Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ
Biểu hiện của trẻ mộng du:
- Di chuyển trong giường.
- Rời khỏi giường và lang thang trong nhà.
- Thực hiện những việc đơn giản như trải bàn hoặc mặc quần áo.
- Nói lảm nhảm.
- Mắt mở to nhưng đờ đẫn.
- Buồn bã và không nhớ điều gì vào sáng hôm sau.
Nguyên nhân của mộng du
Mộng du thường liên quan đến độ tuổi và quá trình phát triển, nhưng có một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc chứng mộng du ở trẻ như:
- Thiếu ngủ do sinh hoạt không điều độ
- Mắc bệnh
- Tiền sử gia đình. Mộng du là hiện tượng có tính gia đình.
- Các nguyên nhân khác gây ra tình trạng mất ngủ có thể kể đến là động kinh, khó thở khi ngủ,…
- Tâm lý căng thẳng và lo âu
Đối phó với chứng mộng du
Mộng du không cần điều trị và hầu hết các bé đều thoát khỏi tình trạng này khi đến tuổi vị thành niên.
Cha mẹ nên làm những điều sau:
- Dỗ con về giường ngủ. Tránh đánh thức con dậy bởi vì việc này có thể khiến trẻ buồn rầu. Đánh thức trẻ cũng có thể khiến cơn mộng du kéo dài lâu hơn.
- Tạo ra không gian an toàn. Kiểm tra tất cả hệ thống cửa xem đã khóa chốt an toàn chưa.
- Dọn tất cả những vật dụng có thể gây tổn thương bé khỏi phòng và hành lang.
- Kiểm tra xem con đã ngủ đủ giấc chưa. Cho con đi ngủ sớm, ngủ điều độ có thể giúp hạn chế hiện tượng mộng du./.
Sưu tầm
Xem thêm