Quá trình thụ thai và những kiến thức bạn cần biết

Có khoảng 250 triệu tinh trùng bơi qua quãng đường từ âm đạo tới cổ tử cung, chỉ có khoảng 400 tinh trùng sống sót sau cuộc hành trình này, và cuối cùng chỉ có 1 tinh trùng thực hiện thành công quá trình thụ thai. Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu và như thế nào luôn là câu hỏi lớn của các chị em. Cùng tìm hiểu để sẵn sàng cho thai kỳ sắp tới bạn nhé! Quá trình thụ thai xảy ra khi tinh trùng ở đàn ông vượt qua hành trình vô cùng gian nan, vất vả tìm gặp được trứng ở phụ nữ để “hòa làm một”. Sự kết hợp này làm hình thành nên phôi thai, “hạt giống” để bé yêu lớn dần trong bụng mẹ. Sau khi tình trùng gặp trứng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra như thế nào và diễn ra trong bao lâu? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Nguyên liệu cần thiết cho quá trình thụ thai

Để quá trình thụ thai diễn ra cần có đầy đủ hai yếu tố quan trọng là trứng và tinh trùng.

1. Tinh trùng

Trái ngược với phụ nữ chỉ rụng từ 1 – 3 quả trứng/chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người đàn ông lại liên tục sản xuất tinh trùng. Phải mất 2 – 3 tháng để hình thành các tế bào tinh trùng mới. Sau đó, các tế bào tinh trùng này có thể sống vài tuần trong cơ thể nam giới.

Khi xuất tinh, nam giới có thể giải phóng khoảng 40 – 300 triệu tinh trùng song chỉ có một tinh trùng có thể thụ tinh cho trứng. Nếu muốn tìm hiểu thêm về trứng và tinh trùng, bạn có thể tham khảo bài viết Hiểu tường tận về trứng và tinh trùng.

2. Tế bào trứng

Trứng được sản xuất bởi buồng trứng của phụ nữ. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng sẽ rụng 1 – 3 quả trứng. Sau khi rụng, trứng phải đi qua ống dẫn trứng (dài khoảng 10cm) để đến tử cung.

Trứng chỉ có thể sống được 24 giờ sau khi rụng nên trứng phải được thụ tinh trong khoảng thời gian này thì bạn mới có thể mang thai. Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết và được đưa ra ngoài theo kinh nguyệt của kỳ kinh ngay sau đó.

 

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?

Ở mỗi người phụ nữ khỏe mạnh sẽ có 2 buồng trứng và ở 2 buồng này sẽ có khoảng 1 triệu quả trứng. Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, trong buồng trứng sẽ xảy ra hiện tượng rụng trứng.

Một quả trứng sẽ chui ra khỏi nang và di chuyển ra khỏi buồng trứng để vào ống dẫn trứng, sẵn sàng cho quá trình thụ thai.

1. Thời gian rụng trứng và chờ đợi tinh trùng

Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu? Trứng chỉ sống được 24 giờ, kiên nhẫn đợi gặp 1 chàng tinh binh mạnh mẽ nhất để thụ tinh. Còn nếu không gặp được “bạch mã hoàng tử”, trứng sẽ bị đào thải ra ngoài theo máu kinh nguyệt.

Khác với trứng ở phụ nữ, tinh trùng ở đàn ông thường mất 2-3 tháng để hình thành và chỉ sống được khoảng 2-3 tuần trong cơ thể nam giới. Phái mạnh khi “xuất tinh” vào trong âm đạo của người nữ sẽ có khoảng 250 triệu tinh trùng được phóng ra.

Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu? Để có quá trình thụ thai xảy ra, tinh trùng phải gặp được trứng. Nếu trứng trong cơ thể người phụ nữ chưa rụng thì tinh trùng phải chờ đợi để gặp được “nàng”.

Hầu hết tinh trùng sẽ chết ở cổ tử cung sau 24-48 giờ. Tuy nhiên, chất nhầy cổ tử cung ở người nữ nếu màu mỡ, giàu dinh dưỡng thì tinh trùng có thể sống được đến 5-6 ngày sau khi quan hệ, tạo nhiều cơ hội hơn cho các tinh trùng tiếp cận được trứng.

 

2. Thời gian tinh trùng bơi đến trứng

Các “chiến binh” sau khi được phóng ra sẽ xoay sở để bơi qua quãng đường từ âm đạo vào cổ tử cung người phụ nữ, rồi đến ống dẫn trứng, và xâm nhập vào trứng đã rụng để thụ tinh.

Trong khoảng 12 tiếng vào tử cung, những tinh trùng này sẽ dần “bỏ cuộc” và chỉ còn 400 “anh” sống sót. Trong những giờ tiếp theo của cuộc hành trình gian khổ, số lượng tinh binh cũng giảm dần xuống còn 200. Lúc này, các “chiến binh” phải vượt qua 1 thử thách nữa đó là xâm nhập vào trong trứng.

Khi đã có 1 tinh trùng “tráng kiện” chui qua màng ngoài của trứng, lớp vỏ ngoài cùng của trứng sẽ tiết ra một chất dịch ngăn chặn không cho bất cứ tên nào khác vào nữa.

Chỉ có 1 “lực sĩ” khỏe mạnh nhất gặp được trứng để thụ tinh. Các tinh trùng còn lại bị “yếu sức” giữa đường hoặc bị chết do axit trong môi trường âm đạo ở người nữ.

Sau khi vào được tử cung của người phụ nữ, tinh trùng sẽ bơi quãng đường 20cm từ cổ tử cung đến ống dẫn trứng. Nếu các “chiến binh” di chuyển với tốc độ khoảng 2-3mm/phút thì thời gian ngắn nhất để chúng gặp trứng là 45 phút, song chậm nhất là 12 giờ.

 

Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu?

Đây là quá trình quan trọng để tạo nên hợp tử:

1. Thời gian trứng thụ tinh

Tinh trùng sau khi gặp trứng sẽ mất khoảng 24 giờ để thụ tinh. Nhân của tinh trùng và trứng sẽ kết hợp với nhau để tạo ra vật chất di truyền. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, bé sẽ là trai, nếu là nhiễm sắc thể X, bạn sẽ chào đón một bé gái.

Sau khi thụ tinh khoảng từ 3-4 ngày, trứng bắt đầu di chuyển ra khỏi ống dẫn trứng để đi vào tử cung, tìm nơi làm tổ.

Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu: từ 3 -10 ngày tùy tốc độ tinh trùng

Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu? Trong chuyến đi kéo dài ba, bốn ngày từ ống dẫn trứng đến tử cung, trứng đã thụ tinh (bây giờ gọi là hợp tử) sẽ phân chia thành 16 tế bào đồng nhất. Khi đã xâm nhập vào tử cung, hợp tử được gọi là phôi.

 

2. Thời gian làm tổ của hợp tử

Một hoặc hai ngày sau đó, phôi sẽ bắt đầu làm tổ ở lớp niêm mạc êm ái của tử cung, tiếp tục quá trình tăng trưởng và chuyển đổi tuyệt vời của mình.

Như vậy tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai? Thời gian có thể kéo dài vài ngày, song có một số trường hợp có thể kéo dài hơn 1 tuần.

Sau khi tìm được chỗ làm tổ thích hợp trong tử cung, phôi sẽ hình thành chân giả bám vào niêm mạc, hình thành nhau thai. Quá trình làm tổ mất từ 7 – 10 ngày.

Để quá trình thụ thai diễn ra thành công, các chiến binh phải trải qua một trận đua quyết liệt cả về tốc độ lẫn sức mạnh, anh dũng trở thành người chiến thắng.

Dấu hiệu thụ thai thành công

Dưới đây là một số dấu hiệu thông báo rằng quá trình thụ thai đã thành công và bạn sắp được làm mẹ. Nếu chưa chắc chắn, bạn có thể dùng que thử thai để chắc chắn kết quả của mình.

  • Chậm kinh: Đây là dấu hiệu mà rất nhiều chị em tin tưởng và khá hiệu quả để nhận biết mình đã mang thai hay chưa. Thường
    thì sau sinh, tùy thuộc vào từng trường hợp mà kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hay muộn.
  • Tiểu nhiều lần: Sau khi quan hệ 1 tuần, chị em sẽ thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban
    đêm. Nguyên nhân là do tử cung của chị em phát triển chèn ép vào bàng quang gây cảm giác tiểu nhiều lần, buồn tiểu.
  • Âm đạo ra máu bất thường: Vùng kín của chị em sẽ có một chút dịch màu hồng hoặc nâu kèm biểu hiện khó chịu, đau nhẹ tại
    vùng bụng dưới do việc cấy phôi thai vào tử cung thành công, còn gọi là .
  • Mệt mỏi: Đây cũng có thể là dấu hiệu thụ thai thành công mà nhiều chị em gặp phải. Quá trình tiết hormone progesterone trong
    thai kỳ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.
  • Âm đạo đổi màu sẫm: Do sự thay đổi về nội tiết tố da của chị em khi mang thai. Cô bé của chị em sẽ có màu sậm và tối hơn,
    chị em có thể sử dụng một chiếc gương soi để nhận biết sự thay đổi này.
  • Ngực thay đổi: Dấu hiệu này khá thường gặp nên có rất nhiều chị em sau khi mang bầu nhận ra. Cảm giác cứng, sưng, đau tại
    ngực do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể sau khi trứng được thụ tinh với tinh trùng. Chị em có thể sử dụng áo ngực
    rộng rãi, thoáng mát hơn và bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể. Cảm giác khó chịu tại vùng ngực sẽ giảm dần và biến mất sau khi
    chị em thích nghi được sự thay đổi của hormone.
  • Chuột rút: Chuột rút là một dấu hiệu rất bình thường khi chị em mang thai do sự điều chỉnh của tử cung khi có một bào thai
    đang dần phát triển ở khu vực này. Chuột rút tuy được coi là biểu hiện bình thường nhưng nếu biểu hiện này kéo dài kèm theo
    các triệu chứng bất thường như xuất hiện những cơn đau dữ dội ở 1 bên hông thì chị em nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.
    dấu hiệu mang thai
    máu báo thai
  • Nóng bất chợt: Những cơn nóng bất chợt sau khi thụ thai thành công thường khiến các mẹ bầu ra nhiều mồ hôi, nóng bừng
    mặt, đỏ mặt. Biểu hiện này có thể kéo dài đến 50 phút và kèm theo một số dấu hiệu khác như chuột rút, ngực căng.

Những điều cần làm khi phát hiện mình mang thai

Khi chính thức bước vào giai đoạn đếm từng ngày chờ bé con chào đời. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau để chuẩn bị cho một thai kỳ hoàn hảo

1. Thay đổi lối sống

Bố mẹ cần xây dựng một lối sống khoa học và khỏe mạnh để chăm sóc bé tốt hơn

  • Chọn phòng khám uy tín cho 9 tháng thai kỳ. Bạn nên chọn những phòng khám hoặc bệnh viện gần nhà để tiện cho việc thăm khám và sinh nở sau này.
  • Khám thai và thực hiện lịch khám thai định kỳ dù có bận rộn cách mấy. Bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên đúng đắn để có thai kì khỏe mạnh ngay từ bước đầu và xử lý kịp thời những vấn đề của thai nhi nếu có.
  • Tập luyện thường xuyên. Vận động sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh và quá trình “vượt cạn” dễ dàng hơn. Hơn thế, tập luyện giúp tinh thần phấn chấn, giảm stress và dễ lấy lại vóc dang sau sinh. Mẹ bầu có thể tập yoga, bơi, pilates, đi bộ… với cường độ phù hợp. Đặc biệt là Kegels – bài tập vùng dưới sàn cơ xương chậu, có tác dụng củng cố các cơ bắp ở bàng quang và âm đạo, giúp phòng ngừa chứng tiểu thường xuyên hay gặp ở bà bầu và hỗ trợ quá trình sinh nở “dễ thở’ hơn.
  • Nói “không” với bia rượu, thuốc lá. Dù bạn uống ít hay nhiều, lượng rượu hay các chất từ thuốc lá cũng sẽ đến em bé thông qua các mạch máu và nhau thai. Vì vậy, hãy đoạn tuyệt ngay nếu bạn muốn bé yêu an toàn và khỏe mạnh.
  • Không dùng caffeine hàng ngày. Dù các nghiên cứu đã chỉ ra 2 tách nhỏ cà phê hòa tan sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên kiêng hẳn loại đồ uống này ít nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ. Hãy nhớ là caffeine có trong soda, trà, chocolate và nhiều đồ uống khác nữa nhé.
  • Tham gia các lớp tiền sản. Điều này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về toàn bộ quá trình mang thai cũng như chăm sóc bé cưng sau khi chào đời, giúp chủ động phòng tránh các rủi ro và quá trình chuyển dạ dễ dàng.
  • Đặt việc nghỉ ngơi và sức khỏe lên hàng đầu. Hãy luôn bảo đảm bạn ngủ đủ giấc. Nếu bị những cơn đau lưng quấy rầy, bạn hãy thử kê gối đỡ để có giấc ngủ thoải mái hơn. Tập luyện phù hợp vào ban ngày cũng giúp bạn dễ ngủ hơn.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho thai kỳ

Từ khi bắt đầu mang thai đến lúc chào bé ra đời, bạn cần Thực hiện chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ dưỡng chất theo các gợi ý sau:

  • Uống thuốc bổ sung các vitamin và dưỡng chất cần thiết như viên sắt, acid folic, canxi, magiê, vitamin B6, vitamin E, polyvitamin… Đặc biệt, sắt, canxi, acid folic là ba thứ rất cần thiết cho các bà mẹ mang thai. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần theo hướng dẫn của BS mẹ nhé.
  • Thực phẩm từ sữa: 2-3 ly sữa (khoảng 500ml)/ ngày. Nên chọn các loại sữa hoặc sản phẩm từ sữa có ít hay không có chất béo.
  • Thịt, cá, tôm, cua :200-300gr/ ngày + 1 quả trứng/ngàyBạn có thể chọn thịt nạc, thịt gia cầm nhưng nên là loại thực phẩm ít chất béo nhất. Ngoài ra, các loại đậu và hạt cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
  • Ngũ cốc: 300-400gr/ ngày. Bạn nên dùng ngũ cốc nguyên hạt thay vì những loại thực phẩm làm bằng bột mì trắng. Nên ghi nhớ một vài thực phẩm ngũ cốc còn cung cấp chất xơ rất tốt cho cơ thể như bánh mì ngũ cốc, bánh quy giòn và mì ống.
  • Trái cây: 400-500gr/ một ngày. Nên chọn các loại trái cây tươi, nước trái cây tự nhiên (không quá một ly mỗi ngày). Mỗi ngày ăn ít nhất một loại trái cây có múi (Cam, bưởi, quýt).
  • Rau củ: 300-400gr/ ngày theo các màu xanh đậm (bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi), màu cam (cà rốt, khoai lang, bí ngô, bí mùa đông), màu vàng (bắp, ớt chuông vàng), và màu đỏ (cà chua, ớt chuông đỏ).

Kết

Tuy nhiên, không phải làm tổ xong nghĩa là bạn đã thụ thai thành công. Có 1/3 trường hợp trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung nhưng vẫn không mang thai do hợp tử gặp đột biến nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

Cũng có khả năng bạn sẽ có thai ngoài tử cung nếu phôi thai làm tổ ở một nơi khác ngoài tử cung, như ống dẫn trứng. Thai ngoài tử cung có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do đó, bác sĩ thường sẽ cho bạn uống thuốc để ngăn phôi thai phát triển. Nếu thai đã lớn, bạn phải phẫu thuật để lấy thai ra.


Tin tức liên quan

Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh
Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

452 Lượt xem

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Bởi đây là nền tảng cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là việc mà các thai phụ cần làm để duy trì sức khỏe cho chính mình. Những thực phẩm bà bầu nên ăn trong thai kỳ được bất mí trong bài viết này sẽ giúp ích cho sự phát triển của mẹ và thai nhi. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho các bà mẹ đang mang thai và chuẩn bị mang thai.
11 loại trái cây tốt cho bà bầu
11 loại trái cây tốt cho bà bầu

1282 Lượt xem

Trái cây là thực phẩm bổ dưỡng cung cấp nhiều khoáng chất, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp mẹ bầu không chỉ có làn da mịn màng mà còn đánh tan những khó chịu khi mang thai.
Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ hay không?
Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ hay không?

597 Lượt xem

Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ là câu hỏi được nhiều bố mẹ thắc mắc. Bởi trẻ đã quen thuộc với tình trạng nằm gọn trong tử cung của mẹ nên khi ra ngoài sẽ khiến trẻ mất đi cảm giác an toàn. Nếu được quấn lại sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và được xoa dịu nhiều hơn. Bên cạnh những tác động tích cực, mẹ cần lưu ý các tác hại của việc quấn trẻ sơ sinh không đúng cách. Cùng Chilux tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

360 Lượt xem

Làm mẹ từ lâu đã trở thành niềm hạnh phúc thiêng liêng của mỗi một người phụ nữ. Do đó, lần đầu mang thai chắc hẳn ai cũng bỡ ngỡ, băn khoăn, không biết nên ăn gì, uống gì để tốt cho mẹ và bé. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó bằng cách cung cấp cho các mẹ chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.

Giấc mơ của bé...
Giấc mơ của bé...

1249 Lượt xem

Lúc nhỏ ai cũng có ước mơ của riêng minh, có những giấc mơ không bao giờ thành hiện thực nếu ta không thực hiện nó...và nó vẫn mãi là giấc mơ và sẽ bị lãng quên trong vô vàng ký ức.
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

463 Lượt xem

Cũng trong tam cá nguyệt thứ nhất này, thai nhi cũng đối mặt với nguy cơ tổn thương cao hoặc bị dị tật nếu như mẹ bầu ăn uống không kiêng khem, lạm dụng các chất kích thích. Vậy mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

TUẦN THAI THỨ 17: BÉ NGỦ NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG
TUẦN THAI THỨ 17: BÉ NGỦ NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG

425 Lượt xem

Đến tuần thai thứ 17, bé đã lớn như một củ hành tây, còn mẹ thì bắt đầu gặp một số vấn đề về sức khỏe nên cần quan tâm đến chế độ ngủ nghỉ, ăn uống, sinh hoạt của mình nhiều hơn
Cha mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào khi nổi mụn trắng
Cha mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào khi nổi mụn trắng

1431 Lượt xem

Trẻ sơ sinh nổi mụn trắng trên mặt là tình trạng sinh lý hết sức bình thường và không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc da đúng cách có thể khiến da bé bị viêm, tiến triển thành mụn đỏ. Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn dưới bài viết để biết cách chăm sóc da cho con sẽ giúp tình trạng này nhẹ nhàng hơn, con đỡ khó chịu hơn.
Bà bầu ăn dưa chuột có tốt không? 5 lợi ích bất ngờ đối với mẹ bầu
Bà bầu ăn dưa chuột có tốt không? 5 lợi ích bất ngờ đối với mẹ bầu

450 Lượt xem

Nếu thắc mắc bà bầu ăn dưa chuột được không, bà bầu ăn dưa chuột có tốt không hay bà bầu có nên ăn dưa chuột thì bạn hãy đọc ngay bài viết này nhé!

Bà bầu ăn dưa chuột làm sao để vừa khai vị, bổ sung dinh dưỡng mà không gây tác dụng phụ đến sức khỏe mẹ và bé?

Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

1385 Lượt xem

Hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nước ta là 24,3% (năm 2016), tỷ lệ này tương ứng cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi và có sự khác biệt giữa các vùng miền, một số tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn ở mức rất cao - trên 30%.
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần phải biết
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần phải biết

552 Lượt xem

Trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung đều rất cần vitamin D để có thể phát triển khung xương một cách toàn diện. Dó cũng chính là nguyên do vì sao việc tắm nắng cho trẻ là rất trong trọng.
Dấu hiệu quai bị ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết
Dấu hiệu quai bị ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

1338 Lượt xem

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đồ bộ tole mặc nhà giá sỉ
Đồ bộ tole mặc nhà giá sỉ

3476 Lượt xem

Đồ bộ tole mặc nhà giá sỉ phù hợp với mọi độ tuổi từ sơ sinh, trẻ em cho đến người lớn. Chất liệu vải nhẹ, mềm, độ thấm hút mồ hôi cao đặc biệt trong những ngày nóng bức. Chúng tôi đang mở rộng thương hiệu Baby Tole xuất khẩu ra thị trường các nước trong khu vực có cùng điều kiện khí hậu.
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai

543 Lượt xem

Khi bạn bước vào quá trình mang thai, bạn có thể thèm một thứ gì đó có đường. Nhưng đừng tạo thói quen với tay lấy một miếng bánh hay một thanh kẹo để thỏa mãn sở thích ngọt ngào đó. Trái cây là giải pháp hoàn hảo. Vậy bà bầu nên ăn quả gì?

Làm gì khi trẻ cáu giận, ném đồ, đánh bố mẹ?
Làm gì khi trẻ cáu giận, ném đồ, đánh bố mẹ?

2505 Lượt xem

Có cha mẹ vội vàng cho con là ‘hỗn láo’ khi trẻ có những biểu hiện cảm xúc tiêu cực như cáu giận, đánh bố mẹ. Có cha mẹ cố tình ‘lờ đi’…
13 loại thực phẩm 'cực giàu' chất sắt
13 loại thực phẩm 'cực giàu' chất sắt

1259 Lượt xem

Sắt là một trong những dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần. Khoáng chất này hoạt động để sản xuất hemoglobin trong hồng cầu (RBCs), mang oxy đến các phần khác nhau của cơ thể. Theo các chuyên gia, khẩu phần khuyến nghị hàng ngày (RDI) với nam giới trên 19 tuổi là 8 miligram sắt mỗi ngày. Phụ nữ từ 19-50 tuổi nên tiêu thụ 18 miligram sắt mỗi ngày.
”Cứu nguy” cho bà bầu bị trĩ khi mang thai
”Cứu nguy” cho bà bầu bị trĩ khi mang thai

504 Lượt xem

Thông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé. Bà bầu bị trĩ khi mang thai sẽ gây ra tình trạng khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe thai kỳ. Bà bầu bị sa búi trĩ cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh này cũng như cách điều trị để bảo vệ sức khỏe khi mang thai nhé.
TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP
TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP

452 Lượt xem

Tuần thai thứ 6, kích thước của bé đã tăng gấp đôi – bằng một hạt đậu Hà Lan và dài hơn 1mm; não và hệ thần kinh cũng phát triển một cách nhanh chóng Đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì lúc này, hệ tuần hoàn và tim của bé đã bắt đầu hình thành. Nhưng kích thước của bé cũng chỉ bằng một hạt mè hoặc một hạt hoa anh túc, hình dáng như một chú nòng nhọc nhỏ..
Bà bầu ăn tảo biển được không
Bà bầu ăn tảo biển được không

453 Lượt xem

Khi bạn mang thai, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn của mình. Nếu bạn là một fan hâm mộ của tảo biển, bạn có thể muốn biết ‘ăn tảo biển khi mang thai có sao không’ hay bạn có thể sử dụng tảo biển thường xuyên không? Có một số loại tảo biển mà bạn có thể sử dụng một cách an toàn khi mang thai. Bài viết này sẽ hướng dẫn các thông tin này cho bạn

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?

997 Lượt xem

Giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt là trong 3 năm đầu đời. Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ, ngủ không đúng giờ thường hay quấy khóc. Giống như chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giấc ngủ hàng ngày cũng rất quan trọng, giúp bé phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, khó ngủ, trằn trọc khi ngủ làm cho chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến làm bé ngủ không sâu giấc và cách giải quyết phù hợp, mẹ tham khảo nhé!

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng