TUẦN THAI THỨ 7: BÉ THÍCH NGHI DẦN VỚI CUỘC SỐNG BÊN TRONG BỤNG MẸ
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 7:
- Đầu tuần thai thứ 7 tức là vào ngày thứ 43, miệng của bé phân hóa thành môi; và lưỡi cũng được hình thành.
- Đến ngày 44, hàm trên và hàm dưới xuất hiện, tạo tiền đề cho lợi hình thành vào ngày thứ 45. Tuyến lệ của bé sẽ hình thành trong khóe mắt vào ngày thứ 46.
- Còn vào ngày thứ 47, tai của bé hình thành với các đặc điểm di truyền từ bố hoặc mẹ.
- Đến ngày thứ 48, những ngón tay của bé sẽ trông giống ngón tay hơn và không lâu nữa, ngón tay sẽ hoàn thiện và xuất hiện dấu vân tay.
- Ngày thứ 49, chóp mũi hình thành cùng với đó là hai lỗ khí bên trong. Trong tuần thai này, mắt của bé cũng sẽ to hơn và có cả màu mắt được thừa hưởng từ bố và mẹ.
- Lúc này, phổi và bộ máy tiêu hóa của bé cũng tiếp tục phát triển.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 7:
Bụng của mẹ vẫn chưa nhô ra cho đến tuần thứ 12. Nếu quan sát kỹ, mẹ có thể thấy những mạch máu nổi rõ lên nhất là ở vùng ngực và chân.
Việc đứng lâu sẽ khiến chân bị sưng và đau, thi thoảng còn khiến bạn bị chuột rút và đau phần bụng dưới. Khi ngồi lâu, bạn nên gác chân lên một chiếc ghế cao để cảm thấy dễ chịu hơn.
Âm đạo cũng tiết dịch nhầy nhiều hơn. Đây là điều bình thường nhưng nếu bạn thấy âm đạo chảy máu, dịch có màu vàng và mùi khó chịu, bụng đau liên tục thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Hai đầu vú cũng lớn dần và thâm lại. Có một hiện tượng mà mẹ cần lưu ý đó là quanh quầng vú có thể mọc những nốt mụn nhọt gọi là Montgomery để giúp cho hai đầu vú sẵn sàng tiết sữa. Vậy nên mẹ đừng cố gắng nặn nó đi nhé.
Do lượng hóc môn tăng lên hiện tượng lông mọc dày và rậm hơn bắt đầu xuất hiện.
Tuần thai thứ 7, bạn cũng có thể mọc rất nhiều mụn do sự thay đổi của hormone trong thời kỳ mang thai. Lúc này mẹ có thể tìm đọc thêm sách báo, tham gia diễn đàn các bà mẹ hoặc tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để học hỏi thêm cách chăm sóc bé trong thai kỳ cũng như sau khi bé sinh ra.
Về chế độ ăn uống, mẹ nên bổ sung các chất béo tốt từ cá, bơ, dầu thực vật, các loại hạt để giúp bé phát triển não bộ và hệ thần kinh, các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng. Đừng quên bổ sung thêm chất sắt vào trong khẩu phần ăn để cung cấp tế bào hồng cầu cho bé.
Đây cũng là lúc thích hợp để bố mẹ thông báo với người thân về sự có mặt của bé. Đặc biệt với bố, mẹ hãy để bố cùng đi khám thai, tìm hiểu về sự phát triển của bé, tham gia các lớp học chăm sóc mẹ bầu và trẻ sơ sinh…
Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 7:
- Mẹ nên vận động nhẹ nhàng.Nếu trước đây mẹ thường xuyên chạy bộ hay tham gia các hoạt động thể thao mạnh thì đã đến lúc mẹ nên chuyển sang bộ môn khác phù hợp hơn. Lý tưởng nhất là đăng ký một lớp yoga dành cho bà bầu. Yoga không chỉ giúp mẹ có sức khỏe tốt, tinh thần thư thái, cải thiện vóc dáng mà còn giúp giải tỏa căng thẳng, hạn chế nguy cơ sinh non.
- Mẹ có thể tham gia các diễn đàn dành cho mẹ bầu hoặc làm cha mẹ để học hỏi kinh nghiệm bầu bí và chăm sóc con sau này. Tuy nhiên, mẹ cần giữ vững tâm lý, học hỏi những điều hay, tránh bị xao động và ảnh hưởng bởi những nguồn tin không chính xác.
Tin tức liên quan
19/06/2020 | 1098 Lượt xem
06/09/2019 | 1273 Lượt xem
18/11/2022 | 480 Lượt xem
14/11/2022 | 448 Lượt xem
29/03/2023 | 452 Lượt xem
Thịt ếch có chứa một lượng protein dồi dào, giàu vitamin B, photpho và canxi. Tuy nhiên, ếch chỉ sống chủ yếu trong môi trường ẩm ướt như ruộng đồng, ao hồ có nhiều loại ký sinh trùng, nếu bà bầu ăn phải có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu ăn ếch có an toàn không?
10/11/2022 | 1251 Lượt xem
19/11/2022 | 392 Lượt xem
15/12/2022 | 369 Lượt xem
25/03/2023 | 387 Lượt xem
Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bà bầu uống sữa đậu nành thì sao? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu về vấn đề uống sữa đậu này trong thai kỳ nhé.
15/12/2022 | 333 Lượt xem
25/03/2023 | 295 Lượt xem
Nhiều mẹ bầu lo lắng và tránh ăn măng khi mang thai vì sợ ăn măng mất máu, ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy sự thật thì bà bầu có nên ăn măng không?
28/03/2023 | 513 Lượt xem
3 tháng đầu là giai đoạn rất nhạy cảm của thai nhi. Ở giai đoạn này, thai nhi mới bắt đầu hình thành, và cân nặng thai nhi 3 tháng đầu có liên quan mật thiết với sức khỏe và sự phát triển của bé.
08/10/2020 | 1360 Lượt xem
26/11/2022 | 483 Lượt xem
12/11/2022 | 369 Lượt xem
24/03/2023 | 327 Lượt xem
Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...
19/06/2020 | 1179 Lượt xem
10/11/2022 | 463 Lượt xem
29/03/2023 | 664 Lượt xem
Ăn các loại hạt dinh dưỡng trong khi mang thai không chỉ an toàn, mà còn đem lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Đây là một cách tuyệt vời để cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi cũng như bảo đảm cho sức khỏe của người mẹ.
25/03/2023 | 387 Lượt xem
Nếu thắc mắc bà bầu ăn dưa chuột được không, bà bầu ăn dưa chuột có tốt không hay bà bầu có nên ăn dưa chuột thì bạn hãy đọc ngay bài viết này nhé!
Bà bầu ăn dưa chuột làm sao để vừa khai vị, bổ sung dinh dưỡng mà không gây tác dụng phụ đến sức khỏe mẹ và bé?
Xem thêm