”Cứu nguy” cho bà bầu bị trĩ khi mang thai

Thông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé. Bà bầu bị trĩ khi mang thai sẽ gây ra tình trạng khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe thai kỳ. Bà bầu bị sa búi trĩ cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh này cũng như cách điều trị để bảo vệ sức khỏe khi mang thai nhé.

Tại sao phụ nữ mang thai rất dễ bị bệnh trĩ?

Mang thai dễ khiến bạn bị trĩ vì nhiều lý do:

  • Tử cung lớn dần: Tử cung của bạn phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ phần thân dưới gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở tử cung khiến tử cung bị sưng lên.
  • Táo bón: Táo bón là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng khi mang thai. Khi bị táo bón, bà bầu phải gắng sức rặn để đi đại tiện làm căng cơ và phát triển trĩ.
  • Tăng nội tiết tố progesterone: Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón, dẫn đến bệnh trĩ.

 

Dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai

1. Triệu chứng bệnh trĩ điển hình nhất là đại tiện ra máu

Trĩ là bệnh ít gây nguy hiểm đến mức chết người nhưng lại khiến người bị phải sống khổ sống sở vì những triệu chứng khó chịu kéo dài dai dẳng nếu không điều trị. Có hai loại trĩ bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại.

Hai loại trĩ chỉ khác nhau ở vị trí hình thành búi trĩ. Trĩ ngoại là búi trĩ thò ra ngoài hậu môn còn trĩ nội là búi trĩ ở bên trong hậu môn. Cả hai loại trĩ đều có các biểu hiện như sau:

  • Đại tiện ra máu, thường là máu có màu đỏ tươi và xảy ra trong hoặc ngay sau khi đại tiện.
  • Phân có máu
  • Sau khi quan hệ có cảm giác đau nhói vùng đáy

Nguyên nhân là do tình trạng căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng, gây viêm sưng và dẫn đến chảy máu. Tình trạng xuất huyết thường kéo dài dai dẳng và khi chuyển biến nặng máu có thể chảy ra ồ ạt thành giọt hoặc phun thành tia. Nếu không điều trị, bạn có thể bị thiếu máu.

Phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ thường dễ bị bệnh trĩ hơn. Thừa cân trước khi mang thai, đa thai; thừa nhiều nước hoặc ít vận động, tất cả sẽ góp phần gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.

 

2. Đau rát và ngứa hậu môn

Tình trạng đau rát thường xuất hiện kèm với triệu chứng đại tiện ra máu, nhất là khi bạn rặn nhiều, phân to cứng do táo bón. Khi rửa bằng nước hoặc lau bằng giấy vệ sinh bạn có cảm giác đau rát.

Tình trạng ngứa hậu môn thường diễn ra sau khi bạn cảm thấy đau rát. Nguyên nhân là do hậu môn bị trầy xước, nứt khi rặn đại tiện, khiến vùng da ở xung quanh hậu môn của bạn ẩm ướt và bị viêm, dẫn đến ngứa ngáy khó chịu.

Triệu chứng này thường xuất hiện ngắt quãng nên bạn dễ nhầm sang táo bón hay nứt kẽ hậu môn. Thực chất đây là lúc búi trĩ đang phát triển ngày một to lên, sau một thời gian sẽ lòi ra ngoài.

 

3. Cảm giác như đại tiện chưa hết

Tình trạng này là khi bạn đi đại tiện và cảm thấy như chưa đi hết nên lại cố gắng rặn nhưng không được. Không ít người dùng đến dung dịch bơm hỗ trợ tống phân hoặc tự móc phân để giải tỏa bức bối khiến hậu môn bị tổn thương làm bệnh thêm trầm trọng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lớp mô ở bên trong hậu môn bị phù nề hoặc búi trĩ xuất hiện chèn ép, làm hẹp đường ra của phân khiến bạn không đi đại tiện hết.

 

4. Sa búi trĩ là triệu chứng bệnh trĩ nặng nề nhất

Sa búi trĩ là tình trạng khi đi đại tiện bạn sẽ sờ thấy một túi nhỏ “thò” ra ngoài (trĩ nội) hoặc phồng lên ở hậu môn (trĩ ngoại).

Lúc đầu, búi trĩ chỉ thò ra ngoài khi đi đại tiện, sau đó có thể tự thụt vào trong hoặc xẹp xuống. Tuy nhiên, càng về sau thì búi trĩ càng sa ra ngoài nhiều hơn và thường xuyên bị sưng phồng, chảy máu, rỉ dịch khiến bạn cảm thấy đau rát, nhất là khi ngồi.

Ở giai đoạn đầu, bệnh trĩ xuất hiện các triệu chứng điển hình như đại tiện ra máu, đau, ngứa hậu môn và cảm giác đại tiện chưa hết rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở đại – trực tràng như viêm đại tràng, táo bón, nứt kẽ hậu môn. Hoặc những bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư đại tràng, ung thư hậu môn. Vì vậy, ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, bạn nên đi khám để rà soát bệnh và chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, khi bị bệnh trĩ bạn còn gặp các dấu hiệu sau:

  • Nhu động ruột (hội chứng ruột kích thích)
  • Một vùng da nổi lên gần hậu môn
  • Ngứa
  • Nóng
  • Sưng tấy
  • Búi trĩ lòi ra kèm chảy máu, khó chịu nếu bệnh nặng
  • Bệnh trĩ còn có thể biểu hiện dưới dạng cục máu đông, được gọi là bệnh trĩ huyết khối. Loại bệnh trĩ này thường có tình trạng hậu môn bị cứng, viêm và đau đớn.

Tại sao phụ nữ mang thai rất dễ bị bệnh trĩ?

Mang thai dễ khiến bạn bị trĩ vì nhiều lý do:

  • Tử cung lớn dần: Tử cung của bạn phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ phần thân dưới gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở tử cung khiến tử cung bị sưng lên.
  • Táo bón: Táo bón là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng khi mang thai. Khi bị táo bón, bà bầu phải gắng sức rặn để đi đại tiện làm căng cơ và phát triển trĩ.
  • Tăng nội tiết tố progesterone: Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón, dẫn đến bệnh trĩ.

 

Dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai

1. Triệu chứng bệnh trĩ điển hình nhất là đại tiện ra máu

Trĩ là bệnh ít gây nguy hiểm đến mức chết người nhưng lại khiến người bị phải sống khổ sống sở vì những triệu chứng khó chịu kéo dài dai dẳng nếu không điều trị. Có hai loại trĩ bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại.

Hai loại trĩ chỉ khác nhau ở vị trí hình thành búi trĩ. Trĩ ngoại là búi trĩ thò ra ngoài hậu môn còn trĩ nội là búi trĩ ở bên trong hậu môn. Cả hai loại trĩ đều có các biểu hiện như sau:

  • Đại tiện ra máu, thường là máu có màu đỏ tươi và xảy ra trong hoặc ngay sau khi đại tiện.
  • Phân có máu
  • Sau khi quan hệ có cảm giác đau nhói vùng đáy

Nguyên nhân là do tình trạng căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng, gây viêm sưng và dẫn đến chảy máu. Tình trạng xuất huyết thường kéo dài dai dẳng và khi chuyển biến nặng máu có thể chảy ra ồ ạt thành giọt hoặc phun thành tia. Nếu không điều trị, bạn có thể bị thiếu máu.

Phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ thường dễ bị bệnh trĩ hơn. Thừa cân trước khi mang thai, đa thai; thừa nhiều nước hoặc ít vận động, tất cả sẽ góp phần gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.

 

2. Đau rát và ngứa hậu môn

Tình trạng đau rát thường xuất hiện kèm với triệu chứng đại tiện ra máu, nhất là khi bạn rặn nhiều, phân to cứng do táo bón. Khi rửa bằng nước hoặc lau bằng giấy vệ sinh bạn có cảm giác đau rát.

Tình trạng ngứa hậu môn thường diễn ra sau khi bạn cảm thấy đau rát. Nguyên nhân là do hậu môn bị trầy xước, nứt khi rặn đại tiện, khiến vùng da ở xung quanh hậu môn của bạn ẩm ướt và bị viêm, dẫn đến ngứa ngáy khó chịu.

Triệu chứng này thường xuất hiện ngắt quãng nên bạn dễ nhầm sang táo bón hay nứt kẽ hậu môn. Thực chất đây là lúc búi trĩ đang phát triển ngày một to lên, sau một thời gian sẽ lòi ra ngoài.

3. Cảm giác như đại tiện chưa hết

Tình trạng này là khi bạn đi đại tiện và cảm thấy như chưa đi hết nên lại cố gắng rặn nhưng không được. Không ít người dùng đến dung dịch bơm hỗ trợ tống phân hoặc tự móc phân để giải tỏa bức bối khiến hậu môn bị tổn thương làm bệnh thêm trầm trọng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lớp mô ở bên trong hậu môn bị phù nề hoặc búi trĩ xuất hiện chèn ép, làm hẹp đường ra của phân khiến bạn không đi đại tiện hết.

4. Sa búi trĩ là triệu chứng bệnh trĩ nặng nề nhất

Sa búi trĩ là tình trạng khi đi đại tiện bạn sẽ sờ thấy một túi nhỏ “thò” ra ngoài (trĩ nội) hoặc phồng lên ở hậu môn (trĩ ngoại).

Lúc đầu, búi trĩ chỉ thò ra ngoài khi đi đại tiện, sau đó có thể tự thụt vào trong hoặc xẹp xuống. Tuy nhiên, càng về sau thì búi trĩ càng sa ra ngoài nhiều hơn và thường xuyên bị sưng phồng, chảy máu, rỉ dịch khiến bạn cảm thấy đau rát, nhất là khi ngồi.

Ở giai đoạn đầu, bệnh trĩ xuất hiện các triệu chứng điển hình như đại tiện ra máu, đau, ngứa hậu môn và cảm giác đại tiện chưa hết rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở đại – trực tràng như viêm đại tràng, táo bón, nứt kẽ hậu môn. Hoặc những bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư đại tràng, ung thư hậu môn. Vì vậy, ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, bạn nên đi khám để rà soát bệnh và chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, khi bị bệnh trĩ bạn còn gặp các dấu hiệu sau:

  • Nhu động ruột (hội chứng ruột kích thích)
  • Một vùng da nổi lên gần hậu môn
  • Ngứa
  • Nóng
  • Sưng tấy
  • Búi trĩ lòi ra kèm chảy máu, khó chịu nếu bệnh nặng
  • Bệnh trĩ còn có thể biểu hiện dưới dạng cục máu đông, được gọi là bệnh trĩ huyết khối. Loại bệnh trĩ này thường có tình trạng hậu môn bị cứng, viêm và đau đớn.

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Bà bầu bị trĩ nên đẻ mổ hay đẻ thường tùy thuộc vào mức độ bệnh như thế nào. Đối với những bà bầu bị trĩ nhẹ thì có thể đẻ thường, tuy nhiên tình trạng trĩ vẫn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn, nhất là khi bạn đi đại tiện.

Nếu bị trĩ nặng, búi trĩ thò ra ngoài, táo bón, có thể có hiện tượng chảy máu, ngứa hậu môn và thai đã nhiều tuần tuổi thì cách tốt nhất là bạn nên đẻ mổ.

Sở dĩ bà bầu bị trĩ nặng không nên đẻ thường vì sẽ phải rặn nhiều, dồn sức để rặn, từ đó búi trĩ tụt xuống làm cho bệnh càng ngày càng nặng thêm, rất nguy hiểm cho bà bầu.

 

Mẹ bầu bị trĩ có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ sản khoa, nhiều chị em mắc bệnh trĩ khi mang thai có nguyên nhân từ việc táo bón thai kỳ. Song vì quá chủ quan nên táo bón đã chuyển sang bệnh trĩ. Do đó, bạn nên cảnh giác với chứng táo bón thai kỳ nếu không muốn mắc phải căn bệnh trĩ nhé.

Nếu phân không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khi bị bệnh trĩ bạn rất dễ gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, bệnh trĩ còn khiến sản phụ đau đớn, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.

Bác sĩ khuyến cáo, bà bầu cần hạn chế để xảy ra tình trạng trĩ khi mang thai và nếu bị, cần chữa trị ngay khi mới xuất hiện.

 

Bà bầu bị trĩ phải làm sao? Cách ngăn ngừa bà bầu bị sa búi trĩ

1. Những việc cần làm để ngăn ngừa bệnh trĩ

Để ngăn ngừa bị trĩ khi mang thai, thai phụ có thể tham khảo những biện pháp sau:

  • Thai phụ cần chú ý tránh táo bón. Bà bầu bị táo bón sẽ làm đại tràng cứng, khó khăn khi thải phân và điều này góp phần gây ra bệnh trĩ ngoại.
  • Bà bầu bị trĩ phải làm sao? Uống nhiều nước – ít nhất là 2,5 lít một ngày. Nước giúp giữ phân mềm và dễ thải ra ngoài.
  • Nước ép trái cây, trà thảo dược và các chất lỏng khác… có thể giúp bạn tránh táo bón.
  • Tránh ngồi xổm để vệ sinh trong thời gian dài. Hãy ở lại trong khoảng thời gian bạn cảm thấy cần nhưng tránh đặt áp lực không cần thiết, kéo dài lên ruột và trực tràng.
  • Đặt bàn chân của bạn trên một chiếc ghế khi bạn đi vệ sinh. Điều này giúp giảm áp lực lên khung chậu.
  • Tránh căng thẳng về việc đi vệ sinh. Nếu bạn cảm thấy không cần, hãy đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh.
  • Không nên nhịn đi đại tiện.
  • Ăn nhiều chất xơ và thức ăn thô. Trái cây, rau, cám, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám… có thể giúp tạo hình cho phân và dễ thải ra ngoài hơn.
  • Tránh ăn nhiều thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm đã chế biến kỹ.

 

2. Biện pháp khắc phục bệnh trĩ tại nhà cho bà bầu

  • Dùng khăn lau nhẹ nhàng hoặc dùng vòi xịt khi bạn đi vệ sinh.
  • Ngâm mình trong nước ấm sạch khoảng 10 phút/lần. Thực hiện vài lần mỗi ngày.
  • Tắm muối Epsom và nước ấm.
  • Chườm đá lạnh vào vùng trĩ vài phút. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần.
  • Thường xuyên đi lại và cố gắng không ngồi quá lâu. Điều này để tránh gây áp lực cho hậu môn khiến tình trạng trĩ thêm nghiêm trọng.
  • Uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ để giúp phân mềm.
  • Tránh ngồi lâu khi đi vệ sinh để tránh gây áp lực cho hậu môn.
  • Thực hiện các bài tập kegel để tăng cường sức khỏe các cơ ở vùng này.
  • Nằm nghiêng thay vì nằm ngửa để giảm áp lực lên hậu môn.
  • Dùng baking soda pha nước để rửa hoặc tắm sẽ giảm ngứa ở búi trĩ.
  • Cố gắng đi bộ 15 phút mỗi ngày để cải thiện lưu thông máu.

 

Phương pháp chữa trị bệnh trĩ khi mang thai

Bà bầu bị trĩ khó điều trị bằng thuốc tây vì sợ ảnh hưởng tới em bé, nên phương pháp an toàn nhất vẫn là thảo dược. Theo Đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn, sau đó một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát.

Điều trị bằng phương pháp dân gian là điều trị tận gốc rễ của trĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần phải có lòng kiên trì. Bà bầu bị trĩ nên tham khảo bài thuốc dân gian dưới đây:

1. Rau diếp cá (dấp cá) điều trị trĩ cho bà bầu

Tinh dầu diếp cá chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh. Vì vậy diếp cá được dùng trị táo bón, bệnh trĩ rất hiệu quả và để chữa viêm ruột, kiết lỵ, bí tiểu tiện, mụn nhọt, lở ngứa…

Cách thực hiện:

  • 100g lá diếp cá tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng
  • Bà bầu ăn sống hoặc đun lấy nước uống hàng ngày
  • Phần bã đắp vào chỗ búi trĩ để giảm đau đớn

2. Củ nghệ tươi

Nghệ là vị thuốc có tác dụng xóa sẹo, có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Trong một số loại thuốc bôi nguồn gốc thảo dược đa phần đều chứa thành phần nghệ tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 củ nghệ nhỏ, cạo bỏ vỏ rồi giã nát
  • Đắp nghệ vào khu vực búi trĩ để giảm tình trạng đau rát và sưng, viêm

Khi nào nên đến bác sĩ để khám bệnh trĩ khi mang thai?

Thông thường bệnh trĩ sẽ thuyên giảm khi bạn áp dụng những biện pháp tự điều trị như trên. Tuy nhiên, nếu các biện pháp phòng ngừa không mang lại hiệu quả hoặc bị đau, ra máu, bạn nên đến bác sĩ ngay để được khám kỹ hơn.

Đặc biệt khi bà bầu bị trĩ có hiện tưởng bệnh chuyển biến nặng như chảy máu hậu hôn hay sa búi trĩ, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh con.


Tin tức liên quan

Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện
Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện

283 Lượt xem

Tình trạng biếng ăn của trẻ luôn là một vấn đề gây đau đầu đối với các bà các mẹ. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và tư duy của trẻ rất nhiều. Vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này?
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ

328 Lượt xem

Tuần thai thứ 11 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của bé về mặt phản xạ so với các tuần thai trước. Về phần mẹ, đây là giai đoạn mẹ gặp khó khăn bởi chứng ợ nóng và táo bón. Hãy xem cụ thể, bé đã phát triển như thế nào và mẹ cần làm gì để cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh hơn nhé!
Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? 14 lý do bà bầu nên ăn dưa bở
Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? 14 lý do bà bầu nên ăn dưa bở

3154 Lượt xem

Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? Bà bầu ăn dưa bở được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Dưa bở rất an toàn cho phụ nữ mang thai. Loại hoa quả này rất ít calo, nhiều dưỡng chất và chất xơ, biến nó trở thành loại snack hảo hạng cho mẹ bầu.

6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè
6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè

1042 Lượt xem

Trong mùa hè các trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường mắc 6 bệnh gồm : Bệnh rôm sảy ở trẻ , bệnh tiêu chảy , bệnh chân tay miệng , bệnh sốt xuất huyết , bệnh viên màng não , và bệnh sởi . Ngoài ra còn rất nhiều trẻ bị say nắng và ngộ độc thực phẩm Dưới đây là nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh cho trẻ và trẻ sơ sinh trong mùa hè các ông bố bà mẹ xem qua .
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

547 Lượt xem

Lồng ruột là một tình trạng phổ biến gây tắc nghẽn đường ruột và là giảm lượng máu tới cung cấp các phần của ruột có liên quan. Bệnh thì thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Lồng ruột nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây lồng ruột và điều trị như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây.
Cách Cho Con Bú Chuẩn Xác
Cách Cho Con Bú Chuẩn Xác

346 Lượt xem

Cho con bú là một trải nghiệm tuyệt vời mà bất kỳ phụ nữ nào sau khi sinh cũng đều trải qua nhưng không phải ai cũng biết cách làm thế nào cho đúng. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có đầy đủ chất dinh dưỡng từ đạm, chất béo và khoáng chất, đặc biệt dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn sữa bò, không có các thành phần protein lạ nên sẽ không gây dị ứng cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách cho con bú chuẩn xác giúp cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc thiên thần nhỏ của mình.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

275 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai trong 3 tháng đầu
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai trong 3 tháng đầu

1107 Lượt xem

Thời kỳ tam cá nguyệt thai nhi chưa ổn định vì vậy các mẹ cần chú ý kỹ trong quá trình ăn uống. Các mẹ cần lên cho mình một thực đơn đảm bảo chất dinh dưỡng. Đồng thời tránh các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Trong giai đoạn này thai nhi hấp thụ chưa nhiều vì vậy các mẹ chỉ cần duy trì năng lượng ở mức bình thường. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa 1 ngày để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm ngén.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng: bình thường hay bất thường?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng: bình thường hay bất thường?

510 Lượt xem

Trẻ sơ sinh, chuyện ăn, ngủ và ị là quan trọng nhất. Bé đi ngoài ra chất màu vàng không khỏi khiến mẹ thảng thốt và lo lắng. Chuyện này là sao nhỉ? Chắc có liên quan tới bệnh lý gì đó? Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng không ít mẹ cảm thấy lo lắng. Đây không phải chuyện đùa, càng không thể đoán bừa bệnh. Hiểu sao cho đúng về tình trạng này? Phân của trẻ sau khi sinh có nhiều màu sắc khác nhau; mỗi màu phân lại là một câu chuyện khác nhau mà bé muốn “lên tiếng” cho mẹ biết về tình trạng sức khỏe của mình. Nhưng, nếu thấy một lượng lớn chất nhầy lẫn trong phân không phải là dấu hiệu bình thường. Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu về tình trạng chất nhầy trong phân của trẻ sơ sinh; đồng thời, trả lời được thắc mắc “trẻ sơ sinh đi ngoài ra chất nhầy màu vàng có bình thường không?”
Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?
Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

511 Lượt xem

Lại thêm một chủ đề được nhiều phụ nữ sau sinh quan tâm: Sau sinh ăn sầu riêng được không? Đặc biệt với những mẹ là tín đồ yêu thích sầu riêng thì không cưỡng lại hương vị đặc biệt của loại trái cây này. Sầu riêng là một trong những loại trái cây giúp cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra L-tryptophan có trong sầu riêng được đánh giá cao trong việc giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ.
Có nên ăn măng khi mang thai?
Có nên ăn măng khi mang thai?

245 Lượt xem

Nhiều mẹ bầu lo lắng và tránh ăn măng khi mang thai vì sợ ăn măng mất máu, ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy sự thật thì bà bầu có nên ăn măng không?

5 loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi muốn có con
5 loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi muốn có con

336 Lượt xem

Muốn thụ thai không nên ăn gì? Muốn có thai nên kiêng gì?
Bà bầu ăn rau mồng tơi được không
Bà bầu ăn rau mồng tơi được không

472 Lượt xem

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không là 1 câu hỏi phổ biến. Đây là loại rau thường hiện diện trong bữa cơm gia đình, nhưng phụ nữ mang thai luôn thận trọng khi ăn uống, nên vẫn cần được trả lời cho rõ.

Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?

386 Lượt xem

Bệnh tiêu chảy là bệnh đường ruột thường gặp do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Trẻ được cho là bị tiêu chảy là khi đi tiêu phân lỏng nhiều nước, 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi thấy biểu hiện bệnh của trẻ không có dấu hiệu giảm đi.
Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu
Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

415 Lượt xem

3 tháng đầu là giai đoạn rất nhạy cảm của thai nhi. Ở giai đoạn này, thai nhi mới bắt đầu hình thành, và cân nặng thai nhi 3 tháng đầu có liên quan mật thiết với sức khỏe và sự phát triển của bé.

Cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ
Cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ

1148 Lượt xem

Viêm phổi là bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng tham khảo cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ để có thể phát hiện kịp thời và có hướng chăm sóc trẻ đúng cách.
Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh
Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

323 Lượt xem

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Bởi đây là nền tảng cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là việc mà các thai phụ cần làm để duy trì sức khỏe cho chính mình. Những thực phẩm bà bầu nên ăn trong thai kỳ được bất mí trong bài viết này sẽ giúp ích cho sự phát triển của mẹ và thai nhi. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho các bà mẹ đang mang thai và chuẩn bị mang thai.
Cách dưỡng thai 3 tháng đầu - Mẹ bầu không thể chủ quan
Cách dưỡng thai 3 tháng đầu - Mẹ bầu không thể chủ quan

257 Lượt xem

3 tháng đầu là giai đoạn nhảy cảm trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng trang bị đầy đủ cho mình cách dưỡng thai 3 tháng đầu. Mẹ theo dõi ngay!

3 tháng đầu là lúc bé bắt đầu thích ứng với môi trường trong bụng mẹ. Do đó, sẽ là một sai lầm nếu mẹ không ưu tiên tìm hiểu về cách dưỡng thai 3 tháng đầu. Cùng MarryBaby tìm hiểu bài viết dưới đây mẹ nhé.
 

TUẦN THAI THỨ 12: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO MỘT CHU KỲ MỚI CỦA THAI KỲ
TUẦN THAI THỨ 12: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO MỘT CHU KỲ MỚI CỦA THAI KỲ

317 Lượt xem

Là tuần cuối cùng trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên, đây là cột mốc vô cùng quan trọng bởi tuần thai này, mẹ cần phải đo độ mờ da gáy để chắc rằng bé có bị mắc hội chứng Down hay không, đồng thời mẹ cũng cần xét nghiệm máu để biết rõ sức khỏe của cả hai mẹ con thế nào.
MUÔN KIỂU DÚ MẸ VÀ TIPS CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH
MUÔN KIỂU DÚ MẸ VÀ TIPS CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH

380 Lượt xem

Mẹ biết không, núm dú có thể thay đổi hình dạng, kích thước theo từng giai đoạn đó. Khi mang thai núm sẽ to hơn bình thường. Quầng vú cũng sẫm màu hơn do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, các tuyến montgomery cũng hoạt động mạnh mẽ, khiến vùng nhũ hoa xuất hiện các đốm trắng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, mẹ không nên nặn những nốt sần này vì có thể gây tổn thương núm dú Về cuối thai kỳ, n.gực của mẹ có thể tiết ra sữa non. Sữa non chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm trùng. Khi cho con bú, những mẹ có núm to, núm phẳng hoặc núm tụt sẽ khó để bé ngậm đúng khớp. Nếu để khớp ngậm của bé sai trong thời gian dài, mẹ có thể bị đau, sưng núm và giảm lượng sữa, tắc sữa. Nếu mẹ mong muốn có thể cho bú một cách thoải mái, nhẹ nhàng, thì những tip sau là dành cho mẹ đó!

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng