Da khô ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Không khí lạnh khô ngoài trời và hệ thống sưởi trong nhà có thể lấy đi độ ẩm tự nhiên của da vào mùa đông. Vào mùa hè, trẻ sơ sinh bị khô da cũng có những mảng da bong tróc vì ánh nắng gay gắt, máy lạnh, nước muối và clo trong nước hồ bơi.

1. Chăm sóc trẻ bị khô da

1.1. Giảm thời gian tắm

Tắm làm da trẻ bị khô vì lấy đi lớp dầu tự nhiên của da cùng với bụi bẩn. Các bác sĩ cho biết, chỉ cần bạn thực hiện một số biện pháp phòng ngừa thì vẫn có thể tắm cho bé hàng ngày như bình thường.

Thay vì tắm 30 phút, hãy giảm thời gian tắm cho trẻ sơ sinh bị khô da xuống còn khoảng 10 phút. Điều chỉnh nước ấm (không nóng) và ít xà phòng. Các chuyên gia gợi ý bạn nên chọn loại sữa tắm không mùi và dịu nhẹ, ít chất tẩy hơn xà phòng thông thường.

Hãy để trẻ có thời gian chơi trong bồn trước khi tắm, như vậy trẻ sẽ không đòi ở lại chơi lâu với xà phòng. Hạn chế để xuất hiện bọt bong bóng xà phòng trên mặt nước để tránh kích thích sự hứng thú của con. Nếu muốn, bạn chỉ nên cho bé chơi trò này trong những dịp đặc biệt, thay vì mỗi lần đi tắm như một thói quen.

Mặc dù dầu tắm có vẻ là một ý tưởng hay cho trẻ bị khô da, nhưng có thể khiến bồn tắm trơn trượt nguy hiểm. Thoa chất làm mềm và ẩm da sau khi tắm là cách tốt hơn.

1.2. Thoa kem dưỡng ẩm

Sau khi đưa trẻ ra khỏi bồn tắm, hãy nhanh chóng lau khô bằng khăn, sau đó thoa kem dưỡng ẩm ngay lập tức. Việc thoa kem dưỡng ẩm trong vòng vài phút sau khi tắm sẽ giúp nước đọng lại trên da của trẻ.

Đối với kem dưỡng ẩm, nguyên tắc chung là bôi càng dày càng tốt. Nếu trẻ bị khô da ngay cả khi được dưỡng ẩm hàng ngày, hãy thử chuyển sang dùng kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ đặc hơn. Thuốc mỡ giúp giữ độ ẩm cho da rất tốt, nhưng có thể gây cảm giác nhờn. Vì vậy chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ và nhẹ nhàng thoa lên da của con.

Bạn cũng có thể dưỡng ẩm 2 lần/ngày - một lần sau khi tắm và một lần vào ban ngày. Nếu không thích hợp tắm giữa trưa, bạn có thể cho con nghe một bài hát hoặc xem video yêu thích trong khi thoa kem dưỡng ẩm. Đối với những bé đã đủ lớn, hãy để con tự thoa kem.

1.3. Đừng để da tiếp xúc với muối hoặc clo khô

Cả clo và nước muối đều có thể rất khô. Sau khi bơi trong hồ hoặc biển, hãy tắm sạch lại cho trẻ bằng nước máy, sau đó thoa kem dưỡng khi da vẫn còn ẩm.

1.4. Mở máy tạo ẩm

Nếu không khí trong nhà khô, hãy sử dụng máy làm ẩm phun sương mát trong phòng của trẻ.

1.5. Đảm bảo cung cấp đủ nước

Da trẻ bị khô do thiếu ẩm, vì vậy đừng quên cho con uống nhiều nước để bù đắp độ ẩm bốc hơi khỏi da. Đối với trẻ sơ sinh, hãy bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trong ít nhất 6 tháng đầu tiên, trừ khi bác sĩ có yêu cầu khác.

Tuy nhiên uống nhiều nước sẽ không có tác dụng gì nếu bạn không dưỡng ẩm cho trẻ. Cũng giống như đổ nước vào một cái xô có lỗ thủng, nếu không có kem dưỡng ẩm để giữ nước, da của trẻ vẫn sẽ không đủ nước.

1.6. Bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố tác động

Mang bao tay cho trẻ trong thời tiết gió lạnh để giữ cho da tay không bị khô và nứt nẻ. Bất kể mùa nào, hãy thực hiện các bước bảo vệ làn da của bé khỏi bị cháy nắng và gió lạnh.

1.7. Tránh các thành phần thô ráp

Không thoa phấn em bé hoặc nước hoa cho trẻ bị khô da. Hãy cân nhắc sử dụng các sản phẩm giặt tẩy không mùi. Nếu da của trẻ đặc biệt nhạy cảm, bạn có thể giặt quần áo của bé 2 lần để loại bỏ hết cặn xà phòng.

Nếu trẻ sơ sinh bị khô da và nhạy cảm, đừng để trẻ mặc quần áo chật hoặc thô ráp. Bạn cũng nên nhớ rằng một số loại vải, chẳng hạn như len, có thể gây kích ứng đặc biệt cho da khô. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên cắt ngắn và giữ cho móng tay của trẻ sạch sẽ nếu trẻ bị ngứa ngáy, kích ứng da.

2. Da khô có phải là dấu hiệu của một số tình trạng khác?

Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể bị khô da giống như người lớn. Trên thực tế, vì da trẻ mỏng manh hơn nên dễ bị khô hơn. Nếu có các mảng đỏ ngứa trên da, trẻ có thể bị chàm, hay còn gọi là viêm da dị ứng. Tuy nhiên, đôi khi vết chàm cũng sẽ khỏi nếu được dưỡng ẩm thường xuyên. Vì vậy bạn không cần phải vội vàng đến gặp bác sĩ trừ khi các mảng da không thuyên giảm hoặc trẻ có vẻ ngứa ngáy, khó chịu dù bạn đã cố gắng điều trị tại nhà.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, da trẻ bị khô có thể là dấu hiệu của một tình trạng di truyền, được gọi là bệnh vảy cá (ichthyosis). Bệnh này biểu hiện dưới dạng da khô, đóng vảy và thỉnh thoảng mẩn đỏ, đồng thời lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng dày lên. Nếu nghi ngờ con bạn mắc bệnh, bác sĩ da liễu sẽ đánh giá và điều trị.

Vào lần khám sức khỏe định kỳ tiếp theo của con bạn, hãy hỏi bác sĩ cách chăm sóc tình trạng da trẻ bị khô. Lên lịch khám nếu bạn cho rằng con mình có các dấu hiệu của bệnh chàm hoặc vảy cá, cũng như khi trẻ không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại nhà, hoặc bạn thấy dấu hiệu nhiễm trùng, như chảy dịch vàng hoặc sưng tấy trên da.

 

 

 

 


Tin tức liên quan

Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi biếng ăn và cách giúp trẻ ăn ngon miệng
Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi biếng ăn và cách giúp trẻ ăn ngon miệng

1569 Lượt xem

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ 6 tuổi biếng ăn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến một số nguyên nhân như:
Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? 14 lý do bà bầu nên ăn dưa bở
Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? 14 lý do bà bầu nên ăn dưa bở

3412 Lượt xem

Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? Bà bầu ăn dưa bở được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Dưa bở rất an toàn cho phụ nữ mang thai. Loại hoa quả này rất ít calo, nhiều dưỡng chất và chất xơ, biến nó trở thành loại snack hảo hạng cho mẹ bầu.

Các loại hạt tốt
Các loại hạt tốt

664 Lượt xem

Ăn các loại hạt dinh dưỡng trong khi mang thai không chỉ an toàn, mà còn đem lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Đây là một cách tuyệt vời để cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi cũng như bảo đảm cho sức khỏe của người mẹ.

TUẦN THAI THỨ 19: SỰ PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC CỦA HỆ TIÊU HÓA
TUẦN THAI THỨ 19: SỰ PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC CỦA HỆ TIÊU HÓA

437 Lượt xem

Vậy là mẹ đã đi được nửa chặng đường của thai kỳ. Lúc này bé đã nặng chừng 300gr, chiều dài của bé tính từ đầu đến mông khoảng 16,5 cm. Hệ tiêu hóa của bé đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ.
Khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi?
Khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi?

386 Lượt xem

Sữa tươi luôn được cha mẹ cho trẻ dùng hàng ngày vì có mùi vị hấp dẫn, tiện lợi, đặc biệt chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ phát triển chiều cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu không uống đúng cách, đúng thời điểm, sữa tươi sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Tử cung lạnh và nguy cơ hiếm muộn
Tử cung lạnh và nguy cơ hiếm muộn

435 Lượt xem

Tử cung lạnh là tình trạng phổ biến hiện này và có khả năng dẫn đến hiếm muộn ở nữ giới. Lạnh tử cung có nhiều nguyên nhân khác nhau, với những tác hại đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ thì cần biết được cách trị tử cung lạnh ngay khi phát hiện.
Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Phòng ngừa thế nào?
Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Phòng ngừa thế nào?

1716 Lượt xem

Cha mẹ có biết, hăm da là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? Và phần lớn trường hợp bé bị hăm da là do hăm tã, kể cả khi cha mẹ đã cho các con mặc các loại tã siêu thấm hút. Vậy trẻ bị hăm da, hăm ở vùng kín, hay cụ thể là bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Cha mẹ đọc để hiểu; và ngăn ngừa tái phát cho con nhé.
Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ
Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ

595 Lượt xem

Sặc là một tai nạn khá phổ biến thường xảy ra ở trẻ em từ một đến ba tuổi. Các tình trạng sặc thường gặp là sặc sữa ở trẻ sơ sinh, sặc thức ăn, sặc nước, đôi khi có thể gặp sặc dịch dạ dày hoặc sặc chất trào ngược. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn nhanh chóng đường hô hấp, nếu không được xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng của trẻ
Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau này có tốt cho thai nhi?
Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau này có tốt cho thai nhi?

769 Lượt xem

Bà bầu ăn rau tần ô được không? Rau tần ô có tốt cho bà bầu? Hiểu biết về giá trị dinh dưỡng cũng như cách ăn tần ô (rau cải cúc) chuẩn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

11 loại trái cây tốt cho bà bầu
11 loại trái cây tốt cho bà bầu

1223 Lượt xem

Trái cây là thực phẩm bổ dưỡng cung cấp nhiều khoáng chất, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp mẹ bầu không chỉ có làn da mịn màng mà còn đánh tan những khó chịu khi mang thai.
TUẦN THAI THỨ 17: BÉ NGỦ NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG
TUẦN THAI THỨ 17: BÉ NGỦ NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG

369 Lượt xem

Đến tuần thai thứ 17, bé đã lớn như một củ hành tây, còn mẹ thì bắt đầu gặp một số vấn đề về sức khỏe nên cần quan tâm đến chế độ ngủ nghỉ, ăn uống, sinh hoạt của mình nhiều hơn
Sầu riêng kiêng ăn với gì? Những lưu ý khi ăn sầu riêng
Sầu riêng kiêng ăn với gì? Những lưu ý khi ăn sầu riêng

1534 Lượt xem

Sầu riêng là món khoái khẩu với khá nhiều người. Vị ngọt, ngậy, béo của loại quả đặc trưng này đã chinh phục được nhiều khách hàng khó tính. Tuy nhiên, không phải kết hợp ăn sầu riêng với bất kỳ đồ ăn, nước uống nào cũng được bởi nó sẽ gây ra những nguy hiểm đến tính mạng. Vậy, sầu riêng kiêng ăn với gì?
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai phải làm thế nào? Nguyên nhân là gì?
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai phải làm thế nào? Nguyên nhân là gì?

1287 Lượt xem

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai là hiện tượng các cơ quan bài tiết như thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản… bị viêm nhiễm, dẫn đến cảm giác bị rát buốt khi đi tiểu. Hiện nay, tỉ lệ các bé trai nhiễm bệnh này đang khá cao và gây ra không ít nỗi lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vậy nguyên nhân gây bệnh này ở các bé là gì? Và cách chữa trị bệnh này như thế nào?
TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP
TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP

390 Lượt xem

Tuần thai thứ 6, kích thước của bé đã tăng gấp đôi – bằng một hạt đậu Hà Lan và dài hơn 1mm; não và hệ thần kinh cũng phát triển một cách nhanh chóng Đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì lúc này, hệ tuần hoàn và tim của bé đã bắt đầu hình thành. Nhưng kích thước của bé cũng chỉ bằng một hạt mè hoặc một hạt hoa anh túc, hình dáng như một chú nòng nhọc nhỏ..
Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!
Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!

383 Lượt xem

Sa tử cung sau sinh khiến mẹ sinh hoạt cực kỳ khó khăn. Nhiều mẹ tự hỏi, liệu sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Tìm hiểu ngay! Sa tử cung sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm chất lượng của sống của mẹ cũng như việc chăm sóc bé cưng. Nhiều mẹ vì lý do khách quan phải đi lại nhiều lo lắng, sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không?
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi

463 Lượt xem

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu rất nhiều, thường lên đến 16 đến 17 giờ một ngày. Bé ngủ từng giấc ngắn 2-4 giờ mỗi lần. Ngủ ít hoặc quá nhiều so với bảng thời gian chuẩn đều là những dấu hiệu đáng lo. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định, không theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mệt mỏi với thời gian biểu bất thường của bé. Bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay tã, cho bú và dỗ bé ngủ.
Những món ăn kết hợp với nhau không tốt cho sức khỏe của bạn và bé.
Những món ăn kết hợp với nhau không tốt cho sức khỏe của bạn và bé.

2832 Lượt xem

Những món ăn kết hợp với nhau không tốt cho sức khỏe của bạn và bé.
Các cách bổ sung protein cho trẻ biếng ăn
Các cách bổ sung protein cho trẻ biếng ăn

1110 Lượt xem

Hiện nay tình trạng biếng ăn xảy ra ngày càng nhiều với trẻ. Bài viết này sẽ giúp các bố mẹ tạo ra nhiều món ăn hơn để thu hút trẻ.
Chảy máu cam ở trẻ và những điều cần biết
Chảy máu cam ở trẻ và những điều cần biết

508 Lượt xem

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra mũi trước hoặc chảy ra mũi sau xuống họng. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 3 – 8 tuổi. Chảy máu mũi thường được chia thành 2 nhóm: Chảy máu mũi trước: 90%, dễ kiểm soát tại nhà hoặc cơ sở y tế. Chảy máu mũi sau: Ít gặp hơn, nên được khuyến cáo nhập viện để được can thiệp bởi bác sĩ tai mũi họng.
Các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ
Các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ

1591 Lượt xem

Cha mẹ nào cũng mong muốn cho con mình luôn khỏe mạnh, thông minh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên để đạt được điều đó rất cần sự chăm sóc cẩn thận và khoa học của bố mẹ. Bên cạnh việc dạy dỗ con hàng ngày, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Một số loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ dưới đây sẽ là gợi ý để bố mẹ bổ sung cho trẻ.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng