Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt sau sinh

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh con có ít nhiều thay đổi, trong đó sản dịch và kinh nguyệt sau sinh vẫn luôn là đề tài được nhiều chị em đặc biệt chú ý. Sản dịch sau sinh và thời gian có kinh trở lại có thể khác nhau tùy theo từng sản phụ và phương pháp sinh nở của người mẹ.

1. Nhận biết sản dịch sau sinh

Sản dịch sau sinh là dịch từ buồng tử cung theo âm đạo chảy ra khi người mẹ vừa sinh con xong và bắt đầu thời kỳ hậu sản. Sản dịch thường bao gồm máu cục và máu loãng chảy từ niêm mạc tử cung, các mô của lớp niêm mạc và có thể lẫn cả vi khuẩn. Khi nhau thai bong khỏi tử cung trong quá trình sinh nở, nó khiến cho các mạch máu tại nơi tiếp xúc giữa nhau thai và tử cung bị vỡ, lượng máu này sẽ chảy vào tử cung, sau đó chảy ra ngoài qua ngã âm đạo. Sau khi nhau thai được xuất hết ra khỏi cơ thể, tử cung sẽ co bóp giúp đóng các mạch máu lại nhằm giảm lượng máu chảy ra ngoài.

Sản dịch sau sinh có thể khác nhau tùy theo từng sản phụ và còn phụ thuộc vào phương pháp sinh nở của người mẹ. Lượng máu trong cơ thể thường tăng lên khá nhiều trong quá trình mang thai nên việc chảy máu sản dịch sau sinh hiếm khi gây ra tình trạng thiếu máu.

  • Trong 3 ngày đầu sau sinh: Sản dịch thường là máu loãng và máu cục nhỏ nên thường có màu đỏ sẫm.
  • Ngày thứ 4 đến 8: Sản dịch sẽ loãng hơn, thường chỉ là chất nhầy có lẫn ít máu, màu lờ lờ như máu cá.
  • Từ ngày thứ 9 trở đi sản dịch sẽ có chất dịch trong hoặc màu trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử, tế bào từ niêm mạc tử cung. Hiện tượng này có thể kéo dài từ 2-3 tuần.

Trung bình, sản dịch sau sinh có thể kéo dài suốt 1 tháng. Đối với những sản phụ sinh mổ, thời gian tiết ra dịch có thể ngắn hơn vì phần lớn lớp nội mạc tử cung đã được bác sĩ bóc sạch trong quá trình mổ đẻ. Đối với những mẹ sinh con đầu lòng, sản dịch thường hết nhanh hơn do tử cung có độ co hồi tốt hơn.

2. Sự trở lại của kinh nguyệt sau sinh

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự trở lại của chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể kể đến như:

  • Thời gian phục hồi cơ thể của người mẹ nhanh hay lâu: Nếu cơ thể mẹ phục hồi nhanh thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ nhanh chóng xuất hiện và ngược lại.
  • Những mẹ cho con bú thường lâu xuất hiện chu kỳ kinh hơn so với những mẹ không cho bú trực tiếp.
  • Sự thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố của phụ nữ sau khi sinh thường bị thay đổi và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh nguyệt trở lại nhanh hay lâu.
  • Tâm lý của người mẹ: Sau khi em bé ra đời, phụ nữ thường có thêm rất nhiều thứ phải lo toan, hầu hết mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, yếu tố này sẽ tác động mạnh đến việc chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại

3. Khi nào sản phụ có kinh nguyệt trở lại?

Thông thường, phụ nữ có thể có chu kỳ kinh trở lại sau 6 tuần sinh con, khi đó cơ thể mẹ đã trở lại tình trạng như trước khi mang thai. Các hormon nữ progesteron, estrogen, HCG cũng trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, thời gian người phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt trở lại còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố kể trên.

Cho con bú ảnh hưởng khá lớn tới chu kỳ kinh nguyệt sau sinh. Những phụ nữ cho con bú hoàn toàn và mật độ cho bú khoảng 2-3 lần vào ban đêm có thể có kinh nguyệt trở lại sau 6 tháng hoặc thậm chí là muộn hơn. Những phụ nữ không cho con bú thường có thể có kinh chỉ sau khoảng 6 tuần.

4. Sản dịch sau sinh và kinh nguyệt sau sinh có giống nhau không?

Có thể thấy, về thời gian xuất hiện sản dịch sau sinh và kinh nguyệt không giống nhau. Tuy nhiên vẫn có những sản phụ sau khi hết sản dịch được không lâu đã có kinh nguyệt trở lại với màu sắc máu đỏ tươi, số lượng máu ra trung bình và giảm dần theo từng ngày, không quá 7 ngày rồi tự hết. Sau khi đã hết sản dịch, nếu bị ra máu với thời gian không quá 7 ngày, màu sắc và lượng máu giống với kinh nguyệt thì rất có khả năng đây là chu kì kinh trở lại. Tuy nhiên nếu ra máu kéo dài trên 7 ngày, mẹ cần đến bác sĩ kiểm tra để xác định nguyên nhân. Một vài trường hợp sản phụ đang cho bé bú, thỉnh thoảng có tiết ít máu ở âm đạo rồi tự hết thì vẫn hoàn toàn bình thường, không phải lo lắng gì.

5. Kinh nguyệt sau sinh bất thường

  • Chu kỳ kinh kéo dài hơn bảy ngày hoặc có nhiều cục máu đông lớn.
  • Ra máu âm đạo ra lốm đốm giữa các chu kỳ
  • Kinh nguyệt đã bắt đầu lại nhưng sau đó biến mất trong khoảng thời gian dài. Nếu kinh nguyệt không đều kéo dài quá lâu, sau 1 năm vẫn không đều hoặc kèm biểu hiện bất thường như: vùng kín có mùi, ngứa ngáy, cục máu đông, chảy máu vùng kín hoặc đau bụng dữ dội thì sản phụ cần đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, kinh nguyệt sau sinh không đều cũng là hiện tượng bình thường, các bà mẹ không nên quá lo lắng và có thể cải thiện bằng cách: vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không lạm dụng dung dịch vệ sinh, không thụt rửa âm đạo quá sâu để tránh viêm nhiễm, chú ý chế độ nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, vận động nhẹ để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh.

 


Tin tức liên quan

Thế nào được gọi là chậm mọc răng?
Thế nào được gọi là chậm mọc răng?

366 Lượt xem

Chậm mọc răng là tình trạng mọc răng sữa chậm ở trẻ nhỏ. Nếu ngoài 12 tháng mà răng sữa chưa bắt đầu mọc là mọc chậm răng, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và can thiệp kịp thời. Bởi nếu để tình trạng này quá lâu có thể dẫn tới các biến chứng không tốt về sau như: sâu răng, viêm thân răng, răng vĩnh viễn mọc lệch...
Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh
Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

323 Lượt xem

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Bởi đây là nền tảng cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là việc mà các thai phụ cần làm để duy trì sức khỏe cho chính mình. Những thực phẩm bà bầu nên ăn trong thai kỳ được bất mí trong bài viết này sẽ giúp ích cho sự phát triển của mẹ và thai nhi. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho các bà mẹ đang mang thai và chuẩn bị mang thai.
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi

391 Lượt xem

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu rất nhiều, thường lên đến 16 đến 17 giờ một ngày. Bé ngủ từng giấc ngắn 2-4 giờ mỗi lần. Ngủ ít hoặc quá nhiều so với bảng thời gian chuẩn đều là những dấu hiệu đáng lo. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định, không theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mệt mỏi với thời gian biểu bất thường của bé. Bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay tã, cho bú và dỗ bé ngủ.
Bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?
Bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?

348 Lượt xem

Tình trạng bé mọc răng biếng ăn thường xảy ra khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên các chuyên gia quan sát thấy, hiện tượng trẻ bỏ ăn khi mọc răng nanh diễn ra nhiều hơn so với khi mọc răng hàm hay răng cửa. Vậy bé mọc răng bỏ ăn phải làm sao? Và bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

1004 Lượt xem

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? 14 lý do bà bầu nên ăn dưa bở
Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? 14 lý do bà bầu nên ăn dưa bở

3154 Lượt xem

Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? Bà bầu ăn dưa bở được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Dưa bở rất an toàn cho phụ nữ mang thai. Loại hoa quả này rất ít calo, nhiều dưỡng chất và chất xơ, biến nó trở thành loại snack hảo hạng cho mẹ bầu.

Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ nào cũng mong đợi
Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ nào cũng mong đợi

308 Lượt xem

Những bước đi đầu tiên của bé chắc chắn là cột mốc quan trọng mà cha mẹ nào cũng mong đợi. Thông thường, độ tuổi trẻ bắt đầu biết đi thường là 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, sẽ có những bé biết đi sớm hơn hoặc muộn hơn con số này, và điều này là hoàn toàn bình thường. Khi thấy bé cưng có những dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ cần tăng cường sự quan sát đến trẻ. Vì đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tò mò về mọi thứ xung quanh. Để mắt đến trẻ nhiều hơn sẽ hạn chế được những rủi ro ngoài ý muốn. Và để không bỏ lỡ cột mốc đáng yêu này của bé cưng, cha mẹ hãy quan sát và lưu ý những dấu hiệu trẻ sắp biết đi từ bây giờ nhé!
TUẦN THAI THỨ 14: BÉ BIẾT NẮM DÂY RỐN CỦA MÌNH
TUẦN THAI THỨ 14: BÉ BIẾT NẮM DÂY RỐN CỦA MÌNH

279 Lượt xem

Vào tuần thứ 14, bé dài khoảng 10cm và trọng lượng khoảng 70g. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn nhiều nên có thể tranh thủ đi chơi, tập thể dục, đi du lịch trước khi cơ thể nặng nề hơn
TUẦN THAI THỨ 9: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG TỪ PHÔI THAI THÀNH THAI NHI
TUẦN THAI THỨ 9: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG TỪ PHÔI THAI THÀNH THAI NHI

322 Lượt xem

Đây là giai đoạn cuối chu kỳ phôi thai, chuẩn bị bước qua chu kỳ bào thai. Lúc này, hình dáng con người của bé đã hoàn chỉnh, thính giác phát triển mạnh và các cơ cũng có sự kết nối với nhau
Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!
Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!

334 Lượt xem

Sa tử cung sau sinh khiến mẹ sinh hoạt cực kỳ khó khăn. Nhiều mẹ tự hỏi, liệu sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Tìm hiểu ngay! Sa tử cung sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm chất lượng của sống của mẹ cũng như việc chăm sóc bé cưng. Nhiều mẹ vì lý do khách quan phải đi lại nhiều lo lắng, sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không?
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai

402 Lượt xem

Khi bạn bước vào quá trình mang thai, bạn có thể thèm một thứ gì đó có đường. Nhưng đừng tạo thói quen với tay lấy một miếng bánh hay một thanh kẹo để thỏa mãn sở thích ngọt ngào đó. Trái cây là giải pháp hoàn hảo. Vậy bà bầu nên ăn quả gì?

TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ

311 Lượt xem

Ngay tại ngày trễ kinh thử thai cho kết quả dương tính, nếu que thử không rõ, mẹ có thể thử máu đo nồng độ hcG trong cơ thể
Đồ Tole không biên giới
Đồ Tole không biên giới

2019 Lượt xem

Baby tole chuyên sản xuất đồ bộ Tole từ sơ sinh đến người lớn LH 0938.103.800
Da khô ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Da khô ở trẻ sơ sinh và trẻ em

315 Lượt xem

Không khí lạnh khô ngoài trời và hệ thống sưởi trong nhà có thể lấy đi độ ẩm tự nhiên của da vào mùa đông. Vào mùa hè, trẻ sơ sinh bị khô da cũng có những mảng da bong tróc vì ánh nắng gay gắt, máy lạnh, nước muối và clo trong nước hồ bơi.
Chú sâu nhỏ...
Chú sâu nhỏ...

1589 Lượt xem

Mập cũng khổ, đẹp càng khổ hơn....
Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết
Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết

301 Lượt xem

Trong quá trình mang bầu, các mẹ không những cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi mà còn phải tìm hiểu về việc tiêm phòng cho bà bầu cũng như những tác dụng phụ cần lưu ý khi tiêm. Chia sẻ, hướng dẫn từ chuyên gia của bệnh viện Vinmec sẽ giúp các mẹ nắm bắt rõ hơn vấn đề này ngay sau đây.

Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4

1216 Lượt xem

Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
Bà bầu ăn rau mồng tơi được không
Bà bầu ăn rau mồng tơi được không

472 Lượt xem

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không là 1 câu hỏi phổ biến. Đây là loại rau thường hiện diện trong bữa cơm gia đình, nhưng phụ nữ mang thai luôn thận trọng khi ăn uống, nên vẫn cần được trả lời cho rõ.

Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?
Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?

808 Lượt xem

Trong những năm tháng đầu đời, đôi khi những chấn thương do sơ suất khi bé bị ngã đập đầu phía sau. Điều này có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Bé bị ngã đập đầu phía sau sẽ dẫn đến các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng. Chẳng hạn như sưng nhẹ, bầm, cho đến chảy máu ở đầu, tai, vết thương sưng to. Nếu trường hợp nhẹ, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về thể trạng của con. Nếu trường hợp nặng, trẻ bị ngã đập đầu phía sau cần được đưa đi viện gấp để tránh biến chứng sọ não nguy hiểm.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị

375 Lượt xem

Mẹ biết đấy, giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu bé thường xuyên bị thức giấc, quấy khóc, khó ngủ… có thể bé đang gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em không nguy hiểm, nhưng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh Mẹ biết đấy, giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu bé thường xuyên bị thức giấc, quấy khóc, khó ngủ… có thể bé đang gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em không nguy hiểm, nhưng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và việc tăng cân ở trẻ. Mẹ nên tìm hiểu chứng rối loạn giấc ngủ qua bài viết sau đây để chăm sóc giấc ngủ cho con tốt hơn nhé.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng