Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Phòng ngừa thế nào?

Cha mẹ có biết, hăm da là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? Và phần lớn trường hợp bé bị hăm da là do hăm tã, kể cả khi cha mẹ đã cho các con mặc các loại tã siêu thấm hút. Vậy trẻ bị hăm da, hăm ở vùng kín, hay cụ thể là bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Cha mẹ đọc để hiểu; và ngăn ngừa tái phát cho con nhé.

1. Dấu hiệu nhận biết bé gái đang bị hăm ở vùng kín

Bé gái bị hăm ở vùng kín, hăm da hay còn gọi là hăm tã. Da ở vùng kín của bé trai và cả bé gái thường rất nhạy cảm, đặc biệt vùng da này còn thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn từ phân; và nước tiểu của bé khi phải đóng bỉm suốt cả ngày.

Tình trạng trẻ bị hăm ở vùng kín thường xoay quanh các dấu hiệu sau:

  • Vùng kín của con có dấu hiệu ửng đỏ, nổi mẩn và ngứa rát.
  • Trường hợp khác, vùng kín của con bị ửng đỏ có mụn li ti, có thể nóng và sưng đỏ.
  • Với bé nhỏ, bé cưng sẽ thường xuyên cọ quậy, quấy khóc và bấu víu vào quần áo.
  • Với các bé lớn hơn, các con sẽ dùng tay gãi xung quanh vùng kín ở các chỗ bị ngứa.

Cha mẹ sẽ rất dễ để phát hiện những dấu hiệu khi trẻ bị hăm ở vùng kín khi thay bỉm; hoặc thay quần áo cho con.

2. Bé gái bị hăm vùng kín có nguy hiểm không?

Trẻ bị hăm ở vùng kín có nguy hiểm không? Câu trả lời là tùy vào mức độ của tình trạng, thời gian bé đã bị là bao lâu; hoặc có áp dụng biện pháp nào trước đó chưa.

Tuy nhiên, trẻ bị hăm ở vùng kín cũng sẽ có thể kéo theo một vài vấn đề khác; cụ thể như:

  • Trẻ cảm thấy khó chịu, dễ giật mình khi ngủ; và dễ cáu gắt.
  • Tình trạng kéo dài sẽ gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt là ở các bé gái.
  • Hoặc có thể khiến bé gái bị hăm vùng kín do nấm Candida, hoặc thậm chí là gây viêm âm đạo về sau nếu không phát hiện và điều trị sớm.
Khi nào cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ?
Nếu tình trạng bé gái bị hăm vùng kín, vùng háng bẹn của con không bớt sau 3 ngày, hoặc kéo theo những vấn đề khác như sốt, viêm da, hoặc thấy con quấy khóc nhiều hơn, cha mẹ hãy cho con đi khám bác sĩ ngay.

3. Cách trị hăm vùng kín dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏKhi cha mẹ phát hiện bé gái bị hăm ở vùng kín, cha mẹ hãy bình tĩnh và giúp con bằng các cách dưới đây nhé:

3.1 Vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bé

Cha mẹ chuẩn bị khăn mềm, hoặc khăn sữa chuyên dùng cho trẻ sơ sinh. Ngâm khăn vào nước ấm, và vệ sinh vùng kín cho con. Cha mẹ lưu ý là nên lau nhẹ nhàng từ trước ra sau; tránh làm ngược lại vì sẽ làm cho vi khuẩn đi ngược từ hậu môn lên, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trở lại. Cha mẹ hãy vệ sinh vùng kín cho con thường xuyên; và sau khi con đi ị.

LƯU Ý: Cha mẹ nhớ là không nên vệ sinh sâu bên trong; mà chỉ cần vệ sinh xung quanh vùng kín là được.

3.2 Thường xuyên thay tã/ bỉm cho trẻ

Thay tã, bỉm cho bé gái bị hăm vùng kín

Thay bỉm tã thường xuyên là cách để hạn chế nước tiểu và phân từ tã thấm ngược lại vào vùng kín của bé. Trong lúc thay mới bỉm tã và vệ sinh cho những bé đang bị hăm vùng kín; cha mẹ không nên sử dụng xà phòng. Thay vào đó, cha mẹ chỉ cần nước ấm và khăn lông mềm là đủ. Vì những sản phẩm vệ sinh có thể làm kích ứng da của con.

Để tình trạng hăm vùng kín ở trẻ được nhanh khỏi, cha mẹ hãy giữ vùng kín của con được khô thoáng hoàn toàn, cũng như tránh chà xát vào da khi vệ sinh và thay mới tã.

 

3.3 Cho con “thả rông” vài giờ mỗi ngày

Theo các chuyên gia của Tổ chức chăm sóc sức khỏe trẻ em KidsHealth, khuyến khích cha mẹ không cần mặc tã cho con vài giờ mỗi ngày, hoặc bất cứ lúc nào có thể. Cha mẹ trải một tấm khăn lớn xuống sàn và cho con nằm lên đó là được.

 

3.4 Thử các phương pháp dân gian để trị hăm vùng kín cho trẻ

Theo quan niệm dân gian, khi trẻ bị hăm vùng kín, hoặc bé gái bị hăm vùng kín, cha mẹ có thể sử dụng lá trầu không; búp ổi; cây mã đề; hay nước nấu từ lá chè xanh để vệ sinh vùng kín.

Mặc dù chưa được y khoa xác thực là hiệu quả hay không; nhưng cha mẹ có thể thử áp dụng để trị cho con. Tuy nhiên, cha mẹ cần chọn nguyên liệu mới, rửa thật sạch trước khi dùng để nấu nước vệ sinh vùng kín cho con.

 

3.5 Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da

Bên cạnh những cách nêu trên, cha mẹ có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ Nhi khoa về các loại kem bôi ngoài da hỗ trợ điều trị trẻ bị hăm vùng háng bẹn, hăm tã,..

 

4. Một số lưu ý để phòng ngừa các bé gái bị hăm vùng kín

Mặc dù hăm da, hăm tã thường không quá nghiêm trọng và có thể sẽ khỏi sau 2 đến 3 ngày chăm sóc tại nhà. Đồng thời để tránh tình trạng này tái diễn, cha mẹ ghi nhớ các điều sau đây nhé:

Cách phòng ngừa tình trạng hăm tã ở trẻ
  • NÊN vệ sinh và giữ cho vùng kín của con luôn khô thoáng.
  • KHÔNG mặc tã/ bỉm cho con quá chặt, luôn thay mới kịp thời.
  • KHÔNG lạm dụng phấn rôm hoặc bột ngô khi thấy trẻ bị hăm tã.
  • KHÔNG dùng khăn giấy ướt để vệ sinh vùng kín của con; nhất là các loại có mùi thơm.

Thật ra, tình trạng bé gái bị hăm vùng kín là rất phổ biến và cũng không đến nỗi nghiêm trọng. Cha mẹ bình tĩnh và chăm sóc cho con là được nhé.Trên đây là tất cả thông tin mà cha mẹ cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc các bé gái bị hăm ở vùng kín. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp cha mẹ bình tĩnh xử lý trong trường hợp phát hiện con trẻ bị hăm vùng kín nhé! 

 

 


Tin tức liên quan

TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH
TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH

177 Lượt xem

Vào tuần thứ 10, cơ thể của bé đã phát triển gần như đầy đủ. Từ tuần thai này, bé chính thức trở thành thai nhi.
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần

311 Lượt xem

Mang thai 40 tuần, hay 38 tuần sau thụ thai đều thuộc tháng thứ 9 của thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần đã hoàn chỉnh và sẽ không có nhiều thay đổi so với một tuần trước, ngoài trừ phần tóc và móng tay vẫn tiếp tục dài ra.
11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản, lại hiệu quả
11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản, lại hiệu quả

1167 Lượt xem

Sốt là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt vào mùa nắng nóng. Khi bé có những cơn sốt dưới 39°C, mẹ có thể thử một vài mẹo hạ sốt cho trẻ để hạ thân nhiệt và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Không ít bà mẹ khi thấy con bị sốt thường vội vã mua kháng sinh cho bé dùng ngay. Việc dùng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân hoặc không thông qua thăm khám là hết sức tai hại. Theo đó, thuốc có thể để lại nhiều tác dụng không mong muốn hay tệ hơn là dẫn đến tình trạng nhờn thuốc khiến trẻ gặp khó khăn trong điều trị ở những lần mắc bệnh sau. Chính vì thế, khi con không sốt quá cao, để đảm bảo an toàn mẹ có thể thử áp dụng các mẹo hạ sốt cho trẻ dưới đây để tránh những ảnh hưởng bất lợi từ việc dùng thuốc.
TUẦN THAI THỨ 7: BÉ THÍCH NGHI DẦN VỚI CUỘC SỐNG BÊN TRONG BỤNG MẸ
TUẦN THAI THỨ 7: BÉ THÍCH NGHI DẦN VỚI CUỘC SỐNG BÊN TRONG BỤNG MẸ

252 Lượt xem

Ở tuần thai này, kích thước của thai nhi là khoảng 1,3cm – lớn bằng một quả oliu xanh cỡ trung bình. Lúc này, bé đang thay đổi liên tục để có thể thích nghi với cuộc sống bên trong tử cung.
Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ nào cũng mong đợi
Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ nào cũng mong đợi

206 Lượt xem

Những bước đi đầu tiên của bé chắc chắn là cột mốc quan trọng mà cha mẹ nào cũng mong đợi. Thông thường, độ tuổi trẻ bắt đầu biết đi thường là 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, sẽ có những bé biết đi sớm hơn hoặc muộn hơn con số này, và điều này là hoàn toàn bình thường. Khi thấy bé cưng có những dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ cần tăng cường sự quan sát đến trẻ. Vì đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tò mò về mọi thứ xung quanh. Để mắt đến trẻ nhiều hơn sẽ hạn chế được những rủi ro ngoài ý muốn. Và để không bỏ lỡ cột mốc đáng yêu này của bé cưng, cha mẹ hãy quan sát và lưu ý những dấu hiệu trẻ sắp biết đi từ bây giờ nhé!
Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ hay không?
Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ hay không?

324 Lượt xem

Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ là câu hỏi được nhiều bố mẹ thắc mắc. Bởi trẻ đã quen thuộc với tình trạng nằm gọn trong tử cung của mẹ nên khi ra ngoài sẽ khiến trẻ mất đi cảm giác an toàn. Nếu được quấn lại sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và được xoa dịu nhiều hơn. Bên cạnh những tác động tích cực, mẹ cần lưu ý các tác hại của việc quấn trẻ sơ sinh không đúng cách. Cùng Chilux tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ

224 Lượt xem

Tuần thai thứ 11 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của bé về mặt phản xạ so với các tuần thai trước. Về phần mẹ, đây là giai đoạn mẹ gặp khó khăn bởi chứng ợ nóng và táo bón. Hãy xem cụ thể, bé đã phát triển như thế nào và mẹ cần làm gì để cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh hơn nhé!
Cách dưỡng thai 3 tháng đầu - Mẹ bầu không thể chủ quan
Cách dưỡng thai 3 tháng đầu - Mẹ bầu không thể chủ quan

152 Lượt xem

3 tháng đầu là giai đoạn nhảy cảm trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng trang bị đầy đủ cho mình cách dưỡng thai 3 tháng đầu. Mẹ theo dõi ngay! 3 tháng đầu là lúc bé bắt đầu thích ứng với môi trường trong bụng mẹ. Do đó, sẽ là một sai lầm nếu mẹ không ưu tiên tìm hiểu về cách dưỡng thai 3 tháng đầu. Cùng MarryBaby tìm hiểu bài viết dưới đây mẹ nhé.  
Cách Cho Con Bú Chuẩn Xác
Cách Cho Con Bú Chuẩn Xác

224 Lượt xem

Cho con bú là một trải nghiệm tuyệt vời mà bất kỳ phụ nữ nào sau khi sinh cũng đều trải qua nhưng không phải ai cũng biết cách làm thế nào cho đúng. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có đầy đủ chất dinh dưỡng từ đạm, chất béo và khoáng chất, đặc biệt dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn sữa bò, không có các thành phần protein lạ nên sẽ không gây dị ứng cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách cho con bú chuẩn xác giúp cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc thiên thần nhỏ của mình.
5 môn thể thao tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
5 môn thể thao tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

213 Lượt xem

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, mẹ bầu cần thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và thường xuyên tập thể dục giúp duy trì đường huyết ổn định. Dưới đây là 5 môn thể thao tốt cho những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?
Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

391 Lượt xem

Lại thêm một chủ đề được nhiều phụ nữ sau sinh quan tâm: Sau sinh ăn sầu riêng được không? Đặc biệt với những mẹ là tín đồ yêu thích sầu riêng thì không cưỡng lại hương vị đặc biệt của loại trái cây này. Sầu riêng là một trong những loại trái cây giúp cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra L-tryptophan có trong sầu riêng được đánh giá cao trong việc giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ.
Sầu riêng kiêng ăn với gì? Những lưu ý khi ăn sầu riêng
Sầu riêng kiêng ăn với gì? Những lưu ý khi ăn sầu riêng

1261 Lượt xem

Sầu riêng là món khoái khẩu với khá nhiều người. Vị ngọt, ngậy, béo của loại quả đặc trưng này đã chinh phục được nhiều khách hàng khó tính. Tuy nhiên, không phải kết hợp ăn sầu riêng với bất kỳ đồ ăn, nước uống nào cũng được bởi nó sẽ gây ra những nguy hiểm đến tính mạng. Vậy, sầu riêng kiêng ăn với gì?
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?
Trẻ tiêu chảy: Khi nào nên đi khám?

258 Lượt xem

Bệnh tiêu chảy là bệnh đường ruột thường gặp do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Trẻ được cho là bị tiêu chảy là khi đi tiêu phân lỏng nhiều nước, 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi thấy biểu hiện bệnh của trẻ không có dấu hiệu giảm đi.
Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh
Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh

1041 Lượt xem

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng trong đó tiêu biểu là: Các bữa ăn không đầy đủ dưỡng chất, dưỡng chất không cân bằng, không đảm bảo chất lượng… Thiếu vi chất dinh dưỡng như: canxi, sắt, kẽm, vitamin, selen và khoáng chất khác dẫn đến bé dễ bị nhiễm bệnh, biếng ăn, suy dinh dưỡng,… tác động xấu đén sự phát triển của hệ cơ, xương khớp, hệ thần kinh. Bé lớn ít vận động ít, lười luyện tập thể dục thể thao nên sức đề kháng kém, yếu ớt, dẫn đến biếng ăn, kém ngủ, tăng cân chậm, chậm phát triển các tế bào xương khiến tình trạng thấp còi diễn ra nghiêm trọng hơn.
TUẦN THAI THỨ 3: MỘT THIÊN THẦN NHỎ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH TRONG BẠN
TUẦN THAI THỨ 3: MỘT THIÊN THẦN NHỎ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH TRONG BẠN

198 Lượt xem

Tuần thứ 3 mới là thời điểm mẹ chính thức mang thai khi trứng đã được thụ tinh. Nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được dấu hiệu nào của sự thụ thai đâu
Bắt cóc trẻ em - Hãy cảnh giác trước khi quá muộn...
Bắt cóc trẻ em - Hãy cảnh giác trước khi quá muộn...

1739 Lượt xem

Xung quanh chúng ta luôn có người tốt và kẻ xấu nên chúng ta hãy bảo vệ và chăm sóc người thân bên cạnh mình ngay bây giờ...
Có nên cho trẻ em uống nước dừa?
Có nên cho trẻ em uống nước dừa?

261 Lượt xem

Nước dừa là một loại thức uống tự nhiên, bổ dưỡng và ngon lành, chứa ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Các thành phần dinh dưỡng chính của nước dừa bao gồm sắt, clorua, kali, natri, phốt pho,... Vậy có nên cho trẻ em uống nước dừa không?
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non

308 Lượt xem

Dây rốn quấn cổ còn được gọi theo cách gọi dân gian là tràng hoa quấn cổ, xảy ra khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ hay trong thời gian đau bụng chuyển dạ hoặc trong quá trình sinh.
5 sai lầm nghiêm trọng trong việc nấu cháo cho bé
5 sai lầm nghiêm trọng trong việc nấu cháo cho bé

209 Lượt xem

Nấu cháo không đúng cách trong một thời gian dài có thể khiến trẻ ăn đủ bữa mà không tăng cân, hay trẻ béo phì mà cơ thể lại thiếu vitamin, thậm chí là còi xương suy dinh dưỡng.
Bà bầu uống sữa đậu nành được không
Bà bầu uống sữa đậu nành được không

233 Lượt xem

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bà bầu uống sữa đậu nành thì sao? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu về vấn đề uống sữa đậu này trong thai kỳ nhé.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng