Phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da?

Đối với các chị em phụ nữ hiện đại, việc gìn giữ sắc đẹp đang ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai kỳ, không phải hoạt chất dưỡng da nào cũng có thể sử dụng một cách an toàn. Vậy phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da hay không?

1. Phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da không?

Mang thai là quá trình khiến cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều, do sự xáo trộn của các hormone bên trong cơ thể. Điều này gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến nhan sắc của bà bầu. Ngày nay, đã có rất nhiều bà bầu tìm đến các loại mỹ phẩm hoặc kem dưỡng da lành tính với mong muốn cải thiện khí sắc và bảo dưỡng làn da trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, cũng có không ít bà bầu lo ngại về việc phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da hay không.

Có thể thấy, việc sử dụng mỹ phẩm và các loại kem dưỡng da là một điều cần thiết đối với phụ nữ. Đặc biệt là giai đoạn mang thai với nhiều thay đổi, khiến làn da cũng trở nên “khó chiều” hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, không phải sản phẩm kem dưỡng da nào cũng an toàn cho bà bầu. Thai phụ cần hết sức lưu ý về thành phần trong kem dưỡng da để có thể vừa đảm bảo an toàn, vừa giữ được nhan sắc vốn có của mình.

phu-nu-mang-thai-co-duoc-dung-kem-duong-da-1

Thai phụ cần lưu ý về thành phần trong kem dưỡng da

2. Lưu ý gì khi lựa chọn kem dưỡng da cho bà bầu?

Khi mang thai, bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng các loại kem dưỡng da lành tính để duy trì một làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì các bà bầu nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm trang điểm, trong giai đoạn này, phôi thai chỉ mới hình thành, rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Nếu bà bầu sử dụng phải các loại mỹ phẩm không an toàn thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Bà bầu nên tránh các sản phẩm đặc trị mụn, sơn móng tay hoặc thuốc uốn nhuộm tóc vì chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Mặt khác, bà bầu cũng nên hạn chế trang điểm đậm, nhất là đối với da và môi.

Để lựa chọn được một loại kem dưỡng da vừa phù hợp với làn da của bà bầu, vừa không chứa các thành phần có hại cho thai kỳ là điều không dễ dàng. Vì vậy, các bà bầu nên tham khảo kỹ lưỡng các review kem dưỡng da cho bà bầu trước khi sử dụng.

Các thành phần không nên xuất hiện trong các loại kem dưỡng da cho bà bầu bao gồm:

  • Benzoyl peroxide (thành phần có trong các sản phẩm trị mụn): Đây là thành phần được khuyến cáo không nên sử dụng trong thai kỳ vì có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé trong bụng;
  • Hương liệu, chất tạo mùi thơm: Đây là thành phần thường xuyên có mặt trong các loại mỹ phẩm và không hề tốt cho thai kỳ. Vì thế ngay cả việc sử dụng sữa tắm có quá nhiều hương thơm cũng cần hết sức cẩn trọng;
  • Retinoids: Dẫn xuất vitamin A rất dễ dẫn đến sự biến dạng thai nhi khi sử dụng quá nhiều trong thai kỳ;
  • Hydroquinone: Hoạt chất này có khả năng thấm vào da rất cao, lên đến 45%, vì vậy dù chưa rõ ràng về các tác hại nhưng các chuyên gia vẫn khuyên bà bầu không nên dùng các loại kem dưỡng chứa thành phần này;
  • Axit salicylic (BHA): Được biết đến với khả năng trị mụn trứng cátẩy tế bào chết và làm sạch lỗ chất lông. Phần lớn các sản phẩm kem dưỡng trắng da đều có chứa hoạt chất này, đặc biệt, axit salicylic dạng uống có khả năng gây dị tật bẩm sinh. Vì vậy các bà bầu chỉ nên sử dụng axit salicylic với một lượng nhỏ ở dạng bôi hoặc tốt nhất nên tránh thành phần này trong thai kỳ. Bà bầu hoàn toàn có thể thay thế bằng những sản phẩm dịu nhẹ hơn (AHA) như: Axit glycolic, axit lactic, axit mandelic...
  • Kem chống nắng chứa thành phần như: Avobenzone, oxybenzone, homosalate, methyl anthranilate...Đây là các tác nhân gây rối loạn nội tiết tố, dễ dẫn đến các vấn đề thần kinh, chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và béo phì ở trẻ sau sinh.
  • Paraben: Được sử dụng nhiều trong các loại mỹ phẩm để bảo quản và kéo dài thời gian sử dụng. Tuy nhiên, đây là chất rất dễ gây kích ứng da, gây nên bệnh ung thư (chưa có nghiên cứu rõ ràng nhưng Paraben lại được tìm thấy trong các tế bào ung thư khi tiến hành xét nghiệm). Bà bầu tiếp xúc với một trong các loại paraben phổ biến có tên là BPA sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và cân nặng của thai nhi, thậm chí là sảy thai.
  • Aluminum chloride hexahydrate (muối nhôm) thường có trong các loại lăn khử mùi, phụ nữ mang thai cần lưu ý không nên dùng bất kỳ sản phẩm nào có chứa muối nhôm.
  • Tinh dầu: Không phải loại tinh dầu nào cũng tốt cho bà bầu chẳng hạn như tinh dầu hoa nhài sẽ làm co thắt tử cung, tinh dầu cây xô thơm và tinh dầu hương thảo gây chảy máu và tăng huyết áp`.
phu-nu-mang-thai-co-duoc-dung-kem-duong-da-2

Thai phụ không sử dụng kem dưỡng da có Aluminum chloride hexahydrate

Ngoài việc không chứa các chất kể trên, các sản phẩm chăm sóc da được xem là an toàn nhất cũng có thể gây ra một vài phản ứng nhẹ có thể gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Do vậy, bà bầu nên chọn các sản phẩm kem dưỡng có nguồn gốc tự nhiên đã được chứng nhận chất lượng, có gắn nhãn “an toàn cho phụ nữ có thai” để chăm sóc da một cách nhẹ nhàng nhất trong thai kỳ.

3. Cách chăm sóc da trong suốt thai kỳ

Khi mang thai, bà bầu vẫn có thể thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc da 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối như sau:

Buổi sáng:

  • Rửa mặt: Làm sạch dịu nhẹ;
  • Toner (nước hoa hồng): Cân bằng độ pH của da và tạo độ ẩm cho da sau khi rửa mặt;
  • Serum: Cung cấp dưỡng chất cần thiết;
  • Kem dưỡng da: Khóa ẩm;
  • Kem chống nắng vật lý.

Buổi tối:

  • Tẩy trang;
  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt;
  • Toner (nước hoa hồng);
  • Serum;
  • Kem dưỡng da.

Bà bầu cần tránh tắm nước quá nóng vì có thể gây khô da. Nếu được thì nên mát-xa bằng dầu dừa ở những vùng da khô, ngủ đủ giấc và tránh thức quá khuya để có được một làn da khỏe mạnh nhất.


Tin tức liên quan

TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH
TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH

393 Lượt xem

Vào tuần thứ 10, cơ thể của bé đã phát triển gần như đầy đủ. Từ tuần thai này, bé chính thức trở thành thai nhi.
Đặc điểm phân của trẻ ăn sữa công thức
Đặc điểm phân của trẻ ăn sữa công thức

494 Lượt xem

Phân của trẻ ăn sữa công thức sẽ có những điểm khác biệt so với phân của trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Theo dõi phân của trẻ thường xuyên sẽ giúp cha mẹ nắm được sức khỏe tổng quan của trẻ một cách tốt nhất.
Điều trị nấm miệng ở trẻ em
Điều trị nấm miệng ở trẻ em

514 Lượt xem

Nấm miệng ở trẻ em thường xảy ra trong độ tuổi sơ sinh cho đến 1 tuổi và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân thường là do hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Vậy ở những lứa tuổi rất khó chăm sóc sức khỏe răng miệng như thế này cần điều trị nấm khoang miệng như thế nào?
Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh
Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

462 Lượt xem

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Bởi đây là nền tảng cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là việc mà các thai phụ cần làm để duy trì sức khỏe cho chính mình. Những thực phẩm bà bầu nên ăn trong thai kỳ được bất mí trong bài viết này sẽ giúp ích cho sự phát triển của mẹ và thai nhi. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho các bà mẹ đang mang thai và chuẩn bị mang thai.
Bi hài chuyện các mẹ để “quên não“ trong phòng sinh
Bi hài chuyện các mẹ để “quên não“ trong phòng sinh

0 Lượt xem

Cùng với niềm hạnh phúc chào đón một “thiên thần“ đáng yêu trong gia đình, các mẹ sau sinh cũng phải đau đầu với những tình huống “dở khóc dở cười“ do trí nhớ giảm sút. Đón thêm một thành viên mới trong gia đình chắc chắn là niềm hạnh phúc lớn lao đối với bất kỳ bà mẹ nào. Vậy nhưng sau khi sinh, mẹ cũng gặp phải không ít rắc rối vì trí nhớ giảm sút nghiêm trọng. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 80% các bà mẹ mới sinh phàn nàn rằng trí não họ không được minh mẫn như trước kể từ khi mang thai. Thậm chí những mẹ có trình độ học vấn cao thì cảm giác này lại càng rõ ràng hơn.
Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?
Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?

1772 Lượt xem

Viêm da, chàm sữa, viêm phế quản, viêm mũi, dị ứng thức ăn là những bệnh thường gạp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Làm sao để nhận biết và cách phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết chuyển giao mùa.
Các dấu hiệu băng huyết sau sinh
Các dấu hiệu băng huyết sau sinh

451 Lượt xem

Băng huyết sau sinh (tên tiếng Anh là postpartum hemorrhage) được xác định là tình trạng mất máu tích lũy 1.000 ml hoặc mất máu do các dấu hiệu giảm thể tích máu trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho sản phụ trên thế giới.
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ

469 Lượt xem

Ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Trong tuần tiếp theo, ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Tuy nhiên duy nhất chỉ có 1 nang nổi cộm nhất trên bề mặt buồng trứng gọi là nang De Graaf mới có khả năng rụng trứng và thụ thai được. Thông thường đối với các mẹ có chu kỳ kinh đều, sự rụng trứng sẽ xảy ra vào giữa chu kỳ, tương đương ngày thứ 14 (hoặc 2 tuần từ khi có kinh).
TUẦN THAI THỨ 19: SỰ PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC CỦA HỆ TIÊU HÓA
TUẦN THAI THỨ 19: SỰ PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC CỦA HỆ TIÊU HÓA

500 Lượt xem

Vậy là mẹ đã đi được nửa chặng đường của thai kỳ. Lúc này bé đã nặng chừng 300gr, chiều dài của bé tính từ đầu đến mông khoảng 16,5 cm. Hệ tiêu hóa của bé đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ.
Trẻ Sơ Sinh
Trẻ Sơ Sinh

1781 Lượt xem

Mặc quần áo như thế nào cho con đi ngủ để bé đủ ấm vào mùa đông và không bị nóng vào mùa hè là điều khiến không ít cha mẹ đau đầu.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cha mẹ lưu lại nhé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cha mẹ lưu lại nhé

1292 Lượt xem

Kỹ năng, kiến thức về cách chăm sóc trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng dành cho cha mẹ để chăm con khôn lớn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ cần phải biết những kỹ năng dưới đây để chăm trẻ một cách tốt nhất.
Làm gì khi mắt bé bị đổ ghèn xanh?
Làm gì khi mắt bé bị đổ ghèn xanh?

487 Lượt xem

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn chỉnh, do đó đây là đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó phổ biến là mắt bé bị đổ ghèn liên tục. Khi em bé bị đổ ghèn mắt hoặc mắt đỏ, sưng, chảy nước mắt, các bậc cha mẹ đừng chủ quan mà hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn mắt.
Tử cung lạnh và nguy cơ hiếm muộn
Tử cung lạnh và nguy cơ hiếm muộn

512 Lượt xem

Tử cung lạnh là tình trạng phổ biến hiện này và có khả năng dẫn đến hiếm muộn ở nữ giới. Lạnh tử cung có nhiều nguyên nhân khác nhau, với những tác hại đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ thì cần biết được cách trị tử cung lạnh ngay khi phát hiện.
Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi

1215 Lượt xem

Thường thì quá trình mang thai của người phụ nữ sẽ kéo dài trong khoảng 40 tuần (280 ngày) được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. 280 ngày được chia làm 3 tam cá nguyệt, mỗi tam cá nguyệt kéo dài 12 - 13 tuần (khoảng 3 tháng).
Có nên ăn măng khi mang thai?
Có nên ăn măng khi mang thai?

374 Lượt xem

Nhiều mẹ bầu lo lắng và tránh ăn măng khi mang thai vì sợ ăn măng mất máu, ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy sự thật thì bà bầu có nên ăn măng không?

Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

473 Lượt xem

Cũng trong tam cá nguyệt thứ nhất này, thai nhi cũng đối mặt với nguy cơ tổn thương cao hoặc bị dị tật nếu như mẹ bầu ăn uống không kiêng khem, lạm dụng các chất kích thích. Vậy mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4

1346 Lượt xem

Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ

1277 Lượt xem

Mộng du là hiện tượng trẻ rời khỏi giường và đi lang thang trong khi ngủ như thể là trẻ đang thức. Mộng du không phải là biểu hiện bất thường trong phát triển thể chất hay tâm sinh lý, không gây hại cho trẻ nếu việc đi lại của trẻ khi ngủ được đảm bảo an toàn. Hiện tượng này sẽ hết khi các em lớn lên. Mộng du thường gặp ở trẻ từ 4-12 tuổi, cả trẻ trai và gái. Mộng du thường xảy ra trong vài tiếng đầu của buổi đêm. Ở trẻ mộng du, trí não thì ngủ, trong khi cơ thể lại thức.
Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?
Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?

714 Lượt xem

Bà bầu có được uống trà sữa không? Trà sữa là thức uống có thể tìm thấy ở bất cứ đâu với rất nhiều cách pha và tỷ lệ khác nhau. Trà sữa gây nghiện là nhờ vị thơm trà của kết hợp vị béo của sữa cùng hàng chục loại topping khác nhau.

Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt sau sinh
Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt sau sinh

631 Lượt xem

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh con có ít nhiều thay đổi, trong đó sản dịch và kinh nguyệt sau sinh vẫn luôn là đề tài được nhiều chị em đặc biệt chú ý. Sản dịch sau sinh và thời gian có kinh trở lại có thể khác nhau tùy theo từng sản phụ và phương pháp sinh nở của người mẹ.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng