11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản, lại hiệu quả

Sốt là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt vào mùa nắng nóng. Khi bé có những cơn sốt dưới 39°C, mẹ có thể thử một vài mẹo hạ sốt cho trẻ để hạ thân nhiệt và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Không ít bà mẹ khi thấy con bị sốt thường vội vã mua kháng sinh cho bé dùng ngay. Việc dùng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân hoặc không thông qua thăm khám là hết sức tai hại. Theo đó, thuốc có thể để lại nhiều tác dụng không mong muốn hay tệ hơn là dẫn đến tình trạng nhờn thuốc khiến trẻ gặp khó khăn trong điều trị ở những lần mắc bệnh sau. Chính vì thế, khi con không sốt quá cao, để đảm bảo an toàn mẹ có thể thử áp dụng các mẹo hạ sốt cho trẻ dưới đây để tránh những ảnh hưởng bất lợi từ việc dùng thuốc.

Để hạ thân nhiệt và giúp trẻ thoải mái hơn, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

1. Tắm nước ấm để hạ sốt cho trẻ nhỏ

11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản

Nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em cho rằng việc cho trẻ tắm nước nóng là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạ sốt nhanh cho bé. Lý do vì khi nước bốc hơi sẽ làm giãn mạch máu từ đó giúp làm mát cơ thể. Tuy nhiên, mẹ cần thực hiện đúng kỹ thuật thì mới đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bé.

Cụ thể, mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn 3°C so với thân nhiệt của trẻ trong phòng kín gió. Ngoài ra, bạn phải chắc chắn đã lau khô thật kỹ toàn bộ cơ thể bé sau khi tắm bằng khăn sạch, mềm, có khả năng thấm hút tốt.

Có lẽ nhiều mẹ sẽ thắc mắc tại sao lại không dùng nước lạnh để tắm cho bé? Câu trả lời vì nước lạnh sẽ khiến bề mặt da của cơ thể bé hạ nhiệt nhanh chóng khiến trẻ run rẩy. Tình trạng này có thể khiến trẻ sốt cao hơn sau khi tắm vì cơ thể tìm cách gia tăng thân nhiệt để trẻ khỏi run. Trong dân gian còn có mẹo hạ sốt cho trẻ bằng cách xoa bóp chân, tay với rượu trắng. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại đã chỉ ra rượu có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và thậm chí còn khiến trẻ bị ngộ độc. Vì th, tốt nhất nên tránh mẹ cách làm này nhé!

2. Sử dụng quạt một cách thận trọng

11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản

Có thể bạn sẽ cần xem xét lại việc tắt quạt khi con bị sốt. Bởi lẽ, một nguyên tắc quan trọng khi hạ sốt cho trẻ là phải để bé nằm ở nơi thoáng mát. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng máy điều hòa hoặc quạt máy nhằm tạo điều kiện cho không khí lưu thông tốt hơn. Điều quan trọng là cần căn chỉnh tốc độ quạt hoặc nhiệt độ điều hòa ở mức vừa phải để nhiệt độ cơ thể trẻ và nhiệt độ phòng không quá chênh giúp trẻ không gặp tình trạng rét run.

3. Cho trẻ ăn uống đều đặn

11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản

Khi bị sốt, cơ thể trẻ cần được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu. Ngoài những món ăn đủ dưỡng chất, chế độ ăn của trẻ lúc này cần chú trọng vào việc tăng cường calo, protein, đồng thời hạn chế chất béo.

Mẹ có thể cho bé dùng nước hầm xương hoặc súp thịt gà, rau củ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con. Việc dùng nhiều nước hầm xương sẽ thúc đẩy quá trình tạo nên các tế bào miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng sốt do nhiễm trùng.

Mẹo để hạ sốt cho trẻ bằng thực phẩm là mẹ nên cho bé ăn các món ăn mềm dễ tiêu hóa. Khẩu phần ăn của bé cũng cần được chia nhỏ ra thành nh. Ban đầu, bạn có thể cho trẻ ăn khoảng 2 giờ một lần và sau đó giảm dần tần suất này cho đến khi bé thấy khá hơn. Tuyệt đối tránh ép trẻ ăn hoặc cho con dùng những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non yếu của bé.

4. Đảm bảo trẻ uống nhiều nước

11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản

Cho trẻ uống nhiều nước là cách hạ sốt nhanh cho bé vừa đơn giản lại hiệu quả. Bởi lẽ, khi bị sốt cơ thể thường ra nhiều mồ hôi dẫn đến tình rạng mất nước ở trẻ. Để điều này không xảy ra, mẹ nên bù nước cho bé bằng cách để trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu và uống nhiều nước hơn.

Với trẻ trên 1 tuổi, ngoài việc dùng nước lọc, mẹ có thể cho bé uống các loại nước ép hoa quả, nước dừa, sữa để tăng bổ sung nguồn năng lượng cần thiết giúp bé mau chóng phục hồi. Trường hợp nếu trẻ vẫn bú mẹ, bạn cần tăng số lần cho bú để bù lại lượng nước bị mất đi. Theo đó, trẻ sơ sinh cần nhận thêm khoảng 30ml sữa ở mỗi lần bú mẹ. Lượng sữa dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên sẽ rơi vào 90ml mỗi cữ bú.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về lượng sữa dành cho trẻ bị sốt, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Trên thực tế, con số này sẽ còn thay đổi dựa trên lứa tuổi, cân nặng và nhu cầu của bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho con dùng các chế phẩm bù nước và điện giải như oresol. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để biết cách sử dụng sao cho hợp lý nhất.

5. Không nên đưa trẻ ra ngoài

Muốn hạ sốt nhanh cho bé, bạn cần tránh để con tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất nên để bé nghỉ ngơi ở nhà và hạn chế đến mức thấp nhất việc di chuyển đến nơi công cộng. Lý do vì hệ miễn dịch non yếu của trẻ sẽ dễ bị nhạy cảm và nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh khác gia tăng.

Suốt quá trình nghỉ tại nhà, bạn có thể dùng tất ướt để bọc phần mắt cá chân của bé. Đây cũng là cách hạ sốt cho trẻ nhỏ khá nhanh chóng và hiệu quả mà nhiều bà mẹ có con nhỏ rỉ tai nhau. Ban đầu, trẻ sẽ cảm thấy hơi khó chịu nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thân nhiệt sẽ giảm đáng kể.

6. Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ

11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản

Mẹo hạ sốt cho trẻ là không nên cho trẻ sử dụng quần áo quá dày hoặc đắp chăn. Điều này góp phần làm cho thân nhiệt của bé tăng cao hơn. Thay vào đó, bạn nên cho bé mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát để tỏa bớt nhiệt.

Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, mẹ hãy dùng thêm miếng dán hạ sốt để hỗ trợ. Sản phẩm này rất dễ tìm mua ở các nhà thuốc hoặc siêu thị.

7. Dùng nước muối sinh lý để hạ sốt cho trẻ nhỏ

Đây cũng là mẹo hạ sốt cho trẻ được khá nhiều bà mẹ tin dùng. Bạn có thể tự chuẩn bị tại nhà bằng cách hòa khoảng ¼ thìa cà phê muối vào 230ml nước tinh khiết, khuấy đều cho đến khi thấy muối tan hoàn toàn là được.

Đơn giản hơn, bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc. Mỗi lần dùng, mẹ chỉ cần nhỏ khoảng 2 giọt vào mỗi bên mũi của trẻ. Cách làm này sẽ giúp hạn chế tình trạng nghẹt mũi, giúp con thở dễ dàng hơn nên có thể giảm sốt nhanh chóng.

8. Để trẻ nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản

Việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ mau chóng phục hồi hơn. Trong suốt thời gian nghỉ ngơi, cơ thể sẽ tập trung năng lượng cho việc chữa lành những tổn thương thay vì sử dụng cho các hoạt động khác.

Nếu trẻ khó ngủ, bạn có thể chọn những hoạt động hạn chế tiêu hao năng lượng nhất như vẽ tranh, đố vui hoặc đưa cho con một món đồ chơi mà bé thích. Thời gian rỗi, với trẻ lớn hơn, bạn hãy kể cho bé những câu chuyện cổ tích thú vị, cùng nhau xem video hoặc dạy con học chữ cái làm quen với các con số.

9. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá

11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản

Việc hít phải khói thuốc lá là một trong những tác nhân gây ức chế hệ miễn dịch của cơ thể. Trong môi trường “đầy” khói thuốc, cơ thể phải làm việc nhiều hơn nữa để chống lại virus và vi khuẩn. Điều này sẽ khiến cho thân nhiệt của trẻ tăng cao.

Do vậy, hãy đảm bảo trẻ không hút thuốc lá tự động tiếp xúc với nicotine từ bất kỳ nguồn nào hay ở trong khu vực nhiều khói bụi.

10. Cho trẻ xông hơi

Nếu trẻ sốt kèm theo cơn rét run, bạn có thể cho bé xông hơi. Đây là một trong những cách hạ sốt tại nhà khá đơn giản được nhiều mẹ chia sẻ. Bạn chỉ việc đổ nước nóng vào bồn tắm hoặc chậu lớn, sau đó cho một vài giọt dầu khuynh diệp vào.

Nếu trẻ nhỏ quá mẹ có thể ẵm con trên tay, riêng bé lớn hơn thì có thể cho bé ngồi dưới sàn. Trong khi xông, bạn nên đảm bảo bé trùm kín, hơi nước không quá nóng để tránh bị bỏng. Việc hít thở hơi nước nóng sẽ giúp loại bỏ bớt chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp, do đó trẻ bị sốt do cảm cúm sẽ thấy dễ chịu hơn.

11. Hạ sốt cho trẻ nhỏ bằng cách chườm lạnh

11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản

Mẹo hay để hạ sốt cho trẻ mà mẹ có thể chưa biết là sử dụng băng gạc để chườm lạnh. Việc đặt một lớp gạc lên trên phần trán và gáy sẽ giúp hạ sốt hiệu quả cho bé mới biết đi. Cách thực hiện là bạn trộn chung 2 thìa súp giấm táo với 4 thìa súp nước lạnh. Giấm táo có khả năng loại bỏ lượng nhiệt thừa khỏi cơ thể nhanh chóng.

Sau khi pha xong, mẹ dùng vải sạch hoặc băng gạc y tế ngâm trong hỗn hợp một phút, vắt thật kỹ và đặt lên trán và gáy của trẻ trong vài phút.

Cách xử lý cơn co giật do sốt ở trẻ nhỏ

Cơn co giật do sốt là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ mới biết đi nhưng các bé từ 3 – 6 tháng tuổi cũng có thể gặp tình trạng này. Trẻ sốt co giật đơn thuần sẽ có những biểu hiện như:

  • Run rẩy toàn thân
  • Trợn mắt
  • Nôn mửa
  • Mất hoặc giảm ý thức
  • Tay chân gồng cứng

Cơn co giật có thể ngắn hoặc kéo dài đến hơn 15 phút (trường hợp này gọi là sốt co giật thể phức tạp). Chính vì vậy, bạn cần đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất nếu cơn co giật vẫn tiếp diễn sau 3 phút hoặc tái phát nhiều lần.

Một vài biện pháp sơ cứu cho trẻ là:

  • Đặt trẻ nằm nghiêng ở nơi thoáng mát, bằng phẳng để tránh khi trẻ nôn, chất nôn sẽ gây tắc đường thở.
  • Nới lỏng hoặc cởi bỏ bớt quần áo, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay cho trẻ ăn uống gì, không dùng vật cứng như đũa, chìa khóa, muỗng… để nạy răng trẻ.
  • Dùng khăn sạch nhúng nước ấm lau người cho trẻ.

Hy vọng rằng với những mẹo hạ sốt cho trẻ trên đây, bạn sẽ có thêm cho mình kinh nghiệm chăm sóc con thật tốt.

Sưu tầm


Tin tức liên quan

Dạy con cách ứng xử đúng khi bị bạn đánh
Dạy con cách ứng xử đúng khi bị bạn đánh

1059 Lượt xem

Khi con bị bạn đánh, bạn dạy con đánh lại hay nhắc con đi mách người lớn? Cả hai cách này đều không tốt với trẻ.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

441 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...
15 tình huống bi hài của mẹ bỉm sữa khiến chị em cười ra nước mắt
15 tình huống bi hài của mẹ bỉm sữa khiến chị em cười ra nước mắt

237 Lượt xem

Chắc hẳn các mẹ sẽ nhìn thấy hình ảnh của mình đâu đây.
Trẻ em uống cafe có tốt không?
Trẻ em uống cafe có tốt không?

266 Lượt xem

Cà phê là một loại thức uống được ưa thích vì có hương vị thơm ngon lại giúp đầu óc tỉnh táo hơn. Tuy nhiên thức uống này không có lợi cho hệ thần kinh vì chứa một lượng lớn chất kích thích, đặc biệt đối với trẻ em. Vậy trẻ em uống cafe có tốt không?
Chú ý đề phòng viêm lợi ở tuổi ăn dặm
Chú ý đề phòng viêm lợi ở tuổi ăn dặm

215 Lượt xem

Viêm lợi ở trẻ là bệnh tưởng như đơn giản mà lại rất nguy hiểm, đặc biệt ở tuổi ăn dặm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần theo dõi và phát hiện ra tình trạng bệnh lý răng miệng ở trẻ sớm nhất và có cách điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng: bình thường hay bất thường?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng: bình thường hay bất thường?

343 Lượt xem

Trẻ sơ sinh, chuyện ăn, ngủ và ị là quan trọng nhất. Bé đi ngoài ra chất màu vàng không khỏi khiến mẹ thảng thốt và lo lắng. Chuyện này là sao nhỉ? Chắc có liên quan tới bệnh lý gì đó? Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng không ít mẹ cảm thấy lo lắng. Đây không phải chuyện đùa, càng không thể đoán bừa bệnh. Hiểu sao cho đúng về tình trạng này? Phân của trẻ sau khi sinh có nhiều màu sắc khác nhau; mỗi màu phân lại là một câu chuyện khác nhau mà bé muốn “lên tiếng” cho mẹ biết về tình trạng sức khỏe của mình. Nhưng, nếu thấy một lượng lớn chất nhầy lẫn trong phân không phải là dấu hiệu bình thường. Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu về tình trạng chất nhầy trong phân của trẻ sơ sinh; đồng thời, trả lời được thắc mắc “trẻ sơ sinh đi ngoài ra chất nhầy màu vàng có bình thường không?”
Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi
Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi

309 Lượt xem

Dính thắng lưỡi (ankyloglossia) là tình trạng lưỡi của trẻ nhỏ vẫn dính vào đáy miệng. Các triệu chứng bao gồm trẻ khó bú và trẻ bị khó nói. Tình trạng này có thể khắc phục bằng phẫu thuật đơn giản.
Bảo vệ bé và bạn khi có hỏa hoạn.
Bảo vệ bé và bạn khi có hỏa hoạn.

1415 Lượt xem

Thời tiết nắng nóng luôn kéo theo nhiều mối nguy hại cho gia đình chúng ta, các bậc cha mẹ hãy dành thời gian chăm sóc và bảo vệ gia đình chính mình nhé.
Có thai uống nước dừa được không?
Có thai uống nước dừa được không?

323 Lượt xem

Có thai uống nước dừa được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu, bởi đây là một loại đồ uống cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên cân nhắc bổ sung với liều lượng phù hợp cùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh.
Trình tự mọc răng theo tuổi của em bé, cha mẹ cần chú ý
Trình tự mọc răng theo tuổi của em bé, cha mẹ cần chú ý

1005 Lượt xem

Răng của bé sẽ mọc theo từng giai đoạn của các tháng tuổi, bố mẹ cùng xem nhé.
MUÔN KIỂU DÚ MẸ VÀ TIPS CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH
MUÔN KIỂU DÚ MẸ VÀ TIPS CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH

263 Lượt xem

Mẹ biết không, núm dú có thể thay đổi hình dạng, kích thước theo từng giai đoạn đó. Khi mang thai núm sẽ to hơn bình thường. Quầng vú cũng sẫm màu hơn do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, các tuyến montgomery cũng hoạt động mạnh mẽ, khiến vùng nhũ hoa xuất hiện các đốm trắng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, mẹ không nên nặn những nốt sần này vì có thể gây tổn thương núm dú Về cuối thai kỳ, n.gực của mẹ có thể tiết ra sữa non. Sữa non chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm trùng. Khi cho con bú, những mẹ có núm to, núm phẳng hoặc núm tụt sẽ khó để bé ngậm đúng khớp. Nếu để khớp ngậm của bé sai trong thời gian dài, mẹ có thể bị đau, sưng núm và giảm lượng sữa, tắc sữa. Nếu mẹ mong muốn có thể cho bú một cách thoải mái, nhẹ nhàng, thì những tip sau là dành cho mẹ đó!
Sầu riêng kiêng ăn với gì? Những lưu ý khi ăn sầu riêng
Sầu riêng kiêng ăn với gì? Những lưu ý khi ăn sầu riêng

1257 Lượt xem

Sầu riêng là món khoái khẩu với khá nhiều người. Vị ngọt, ngậy, béo của loại quả đặc trưng này đã chinh phục được nhiều khách hàng khó tính. Tuy nhiên, không phải kết hợp ăn sầu riêng với bất kỳ đồ ăn, nước uống nào cũng được bởi nó sẽ gây ra những nguy hiểm đến tính mạng. Vậy, sầu riêng kiêng ăn với gì?
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?

253 Lượt xem

Bệnh tiêu chảy là bệnh đường ruột thường gặp do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Trẻ được cho là bị tiêu chảy là khi đi tiêu phân lỏng nhiều nước, 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi thấy biểu hiện bệnh của trẻ không có dấu hiệu giảm đi.
Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết
Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết

193 Lượt xem

Trong quá trình mang bầu, các mẹ không những cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi mà còn phải tìm hiểu về việc tiêm phòng cho bà bầu cũng như những tác dụng phụ cần lưu ý khi tiêm. Chia sẻ, hướng dẫn từ chuyên gia của bệnh viện Vinmec sẽ giúp các mẹ nắm bắt rõ hơn vấn đề này ngay sau đây.
TUẦN THAI THỨ 9: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG TỪ PHÔI THAI THÀNH THAI NHI
TUẦN THAI THỨ 9: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG TỪ PHÔI THAI THÀNH THAI NHI

214 Lượt xem

Đây là giai đoạn cuối chu kỳ phôi thai, chuẩn bị bước qua chu kỳ bào thai. Lúc này, hình dáng con người của bé đã hoàn chỉnh, thính giác phát triển mạnh và các cơ cũng có sự kết nối với nhau
Bà bầu ăn ếch có an toàn không?
Bà bầu ăn ếch có an toàn không?

208 Lượt xem

Thịt ếch có chứa một lượng protein dồi dào, giàu vitamin B, photpho và canxi. Tuy nhiên, ếch chỉ sống chủ yếu trong môi trường ẩm ướt như ruộng đồng, ao hồ có nhiều loại ký sinh trùng, nếu bà bầu ăn phải có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu ăn ếch có an toàn không?
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

147 Lượt xem

Làm mẹ từ lâu đã trở thành niềm hạnh phúc thiêng liêng của mỗi một người phụ nữ. Do đó, lần đầu mang thai chắc hẳn ai cũng bỡ ngỡ, băn khoăn, không biết nên ăn gì, uống gì để tốt cho mẹ và bé. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó bằng cách cung cấp cho các mẹ chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.
Da khô ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Da khô ở trẻ sơ sinh và trẻ em

206 Lượt xem

Không khí lạnh khô ngoài trời và hệ thống sưởi trong nhà có thể lấy đi độ ẩm tự nhiên của da vào mùa đông. Vào mùa hè, trẻ sơ sinh bị khô da cũng có những mảng da bong tróc vì ánh nắng gay gắt, máy lạnh, nước muối và clo trong nước hồ bơi.
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?

265 Lượt xem

Sữa nguồn gốc thực vật là những lựa chọn thay thế phổ biến cho sữa bò thông thường và chúng có thể là lựa chọn tuyệt vời cho một số người lớn, đặc biệt là những người không dung nạp lactose. Nhưng các loại sữa không chứa sữa như sữa đậu nành có tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? Và có nên cho trẻ uống sữa đậu nành không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.
Bà bầu ăn mướp đắng được không? Ăn khổ qua có gây sảy thai?
Bà bầu ăn mướp đắng được không? Ăn khổ qua có gây sảy thai?

233 Lượt xem

Bà bầu ăn mướp đắng được không là thắc mắc của rất nhiều sản phụ đang mang thai, bởi đây là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, mướp đắng có chứa chất gây co bóp tử cung và gây sảy thai. Vậy bà bầu có nên ăn mướp đắng hay không? Theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng