Trẻ sơ sinh khóc đêm khi nào là bất thường? Cách giúp bé ngủ ngon

Trong thời gian từ 6-8 tuần tuổi, ngoài thời gian ngủ, bé thường dành 3 tiếng để khóc mỗi ngày. Phần lớn khoảng thời gian này rơi vào ban đêm và trẻ sơ sinh khóc đem càng khiến các bà mẹ trở nên bối rối. Trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm thường xuyên; nhất là trẻ 1 tháng tuổi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé; mà còn khiến mẹ bỉm sữa mất ngủ dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh.

1. Tại sao trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm?

Khóc là cách thức giao tiếp duy nhất để bé giao tiếp với cha mẹ trong những tháng năm đầu đời. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn 16 giờ mỗi ngày bất kể ngày đêm. Nhưng việc bé khóc đêm dữ dội có thể do các nguyên nhân sau:

Thời gian ngủ không hợp lý làm trẻ sơ sinh quấy khóc đêm

 

1.1 Thời gian ngủ không hợp lý

3 tháng đầu sau sinh bé chưa phân biệt được ngày đêm. Nhưng từ tháng thứ 4, khi được đặt trong một căn phòng chỉ có bóng tối; bé sẽ ngủ nhiều hơn và sẽ tỉnh giấc khi thấy ánh sáng.

Do đó nếu không cân bằng giữ thời gian ngủ ngắn vào ban ngày; và thời gian ngủ dài vào ban đêm sẽ khiến bé thức giấc và quấy khóc. Vì vậy mẹ cần tham khảo bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi để cho con đi ngủ một cách khoa học.

1.2 Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm do bé khó chịu khi đi ngủ

Nếu môi trường xung quanh tác động quá lớn sẽ khiến trẻ sơ sinh không yên giấc. Vì não sẽ bị kích thích và bị kích động nên sẽ không thể chuyển sang chế độ ngủ, nghỉ ngơi dẫn đến khóc đêm dữ dội.

  • Âm thanh của tivi quá lớn.
  • Ánh sáng quá chói.
  • Vận động, đùa giỡn quá mức.

 

1.3 Trẻ sơ sinh khóc đêm là do bé đói

Khi bé trải qua các giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng (các đợt tăng trưởng thông thường xảy ra vào khoảng 2-3 tuần; 6 tuần và 3 tháng); bé cần nhiều năng lượng hơn nên dễ đói và muốn bú nhiều. Những lúc này, trẻ sơ sinh sẽ vặn mình hoặc khóc đêm như để nói cho mẹ biết rằng bé đói.

Trẻ đói thì người mẹ nên cho trẻ bú; còn nếu trẻ ị hay tè nhiều thì ngay lập tức nên thay bỉm khác để trẻ được cảm dễ chịu hơn. Còn nếu không có những dấu hiệu trên thì người mẹ nên ôm trẻ để tạo cảm giác an toàn.

 

1.4 Do bị đầy hơi khó tiêu

Ban đêm bé khó tiêu hóa sữa, thức ăn hơn hoặc cũng có thể do con bị đầy hơi, chướng bụng, không thể tống phân ra khỏi hệ tiêu hóa. Vì vậy con sẽ cảm thấy khó chịu và quấy khóc giữ đêm.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hay khóc đêm

 

1.5 Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm là do bệnh lý

Với những trẻ hay khóc đêm bất thường và có kèm với một số biểu hiện như ngủ ngáy, khi ngủ hay giật mình, hoảng sợ, khóc thét,… có thể là hiện tượng sinh lý.

Nhưng nếu những hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của trẻ. Khi đó, cha mẹ cần phải nghĩ ngay đến vấn đề bé khóc do bệnh lý.

 

2. Trẻ sơ sinh khóc đêm như thế nào là bình thường?

Khóc được xem như một báo hiệu về sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên. Và việc này hoàn toàn bình thường. Sau khi sinh, bé có xu hướng khóc nhiều vào 2-3 tuần đầu tiên; và đạt “mốc đỉnh điểm” ở tuần thứ 6-8.

Sau thời gian này, thời gian bé khóc sẽ giảm xuống cho đến tháng thứ tư của con. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ hay khóc đêm; vì đây là khoảng thời gian giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài.

Theo giả thuyết của David Haig, một chuyên gia về sinh vật học và di truyền thuộc trường đại học Harvard được công bố trên Tạp chí Evolution giải thích nguyên nhân bé hay khóc đêm là để trì hoãn việc mang thai lần kế tiếp của mẹ; bằng cách khiến mẹ kiệt sức và không rụng trứng.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có xu hướng bị “hội chứng quấy khóc” hay còn gọi là khóc dạ đề. Hội chứng quấy khóc dùng để mô tả trạng thái khóc dai dẳng liên tục và không đi kèm một biểu hiện khác lạ nào khác. Hội chứng này không phải là bệnh, và không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho bé. Tuy nhiên, vẫn chưa có “phương pháp đặc trị” cho hội chứng này; cách duy nhất là ba mẹ phải “chịu trận” mà thôi.

 

3. Trẻ sơ sinh khóc đêm như thế nào là không bình thường?

Như đã được đề cập ở phần trên, hiện tượng trẻ sơ sinh khóc đêm nếu cứ xảy ra thường xuyên và kéo dài gây ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của trẻ. Rất có thể, trẻ đang mắc các vấn đề về bệnh lý.

Trẻ hay khóc đêm bất thường, giật mình khi ngủ hoặc thức dậy giữa đêm, la hét là do hệ thống thần kinh của bé đang phát triển, chưa hoàn thiện; và khả năng ức chế kém. Vì thế, nếu ban ngày trẻ có những hoạt động phấn khích, quá sức sẽ khiến não bộ vẫn còn đang trong tình trạng hưng phấn làm cho bé quấy khóc khi đang ngủ.

Nếu con thường hay giật mình khi đang ngủ cũng có thể là biểu hiện bất thường về cấu trúc hay chức năng não bộ của bé. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám để có nhiều thông tin cũng như thực hiện các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn.

 

4. Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh khóc đêm liên tục?

4.1 Nói chuyện với bé cưng

Không phải tất cả các trường hợp bé khóc đều bày tỏ sự khó chịu hoặc đưa ra một “đòi hỏi” nào đó. Đôi khi đó chỉ là cách bé muốn mẹ biết về sự hiện diện của mình. Những lúc này, giọng nói của bạn chính là cách tốt nhất để tâm trạng của bé dịu xuống.

 

4.2 Kiểm tra nhu cầu cơ bản của bé

Thông thường, bé khóc để bày tỏ những mong muốn và nhu cầu của mình. Con có đang cần thay tã? Con đói hay cảm thấy đau? Một số bé khóc vì cảm thấy không thoải mái với vị trí hiện tại của mình hoặc chỉ cần được dỗ dành.

Ngoài tiếng khóc, mẹ có thể quan sát một số cử chỉ của bé khi khóc. Chẳng hạn như lúc đói, bé thường khóc và mút ngón tay. Chú ý những hành động nhỏ của con có thể giúp mẹ nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân làm con khóc.

 

4.3 Massage cho bé

Tâm lý của bé sẽ được thoải mái hơn nếu được mẹ massage cho. Đồng thời, massage cho bé cũng là cách giúp ngăn ngừa và loại bỏ khó chịu trong trường hợp bé bị đầy hơi.

 

4.4 Cho bé nghe nhạc

Tương tự người lớn, những âm điệu nhẹ nhàng có thể giúp bé thư giãn và thoải mái hơn. Mở cho con nghe những bài nhạc mẹ thường nghe khi mang thai. Trẻ sơ sinh sẽ ngừng khóc đêm vì cảm thấy dễ chịu và dễ đi vào giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh khóc đêm là bình thường nếu tần suất chỉ là thỉnh thoảng. Nhưng nếu bé khóc nhiều, thường xuyên cũng có thể do sức khỏe có vấn đề. Khi đó đi khám bác sĩ là cách tốt nhất!

 

Tóm lại, trẻ sơ sinh, nhất là trẻ 1 tháng tuổi hay khóc đêm là do bé muốn giao tiếp với cha mẹ trong những tháng năm đầu đời. Có thể bé đang gặp một số vấn đề về tiêu hóa, khó tiêu, đói bụng; bé cảm thấy khó chịu với môi trường xung quanh hoặc cũng có thể do vấn đề bệnh lý.

Những lúc này mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời. Nếu không phải do bệnh lý, mẹ nên dỗ bé ngủ bằng cách nói chuyện với bé, kiểm tra nhu cầu, massage hoặc cho bé nghe nhạc. Từ đó có thể khắc phục được tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm.

 


Tin tức liên quan

Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần

469 Lượt xem

Mang thai 40 tuần, hay 38 tuần sau thụ thai đều thuộc tháng thứ 9 của thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần đã hoàn chỉnh và sẽ không có nhiều thay đổi so với một tuần trước, ngoài trừ phần tóc và móng tay vẫn tiếp tục dài ra.
Những món ăn kết hợp với nhau không tốt cho sức khỏe của bạn và bé.
Những món ăn kết hợp với nhau không tốt cho sức khỏe của bạn và bé.

2832 Lượt xem

Những món ăn kết hợp với nhau không tốt cho sức khỏe của bạn và bé.
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn

453 Lượt xem

Tử cung lạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Bên cạnh việc điều trị, chị em phụ nữ bị tử cung lạnh cũng nên biết cách làm ấm tử cung.
Nên làm gì để chống muỗi cho bé?
Nên làm gì để chống muỗi cho bé?

532 Lượt xem

Chống muỗi đốt cho trẻ là việc cần làm để hạn chế những bệnh nguy hiểm do muỗi vằn hoặc các loài côn trùng nguy hiểm gây ra. Bài viết giới thiệu những phương pháp rất đơn giản và mẹ có thể áp dụng ngay hôm nay. Mẹ luôn mong muốn con có được một giấc ngủ trọn vẹn nhất nhưng lại lo lắng vì những con muỗi luôn chực chờ để đốt con. Mẹ hãy thêm vào cẩm nang của mình những phương pháp chống muỗi hiệu quả cho bé thông qua bài viết dưới đây nhé.
Cách Cho Con Bú Chuẩn Xác
Cách Cho Con Bú Chuẩn Xác

397 Lượt xem

Cho con bú là một trải nghiệm tuyệt vời mà bất kỳ phụ nữ nào sau khi sinh cũng đều trải qua nhưng không phải ai cũng biết cách làm thế nào cho đúng. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có đầy đủ chất dinh dưỡng từ đạm, chất béo và khoáng chất, đặc biệt dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn sữa bò, không có các thành phần protein lạ nên sẽ không gây dị ứng cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách cho con bú chuẩn xác giúp cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc thiên thần nhỏ của mình.
TUẦN THAI THỨ 13: BÉ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG CỦA MẸ
TUẦN THAI THỨ 13: BÉ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG CỦA MẸ

376 Lượt xem

Ở tuần thai thứ 13, bé đã nặng khoảng 43g và có chiều dài 9cm. Mẹ đã có thể cảm nhận rõ ràng sự có mặt của bé trong cơ thể. Đặc biệt, ba xương nhỏ trong tai bắt đầu hình thành nên bé đã nghe được tiếng của mẹ.
TUẦN THAI THỨ 14: BÉ BIẾT NẮM DÂY RỐN CỦA MÌNH
TUẦN THAI THỨ 14: BÉ BIẾT NẮM DÂY RỐN CỦA MÌNH

332 Lượt xem

Vào tuần thứ 14, bé dài khoảng 10cm và trọng lượng khoảng 70g. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn nhiều nên có thể tranh thủ đi chơi, tập thể dục, đi du lịch trước khi cơ thể nặng nề hơn
Bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?
Bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?

407 Lượt xem

Tình trạng bé mọc răng biếng ăn thường xảy ra khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên các chuyên gia quan sát thấy, hiện tượng trẻ bỏ ăn khi mọc răng nanh diễn ra nhiều hơn so với khi mọc răng hàm hay răng cửa. Vậy bé mọc răng bỏ ăn phải làm sao? Và bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?
Bảo vệ bé và bạn khi có hỏa hoạn.
Bảo vệ bé và bạn khi có hỏa hoạn.

1618 Lượt xem

Thời tiết nắng nóng luôn kéo theo nhiều mối nguy hại cho gia đình chúng ta, các bậc cha mẹ hãy dành thời gian chăm sóc và bảo vệ gia đình chính mình nhé.
Bầu ăn lá đinh lăng được không? Lợi hại còn tùy mẹ nhé
Bầu ăn lá đinh lăng được không? Lợi hại còn tùy mẹ nhé

5619 Lượt xem

Bài thuốc từ lá đinh lăng từ lâu đã nổi tiếng chữa nhức mỏi, mất ngủ hiệu quả. Điều này có đúng với bà bầu? Bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Mẹ xem ngay! Lá đinh lăng được mệnh danh là “nhân sâm xuất người nghèo”. Loại lá này bổ như vậy liệu bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Bà bầu có uống được lá đinh lăng không? Hãy cùng MarryBaby khám phá trong bài viết dưới đây mẹ nhé.
Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em
Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em

1204 Lượt xem

Ngày nãy ngày nay...Cuộc sống của bạn đã thay đổi như thế nào khi có công nghệ và tiền bạc.
Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi biếng ăn và cách giúp trẻ ăn ngon miệng
Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi biếng ăn và cách giúp trẻ ăn ngon miệng

1569 Lượt xem

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ 6 tuổi biếng ăn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến một số nguyên nhân như:
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ

1165 Lượt xem

Mộng du là hiện tượng trẻ rời khỏi giường và đi lang thang trong khi ngủ như thể là trẻ đang thức. Mộng du không phải là biểu hiện bất thường trong phát triển thể chất hay tâm sinh lý, không gây hại cho trẻ nếu việc đi lại của trẻ khi ngủ được đảm bảo an toàn. Hiện tượng này sẽ hết khi các em lớn lên. Mộng du thường gặp ở trẻ từ 4-12 tuổi, cả trẻ trai và gái. Mộng du thường xảy ra trong vài tiếng đầu của buổi đêm. Ở trẻ mộng du, trí não thì ngủ, trong khi cơ thể lại thức.
Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4

1270 Lượt xem

Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
Cho bé mặc gì mùa nóng.
Cho bé mặc gì mùa nóng.

1669 Lượt xem

Thời tiết nóng nực sẽ khiến trẻ em, thậm chí là người lớn đổ mồ hôi rất nhiều sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến con bạn có nguy cơ mắc các chứng bệnh về da dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác trong mùa hè.
Dạy con cách ứng xử đúng khi bị bạn đánh
Dạy con cách ứng xử đúng khi bị bạn đánh

1273 Lượt xem

Khi con bị bạn đánh, bạn dạy con đánh lại hay nhắc con đi mách người lớn? Cả hai cách này đều không tốt với trẻ.
Đồ bộ tole mặc nhà giá sỉ
Đồ bộ tole mặc nhà giá sỉ

3337 Lượt xem

Đồ bộ tole mặc nhà giá sỉ phù hợp với mọi độ tuổi từ sơ sinh, trẻ em cho đến người lớn. Chất liệu vải nhẹ, mềm, độ thấm hút mồ hôi cao đặc biệt trong những ngày nóng bức. Chúng tôi đang mở rộng thương hiệu Baby Tole xuất khẩu ra thị trường các nước trong khu vực có cùng điều kiện khí hậu.
TUẦN THAI THỨ 15: BÉ ĐÃ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH DẤU VÂN TAY
TUẦN THAI THỨ 15: BÉ ĐÃ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH DẤU VÂN TAY

344 Lượt xem

Thời điểm này bé đã lớn bằng một quả cam với chiều dài khoảng 11,5cm và nặng khoảng 100gr. Rất nhiều mẹ đã có thể cảm nhận được những cử động nhỏ của bé.
TUẦN THAI THỨ 17: BÉ NGỦ NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG
TUẦN THAI THỨ 17: BÉ NGỦ NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG

369 Lượt xem

Đến tuần thai thứ 17, bé đã lớn như một củ hành tây, còn mẹ thì bắt đầu gặp một số vấn đề về sức khỏe nên cần quan tâm đến chế độ ngủ nghỉ, ăn uống, sinh hoạt của mình nhiều hơn
”Cứu nguy” cho bà bầu bị trĩ khi mang thai
”Cứu nguy” cho bà bầu bị trĩ khi mang thai

429 Lượt xem

Thông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé. Bà bầu bị trĩ khi mang thai sẽ gây ra tình trạng khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe thai kỳ. Bà bầu bị sa búi trĩ cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh này cũng như cách điều trị để bảo vệ sức khỏe khi mang thai nhé.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng