Viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai phải làm thế nào? Nguyên nhân là gì?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai là hiện tượng các cơ quan bài tiết như thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản… bị viêm nhiễm, dẫn đến cảm giác bị rát buốt khi đi tiểu. Hiện nay, tỉ lệ các bé trai nhiễm bệnh này đang khá cao và gây ra không ít nỗi lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vậy nguyên nhân gây bệnh này ở các bé là gì? Và cách chữa trị bệnh này như thế nào?

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai

Theo các chuyên gia, bệnh viêm đường tiết niệu được gây ra bởi các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Tiêu biểu trong số đó là vi khuẩn E.coli, Enterococci, Klebsiella, Pseudomonas aeruginosa,… Các loại vi khuẩn này tồn tại khắp nơi trong môi trường sống hằng ngày, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể người để gây bệnh, đặc biệt là ở trẻ em.

Viêm đường tiết niệu ở bé trai

Từ đó suy ra, một số nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai như sau:

  • Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và khuếch tán mọi nơi, khi bé vui chơi ở những khu vực bẩn như sàn nhà có thể bị tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh.
  • Trẻ em có sức đề kháng yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển.
  • Bố mẹ không chú ý thay bỉm đúng giờ hoặc sử dụng các loại bỉm không đạt chất lượng cho bé.
  • Vệ sinh cơ thể cho bé không sạch sẽ hoặc bé không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.

Ngoài ra, một số yếu tố sau đây có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ em trai như: Bộ phận đường tiết niệu bị biến dạng, trẻ em chưa hoàn thiện hệ miễn dịch (dưới 2 tuổi), bàng quang giãn to không đẩy được nước tiểu ra ngoài, trẻ em nhịn tiểu hoặc đi tiểu quá nhiều, chít hẹp đường dẫn nước tiểu gây nên tình trạng ứ đọng nước tiểu, sức đề kháng bị giảm nhất là khi nhiễm virus cúm, tiêu chảy mất nước nhiều, trẻ em mặc quần áo ôm sát người,…

Trẻ em bị viêm đường tiết niệu phải làm thế nào?

Căn bệnh này khá biến và rất dễ để điều trị. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Suy thận, sưng thận, áp xe thận, nhiễm khuẩn huyết, suy gan, thậm chí là tử vong.

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh, các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc ở ở ngoài mà nên đi khám ở các cơ sở uy tín. Đặc biệt, trẻ em chưa biết cách diễn đạt bằng lời nói nên bố mẹ cần lưu ý các dấu hiệu của bệnh để nhanh chóng điều trị. Một số dấu hiệu bệnh ở trẻ bạn có thể tham khảo như:

  • Bé đi tiểu nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn, nước tiểu có màu đục
  • Bé bị sốt kéo dài nhiều ngày mà không tìm được nguyên nhân.
  • Rối loạn đường tiêu hóa, trẻ thường xuyên bị nôn hoặc tiêu chảy
  • Trong bỉm của bé thường xuất hiện các cặn trắng. 
  • Da tái xanh, mệt, cơ thể yếu ớt, uể oải, lười vận động, trẻ biếng ăn, hay quấy khóc khi đi tiểu.
  • Chướng bụng, hơi thở hôi, lưỡi bẩn,…

Khi đi khám, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh ở trẻ để đưa ra phương án điều trị phù hợp cho bé. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê đơn một số loại kháng sinh phù hợp. Một số kháng sinh thường dùng là: Amoxicillin, Bactrim, Trimethoprim,  Cephalosporin IG, Augmentin,…

 Viêm đường tiết niệu ở bé trai

Bên cạnh đó, để điều trị tốt nhất cho bé, trong quá trình sử dụng kháng sinh, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Nghiêm túc cho bé sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc khi thấy các dấu hiệu của bệnh đã giảm bớt.
  • Chú ý quan sát tần suất đi tiểu của bé, hỏi xem bé có còn bị đau rát khi đi tiểu không.
  • Kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé thường xuyên.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và ăn các loại thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, canh,…
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời, bổ sung rau, trái cây, nước ép vào thực đơn hằng ngày.
  • Hướng dẫn bé làm vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh.
  • Dặn trẻ không được nhịn tiểu, nên đi giải quyết ngay mỗi khi mắc vệ sinh.

Nếu khi sử dụng thuốc, dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ không giảm bớt, thậm chí ngày càng trầm trọng thì bạn nên đưa con đi tái khám để có biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời.

Viêm đường tiết niệu ở bé trai

Đặc biệt, đối với các trường hợp bệnh nghiêm trọng như trẻ dưới 6 tháng tuổi, sốt cao liên tục, cơ thể mất nước trầm trọng hoặc không thể uống thuốc được, bạn nên tiến hành cho trẻ nhập viện. Tại đây, bé sẽ được thực hiện truyền kháng sinh qua tĩnh mạch và được quan sát điều trị kịp thời và an toàn.

Một số phương pháp phòng bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý gồm:

  • Tập thói quen tự đi tiểu cho trẻ, không để trẻ bị đái dầm thường xuyên.
  • Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin để nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Cho trẻ uống nước thường xuyên để tránh nước tiểu bị cô đặc.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. Chú ý khi làm vệ sinh, cần lau từ trước ra sau. Nếu làm ngược lại, bạn đã vô tình đưa vi khuẩn từ hậu môn sang lỗ tiểu.
  • Thường xuyên thay tã cho trẻ, chú ý có xuất hiện cặn trắng hoặc máu trong tã hay không.
  • Khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh cần đưa trẻ đi khám ở các cơ sở uy tín ngay, tránh để kéo dài thời gian gây bệnh vì có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.

Viêm đường tiết niệu ở bé trai

 


Tin tức liên quan

Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau này có tốt cho thai nhi?
Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau này có tốt cho thai nhi?

340 Lượt xem

Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau tần ô có tốt cho bà bầu? Hiểu biết về giá trị dinh dưỡng cũng như cách ăn tần ô (rau cải cúc) chuẩn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ

229 Lượt xem

Ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Trong tuần tiếp theo, ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Tuy nhiên duy nhất chỉ có 1 nang nổi cộm nhất trên bề mặt buồng trứng gọi là nang De Graaf mới có khả năng rụng trứng và thụ thai được. Thông thường đối với các mẹ có chu kỳ kinh đều, sự rụng trứng sẽ xảy ra vào giữa chu kỳ, tương đương ngày thứ 14 (hoặc 2 tuần từ khi có kinh).
Mẹo xử lý nhanh khi trẻ bị hóc xương cá
Mẹo xử lý nhanh khi trẻ bị hóc xương cá

236 Lượt xem

Trẻ bị hóc xương cá là một tai nạn thường gặp ở cả các bé nhỏ lẫn bé lớn, khiến bé cảm thấy đau nhói, khó chịu trong cổ họng. Trong trường hợp bé hóc xương, mẹ nên bình tĩnh xử lý nhanh bằng những mẹo sau đây.
Bà bầu ăn ếch có an toàn không?
Bà bầu ăn ếch có an toàn không?

213 Lượt xem

Thịt ếch có chứa một lượng protein dồi dào, giàu vitamin B, photpho và canxi. Tuy nhiên, ếch chỉ sống chủ yếu trong môi trường ẩm ướt như ruộng đồng, ao hồ có nhiều loại ký sinh trùng, nếu bà bầu ăn phải có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu ăn ếch có an toàn không?
Quá trình thai nhi hình thành và phát triển theo từng tuần
Quá trình thai nhi hình thành và phát triển theo từng tuần

179 Lượt xem

Mang thai và làm mẹ là trọng trách thiêng liêng của người phụ nữ. Từ một bào thai sau 40 tuần “ấp ủ” đem đến cho mẹ một thiên thần nhỏ bé là một chặng đường đầy cảm hứng với mồ hôi và nước mắt. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho bà bầu là bước đệm quan trọng để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Vì vậy mẹ cũng cần ghi nhớ các vắc-xin cần tiêm trước và trong khi mang thai.
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh

196 Lượt xem

Trẻ 1 tuổi nên ăn gì là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ. Có thể thấy, từ 0 đến dưới 1 tuổi là giai đoạn quan trọng và phát triển mạnh mẽ nhất của trẻ. Do đó, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi này rất quan trọng. Lựa chọn thực phẩm không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, sụt cân ở trẻ. Mẹ tham khảo danh sách các thực phẩm này nhé: Trẻ 1 tuổi nên ăn Chuối, đào và một số loại trái cây mềm khác
Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy và ăn như thế nào?
Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy và ăn như thế nào?

208 Lượt xem

Tác dụng tuyệt vời của yến sào đối với thai phụ thì không còn gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy để có hiệu quả tốt nhất thì còn khá nhiều người chưa biết rõ về vấn đề này. Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy là thắc mắc phổ biến của rất nhiều chị em phụ nữ đang mang thai. Có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?

268 Lượt xem

Sữa nguồn gốc thực vật là những lựa chọn thay thế phổ biến cho sữa bò thông thường và chúng có thể là lựa chọn tuyệt vời cho một số người lớn, đặc biệt là những người không dung nạp lactose. Nhưng các loại sữa không chứa sữa như sữa đậu nành có tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? Và có nên cho trẻ uống sữa đậu nành không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần

311 Lượt xem

Mang thai 40 tuần, hay 38 tuần sau thụ thai đều thuộc tháng thứ 9 của thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần đã hoàn chỉnh và sẽ không có nhiều thay đổi so với một tuần trước, ngoài trừ phần tóc và móng tay vẫn tiếp tục dài ra.
Hội chứng rung lắc ở  trẻ nhỏ người lớn nên biết
Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ người lớn nên biết

1559 Lượt xem

Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ là một thuật ngữ y học được định nghĩa liên quan đến các thương tổn gây ra bởi việc lắc mạnh trẻ.
Lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm
Lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm

248 Lượt xem

Vệ sinh răng miệng cho bé, đặc biệt là khi bé đã bắt đầu ăn dặm không những hạn chế tình trạng sâu răng mà còn giúp bé có hàm răng khỏe và đẹp. Mẹ nên giúp bé tạo thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị

284 Lượt xem

Mẹ biết đấy, giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu bé thường xuyên bị thức giấc, quấy khóc, khó ngủ… có thể bé đang gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em không nguy hiểm, nhưng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh Mẹ biết đấy, giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu bé thường xuyên bị thức giấc, quấy khóc, khó ngủ… có thể bé đang gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em không nguy hiểm, nhưng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và việc tăng cân ở trẻ. Mẹ nên tìm hiểu chứng rối loạn giấc ngủ qua bài viết sau đây để chăm sóc giấc ngủ cho con tốt hơn nhé.
Dấu hiệu quai bị ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết
Dấu hiệu quai bị ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

889 Lượt xem

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đặc điểm phân của trẻ ăn sữa công thức
Đặc điểm phân của trẻ ăn sữa công thức

237 Lượt xem

Phân của trẻ ăn sữa công thức sẽ có những điểm khác biệt so với phân của trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Theo dõi phân của trẻ thường xuyên sẽ giúp cha mẹ nắm được sức khỏe tổng quan của trẻ một cách tốt nhất.
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn và nên ăn
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn và nên ăn

1797 Lượt xem

Mới có thai không nên ăn gì, mẹ cần tìm hiểu rõ ràng và kiêng cữ suốt trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Bà bầu ăn tảo biển được không
Bà bầu ăn tảo biển được không

178 Lượt xem

Khi bạn mang thai, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn của mình. Nếu bạn là một fan hâm mộ của tảo biển, bạn có thể muốn biết ‘ăn tảo biển khi mang thai có sao không’ hay bạn có thể sử dụng tảo biển thường xuyên không? Có một số loại tảo biển mà bạn có thể sử dụng một cách an toàn khi mang thai. Bài viết này sẽ hướng dẫn các thông tin này cho bạn
Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ
Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ

356 Lượt xem

Sặc là một tai nạn khá phổ biến thường xảy ra ở trẻ em từ một đến ba tuổi. Các tình trạng sặc thường gặp là sặc sữa ở trẻ sơ sinh, sặc thức ăn, sặc nước, đôi khi có thể gặp sặc dịch dạ dày hoặc sặc chất trào ngược. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn nhanh chóng đường hô hấp, nếu không được xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng của trẻ
TUẦN THAI THỨ 9: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG TỪ PHÔI THAI THÀNH THAI NHI
TUẦN THAI THỨ 9: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG TỪ PHÔI THAI THÀNH THAI NHI

216 Lượt xem

Đây là giai đoạn cuối chu kỳ phôi thai, chuẩn bị bước qua chu kỳ bào thai. Lúc này, hình dáng con người của bé đã hoàn chỉnh, thính giác phát triển mạnh và các cơ cũng có sự kết nối với nhau
Dạy con cách ứng xử đúng khi bị bạn đánh
Dạy con cách ứng xử đúng khi bị bạn đánh

1067 Lượt xem

Khi con bị bạn đánh, bạn dạy con đánh lại hay nhắc con đi mách người lớn? Cả hai cách này đều không tốt với trẻ.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

151 Lượt xem

Làm mẹ từ lâu đã trở thành niềm hạnh phúc thiêng liêng của mỗi một người phụ nữ. Do đó, lần đầu mang thai chắc hẳn ai cũng bỡ ngỡ, băn khoăn, không biết nên ăn gì, uống gì để tốt cho mẹ và bé. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó bằng cách cung cấp cho các mẹ chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng