Dấu hiệu mang thai sớm

Phụ nữ có đời sống tình dục bình thường khi bị trễ kinh sẽ nghĩ rằng mình đã có thai. Thực tế, trễ kinh chưa hẳn là dấu hiệu mang thai chính xác nhất. Song nếu bạn trễ kinh và có thêm một số dấu hiệu khác rất có thể bé cưng đang tượng hình trong bạn.

Khi nào dấu hiệu mang thai xuất hiện?

 

Theo các chuyên gia sản khoa, mỗi thai kỳ đều khác nhau nên các biểu hiện mang thai bạn gặp phải có thể khác với những người xung quanh và khác với thai kỳ trước đó (nếu bạn từng mang thai). Tuy nhiên, nhìn chung thì các dấu hiệu mang thai có thể sẽ dần xuất hiện rõ ràng hơn theo từng tuần, cụ thể như sau:

1. Xuất huyết sớm (Máu báo thai) là dấu hiệu mang thai sớm nhất trong tuần đầu tiên

Sau khi trứng thụ tinh bám vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ, một vài mảnh niêm mạc có thể bị bong ra và màu trông giống như kinh nguyệt. Nếu bạn chưa đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo nhưng có dấu hiệu ra máu, hãy xem xét vì đây có thể là dấu hiệu có thai.

2. Dấu hiệu mang thai: Cảm thấy mệt mỏi

Do nồng độ hormone progesterone tăng cao nên bạn sẽ gặp phải tình trạng uể oải, thiếu sức sống cũng như thường xuyên có cảm giác mệt mỏi. Cảm giác này cũng đến từ việc cơ thể bạn chưa kịp thích nghi với việc phải liên tục cung cấp dưỡng chất cho thai nhi để con yêu có thể phát triển. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể kiệt sức nên cần phải nghỉ ngơi và đừng cố gắng làm việc quá nhiều.

3. Đi tiểu thường xuyên hơn

Hiện tượng đi tiểu nhiều là dấu hiệu bình thường và xảy ra sớm nhất ở phụ nữ mang thai. Khi trứng thụ tinh được 6 tuần, máu trong cơ thể sẽ tăng đáng kể nên thận cũng phải hoạt động liên tục để bài tiết. Ngoài ra, thận sẽ bị tử cung chèn ép nên cảm giác muốn đi tiểu sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.

4. Căng tức ngực và nhũ hoa dần sậm màu

Nếu bạn cảm giác ngực căng tức, vòng một ngày càng to hơn và nhũ hoa dần sậm màu, trở nên thâm, đen hơn bình thường, tĩnh mạch nổi hẳn lên thì có thể bạn đã có thai. Vì đây là dấu hiệu mang thai sớm thường thấy và dễ nhận biết nhất.

5. Thân nhiệt tăng cao hơn bình thường

Nhiệt độ cơ thể của bạn thường tăng cao khi mang thai cũng là một dấu hiệu có thai thường xuyên bị bỏ sót vì nhiều người thường lầm lẫn sang các bệnh khác như sốt, cảm. Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể nổi rôm sảy giống em bé do cơ thể ẩm ướt và không thoát được nhiều mồ hôi.

6. Dấu hiệu có thai: Táo bón và đầy hơi

Đây là 2 dấu hiệu thường thấy ở mẹ bầu mang thai tuần đầu tiên và có thể xuất hiện trong suốt thai kỳ. Hormone trong cơ thể thay đổi cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến các thai phụ gặp những rắc rối trong việc đi vệ sinh.

7. Có thể bạn đã mang thai khi bạn thường xuyên bị chuột rút

Bị chuột rút khi mang thai là một trong những triệu chứng có thai mà nhiều người ít để ý. Tử cung của mẹ bầu sẽ co giãn để chuẩn bị cho sự lớn lên của con yêu trong 9 tháng tiếp theo. Sức nặng của thai nhi chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới gây nên hiện tượng chuột rút. Lưu ý để giảm tình trạng bị chuột rút trong thai kỳ, bạn cần bổ sung đủ canxi trong chế độ ăn uống và kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.

8. Đau mỏi lưng hoặc dọc xương sống

Một dấu hiệu có thai nhận biết mà nhiều chị em thường bỏ qua chính là hiện tượng đau lưng. Khi cảm thấy lưng bị đau nhức hoặc mỏi dọc theo xương sống rất có thể bạn đã mang thai rồi đấy! Nguyên nhân là dây chằng ở lưng phải giãn ra để thích nghi với sự lớn dần lên của tử cung.

9. Thói quen ăn uống thay đổi 

Tương tự như hiện tượng buồn nôn, thay đổi khẩu vị là một trong những dấu hiệu mang thai dễ nhận biết báo hiệu rằng bạn đã có tin vui. Ví dụ như sở thích thường ngày của bạn là đồ ngọt nhưng dạo gần đây lại chuyển sang những món có vị chua chẳng hạn. Trước kia, bạn không dám đụng tới bất kỳ món nào ngoài ba bữa ăn chính, song thời gian gần đây bạn lâm vào tình cảnh thèm ăn và ăn vô tội vạ. Điều này lý giải vì sao nhiều phụ nữ ăn răt nhiều trong suốt thời gian mang thai.

10. Dấu hiệu có thai: Tăng cân bất thường

Bạn là người có cân nặng ổn định nhưng dạo gần đây đột nhiên nhận thấy quần áo mặc vào có vẻ chật, cơ thể mình trở nên nặng nề hơn? Nếu có thêm dấu hiệu thèm ăn nữa rất có thể bạn đang có thai rồi đấy.

Trên đây là 10 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên sớm nhất. Ngoài ra còn có thêm các triệu chứng có thai khác cụ thể như sau:

11. Trở nên nhạy cảm hơn với mùi vị

Ngay từ khi thai nhi được 2 tuần tuổi, bạn sẽ nhạy cảm đặc biệt với nhiều mùi khác nhau. Đây là một trong những tác dụng phụ do mức estrogen tăng cao. Bạn trở nên nhạy cảm hơn hẳn với mùi xung quanh mình. Đó có thể là mùi nước hoa, mùi thơm của một loại trái cây hay đơn giản là mùi của món ăn nào đó cũng có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí buồn nôn.

12. Thường xuyên chóng mặt

Khi mang thai, một số thai phụ có thể sẽ bị chóng mặt, váng đầu. Nguyên nhân là do nhịp tim tăng dẫn đến tốc độ bơm máu và lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng, trong khi đó huyết áp lại giảm đầu thai kỳ rồi tăng dần vào cuối thai kỳ. Những thay đổi này trong cơ thể sẽ khiến những cơ quan khác đều phải nhanh chóng điều chỉnh theo để kịp thích nghi. Chúng sẽ làm mẹ bầu bị choáng váng, chóng mặt. Nếu bạn bị ngất xỉu, hãy đến gặp bác sĩ ngay vì có thể nó là dấu hiệu không tốt.

13. Tâm trạng thay đổi thất thường

Mẹ bầu có thể chuyển sang trạng thái buồn vui “sáng nắng chiều mưa” một cách thất thường. Tất cả là do sự thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể khiến tâm trạng theo đó mà khó kiểm soát. Khi đang vui vẻ, bạn vẫn có thể trở nên tủi thân, nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người. Tuy nhiên, khi cơ thể đã quen dần với tình trạng “bầu bí”, những thay đổi thất thường đó của bạn sẽ tự nhiên biến mất.

14. Khó thở và hụt hơi

Trong những ngày đầu mang thai, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy hơi tức ngực và có cảm giác khó thở. Ngoài ra, bạn cũng có cảm giác hơi thở của mình ngắn hơn thường lệ (hụt hơi). Nguyên nhân là do cơ thể vẫn chưa thích nghi với sự thay đổi hormone. Khi thai nhi lớn hơn, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3, việc phải cung cấp thêm oxy cho thai nhi đang phát triển trong bụng sẽ khiến bạn phải hít nhiều oxy hơn trong mỗi lần thở cũng, gây ra tình trạng khó thở và hụt hơi này.

15. Dấu hiệu có thai: Đau đầu

Hormone progesterone trong cơ thể tăng lên một cách đột biến cộng với việc thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu là nguyên nhân khiến nhiều chị em thường xuyên có cảm giác đau đầu khi mang thai. Lúc này, bạn nên tăng cường lượng nước uống hàng ngày và kiểm tra lượng hồng cầu trong máu cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

16. Nám da

Da của mẹ bầu sẽ xuất hiện các vết nám cũng như dễ sậm màu hơn trong những ngày này. Hàm lượng hormone estrogen và progesterone cùng với lưu lượng máu trong cơ thể thai phụ tăng cao dẫn tới sự gia tăng sắc tố melanin một cách bất thường. Chính điều này sẽ dẫn tới sự hình thành các đốm nám thâm đen, phân bổ tập trung nhiều nhất là ở vùng mặt. Vì vậy, bạn hãy sử dụng kem chống nắng thường xuyên để ngăn ngừa cũng như cải thiện phần nào các vết thâm sạm nhé.

17. Cảm giác chán ăn

Không muốn ăn uống bất cứ thứ gì dù cơ thể đang rất đói là hiện tượng tương đối phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên. Mẹ bầu sẽ đột nhiên cảm thấy rằng những thức ăn mà trước đây mình từng rất thích thì bây giờ lại hoàn toàn không tạo ra hứng thú gì cả, thậm chí là cảm thấy ngán.

18. Dấu hiệu có thai: Trễ kinh

Trễ kinh gần như là dấu hiệu mang thai phổ biến nhất mà chị em thường nghĩ đến khi mang thai tuần đầu tiên. Sau khi trứng được thụ tinh, bạn sẽ không có kinh nguyệt trong suốt thai kỳ và vài tháng sau sinh. Để chính xác hơn, ban nên kiểm tra xem mình có thêm các dấu hiệu mang thai khác  không. Nguyên do là hiện tượng trễ kinh đôi khi chỉ là do bạn đang bị stress hay thay đổi thói quen sinh hoạt hay đang dùng một số loại thuốc nào đó.

19. Que thử thai xuất hiện 2 vạch

Thông thường sau 2 tuần bạn bị trễ kinh, việc dùng que thử thai sẽ cho ra kết quả chính xác nhất và nhanh nhất giúp bạn xác định liệu mình có đang mang thai hay không. Que thử thai cho kết quả dựa trên nồng độ hormone HCG trong cơ thể bạn. Đây là loại hormone chỉ xuất hiện khi bạn đang mang thai. Tốt nhất, bạn nên mua ít nhất 2 bộ que thử. Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như thai ngoài tử cung hay khi bạn đang sử dụng thuốc lợi tiểu, que thử thai có thể cho kết quả không được chính xác lắm.

20. Buồn nôn hoặc nôn

Ốm nghén luôn là cơn ác mộng của nhiều chị em và có thể xuất hiện khá sớm trong thai kỳ. Bên cạnh đó, có người phải chịu đựng triệu chứng này suốt 9 tháng mang thai. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn, nôn hoặc nôn khan bất kỳ thời điểm nào trong ngày ngay cả khi chưa kịp ăn gì. Đôi khi, bạn thấy buồn nôn và nôn nhưng không nghiêm trọng đến mức nôn ra tất cả những gì mình ăn.

Một số ít thai phụ lại có phản ứng thai nghén tương đối nghiêm trọng như nôn mửa nhiều lần và không thể kiểm soát, ảnh hưởng tới việc ăn uống thậm chí xuất hiện hiện tượng mất nước và trúng độc (ói mửa do thai nghén). Trong trường hợp như vậy, mẹ bầu cần phải đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời, tránh phát sinh các trường hợp xấu.

21. Dấu hiệu mang thai: Chảy máu cam

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng, chảy máu cam là một dấu hiệu mang thai mà nhiều mẹ bầu gặp phải nhưng hay bỏ qua. Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản xuất nhiều máu hơn và các hormone trong thai kỳ tạo áp lực làm giãn nở các mạch máu nhỏ trong mũi khiến bạn dễ bị chảy máu.

Tuy nhiên, triệu chứng này gần như không có nguy hại gì lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong nhiều trường hợp, hiện tượng này sẽ nhanh chóng qua đi mà không cần dùng đến thuốc.

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu luôn phải bổ sung những khoáng chất và vitamin cần thiết cho thai kỳ như vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, axit folic, canxi để nuôi dưỡng thai nhi thật khỏe mạnh.


Tin tức liên quan

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?
Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

390 Lượt xem

Lại thêm một chủ đề được nhiều phụ nữ sau sinh quan tâm: Sau sinh ăn sầu riêng được không? Đặc biệt với những mẹ là tín đồ yêu thích sầu riêng thì không cưỡng lại hương vị đặc biệt của loại trái cây này. Sầu riêng là một trong những loại trái cây giúp cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra L-tryptophan có trong sầu riêng được đánh giá cao trong việc giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ.
Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện
Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện

193 Lượt xem

Tình trạng biếng ăn của trẻ luôn là một vấn đề gây đau đầu đối với các bà các mẹ. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và tư duy của trẻ rất nhiều. Vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này?
Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy và ăn như thế nào?
Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy và ăn như thế nào?

208 Lượt xem

Tác dụng tuyệt vời của yến sào đối với thai phụ thì không còn gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy để có hiệu quả tốt nhất thì còn khá nhiều người chưa biết rõ về vấn đề này. Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy là thắc mắc phổ biến của rất nhiều chị em phụ nữ đang mang thai. Có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?

258 Lượt xem

Bệnh tiêu chảy là bệnh đường ruột thường gặp do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Trẻ được cho là bị tiêu chảy là khi đi tiêu phân lỏng nhiều nước, 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi thấy biểu hiện bệnh của trẻ không có dấu hiệu giảm đi.
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ

215 Lượt xem

Ngay tại ngày trễ kinh thử thai cho kết quả dương tính, nếu que thử không rõ, mẹ có thể thử máu đo nồng độ hcG trong cơ thể
Quá trình thai nhi hình thành và phát triển theo từng tuần
Quá trình thai nhi hình thành và phát triển theo từng tuần

179 Lượt xem

Mang thai và làm mẹ là trọng trách thiêng liêng của người phụ nữ. Từ một bào thai sau 40 tuần “ấp ủ” đem đến cho mẹ một thiên thần nhỏ bé là một chặng đường đầy cảm hứng với mồ hôi và nước mắt. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho bà bầu là bước đệm quan trọng để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Vì vậy mẹ cũng cần ghi nhớ các vắc-xin cần tiêm trước và trong khi mang thai.
Có nên cho trẻ em uống nước dừa?
Có nên cho trẻ em uống nước dừa?

259 Lượt xem

Nước dừa là một loại thức uống tự nhiên, bổ dưỡng và ngon lành, chứa ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Các thành phần dinh dưỡng chính của nước dừa bao gồm sắt, clorua, kali, natri, phốt pho,... Vậy có nên cho trẻ em uống nước dừa không?
TUẦN THAI THỨ 8: HẦU HẾT CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ BÉ ĐÃ HÌNH THÀNH
TUẦN THAI THỨ 8: HẦU HẾT CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ BÉ ĐÃ HÌNH THÀNH

217 Lượt xem

Tuần thứ 8 là tuần kết thúc tháng thai kỳ thứ 2. Giờ bé đã dài khoảng 2,5cm và chỉ nặng vài gam – giống như một quả nho Mỹ.
Sầu riêng kiêng ăn với gì? Những lưu ý khi ăn sầu riêng
Sầu riêng kiêng ăn với gì? Những lưu ý khi ăn sầu riêng

1261 Lượt xem

Sầu riêng là món khoái khẩu với khá nhiều người. Vị ngọt, ngậy, béo của loại quả đặc trưng này đã chinh phục được nhiều khách hàng khó tính. Tuy nhiên, không phải kết hợp ăn sầu riêng với bất kỳ đồ ăn, nước uống nào cũng được bởi nó sẽ gây ra những nguy hiểm đến tính mạng. Vậy, sầu riêng kiêng ăn với gì?
Số lượng trứng phụ nữ nói lên điều gì về khả năng sinh sản? Bao nhiêu tuổi thì hết trứng?
Số lượng trứng phụ nữ nói lên điều gì về khả năng sinh sản? Bao nhiêu tuổi thì hết trứng?

273 Lượt xem

Trứng phụ nữ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về trứng phụ nữ. Trứng là một thành phần quan trọng trong buồng trứng – cơ quan sinh sản chính của phụ nữ. Do đó, những thắc mắc liên quan đến trứng như trứng phụ nữ như thế nào và số lượng trứng phụ nữ thay đổi qua các độ tuổi ra sao vẫn luôn được chị em đặc biệt quan tâm.
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

878 Lượt xem

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
TUẦN THAI THỨ 18: THỜI ĐIỂM CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ PHÁT TRIỂN MẠNH
TUẦN THAI THỨ 18: THỜI ĐIỂM CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ PHÁT TRIỂN MẠNH

223 Lượt xem

Lúc này, tai của bé đã có thể nghe được những tiếng ồn bên ngoài tử cung và nhận ra giọng nói của mẹ. Vì vậy, mẹ hãy trò chuyện với bé thường xuyên để kích thích trí não bé phát triển, cũng như giúp sợi dây gắn kết giữa mẹ và bé thêm bền chặt.
Quá trình thụ thai và những kiến thức bạn cần biết
Quá trình thụ thai và những kiến thức bạn cần biết

320 Lượt xem

Có khoảng 250 triệu tinh trùng bơi qua quãng đường từ âm đạo tới cổ tử cung, chỉ có khoảng 400 tinh trùng sống sót sau cuộc hành trình này, và cuối cùng chỉ có 1 tinh trùng thực hiện thành công quá trình thụ thai. Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu và như thế nào luôn là câu hỏi lớn của các chị em. Cùng tìm hiểu để sẵn sàng cho thai kỳ sắp tới bạn nhé! Quá trình thụ thai xảy ra khi tinh trùng ở đàn ông vượt qua hành trình vô cùng gian nan, vất vả tìm gặp được trứng ở phụ nữ để “hòa làm một”. Sự kết hợp này làm hình thành nên phôi thai, “hạt giống” để bé yêu lớn dần trong bụng mẹ. Sau khi tình trùng gặp trứng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra như thế nào và diễn ra trong bao lâu? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết
Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết

195 Lượt xem

Trong quá trình mang bầu, các mẹ không những cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi mà còn phải tìm hiểu về việc tiêm phòng cho bà bầu cũng như những tác dụng phụ cần lưu ý khi tiêm. Chia sẻ, hướng dẫn từ chuyên gia của bệnh viện Vinmec sẽ giúp các mẹ nắm bắt rõ hơn vấn đề này ngay sau đây.
Các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ
Các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ

1393 Lượt xem

Cha mẹ nào cũng mong muốn cho con mình luôn khỏe mạnh, thông minh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên để đạt được điều đó rất cần sự chăm sóc cẩn thận và khoa học của bố mẹ. Bên cạnh việc dạy dỗ con hàng ngày, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Một số loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ dưới đây sẽ là gợi ý để bố mẹ bổ sung cho trẻ.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị

284 Lượt xem

Mẹ biết đấy, giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu bé thường xuyên bị thức giấc, quấy khóc, khó ngủ… có thể bé đang gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em không nguy hiểm, nhưng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh Mẹ biết đấy, giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu bé thường xuyên bị thức giấc, quấy khóc, khó ngủ… có thể bé đang gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em không nguy hiểm, nhưng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và việc tăng cân ở trẻ. Mẹ nên tìm hiểu chứng rối loạn giấc ngủ qua bài viết sau đây để chăm sóc giấc ngủ cho con tốt hơn nhé.
Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai
Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai

797 Lượt xem

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ thường bị ốm nghén nên có cảm giác ăn uống không ngon miệng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người mẹ và gián tiếp ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Để ăn uống ngon miệng hơn, giúp con đủ dinh dưỡng, mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày nhằm tránh hiện tượng buồn nôn do ốm nghén. Bánh, sữa, hoa quả nên được chuẩn bị để ăn trong các bữa phụ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Đồng thời, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, bữa ăn đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau để đỡ gây cảm giác chán ăn. Ngoài ra, thai phụ cũng nên kết hợp thêm các bài tập thể dục nhịp nhàng như hít thở, yoga bà bầu,... để tiêu hóa tốt hơn, giảm ốm nghén, ăn ngon hơn.
Hội chứng rung lắc ở  trẻ nhỏ người lớn nên biết
Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ người lớn nên biết

1558 Lượt xem

Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ là một thuật ngữ y học được định nghĩa liên quan đến các thương tổn gây ra bởi việc lắc mạnh trẻ.
Có thai uống nước dừa được không?
Có thai uống nước dừa được không?

331 Lượt xem

Có thai uống nước dừa được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu, bởi đây là một loại đồ uống cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên cân nhắc bổ sung với liều lượng phù hợp cùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh.
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

177 Lượt xem

Cũng trong tam cá nguyệt thứ nhất này, thai nhi cũng đối mặt với nguy cơ tổn thương cao hoặc bị dị tật nếu như mẹ bầu ăn uống không kiêng khem, lạm dụng các chất kích thích. Vậy mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng