Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?

Giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt là trong 3 năm đầu đời. Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ, ngủ không đúng giờ thường hay quấy khóc. Giống như chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giấc ngủ hàng ngày cũng rất quan trọng, giúp bé phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, khó ngủ, trằn trọc khi ngủ làm cho chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến làm bé ngủ không sâu giấc và cách giải quyết phù hợp, mẹ tham khảo nhé!

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc?

1. Trẻ bị thiếu can-xi

Thiếu can-xi là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Can-xi có vai trò cực kỳ quan trọng, nó được xem là “nền móng” cho sự phát triển của hệ xương, răng khỏe mạnh. Không chỉ còi xương, chậm lớn, trẻ bị thiếu can-xi còn thường hay hay giật mình khi ngủ, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc… Vì nếu thiếu can-xi, quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh khiến cho việc tạo giấc ngủ sâu bị ức chế, trẻ trở nên khó ngủ, ngủ hay mơ màng bất an…

 

Nguyên nhân trẻ khiến thiếu can-xi

– Không bổ sung đầy đủ canxi dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu hụt can-xi ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

– Sau khi sinh trẻ bị “cắt” nguồn can-xi đột ngột từ mẹ do đó cơ thể trẻ phải tự điều chỉnh.

– Trẻ không được bổ sung can-xi, vitamin D sau khi sinh cũng làm tăng nguy cơ bị thiếu can-xi trầm trọng.

– Chế độ dinh dưỡng “nghèo” can-xi.

 

Cách khắc phục

– Khi mang thai, mẹ cần tích cực ăn uống nhiều thực phẩm có nguồn can-xi dồi dào như sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, rau chân vịt, súp lơ xanh… Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung canxi bằng viên uống nếu có sự chỉ định của bác sĩ.

– Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời bởi sữa mẹ có hàm lượng can-xi dồi dào và an toàn nhất cho bé.

– Thường xuyên tắm nắng cho trẻ sơ sinh để giúp cơ thể tổng hơp vitamin D hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa can-xi.

 

2. Phòng ngủ không phù hợp

Phòng ngủ cũng là một nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Sau khi chào đời bé phải tập thích nghi với môi trường hoàn toàn mới và khác xa so với chiếc “tổ” ấm áp khi còn ở trong bụng mẹ. Đây cũng là lý do khiến trẻ ngủ không sâu giấc. Bên cạnh đó, giấc ngủ của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng do chỗ nằm không được thoải mái, bị ẩm ướt…

 

Cách khắc phục

– Quấn chăn quanh người cho bé: Đây là cách làm rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp trẻ có giấc ngủ ngon và sâu hơn, đặc biệt không bị giật mình khi ngủ.

– Tạo cho bé nơi ngủ tiện lợi: Tình trạng ướt át, tã bỉm đang bị “quá tải” do bé tè nhiều sẽ khiến bé trở nên khó chịu, bứt rứt không yên. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ khi phải thức dậy giữa đêm khóc vì bị ướt, bị lạnh. Vì vậy mẹ cần lưu ý đảm bảo nơi ngủ cho bé phải thật khô thoáng, êm ái, ấm áp mẹ nhé!

 

3. Tinh thần bị kích động

Tinh thần của trẻ cũng ảnh hưởng và khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Trẻ bị một tác động bên ngoài khiến cho tinh thần không ổn định. Chẳng hạn, khi không chịu ngủ cha mẹ thường hay la mắng, dọa nạt đôi khi còn dùng đòn roi đối với trẻ; Hoặc kể với bé về những con ma, ông kẹ nhằm mục đích khiến bé sợ hãi và bắt đầu đi ngủ…Những việc làm này có thể sẽ có tác dụng nhưng lại làm trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình đôi khi khóc thét bởi những giấc mơ xấu… Do đó, cha mẹ cần tuyệt đối không áp dụng biện pháp này nhé!

Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, luôn thích vận động mọi lúc mọi nơi hay khi đùa giỡn vui cười quá khích cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hoạt động tuy tốt nhưng cũng cần hạn chế, đặc biệt là khoảng thời gian trước khi đi ngủ vào buổi tối.

 

4. Giấc ngủ không được “lập trình” theo nhịp sinh học

Đối với trẻ sơ sinh thời gian ngủ sẽ tùy thuộc vào nhu cầu, do đó cha mẹ khó tạo cho bé một thói quen sinh hoạt có giờ giấc. Nhưng khi lớn hơn khoảng 6 tháng trở lên mẹ có thể lập cho trẻ một thời gian biểu nhất định cho giấc ngủ. Việc làm này giúp trẻ ngủ đủ giấc, đến giờ là bé sẽ tự ngủ.

Trong độ tuổi từ 1-3 bé rất ham chơi nên thường ít ngủ, bỏ qua giấc ngủ trưa, ngủ trễ hơn vào buổi tối. Theo đó, bé không ngủ đủ giấc ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển thể chất, khả năng học hỏi, tiếp thu bài vở sau này.

Vì vậy, mẹ nên điều chỉnh và quy đinh giờ giấc ngủ một cách hợp lý, không cho bé ngủ quá muộn vào ban đêm. Điều này giúp trẻ ngủ đủ giấc hơn và ngon hơn.

 

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc hơn

Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, mẹ có thể tham khảo cách sau:

1. Nhận biết dấu hiệu cho thấy trẻ buồn ngủ

Nếu trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc thì trong 8 tuần đầu sau sinh trẻ không thể thức hơn 2 giờ liên tục vì sau đó trẻ sẽ quá mệt mỏi và trở nên khó ngủ. Các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo dài, ngáp hay quầng thâm dưới mắt sẽ giúp phụ huynh cho trẻ đi ngủ để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ.

 

2. Dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm

Đối với trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, mẹ nên dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm. Một số trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ và khi ra đời cũng duy trì thói quen như vậy. Trong vài ngày đầu sau sinh không thể thay đổi thói quen của trẻ ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy khi trẻ được 2 tuần tuổi.

Ban ngày khi trẻ còn thức cần chơi với trẻ càng nhiều càng tốt, nói chuyện và hát cho trẻ nghe vào các cữ bú ban ngày, đảm bảo ánh sáng trong phòng ngủ và không cần loại bỏ các tiếng ồn thông thường ban ngày như tiếng tivi, radio,…nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy khi trẻ thiu thiu ngủ. Khi về đêm cần giữ yên lặng và nói khẽ khi trẻ bú cữ đêm, giữ phòng tối và yên tĩnh.

 

3. Dạy trẻ tự ngủ

Khi trẻ được 6-8 tuần tuổi có thể bắt đầu dạy trẻ tự ngủ. Phụ huynh nên đặt trẻ vào nôi hay giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách thức dỗ trẻ trong 8 tuần đầu sau sinh rất quan trọng vì sẽ tạo thành thói quen cho trẻ cho nên cần lựa chọn hình thức khả thi với bản thân như: hát ru, nghe nhạc, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu,… Không nên cho trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường vì sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ.

Qua đây, hi vọng mẹ đã biết được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và cách giúp bé ngủ ngoan hơn rồi. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!


Tin tức liên quan

Mồ hôi trộm là gì? 5 nguyên nhân khiến bé con dễ bị cảm lạnh mẹ không ngờ và cách khắc phục
Mồ hôi trộm là gì? 5 nguyên nhân khiến bé con dễ bị cảm lạnh mẹ không ngờ và cách khắc phục

404 Lượt xem

Mồ hôi trộm là gì? Đổ mồ hôi trộm là gì? Làm sao để bảo vệ bé yêu khỏi tình trạng ướt lưng, bẹn vào ban đêm? Đổ mồ hôi trộm ban đêm là tình trạng phổ biến ở các em bé sơ sinh. Mặc dù thời tiết không quá nóng hay kể cả bé cũng không hoạt động nhiều thì cơ thể vẫn có mồ hôi tiết ra. Tuy đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ nhưng việc đổ mồ hôi trộm thường xuyên dễ khiến bé bị cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp.
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn

454 Lượt xem

Tử cung lạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Bên cạnh việc điều trị, chị em phụ nữ bị tử cung lạnh cũng nên biết cách làm ấm tử cung.
TUẦN THAI THỨ 18: THỜI ĐIỂM CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ PHÁT TRIỂN MẠNH
TUẦN THAI THỨ 18: THỜI ĐIỂM CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ PHÁT TRIỂN MẠNH

370 Lượt xem

Lúc này, tai của bé đã có thể nghe được những tiếng ồn bên ngoài tử cung và nhận ra giọng nói của mẹ. Vì vậy, mẹ hãy trò chuyện với bé thường xuyên để kích thích trí não bé phát triển, cũng như giúp sợi dây gắn kết giữa mẹ và bé thêm bền chặt.
Trẻ nhỏ & điều hòa – Những điều cần biết
Trẻ nhỏ & điều hòa – Những điều cần biết

0 Lượt xem

Điều hòa là vật dụng không thể thiếu trong mùa hè nắng nóng này. Giúp cuộc sống thư thái, thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên với các gia đình có trẻ nhỏ, việc dùng điều hòa liên tục không đúng cách cũng sẽ khiến trẻ bị ốm, sổ mũi, cảm lạnh. Vậy cần chú ý điều gì khi sử dụng điều hòa?
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai

462 Lượt xem

Khi bạn bước vào quá trình mang thai, bạn có thể thèm một thứ gì đó có đường. Nhưng đừng tạo thói quen với tay lấy một miếng bánh hay một thanh kẹo để thỏa mãn sở thích ngọt ngào đó. Trái cây là giải pháp hoàn hảo. Vậy bà bầu nên ăn quả gì?

Có nên ăn măng khi mang thai?
Có nên ăn măng khi mang thai?

297 Lượt xem

Nhiều mẹ bầu lo lắng và tránh ăn măng khi mang thai vì sợ ăn măng mất máu, ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy sự thật thì bà bầu có nên ăn măng không?

Dấu hiệu quai bị ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết
Dấu hiệu quai bị ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

1209 Lượt xem

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trẻ em uống cafe có tốt không?
Trẻ em uống cafe có tốt không?

446 Lượt xem

Cà phê là một loại thức uống được ưa thích vì có hương vị thơm ngon lại giúp đầu óc tỉnh táo hơn. Tuy nhiên thức uống này không có lợi cho hệ thần kinh vì chứa một lượng lớn chất kích thích, đặc biệt đối với trẻ em. Vậy trẻ em uống cafe có tốt không?
13 loại thực phẩm 'cực giàu' chất sắt
13 loại thực phẩm 'cực giàu' chất sắt

1181 Lượt xem

Sắt là một trong những dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần. Khoáng chất này hoạt động để sản xuất hemoglobin trong hồng cầu (RBCs), mang oxy đến các phần khác nhau của cơ thể. Theo các chuyên gia, khẩu phần khuyến nghị hàng ngày (RDI) với nam giới trên 19 tuổi là 8 miligram sắt mỗi ngày. Phụ nữ từ 19-50 tuổi nên tiêu thụ 18 miligram sắt mỗi ngày.
Đặc điểm phân của trẻ ăn sữa công thức
Đặc điểm phân của trẻ ăn sữa công thức

424 Lượt xem

Phân của trẻ ăn sữa công thức sẽ có những điểm khác biệt so với phân của trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Theo dõi phân của trẻ thường xuyên sẽ giúp cha mẹ nắm được sức khỏe tổng quan của trẻ một cách tốt nhất.
TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP
TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP

391 Lượt xem

Tuần thai thứ 6, kích thước của bé đã tăng gấp đôi – bằng một hạt đậu Hà Lan và dài hơn 1mm; não và hệ thần kinh cũng phát triển một cách nhanh chóng Đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì lúc này, hệ tuần hoàn và tim của bé đã bắt đầu hình thành. Nhưng kích thước của bé cũng chỉ bằng một hạt mè hoặc một hạt hoa anh túc, hình dáng như một chú nòng nhọc nhỏ..
Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy và ăn như thế nào?
Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy và ăn như thế nào?

387 Lượt xem

Tác dụng tuyệt vời của yến sào đối với thai phụ thì không còn gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy để có hiệu quả tốt nhất thì còn khá nhiều người chưa biết rõ về vấn đề này. Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy là thắc mắc phổ biến của rất nhiều chị em phụ nữ đang mang thai. Có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Bắt cóc trẻ em - Hãy cảnh giác trước khi quá muộn...
Bắt cóc trẻ em - Hãy cảnh giác trước khi quá muộn...

1912 Lượt xem

Xung quanh chúng ta luôn có người tốt và kẻ xấu nên chúng ta hãy bảo vệ và chăm sóc người thân bên cạnh mình ngay bây giờ...
Bà bầu bị tụt huyết áp: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bà bầu bị tụt huyết áp: Nguyên nhân và cách khắc phục

554 Lượt xem

Tụt huyết áp khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, chóng mặt và thậm chí ngất xỉu. Vậy bà bầu bị tụt huyết áp có nguy hiểm không và điều trị thế nào? Mang thai là một giai đoạn rất nhạy cảm trong cuộc đời của người phụ nữ. Nó gây ra những thay đổi lớn về nội tiết tố, ngoại hình và cả khả năng chịu đựng của người mẹ. Trong thời điểm này, việc bà bầu bị tụt huyết áp là điều rất bình thường. Bài viết dưới đây sẽ bổ sung kiến thức về tình trạng bà bầu huyết áp thấp.
Điều trị nấm miệng ở trẻ em
Điều trị nấm miệng ở trẻ em

439 Lượt xem

Nấm miệng ở trẻ em thường xảy ra trong độ tuổi sơ sinh cho đến 1 tuổi và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân thường là do hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Vậy ở những lứa tuổi rất khó chăm sóc sức khỏe răng miệng như thế này cần điều trị nấm khoang miệng như thế nào?
Cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em người lớn cần biết
Cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em người lớn cần biết

1180 Lượt xem

Với căn bệnh này, việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời cho trẻ là rất cần thiết.
TUẦN THAI THỨ 12: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO MỘT CHU KỲ MỚI CỦA THAI KỲ
TUẦN THAI THỨ 12: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO MỘT CHU KỲ MỚI CỦA THAI KỲ

369 Lượt xem

Là tuần cuối cùng trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên, đây là cột mốc vô cùng quan trọng bởi tuần thai này, mẹ cần phải đo độ mờ da gáy để chắc rằng bé có bị mắc hội chứng Down hay không, đồng thời mẹ cũng cần xét nghiệm máu để biết rõ sức khỏe của cả hai mẹ con thế nào.
Bà bầu ăn rau mồng tơi được không
Bà bầu ăn rau mồng tơi được không

573 Lượt xem

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không là 1 câu hỏi phổ biến. Đây là loại rau thường hiện diện trong bữa cơm gia đình, nhưng phụ nữ mang thai luôn thận trọng khi ăn uống, nên vẫn cần được trả lời cho rõ.

”Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc
”Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

477 Lượt xem

Trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc, làm phiền giấc ngủ của cả nhà là những điều hết sức bình thường khi còn nhỏ. Nếu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì mẹ không cần lo lắng về hiện tượng này. Tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc có thể nhìn theo hướng tích cực như sau: Mặc dù trẻ mới sinh gần như ngủ suốt ngày đêm nhưng thường thức giấc sau 2 giờ để bú vì đói. Khóc được xem như một báo hiệu về sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên làm quen với cuộc sống thực tế. Sau khi sinh bé có xu hướng khóc nhiều vào 2-3 tuần đầu tiên và đạt “mốc” ở tuần thứ 6-8. Thời gian sau đó bé giảm quấy khóc, khoảng tháng thứ 4. Trẻ sơ sinh sẽ hay khóc đêm vì đây là khoảng thời gian giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài.
Bảo vệ bé và bạn khi có hỏa hoạn.
Bảo vệ bé và bạn khi có hỏa hoạn.

1619 Lượt xem

Thời tiết nắng nóng luôn kéo theo nhiều mối nguy hại cho gia đình chúng ta, các bậc cha mẹ hãy dành thời gian chăm sóc và bảo vệ gia đình chính mình nhé.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng