TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH

Vào tuần thứ 10, cơ thể của bé đã phát triển gần như đầy đủ. Từ tuần thai này, bé chính thức trở thành thai nhi.

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 10:

Tuần thai này, kích thước của bé đã gấp đôi 3 tuần trước, dài khoảng 4cm, gần bằng một quả quýt. Tủy sống cũng bắt đầu sinh ra bạch cầu để bé khỏe mạnh và tăng trưởng tốt hơn. Ruột của bé cũng bắt đầu thực hiện những hoạt động co giãn đẻ giúp bé tiêu hóa tốt hơn sau khi sinh. Lông mi phủ đầy mắt để để bảo vệ đôi mắt của bé. Nếu là bé trai, tinh hoàn sẽ bắt đầu tiết hormone testosterone.

 

 

Những nụ răng cũng hình thành, ngón tay, ngón chân bắt đầu dài ra và có sự phân hóa rõ ràng hơn. Tay đã có thể xòe ra, nắm lại như nắm đấm, cơ thể cũng có sự co duỗi nhẹ nhàng trong túi ối. Đặc biệt, tuần thai này, bé thậm chí còn biết mút tay nữa đấy, thật đáng yêu phải không?

Có một điều kỳ diệu xảy ra nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được, đó là bé đã không ngừng vận động xoay người, vặn, đá, trườn. Nếu mang thai lần đầu, mẹ phải đợi thêm một thời giàn khá lâu nữa mới cảm nhận được sự vận động của con.

 

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai thứ 10:

Với những mẹ bị ốm nghén, thời gian này sẽ thấy khỏe hơn, giảm chứng buồn nôn. Nhưng hiện tượng táo bón và ợ hơi cũng trở nên thường xuyên hơn do sự thay đổi hormone. Cũng do ảnh hưởng của nội tiết tố, quanh đầu núm vú da sẽ đậm hơn và các đốm nâu xuất hiện nhiều thêm trên mặt.Lông và tóc của mẹ cũng sẽ mọc dày và sậm màu hơn. Đặc biệt, sẽ có một đường sẫm từ rốn đến vùng bụng dưới xuất hiện, đường sẫm này sẽ mờ dần sau khi mẹ sinh bé.

Về mặt tâm lý, mẹ cũng dễ bị xúc động vì những điều nhỏ nhặt nhất là khi thấy những thứ liên quan đến trẻ em, phụ nữ mang thai. Việc này là hoàn toàn bình thường và rất tự nhiên nhưng mẹ cũng nên tránh sự xúc động quá mức để không ảnh hưởng đến tâm lý của bé sau này.

Trong lúc này, nếu bác sỹ không chỉ định tránh quan hệ vợ chồng thì bố mẹ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, hãy chọn tư thế yêu thật nhẹ nhàng, phù hợp để không làm ảnh hưởng đến bé. Bởi đây là lúc mà nhu cầu gần gũi chồng của mẹ rất mạnh liệt do sự tăng trưởng

của hormone sinh dục nữ. Việc này có thể duy trì đến tháng thứ 7 của thai kỳ.

Từ lúc này, mẹ cũng dần có cảm giác ngon miệng và ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên chia nhỏ bữa ăn để cơ thể dễ hấp thụ. Đặc biệt, hãy chú ý khẩu phần ăn để bé yêu có được nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Để an tâm hơn và học hỏi thêm kinh nghiệm, mẹ có thể gặp gỡ các bà mẹ khác để tâm sự, chia sẻ những lo lắng của mình.

 

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 10:

  • Hãy giữ cho tinh thần thoải mái để có thể lướt qua được cảm giác khó chịu trong tam cá nguyệt đầu tiên. Mẹ có thể đi mua sắm, gặp gỡ bạn bè hoặc đến các spa dành cho bà bầu hoặc sử dụng dịch vụ chăm sóc mẹ bầu tại nhà để khơi dậy năng lượng tích cực trong mình.
  • Hãy ăn uống điều độ, khoa học, hạn chế ăn tinh bột, đồ ngọt ,ăn nhiều rau xanh, các loại cá, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất , bổ sung thêm các loại sữa dành cho mẹ Bầu. Và đừng bao giờ cho rằng bạn cần phải “ăn cho 2 người”. Việc tăng cân quá nhiều sẽ để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và bé đấy!

Tin tức liên quan

Trẻ sơ sinh khóc đêm khi nào là bất thường? Cách giúp bé ngủ ngon
Trẻ sơ sinh khóc đêm khi nào là bất thường? Cách giúp bé ngủ ngon

372 Lượt xem

Trong thời gian từ 6-8 tuần tuổi, ngoài thời gian ngủ, bé thường dành 3 tiếng để khóc mỗi ngày. Phần lớn khoảng thời gian này rơi vào ban đêm và trẻ sơ sinh khóc đem càng khiến các bà mẹ trở nên bối rối. Trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm thường xuyên; nhất là trẻ 1 tháng tuổi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé; mà còn khiến mẹ bỉm sữa mất ngủ dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh.
TUẦN THAI THỨ 8: HẦU HẾT CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ BÉ ĐÃ HÌNH THÀNH
TUẦN THAI THỨ 8: HẦU HẾT CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ BÉ ĐÃ HÌNH THÀNH

402 Lượt xem

Tuần thứ 8 là tuần kết thúc tháng thai kỳ thứ 2. Giờ bé đã dài khoảng 2,5cm và chỉ nặng vài gam – giống như một quả nho Mỹ.
TUẦN THAI THỨ 9: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG TỪ PHÔI THAI THÀNH THAI NHI
TUẦN THAI THỨ 9: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG TỪ PHÔI THAI THÀNH THAI NHI

444 Lượt xem

Đây là giai đoạn cuối chu kỳ phôi thai, chuẩn bị bước qua chu kỳ bào thai. Lúc này, hình dáng con người của bé đã hoàn chỉnh, thính giác phát triển mạnh và các cơ cũng có sự kết nối với nhau
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa – nguyên nhân và 6 cách khắc phục hiệu quả
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa – nguyên nhân và 6 cách khắc phục hiệu quả

0 Lượt xem

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên lại gây ra một số phiền toái và lo lắng cho ba mẹ. Vì sao trẻ nhỏ ọc sữa, ọc sữa rồi có nên cho bú lại? Ngoại trừ nguyên nhân do bệnh lý, tình trạng ọc sữa có thể khắc phục bằng một số chú ý đơn giản mà hiệu quả. Cùng Bibo Mart tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và tham khảo ngay 6 bí quyết xử lý tình trạng ọc sữa tại bài viết dưới đây mẹ nhé!
Da khô ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Da khô ở trẻ sơ sinh và trẻ em

409 Lượt xem

Không khí lạnh khô ngoài trời và hệ thống sưởi trong nhà có thể lấy đi độ ẩm tự nhiên của da vào mùa đông. Vào mùa hè, trẻ sơ sinh bị khô da cũng có những mảng da bong tróc vì ánh nắng gay gắt, máy lạnh, nước muối và clo trong nước hồ bơi.
Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?
Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?

528 Lượt xem

Trẻ em thường có xu hướng ngồi chữ W do thói quen. Chúng ta thường nghĩ rằng hầu hết trẻ đều ngồi như vậy, và trẻ sẽ bỏ kiểu ngồi này khi lớn lên. Nhưng các nhà khoa học cho biết tư thế ngồi chữ W ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ. Tư thế ngồi chữ W khá phổ biến ở trẻ em khi ngồi trên mặt đất. Ở tư thế này, đầu gối trẻ gập cong, bàn chân dang ra mỗi bên theo cấu hình chữ “W”. Hầu hết người lớn không nhận ra rằng việc ngồi tư thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Bài viết này sẽ giải thích những tác động bất lợi của tư thế chữ W lên trẻ.
TUẦN THAI THỨ 3: MỘT THIÊN THẦN NHỎ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH TRONG BẠN
TUẦN THAI THỨ 3: MỘT THIÊN THẦN NHỎ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH TRONG BẠN

374 Lượt xem

Tuần thứ 3 mới là thời điểm mẹ chính thức mang thai khi trứng đã được thụ tinh. Nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được dấu hiệu nào của sự thụ thai đâu
Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi
Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi

618 Lượt xem

Dính thắng lưỡi (ankyloglossia) là tình trạng lưỡi của trẻ nhỏ vẫn dính vào đáy miệng. Các triệu chứng bao gồm trẻ khó bú và trẻ bị khó nói. Tình trạng này có thể khắc phục bằng phẫu thuật đơn giản.
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ
TUẦN THAI THỨ 11: BÉ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ

417 Lượt xem

Tuần thai thứ 11 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của bé về mặt phản xạ so với các tuần thai trước. Về phần mẹ, đây là giai đoạn mẹ gặp khó khăn bởi chứng ợ nóng và táo bón. Hãy xem cụ thể, bé đã phát triển như thế nào và mẹ cần làm gì để cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh hơn nhé!
Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết
Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết

406 Lượt xem

Trong quá trình mang bầu, các mẹ không những cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi mà còn phải tìm hiểu về việc tiêm phòng cho bà bầu cũng như những tác dụng phụ cần lưu ý khi tiêm. Chia sẻ, hướng dẫn từ chuyên gia của bệnh viện Vinmec sẽ giúp các mẹ nắm bắt rõ hơn vấn đề này ngay sau đây.

Món cháo ăn dặm giàu chất dinh dưỡng giúp bé còi mấy cũng có thể tăng cân
Món cháo ăn dặm giàu chất dinh dưỡng giúp bé còi mấy cũng có thể tăng cân

1239 Lượt xem

Ăn dặm là một trong những giai đoạn quan trọng của trẻ. Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi bé lên 6 tháng tuổi. Bởi khi đó đa số trẻ bắt đầu mọc răng, biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và có khả năng cử động hàm để nhai. Giai đoạn ăn dặm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ mà có tác động đến khẩu vị và thói quen ăn uống của bé sau này. Tuy nhiên, không ít bậc cha mẹ lúng túng trong cách lựa chọn món ăn dinh dưỡng cho trẻ. Vậy, dưới đây sẽ là một số gợi ý về các món cháo ăn dặm cho bé mẹ có thể tham khảo:
Thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ
Thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ

493 Lượt xem

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ.
Bảng Chiều Cao, Cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi
Bảng Chiều Cao, Cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi

1798 Lượt xem

Babytole.com - Trọn Năm cùng bé
Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ hay không?
Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ hay không?

563 Lượt xem

Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ là câu hỏi được nhiều bố mẹ thắc mắc. Bởi trẻ đã quen thuộc với tình trạng nằm gọn trong tử cung của mẹ nên khi ra ngoài sẽ khiến trẻ mất đi cảm giác an toàn. Nếu được quấn lại sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và được xoa dịu nhiều hơn. Bên cạnh những tác động tích cực, mẹ cần lưu ý các tác hại của việc quấn trẻ sơ sinh không đúng cách. Cùng Chilux tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da?
Phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da?

471 Lượt xem

Đối với các chị em phụ nữ hiện đại, việc gìn giữ sắc đẹp đang ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai kỳ, không phải hoạt chất dưỡng da nào cũng có thể sử dụng một cách an toàn. Vậy phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da hay không?

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi

513 Lượt xem

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu rất nhiều, thường lên đến 16 đến 17 giờ một ngày. Bé ngủ từng giấc ngắn 2-4 giờ mỗi lần. Ngủ ít hoặc quá nhiều so với bảng thời gian chuẩn đều là những dấu hiệu đáng lo. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định, không theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mệt mỏi với thời gian biểu bất thường của bé. Bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay tã, cho bú và dỗ bé ngủ.
11 loại trái cây tốt cho bà bầu
11 loại trái cây tốt cho bà bầu

1249 Lượt xem

Trái cây là thực phẩm bổ dưỡng cung cấp nhiều khoáng chất, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp mẹ bầu không chỉ có làn da mịn màng mà còn đánh tan những khó chịu khi mang thai.
Số lượng trứng phụ nữ nói lên điều gì về khả năng sinh sản? Bao nhiêu tuổi thì hết trứng?
Số lượng trứng phụ nữ nói lên điều gì về khả năng sinh sản? Bao nhiêu tuổi thì hết trứng?

559 Lượt xem

Trứng phụ nữ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về trứng phụ nữ. Trứng là một thành phần quan trọng trong buồng trứng – cơ quan sinh sản chính của phụ nữ. Do đó, những thắc mắc liên quan đến trứng như trứng phụ nữ như thế nào và số lượng trứng phụ nữ thay đổi qua các độ tuổi ra sao vẫn luôn được chị em đặc biệt quan tâm.
TUẦN THAI THỨ 12: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO MỘT CHU KỲ MỚI CỦA THAI KỲ
TUẦN THAI THỨ 12: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO MỘT CHU KỲ MỚI CỦA THAI KỲ

397 Lượt xem

Là tuần cuối cùng trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên, đây là cột mốc vô cùng quan trọng bởi tuần thai này, mẹ cần phải đo độ mờ da gáy để chắc rằng bé có bị mắc hội chứng Down hay không, đồng thời mẹ cũng cần xét nghiệm máu để biết rõ sức khỏe của cả hai mẹ con thế nào.
TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP
TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP

418 Lượt xem

Tuần thai thứ 6, kích thước của bé đã tăng gấp đôi – bằng một hạt đậu Hà Lan và dài hơn 1mm; não và hệ thần kinh cũng phát triển một cách nhanh chóng Đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì lúc này, hệ tuần hoàn và tim của bé đã bắt đầu hình thành. Nhưng kích thước của bé cũng chỉ bằng một hạt mè hoặc một hạt hoa anh túc, hình dáng như một chú nòng nhọc nhỏ..

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng