nguy hiểm. Nếu bà bầu quá lo lắng cho thai nhi trong hiện tượng này hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để nhận được những lời tư vấn hữu ích. Thông thường, dây rốn quấn cổ có thể dẫn đến các sự cố sau:

  • Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Nên khả năng cao thai nhi sinh nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ.
  • Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn cổ có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Nếu được bác sĩ xử lý kịp thời các trường hợp dây rốn quấn cổ không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn chặt, bé có thể bị thiếu oxy. Vì vậy, đối với những bé bị dây rốn quấn cổ, sau khi sinh nếu mẹ phát hiện thấy bé có dấu hiệu co giật, chân tay run cần đưa bé đi khám ngay.

5. Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

Đầu tiên, mẹ cần biết là tình trạng này không nguy hiểm nên không cần quá lo lắng. Thực tế có khá nhiều bé tự tháo được dây rốn quấn cổ khi ở tuần thai thứ 18-25.

Trường hợp bé bị quấn cổ khi đã lớn sẽ không có phương pháp nào để tháo gỡ được thì việc mẹ cần làm đó là khám thai theo đúng lịch định kỳ của bác sĩ và thường xuyên theo dõi thai máy. Khi thấy bé đạp quá ít hoặc quá nhiều thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Thai trong tử cung và dây rốn để cung cấp tuần hoàn mẹ thai, nên những cản trở khi tuần hoàn dây rốn thì rất nguy hiểm cho thai. Còn rốn quấn cổ thai nhi là đa số sinh lý bình thường của thai, vì vậy rốn quấn cổ thai nhi được xem như là sinh lý bình thường, và cần đánh giá khi khám thai định kì, không xử trí gì cả. Khi thấy hiện tượng thai nhi ít đạp hoặc ít máy thai phụ cần khám ngay tránh ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.

 

 


Tin tức liên quan

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

441 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...
Tử cung lạnh và nguy cơ hiếm muộn
Tử cung lạnh và nguy cơ hiếm muộn

253 Lượt xem

Tử cung lạnh là tình trạng phổ biến hiện này và có khả năng dẫn đến hiếm muộn ở nữ giới. Lạnh tử cung có nhiều nguyên nhân khác nhau, với những tác hại đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ thì cần biết được cách trị tử cung lạnh ngay khi phát hiện.
Cách trang trí cơm cho bé đơn giản nhưng cực ngộ nghĩnh
Cách trang trí cơm cho bé đơn giản nhưng cực ngộ nghĩnh

1908 Lượt xem

Các bé dù biếng ăn đến đâu cũng sẽ không rời mắt các món ăn đáng yêu và quá dễ thương này
Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?
Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?

294 Lượt xem

Những cột mốc phát triển của trẻ, không đơn thuần chỉ là sự phát triển của con mà còn là niềm tự hào của cha mẹ. Và còn đặc biệt hơn đối những người lần đầu làm cha mẹ.
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai

209 Lượt xem

Lượng máu ở người bình thường được xác định thông qua xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Nếu nồng độ Hb dưới 13g/dl ở nam và 12 g/dl ở nữ thì đối tượng được xem là thiếu máu. Thai phụ được chẩn đoán là thiếu máu khi mang thai khi Hb dưới 11g/dl.
Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.
Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

1005 Lượt xem

Cũng giống như phụ nữ trưởng thành, viêm âm đạo ở trẻ em là tình trạng vùng kín của các bé bị vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm âm đạo. Tuy nhiên, cách nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

872 Lượt xem

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

147 Lượt xem

Làm mẹ từ lâu đã trở thành niềm hạnh phúc thiêng liêng của mỗi một người phụ nữ. Do đó, lần đầu mang thai chắc hẳn ai cũng bỡ ngỡ, băn khoăn, không biết nên ăn gì, uống gì để tốt cho mẹ và bé. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó bằng cách cung cấp cho các mẹ chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh

194 Lượt xem

Trẻ 1 tuổi nên ăn gì là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ. Có thể thấy, từ 0 đến dưới 1 tuổi là giai đoạn quan trọng và phát triển mạnh mẽ nhất của trẻ. Do đó, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi này rất quan trọng. Lựa chọn thực phẩm không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, sụt cân ở trẻ. Mẹ tham khảo danh sách các thực phẩm này nhé: Trẻ 1 tuổi nên ăn Chuối, đào và một số loại trái cây mềm khác
Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi
Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi

311 Lượt xem

Dính thắng lưỡi (ankyloglossia) là tình trạng lưỡi của trẻ nhỏ vẫn dính vào đáy miệng. Các triệu chứng bao gồm trẻ khó bú và trẻ bị khó nói. Tình trạng này có thể khắc phục bằng phẫu thuật đơn giản.
Các cách bổ sung protein cho trẻ biếng ăn
Các cách bổ sung protein cho trẻ biếng ăn

919 Lượt xem

Hiện nay tình trạng biếng ăn xảy ra ngày càng nhiều với trẻ. Bài viết này sẽ giúp các bố mẹ tạo ra nhiều món ăn hơn để thu hút trẻ.
Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?
Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

385 Lượt xem

Lại thêm một chủ đề được nhiều phụ nữ sau sinh quan tâm: Sau sinh ăn sầu riêng được không? Đặc biệt với những mẹ là tín đồ yêu thích sầu riêng thì không cưỡng lại hương vị đặc biệt của loại trái cây này. Sầu riêng là một trong những loại trái cây giúp cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra L-tryptophan có trong sầu riêng được đánh giá cao trong việc giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ.
Huyết áp cao khi mang thai nên xử trí sao đây mẹ ơi?
Huyết áp cao khi mang thai nên xử trí sao đây mẹ ơi?

246 Lượt xem

Bệnh cao huyết áp không chừa bất kỳ ai, kể cả mẹ bầu. Hơn nữa, huyết áp cao khi mang thai còn gây nhiều biến chứng thai kỳ cho mẹ. Vậy mẹ nên xử trí ra sao? Huyết áp cao là mầm mống của nhiều căn bệnh tim mạch nguy hiểm như tai biến, suy tim. Điều này còn nguy hiểm hơn nếu mẹ đang mang trong mình một “sinh linh bé nhỏ”. Cao huyết áp khi mang thai là do đâu? Xử trí và phòng ngừa tình trạng này như thế nào? Hãy để MarryBaby mách bạn trong bài viết dưới đây nhé.
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ

285 Lượt xem

Ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Trong tuần tiếp theo, ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Tuy nhiên duy nhất chỉ có 1 nang nổi cộm nhất trên bề mặt buồng trứng gọi là nang De Graaf mới có khả năng rụng trứng và thụ thai được. Thông thường đối với các mẹ có chu kỳ kinh đều, sự rụng trứng sẽ xảy ra vào giữa chu kỳ, tương đương ngày thứ 14 (hoặc 2 tuần từ khi có kinh).
Đồ Tole không biên giới
Đồ Tole không biên giới

1881 Lượt xem

Baby tole chuyên sản xuất đồ bộ Tole từ sơ sinh đến người lớn LH 0938.103.800
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn

269 Lượt xem

Tử cung lạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Bên cạnh việc điều trị, chị em phụ nữ bị tử cung lạnh cũng nên biết cách làm ấm tử cung.
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?

265 Lượt xem

Sữa nguồn gốc thực vật là những lựa chọn thay thế phổ biến cho sữa bò thông thường và chúng có thể là lựa chọn tuyệt vời cho một số người lớn, đặc biệt là những người không dung nạp lactose. Nhưng các loại sữa không chứa sữa như sữa đậu nành có tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? Và có nên cho trẻ uống sữa đậu nành không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.
Các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ
Các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ

204 Lượt xem

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nên duy trì cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng có thể giữ được nguồn sữa dồi dào như những ngày đầu sau sinh. Nhiều yếu tố trong sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm tiết sữa mẹ.
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần

310 Lượt xem

Mang thai 40 tuần, hay 38 tuần sau thụ thai đều thuộc tháng thứ 9 của thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần đã hoàn chỉnh và sẽ không có nhiều thay đổi so với một tuần trước, ngoài trừ phần tóc và móng tay vẫn tiếp tục dài ra.
Chảy máu cam ở trẻ và những điều cần biết
Chảy máu cam ở trẻ và những điều cần biết

290 Lượt xem

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra mũi trước hoặc chảy ra mũi sau xuống họng. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 3 – 8 tuổi. Chảy máu mũi thường được chia thành 2 nhóm: Chảy máu mũi trước: 90%, dễ kiểm soát tại nhà hoặc cơ sở y tế. Chảy máu mũi sau: Ít gặp hơn, nên được khuyến cáo nhập viện để được can thiệp bởi bác sĩ tai mũi họng.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng