Các loại hạt tốt

Ăn các loại hạt dinh dưỡng trong khi mang thai không chỉ an toàn, mà còn đem lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Đây là một cách tuyệt vời để cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi cũng như bảo đảm cho sức khỏe của người mẹ.

1. Lợi ích sức khỏe của các loại hạt dinh dưỡng

 

Trong những năm qua, đã có rất nhiều tranh cãi về việc liệu ăn các loại hạt có an toàn trong thai kỳ không? Mặc dù hạt dinh dưỡng có vô số lợi ích cho sức khỏe, nhưng chúng cũng được xem là một tác nhân gây dị ứng phổ biến. Phần lớn mối lo ngại xoay quanh việc trẻ sơ sinh có nguy cơ bị dị ứng với thực phẩm. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chứng minh điều ngược lại. Ăn hạt dinh dưỡng trong khi mang thai có thể bảo vệ em bé khỏi bị dị ứng sau này. Nói cách khác, trẻ em có thể ít bị dị ứng hạt nếu thêm hạt vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.

Hơn nữa, một số chuyên gia đã nhận định việc ăn các loại hạt trong khi mang thai có thể cải thiện khả năng nhận thức ở trẻ em. Những đứa con của người mẹ ăn 56 - 85g hạt/tuần khi mang thai có xu hướng đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra về trí nhớ, khả năng chú ý và chỉ số IQ. Phụ nữ được khuyên nên ăn các loại hạt ít nhất 3 lần/tuần, đặc biệt là hạnh nhân, óc chó và hạt dẻ.

IQ

Bổ sung hạt dinh dưỡng khi mang thai sinh con thông minh hơn

 

Tất cả những loại hạt trên đều cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cả người bình thường và bà mẹ mang bầu. Ngay cả đậu phộng - thực chất là một cây họ đậu chứ không phải hạt nhưng chúng cũng được xem như một lựa chọn ăn nhẹ lành mạnh trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.

Các loại hạt tốt cho bà bầu chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt cần thiết trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai phải bổ sung khoảng 142g protein mỗi ngày, trong khi chỉ 28g hạt đã chứa tới 56,6g protein. Bạn sẽ tìm thấy một số chất dinh dưỡng có giá trị trong các loại hạt khác nhau, bao gồm:

  • Chất xơ
  • Chất đạm
  • Chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa
  • Vitamin B và E
  • Omega-3
  • L-arginine (một loại amino axit cần thiết để tạo protein trong cơ thể)
  • Và nhiều dưỡng chất khác...
dinh dưỡng mẹ bầu

Mỗi loại hạt bổ sung giá trị dinh dưỡng khác nhau

Tất cả những chất dinh dưỡng này đều có giá trị đối với sự phát triển của thai nhi và giúp bà mẹ mang bầu khỏe mạnh. Các loại hạt tốt cho bà bầu cũng tiện lợi để mang theo bất cứ đâu, vì vậy đây là một lựa chọn lành mạnh để thưởng thức bất cứ khi nào bạn cảm thấy đói.

Thử sức cùng Trắc nghiệm dành riêng cho người mắc đái tháo đường: Chế độ ăn của bạn đã hợp lý chưa?

Người bị bệnh đái tháo đường cần phải quan tâm nhiều hơn đến cách tính toán khẩu phần ăn sao cho phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe. Nếu chưa rõ, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài trắc nghiệm ngắn sau đây.

2. Các loại hạt tốt cho bà bầu


Bất kỳ loại hạt nào cũng sẽ cung cấp cho bạn những lợi ích sức khỏe riêng biệt. Tuy nhiên đối với bà bầu, có là 5 loại hạt đặc biệt giúp cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời còn cải thiện đáng kể sức khỏe và tâm trạng của họ.

2.1. Hạnh nhân

Hạnh nhân rất giàu khoáng chất (đồng, mangan, phốt pho) và là một nguồn cung cấp vitamin E dồi dào. Hạnh nhân không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, mà còn có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và huyết áp - những yếu tố rất quan trọng để giảm nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ mang thai.

2.2. Đậu phộng

Đậu phộng là một nguồn cung cấp protein và folate (Axit folic hay vitamin B9) tuyệt vời, hỗ trợ tốt cho sự phát triển trí não và cột sống của thai nhi. Món ăn vặt đơn giản này cũng chứa nhiều khoáng chất có giá trị khác, chẳng hạn như biotin, đồng và mangan.

2.3. Hạt Mắc ca (Macadamia)

Loại hạt dinh dưỡng đến từ vùng nhiệt đới này còn đi kèm theo vô số lợi ích cho sức khỏe. Ngoài mang đến rất nhiều vitamin và khoáng chất, hạt mắc ca còn chứa chất xơ, giúp cân bằng hệ tiêu hóa. Macadamia cũng có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm viêm.

mắc ca

Hạt mắc ca chứa nhiều vitamin và khoáng chất

 

2.4. Hạt dẻ cười (hồ trăn)

Hạt dẻ cười có thể được biến tấu thành rất nhiều món ăn đa dạng, từ snack hỗn hợp hạt và trái cây khô (Trail mix), đến các loại bánh và nhiều hơn nữa. Chúng rất giàu chất chống oxy hóa (ví dụ như vitamin E) và khoáng chất (bao gồm kẽm, sắt và selen). Giống như các loại hạt khác, hồ trăn cũng chứa rất nhiều chất xơ, vì vậy rất cần thiết cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

2.5. Quả óc chó

Bên ngoài quả óc chó có hình dạng gần giống với bộ não, bên trong lại rất giàu omega-3 - một chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe trí não. Quả óc chó cũng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

2.6. Các loại hạt khác

  • Hạt chia

Giàu các axit béo Omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ của em bé. Mỗi 100g hạt chia có chứa tới 19.3g Omega-3, cao gấp 8 lần so với trong cá hồi và cao hơn rất nhiều lần so với các thực phẩm khác. Hạt chia cho bà bầu còn chứa hàm lượng axit folic cao gấp 2 lần rau diếp. Giúp bổ sung hồng cầu và phòng ngừa khuyết tật về ống thần kinh ở thai nhi.

  • Hạt sen

Loại hạt này rất giàu protein, canxi, và phốt pho... tốt cho thận, lá lách, sức khỏe tinh thần và tâm trạng của mẹ mang bầu. Hạt sen cũng có tác dụng tích cực đến sự phát triển hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Có thể chế biến hạt sen thành các món bổ dưỡng như gà hầm hạt sen, chè ... để ăn mỗi tuần hay mỗi tháng, không nên lạm dụng quá nhiều loại hạt này.

hạt sen

Gà hầm hạt sen bổ dưỡng cho bà bầu

 

  • Hạt bí

Không chỉ ngon miệng, hạt bí còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết như sắt, kali, chất béo, vitamin, calorie... Hơn nữa, ăn hạt bí hàng ngày cũng sẽ giảm nguy cơ trầm cảm trong và sau thai kỳ, giúp mẹ mang bầu thư giãn và tỉnh táo.

  • Hạt đác

Chất alaktomannan chứa trong hạt đác là một dạng của Carbohydrate, có tác dụng hạn chế đau xương khớp vào những tháng cuối thai kỳ. Lượng nước và chất xơ lớn cũng giúp thai phụ tiêu hóa tốt hơn, tránh được táo bón, khó tiêu,... Đối với thai nhi, hạt đác giúp bổ sung dưỡng chất kháng khuẩn và hỗ trợ phát triển não bộ toàn diện. Tuy nhiên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng phù hợp với thể trạng.

  • Hạt điều

Loại hạt này hoàn toàn không chứa cholesterol, rất an toàn cho tim mạch. Ngoài ra, hạt điều còn giàu magie và canxi, góp phần xây dựng cơ bắp và xương chắc khỏe cho thai nhi. Các chất dinh dưỡng trong hạt điều cũng giúp thai phụ dễ hấp thu sắt hơn. Mỗi ngày, mẹ mang bầu nên tiêu thụ khoảng 1/4 cốc hạt điều.

  • Hạt hướng dương

Chứa hàm lượng protein tốt hơn bất kỳ loại hạt nào khác, đồng thời lượng calorie khá thấp. Vitamin E và axit amin trong hạt hướng dương giúp cải thiện sức đề kháng, mang đến một thai kỳ an toàn và tránh được nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, các dưỡng chất chất trong hạt hướng dương cũng tránh được tình trạng thiếu máu ở thai phụ.

hướng dương

Hạt hướng dương cung cấp lượng protein dồi dào

 

  • Các hạt đậu

Dù không thuộc các nhóm hạt dinh dưỡng, nhưng các loại đậu cũng là một trong những món nên được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Đậu xanh, đậu lăng, đậu đen và đậu nành cũng cung cấp rất nhiều chất xơ, protein, sắt, folic, canxi và kẽm. Mẹ mang bầu có thể thưởng thức những loại đậu này trong các món súp, salad, hoặc kết hợp với bánh quy, bánh sandwich hay ăn hạt rang.

3. Một số lưu ý khi dùng các loại hạt

 

Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ mang bầu, cần lưu ý một số điều sau đây khi sử dụng các loại hạt.

  • Hạt đã bóc vỏ phải được bảo quản trong hộp kín hoặc trong tủ lạnh để không bị ôi;
  • Hạt rang trong dầu có thể chứa lượng calo không cần thiết và protein cao;
  • Hạt đã nướng sẽ thơm ngon hơn, nhưng lại làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng;
  • Không nên ăn quá nhiều hạt, thay vào đó cần đa dạng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo chỉ dẫn của bác sĩ để không làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng khác của bé.
dinh dưỡng

Phụ nữ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thai kỳ

Tóm lại, các loại hạt dinh dưỡng có nhiều chất béo, khoáng chất, vitamin, protein và axit folic tốt. Đây chính là một lựa chọn hoàn hảo cho các thai phụ muốn tìm món ăn vặt lành mạnh. Đặc biệt cần kết hợp các loại hạt trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và dị ứng với thực phẩm ở trẻ sơ sinh. Nếu mẹ mang bầu có bất kỳ thắc mắc nào về việc ăn hạt trong khi mang thai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được thông tin chính xác.


Tin tức liên quan

”Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

”Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

208 Lượt xem

Trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc, làm phiền giấc ngủ của cả nhà là những điều hết sức bình thường khi còn nhỏ. Nếu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì mẹ không cần lo lắng về hiện tượng này. Tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc có thể nhìn theo hướng tích cực như sau: Mặc dù trẻ mới sinh gần như ngủ suốt ngày đêm nhưng thường thức giấc sau 2 giờ để bú vì đói. Khóc được xem như một báo hiệu về sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên làm quen với cuộc sống thực tế. Sau khi sinh bé có xu hướng khóc nhiều vào 2-3 tuần đầu tiên và đạt “mốc” ở tuần thứ 6-8. Thời gian sau đó bé giảm quấy khóc, khoảng tháng thứ 4. Trẻ sơ sinh sẽ hay khóc đêm vì đây là khoảng thời gian giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài.
Các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ

Các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ

1309 Lượt xem

Cha mẹ nào cũng mong muốn cho con mình luôn khỏe mạnh, thông minh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên để đạt được điều đó rất cần sự chăm sóc cẩn thận và khoa học của bố mẹ. Bên cạnh việc dạy dỗ con hàng ngày, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Một số loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ dưới đây sẽ là gợi ý để bố mẹ bổ sung cho trẻ.
Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt

Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt

121 Lượt xem

Sâm bổ lượng hay còn gọi là chè sâm bổ lượng, là một món chè ngọt phổ biến ở miền Nam Việt Nam nhưng có nguồn gốc Quảng Đông và cũng phổ biến tại Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, và Hải Nam. Mặc dù công thức có thể khác nhau, nhưng hầu hết sâm bổ lượng thường có nhãn nhục (cơm trái long nhãn phơi khô), hạt bo bo, hạt sen, phổ tai (một loại rong biển), táo tàu đỏ, hoài sơn (khoai mài) ăn cùng nước, đường phèn và đá bào. Vậy, mẹ bầu ăn sâm bổ lượng được không?
Chú sâu nhỏ...

Chú sâu nhỏ...

1420 Lượt xem

Mập cũng khổ, đẹp càng khổ hơn....
Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng - Cách phòng và xử trí khi trẻ bị bệnh

Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng - Cách phòng và xử trí khi trẻ bị bệnh

793 Lượt xem

Vào mùa hè, độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi... phá triển mạnh hơn. Trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý đến các bệnh thường gặp vào mùa hè để có biện pháp phòng tránh và xử trí an toàn.
Bà bầu uống sữa đậu nành được không

Bà bầu uống sữa đậu nành được không

157 Lượt xem

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bà bầu uống sữa đậu nành thì sao? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu về vấn đề uống sữa đậu này trong thai kỳ nhé.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

196 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?

Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?

213 Lượt xem

Sữa nguồn gốc thực vật là những lựa chọn thay thế phổ biến cho sữa bò thông thường và chúng có thể là lựa chọn tuyệt vời cho một số người lớn, đặc biệt là những người không dung nạp lactose. Nhưng các loại sữa không chứa sữa như sữa đậu nành có tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? Và có nên cho trẻ uống sữa đậu nành không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ

Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ

817 Lượt xem

Mộng du là hiện tượng trẻ rời khỏi giường và đi lang thang trong khi ngủ như thể là trẻ đang thức. Mộng du không phải là biểu hiện bất thường trong phát triển thể chất hay tâm sinh lý, không gây hại cho trẻ nếu việc đi lại của trẻ khi ngủ được đảm bảo an toàn. Hiện tượng này sẽ hết khi các em lớn lên. Mộng du thường gặp ở trẻ từ 4-12 tuổi, cả trẻ trai và gái. Mộng du thường xảy ra trong vài tiếng đầu của buổi đêm. Ở trẻ mộng du, trí não thì ngủ, trong khi cơ thể lại thức.
Các bước sơ cứu ban đầu trẻ bị bỏng

Các bước sơ cứu ban đầu trẻ bị bỏng

119 Lượt xem

Bỏng là tai nạn sinh hoạt thường gặp ở trẻ em, tùy từng mức độ bỏng và tùy nguyên nhân mà có hướng xử trí và điều trị khác nhau. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì thì các bước sơ cứu ban đầu là bước quan trọng để giảm tình trạng nặng do bỏng gây ra.
TUẦN THAI THỨ 16: BÉ BẮT ĐẦU ĐÁ, THÚC, NHÀO LỘN TRONG BỤNG MẸ

TUẦN THAI THỨ 16: BÉ BẮT ĐẦU ĐÁ, THÚC, NHÀO LỘN TRONG BỤNG MẸ

233 Lượt xem

Từ tuần thai này, bé sẽ tăng trưởng khá nhanh cả về cân nặng và chiều dài. Đặc biệt là những mẹ đã từng mang thai, thì đây là lúc mẹ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của con.
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?

Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?

189 Lượt xem

Bệnh tiêu chảy là bệnh đường ruột thường gặp do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Trẻ được cho là bị tiêu chảy là khi đi tiêu phân lỏng nhiều nước, 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi thấy biểu hiện bệnh của trẻ không có dấu hiệu giảm đi.
TUẦN THAI THỨ 4: GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CHO SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA BÉ

TUẦN THAI THỨ 4: GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CHO SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA BÉ

175 Lượt xem

Tuần lễ này phôi tiếp tục làm tổ trong buồng tử cung, bám ngày càng chắc vào trong lớp cơ tử cung, hình thành những gai nhau đầu tiên
Trẻ Sơ Sinh

Trẻ Sơ Sinh

1469 Lượt xem

Mặc quần áo như thế nào cho con đi ngủ để bé đủ ấm vào mùa đông và không bị nóng vào mùa hè là điều khiến không ít cha mẹ đau đầu.
Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi

928 Lượt xem

Thường thì quá trình mang thai của người phụ nữ sẽ kéo dài trong khoảng 40 tuần (280 ngày) được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. 280 ngày được chia làm 3 tam cá nguyệt, mỗi tam cá nguyệt kéo dài 12 - 13 tuần (khoảng 3 tháng).
13 loại thực phẩm 'cực giàu' chất sắt

13 loại thực phẩm 'cực giàu' chất sắt

949 Lượt xem

Sắt là một trong những dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần. Khoáng chất này hoạt động để sản xuất hemoglobin trong hồng cầu (RBCs), mang oxy đến các phần khác nhau của cơ thể. Theo các chuyên gia, khẩu phần khuyến nghị hàng ngày (RDI) với nam giới trên 19 tuổi là 8 miligram sắt mỗi ngày. Phụ nữ từ 19-50 tuổi nên tiêu thụ 18 miligram sắt mỗi ngày.
Nên làm gì để chống muỗi cho bé?

Nên làm gì để chống muỗi cho bé?

222 Lượt xem

Chống muỗi đốt cho trẻ là việc cần làm để hạn chế những bệnh nguy hiểm do muỗi vằn hoặc các loài côn trùng nguy hiểm gây ra. Bài viết giới thiệu những phương pháp rất đơn giản và mẹ có thể áp dụng ngay hôm nay. Mẹ luôn mong muốn con có được một giấc ngủ trọn vẹn nhất nhưng lại lo lắng vì những con muỗi luôn chực chờ để đốt con. Mẹ hãy thêm vào cẩm nang của mình những phương pháp chống muỗi hiệu quả cho bé thông qua bài viết dưới đây nhé.
TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP

TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP

153 Lượt xem

Tuần thai thứ 6, kích thước của bé đã tăng gấp đôi – bằng một hạt đậu Hà Lan và dài hơn 1mm; não và hệ thần kinh cũng phát triển một cách nhanh chóng Đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì lúc này, hệ tuần hoàn và tim của bé đã bắt đầu hình thành. Nhưng kích thước của bé cũng chỉ bằng một hạt mè hoặc một hạt hoa anh túc, hình dáng như một chú nòng nhọc nhỏ..
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

808 Lượt xem

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ

TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ

179 Lượt xem

Ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Trong tuần tiếp theo, ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Tuy nhiên duy nhất chỉ có 1 nang nổi cộm nhất trên bề mặt buồng trứng gọi là nang De Graaf mới có khả năng rụng trứng và thụ thai được. Thông thường đối với các mẹ có chu kỳ kinh đều, sự rụng trứng sẽ xảy ra vào giữa chu kỳ, tương đương ngày thứ 14 (hoặc 2 tuần từ khi có kinh).

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng