TUẦN THAI THỨ 19: SỰ PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC CỦA HỆ TIÊU HÓA
Sự phát triển của bé yêu trong tuần thứ 19
Là tuần thai đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hệ tiêu hóa, lúc này chu trình nuốt nước ối, tiêu hóa và thải ra nước tiểu vẫn diễn ra đều đặn. Chất thải (còn được gọi là phân su) sẽ hình thành trong ruột của bé và sẽ được thải ra sau khi bé ra đời khoảng 1,2 ngày.Tuy nhiên,cũng có bé thải ra ngay khi còn trong bụng mẹ hoặc ngay khi chào đời.
Trong tuần này, não bộ và các cơ quan của bé đã có sự phối hợp với nhau vì thế bé có thể điều khiển một số cử động, hoạt động của cơ thể. Bé thậm chí còn biết tìm tư thế dễ chịu hơn nếu mẹ nằm ở tư thế mà bé không thoải mái.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai thứ 19
Ở thời điểm tuần thai thứ 19, mẹ đã tăng cân kha khá, trung bình khoảng 4,5kg. Trong thời gian tiếp theo, mỗi tuần mẹ sẽ tăng khoảng nửa ký. Lúc này, phần da ở cánh tay, chân có thể xuất hiện những đốt nhỏ, da có vẻ xanh xao do mức estrogen trong cơ thể tăng cao. Triệu chứng đau dây chằng cũng trở nên thường xuyên hơn khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Cảm giác nóng bức, khó chịu khiến mẹ khó ngủ ngon hơn. Do đó, hãy mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, uống sữa ấm, chèn thêm gối để tạo tư thế và cảm giác dễ chịu nhất khi ngủ nhé!
Đến giai đoạn này, bộ ngực của bạn có thể đã tạm dừng thay đổi và bạn cũng đã làm quen với dáng vẻ mới của ngực mình. Càng về sau, các núm vú sẽ to hơn và quầng vú có màu thẫm hơn.
Mẹ cũng cần cung cấp đủ lượng sắt, các khoáng chất cơ bản để đáp ứng lượng máu tăng thêm và giúp quá trình phát triển của bé được diễn ra suôn sẻ. Đây cũng là hai chất cực kỳ quan trọng để tạo ra hemoglobin – một thành phần trong hồng cầu giúp chuyển oxy đến tế bào. Ngoài việc uống bổ sung viên sắt, trong khẩu phần ăn của mẹ nên tăng cường các loại thịt đỏ, thịt da cầm, các loại cây họ đậu, ngũ cốc, nho khô…
Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 19
- Dù có thể vẫn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, nhưng mẹ hãy nhớ rằng đây được xem là thời kỳ thoải mái nhất với mẹ bầu, khi mà các triệu chứng khó chịu thời kỳ đầu mang thai đã qua, và thai nhi vẫn chưa quá lớn. Mẹ hãy cố gắng tận hưởng khoảng thời gian tuyệt vời này bằng nhiều cách thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, tập yoga, hẹn hò gặp gỡ bạn bè, đi spa dành cho bà bầu và tất nhiên là cả đi du lịch.
- Để chuẩn bị tốt nhất cho việc vượt cạn, mẹ nên đăng ký một lớp học tiền thai sản, nhất là các mẹ mang thai lần đầu tiên. Hãy rủ cả bố cùng tham gia để bố có thể hiệu được những khó khăn, vất vả, đau đớn mà mẹ phải chịu đựng trong 9 tháng 10 ngày và lúc sinh nở.
- Hãy kiểm tra xem chiếc nhẫn cưới trên tay của mẹ! Hãy tháo nó ra kịp thời trước khi nó trở nên quá chật.
Tin tức liên quan
24/06/2020 | 1215 Lượt xem
21/02/2019 | 1672 Lượt xem
28/03/2023 | 518 Lượt xem
3 tháng đầu là giai đoạn rất nhạy cảm của thai nhi. Ở giai đoạn này, thai nhi mới bắt đầu hình thành, và cân nặng thai nhi 3 tháng đầu có liên quan mật thiết với sức khỏe và sự phát triển của bé.
28/03/2023 | 428 Lượt xem
Đối với các chị em phụ nữ hiện đại, việc gìn giữ sắc đẹp đang ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai kỳ, không phải hoạt chất dưỡng da nào cũng có thể sử dụng một cách an toàn. Vậy phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da hay không?
10/11/2022 | 419 Lượt xem
16/11/2022 | 452 Lượt xem
28/03/2023 | 3428 Lượt xem
Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? Bà bầu ăn dưa bở được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Dưa bở rất an toàn cho phụ nữ mang thai. Loại hoa quả này rất ít calo, nhiều dưỡng chất và chất xơ, biến nó trở thành loại snack hảo hạng cho mẹ bầu.
17/11/2022 | 383 Lượt xem
03/12/2022 | 378 Lượt xem
08/08/2017 | 1594 Lượt xem
11/01/2019 | 2714 Lượt xem
24/03/2021 | 1229 Lượt xem
02/07/2020 | 1604 Lượt xem
18/11/2022 | 353 Lượt xem
16/11/2022 | 373 Lượt xem
03/05/2020 | 1033 Lượt xem
24/03/2023 | 289 Lượt xem
Nhiều bà mẹ khi mang thai thường ăn nhiều trứng ngỗng, bồi bổ hơn nhu cầu của cơ thể với hy vọng sẽ cải thiện trí thông minh cho con. Liệu hành động này có tốt cho thai nhi?
17/11/2022 | 4597 Lượt xem
26/11/2022 | 0 Lượt xem
10/11/2022 | 478 Lượt xem
Xem thêm