Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi

Thường thì quá trình mang thai của người phụ nữ sẽ kéo dài trong khoảng 40 tuần (280 ngày) được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. 280 ngày được chia làm 3 tam cá nguyệt, mỗi tam cá nguyệt kéo dài 12 - 13 tuần (khoảng 3 tháng).

1. Quá trình mang thai và sự thay đổi tử cung của người mẹ

 

sự phát triển của thai nhi

Quá trình mang thai bình thường của người mẹ trải qua khoảng 280 ngày

Trong suốt thời gian mang thai, tử cung của người mẹ sẽ có nhiều thay đổi. Điển hình trong đó phải kể đến thành tử cung dày lên, mạch máu ở thành tử cung nở ra nhiều hơn để nuôi dưỡng bào thai đang ngày một lớn lên, tử cung cũng phải giãn ra nhiều hơn để thai nhi có khoảng trống phát triển. Đặc biệt, khi người mẹ bắt đầu thời điểm sinh nở, tử cung sẽ lớn hơn bình thường gấp nhiều lần.

2. Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi

2.1. Tuần thứ 1 - thứ 4

Do quá trình thụ thai bắt đầu được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng nên cũng có khả năng 3 tuần đầu, người phụ nữ sẽ chưa mang thai. Khi quá trình này đã diễn ra và hình thành một quả bóng bé xíu thì tập hợp của các tế bào sẽ không ngừng phân chia và bám chắc vào dạ con.

sự phát triển của thai nhi

Từ tuần 1 - 4 các tế bào phôi thai bắt đầu hình thành

Sang tuần thứ 3, nhiều phụ nữ sẽ nhận thấy mình bị trễ kinh. Khi ấy, trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử và di chuyển dần vào tử cung để tìm cho mình một nơi ở tốt nhất trong suốt thai kỳ. Tuần thứ 4, các tế bào của phôi thai bắt đầu hoạt động để tạo cấu trúc ban đầu cho cơ thể thai nhi. 

2.2. Tuần thứ 5

So với khi mới thụ thai thì kích thước khi thai nhi ở tuần thứ 5 đã tăng lên gấp 10.000 lần rồi. Lúc này, các tế bào sẽ lớn lên nhanh chóng để hình thành một phôi mầm. Các dấu hiệu báo có thai sẽ xuất hiện dần dần, mẹ có thể dùng que thử thai để xác định chính xác về việc mình đã mang thai.

2.3. Tuần thứ 6

Bước sang tuần thứ 6, sự phát triển của thai nhi đã chuyển sang mốc mới vì khi ấy phôi mầm đã thực sự trở thành một bào thai với kích thước tương đương một hạt đậu nhỏ. Bào thai đã hình thành hệ thần kinh nguyên thủy và xương sống, có một hệ huyết mạch riêng và nhóm máu có thể khác với mẹ.

6 tuần tuổi là lúc hệ xương của bé bắt đầu hình thành nên có một điều tuyệt vời xảy ra đó là bé có thể tự gập đôi bàn tay nhỏ bé của mình lại rồi. Các mạch máu cũng trở thành dây cuống rốn và những chiếc chồi bé xíu bắt đầu “nảy” trên phôi mầm - đây chính là tiền thân của các chi về sau.

2.4. Tuần thứ 7

Do tuần này tim của thai nhi đã bắt đầu tượng hình nên thông qua siêu âm có thể nghe rõ được nhịp tim. Gan của bé cũng thực hiện chức năng sản xuất tế bào hồng cầu để hình thành tủy xương. Bắt đầu từ đây, mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn, xuất hiện các triệu chứng ốm nghén, nhạy cảm, dễ cáu giận hoặc lo lắng, bồn chồn.

2.5. Tuần thứ 8

Thai nhi tuần thứ 8 có kích thước khoảng 1.6cm (bằng trái việt quất) và nặng khoảng 1g. Trái tim của bé giờ đây bắt đầu hoạt động nhộn nhịp, hệ thần kinh mà đặc biệt là não bộ nhanh chóng phát triển, đầu lớn dần và mắt đang hình thành. Những chiếc chồi non ở tuần thứ 6 đã phát triển thành đôi bàn tay, bàn chân bé nhỏ. Cơ quan nội tạng của bé cũng trở nên phức tạp hơn nhiều so với thời kỳ trước. Thông qua siêu âm ở tuần này bác sĩ có thể nhận ra bé có đang nằm đúng vị trí trong tử cung hay không.

2.6. Tuần thứ 9

Kích thước bào thai tuần thứ 9 khoảng 5cm (tương đương với một quả nho). Một nếp gấp được xuất hiện để phân chia phần đầu và ngực của bé, hệ sinh dục bắt đầu hình thành. 

sự phát triển của thai nhi

Sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong tam cá nguyệt đầu tiên

2.7. Tuần thứ 10

Thai nhi có kích thước khoảng bằng quả cherry. Tuy nhỏ vậy thôi nhưng bé đã bắt đầu hoạt động không ngừng nghỉ như vặn mình, cựa, ngoáy chân tay,... trong bụng mẹ rồi đấy. Do não bộ đang tăng trưởng nhanh về kích thước nên thời gian này nếu đi siêu âm mẹ có thể thấy phần trán của bé nhô khá cao về phía trước.

2.8. Tuần thứ 11

Đến lúc này, cuống rốn của thai nhi đã có thể thực hiện hoàn chỉnh vai trò của  cung cấp dưỡng chất của mình đồng thời đào thải chất thải ra khỏi bào thai. Tuy đây là lúc thanh quản đã bắt đầu hình thành nhưng vẫn cần thêm thời gian để hoàn thiện. Thai nhi bước sang giai đoạn có hình dáng của một con người. Tuần thứ 11 thai nhi có kích thước tương đương một quả dâu tây với bàn tay nắm chặt, hệ thần kinh có sự phát triển vượt bậc.

2.9. Tuần thứ 12

Chiều dài thai nhi ở tuần này vào khoảng 8cm, kích thước tương đương một quả mận nhỏ, nặng 60g. Tuy nhau thai đã khá hoàn chỉnh nhưng phải đến tuần 14 nó mới thực hiện được đầy đủ chức năng của mình. Các chức năng cơ bản của tim, hệ thần kinh trung ương, gan và hệ bài tiết đã cơ bản hoàn thiện.

2.10. Tuần thứ 13

Điều mà có lẽ ít mẹ biết trong sự phát triển của thai nhi đó là ở tuần 13, bé đã có vân tay. Kích thước của bé bây giờ khoảng bằng quả chanh. Đặc biệt, bé còn dễ dàng ngó đầu, nhăn mặt, cau mày nữa.

2.11. Tuần thứ 14

Bắt đầu từ bây giờ bé sẽ tăng nhanh về cân nặng và kích thước, mỗi tuần trung bình khoảng 2g. Các tế bào của hệ thần kinh trung ương đã nhân lên vài triệu, cơ quan sinh dục của bé cũng hình thành rõ ràng hơn rồi.

2.12. Tuần thứ 15

Chiều dài thai nhi tuần 15 vào khoảng 10.1cm, nặng khoảng 70g (bằng một quả táo nhỏ). Tuy bé chưa mở mí nhưng đã có thể nhìn thấy ánh sáng đi qua bụng mẹ. Vì thế, nếu mẹ dùng đèn pin rọi vào bụng của mình thì nhiều bé có thể di chuyển về phía phát ra ánh sáng ấy. Thời kỳ này nguy cơ mắc hội chứng Down sẽ được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.

2.13. Tuần thứ 16

Do hệ xương đã phát triển tốt hơn nên bé cũng trở nên cứng cáp hơn nhiều và giờ bé đã lớn tương đương với một quả bơ rồi đấy. Mẹ có ngạc nhiên không khi biết rằng bé của mình giờ đã có lông mày, mí mắt, móng tay, móng chân, ngón chân, ngón tay rồi? Còn một điều khá thú vị nữa là bề mặt da của bé lúc này đã được bao phủ bởi một lớp lông tơ để bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi môi trường nước ối quanh mình nữa đấy.

2.14. Tuần thứ 17

Kích thước thai nhi 17 tuần vào khoảng 13cm, nặng 140g - tương đương với một củ cải nhỏ. Khớp của bé ở tuần này đã có thể di chuyển khớp, tuyến mồ hôi cũng phát triển hơn và bé còn nghe rõ âm thanh từ thế giới bên ngoài.

2.15. Tuần thứ 18

Từ giai đoạn này bé đã trở nên hiếu động hơn ở trong bụng mẹ và có kích thước tương đương với một quả lựu. Bốn chi trên cơ thể bé cũng phát triển đồng đều và cân đối hơn trước. Bé còn bắt đầu mọc những sợi tóc trên chiếc đầu bé nhỏ của mình.

2.16. Tuần thứ 19

Do tuần trước đó cơ quan sinh dục của bé đã được hoàn chỉnh nên từ giờ mẹ có thể biết được giới tính của con mình thông qua siêu âm. Bé nặng khoảng 300g và dài 15 - 20cm. Phía dưới lợi của bé, những chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu hình thành.

2.17. Tuần thứ 20

Kích thước của bé ở tuần thứ 20 tương đương với một quả xoài, chiều dài khoảng 16.4cm. Để luyện tập cho hoạt động tiêu hóa về sau, bé vẫn đang rất tích cực nuốt nước ối. Tuy mắt của bé vẫn còn nhắm nhưng một số cử động ở đồng tử đã có thể diễn ra.

sự phát triển của thai nhi

Càng về sau thai nhi càng phát triển vượt bậc và định hình ngôi thai chuẩn bị cho sự chào đời

2.18. Tuần thứ 21

Cơ tay chân đã cứng cáp hơn, xương hàm hình thành, tóc, lông mi bắt đầu mọc và kích thước của bé đã tương đương với quả chuối rồi. Lúc này bé lớn hơn nhiều, tử cung chèn ép cơ hoành nên mẹ sẽ bị thở gấp hơn.

2.19. Tuần thứ 22

Hình dáng của bé bây giờ rất gần với một em bé sơ sinh, trong lượng đã đạt khoảng 430g và kích thước tương đương với quả bí đỏ nhỏ. Mẹ sẽ cảm thấy nhói ở bụng nhiều hơn vì các động tác đạp, xoay của bé đã rõ ràng và mạnh mẽ hơn trước rất nhiều. Đây cũng là giai đoạn cơ quan vị giác của bé bắt đầu hình thành.

2.20. Tuần thứ 23

Kích thước của bé ở tuần 23 đã gần bằng quả xoài to với sự mở thông của lỗ mũi và sự hình thành rõ các đường nét trên khuôn mặt. Thân hình của bé cũng tròn trịa hơn, xương sọ và khung xương tiếp tục phát triển.

2.21. Tuần thứ 24

Đến đây, bé đã đi được nửa chặng đường trong bụng mẹ. Sự tích tụ chất béo bắt đầu diễn ra ở chân, lòng và ngón tay của bé. Thai nhi đã lớn được gần bằng một bắp ngô với phần da căng hơn để tích tụ mỡ dần dần cho ngày chào đời. Đặc biệt, giờ bé đã biết chớp mắt, khả năng nghe và hệ thần kinh cũng như giác quan đã có sự phát triển vượt bậc. Cũng vì thế mà mẹ sẽ cảm nhận thấy thai máy một cách rõ ràng hơn.

2.22. Tuần thứ 25

Do da của bé còn mỏng nên qua siêu âm có thể nhìn thấy mạch máu của bé. Kích thước thai nhi tương đương với một quả dưa lưới và cân nặng đạt khoảng  660g. Bắt đầu từ đây, các bộ phận và cơ quan trong cơ thể của bé đã hoàn chỉnh, chiều cao và cân nặng tăng lên nhanh chóng.

2.23. Tuần thứ 26

Từ tuần thai này mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng nấc cụt ở bé, các giấc ngủ ngắn gia tăng để hoàn thiện thị giác và não bộ. Do bé đã lớn hơn nên da sẽ ngày càng đục, không thể nhìn thấy các mạch máu bên dưới nữa.

2.24. Tuần thứ 27

Do bé đã lớn và khỏe hơn nên các cú đạp mạnh trong bụng mẹ sẽ ngày càng nhiều. Kích thước của bé đã tương đương với cây cải xoăn, chiều dài khoảng 34cm; đồng thời các chức năng của hệ tiêu hóa, phổi, thận đã trở nên ổn định hơn.

2.25. Tuần thứ 28

Có thể nói, đến tuần thai này bé đã gần như có một cuộc sống độc lập. Bé lớn gần bằng một quả cà tím (nặng khoảng 1kg). Các cú đá của bé ngày càng trở nên dứt khoát, mạnh mẽ; do não bộ gần như phát triển hoàn chỉnh nên phần đầu của bé đã nhỏ hơn so với giai đoạn trước.

2.25. Tuần thứ 29

Thị lực của bé đang phát triển tốt hơn nên nếu mẹ thực hiện thai giáo bằng ánh sáng lúc này là vô cùng tốt. Đặc biệt, nếu bố mẹ dành nhiều thời gian hàng ngày để nói chuyện cùng bé thì bé sẽ ghi nhớ rất tốt giọng nói của cả bố và mẹ.

2.26. Tuần thứ 30

Khả năng nhắm/mở mắt của bé đã nhanh nhạy hơn và bé đã lớn tương đương với một cái bắp cải lớn rồi. Để não có không gian phát triển, đầu của bé cũng trở nên to hơn.

 2.27. Tuần thứ 31

Phổi của bé đã hoàn thiện và bé lớn tương đương với một quả dừa xiêm, dài khoảng 41.2 cm. Điều tuyệt vời hơn nữa là bé đã nhìn và phân biệt sáng tối khá tốt rồi.

2.28. Tuần thứ 32

Dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của thai nhi ở tuần thai này là sự thay đổi ngôi thai. Giờ bé đã chuẩn bị rất tốt cho thời điểm chào đời nên da không còn nhăn nheo nữa, cơ thể trở nên mũm mĩm hơn. Bé yêu của bạn đã nặng được khoảng 2kg và dài khoảng 42cm rồi.

2.29. Tuần thứ 33

Chiều dài bé đạt khoảng 43.7cm và cân nặng đạt khoảng 2.3kg. Thân nhiệt của bé ổn định hơn và không phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ cơ thể mẹ nữa. Bé cũng đã nằm ổn định ở ngôi dưới tức là đầu bé đã chúc xuống dưới để sẵn sàng chào đời.

2.30. Tuần thứ 34

Giờ bé đã biết thải phân xu và khung xương chắc chắn hơn, hộp sọ mềm để quá trình chào đời sau này trở nên thuận lợi hơn.

2.31. Tuần thứ 35

Bước sang tuần này bé đã dài khoảng 46.2cm và có kích thước tương đương một quả bí hồ lô. Các chức năng trong cơ thể bé về cơ bản đã hoàn thành nên dù có chào đời lúc này bé vẫn sẽ khỏe mạnh.

2.32. Tuần thứ 36

Giờ đây bé đã dài được khoảng 47cm và nặng khoảng 2.6kg. Trừ não bộ và phổi sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi chào đời thì các cơ quan khác hầu như đã hoàn thiện.

2.33. Tuần thứ 37

Sự phát triển của thai nhi từ giai đoạn này đã là một cá thể độc lập và bé to tương đương với một quả đu đủ. Trọng lượng cơ thể bé sẽ tiếp tục tăng lên một cách nhanh chóng.

2.34. Tuần thứ 38

Có thể xem đây là tuần mang thai cuối cùng ở người bình thường nên dù có sinh ở thời điểm này bé cũng không được xem là sinh non nữa. Dưới lớp da của bé, lớp mỡ đã trở nên dày hơn để sau khi chào đời bé sẽ có được thân nhiệt được ổn định.

2.35. Tuần 39

Giai đoạn này trở đi, các hoạt động của bé đã trở nên vô cùng tự nhiên như một em bé sơ sinh. 

2.36. Tuần thứ 40

Cơ thể bé tiếp tục sinh ra chất béo và tăng lên về kích thước. Cổ tử cung của người mẹ cũng trở nên mềm hơn đ sẵn sàng cho việc đón bé ra đời.

2.37. Tuần thứ 41 và 42

Đây là thời điểm của các bé “bướng bỉnh” chưa chịu chào đời. Nếu sau đó, bé vẫn chưa “đòi” ra ngoài thì mẹ nên gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp kích thích chuyển dạ, tránh tình trạng thiếu ối gây nguy hiểm cho thai nhi.

Với những thông tin trên đây có lẽ mẹ đã thấy được nhiều điều kì diệu về sự phát triển của thai nhi qua các tuần tuổi trong bụng mình rồi phải không nào? Hãy cố gắng giữ tâm lý thật thoải mái để có được một thai kỳ khỏe mạnh, chờ đón bé yêu đến với gia đình của mình, mẹ nhé.


Tin tức liên quan

Chú ý đề phòng viêm lợi ở tuổi ăn dặm
Chú ý đề phòng viêm lợi ở tuổi ăn dặm

434 Lượt xem

Viêm lợi ở trẻ là bệnh tưởng như đơn giản mà lại rất nguy hiểm, đặc biệt ở tuổi ăn dặm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần theo dõi và phát hiện ra tình trạng bệnh lý răng miệng ở trẻ sớm nhất và có cách điều trị kịp thời.
Bắt cóc trẻ em - Hãy cảnh giác trước khi quá muộn...
Bắt cóc trẻ em - Hãy cảnh giác trước khi quá muộn...

1965 Lượt xem

Xung quanh chúng ta luôn có người tốt và kẻ xấu nên chúng ta hãy bảo vệ và chăm sóc người thân bên cạnh mình ngay bây giờ...
Chanh có tốt cho thai kỳ không?
Chanh có tốt cho thai kỳ không?

581 Lượt xem

Một lượng nhỏ nước chanh tươi có thể cung cấp vitamin, dinh dưỡng và tăng cường hydrat hóa với một số lợi ích bảo vệ sức khỏe. Hơn nữa, khi khuếch tán tinh dầu chanh có thể giúp giảm đau trong trường hợp buồn nôn. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi tiêu thụ quá nhiều chanh và các sản phẩm, thực phẩm và đồ uống có chứa chanh vì hàm lượng axit có thể làm hỏng răng của bạn hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của trào ngược axit, chẳng hạn như chứng ợ nóng.

Đồ bộ vải tole nên giặt tay hay máy  và làm gì để vải ít nhăn hơn sau khi giặt ???
Đồ bộ vải tole nên giặt tay hay máy và làm gì để vải ít nhăn hơn sau khi giặt ???

1746 Lượt xem

Không nên dùng loại xà phòng có chất tẩy mạnh. Không nên phơi sản phẩm dưới trời nắng gắt sẽ làm sản phẩm xuống màu mau cũ. Khi giặt bằng máy giặt nên lộn trái áo cho vào túi giặt. Khi phơi nhớ rũ mạnh để những nếp nhăn chính phẳn ra trước khi treo lên giàn phơi. Sản phẩm Giặt được bằng tay hoặc bằng máy
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

741 Lượt xem

Lồng ruột là một tình trạng phổ biến gây tắc nghẽn đường ruột và là giảm lượng máu tới cung cấp các phần của ruột có liên quan. Bệnh thì thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Lồng ruột nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây lồng ruột và điều trị như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây.
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi

563 Lượt xem

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu rất nhiều, thường lên đến 16 đến 17 giờ một ngày. Bé ngủ từng giấc ngắn 2-4 giờ mỗi lần. Ngủ ít hoặc quá nhiều so với bảng thời gian chuẩn đều là những dấu hiệu đáng lo. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định, không theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mệt mỏi với thời gian biểu bất thường của bé. Bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay tã, cho bú và dỗ bé ngủ.
TUẦN THAI THỨ 12: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO MỘT CHU KỲ MỚI CỦA THAI KỲ
TUẦN THAI THỨ 12: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO MỘT CHU KỲ MỚI CỦA THAI KỲ

438 Lượt xem

Là tuần cuối cùng trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên, đây là cột mốc vô cùng quan trọng bởi tuần thai này, mẹ cần phải đo độ mờ da gáy để chắc rằng bé có bị mắc hội chứng Down hay không, đồng thời mẹ cũng cần xét nghiệm máu để biết rõ sức khỏe của cả hai mẹ con thế nào.
Làm gì khi trẻ cáu giận, ném đồ, đánh bố mẹ?
Làm gì khi trẻ cáu giận, ném đồ, đánh bố mẹ?

2511 Lượt xem

Có cha mẹ vội vàng cho con là ‘hỗn láo’ khi trẻ có những biểu hiện cảm xúc tiêu cực như cáu giận, đánh bố mẹ. Có cha mẹ cố tình ‘lờ đi’…
Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4

1340 Lượt xem

Thực hiện 13 điều cho tương lai bé cưng của bạn khi con lên 4
Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi
Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi

676 Lượt xem

Dính thắng lưỡi (ankyloglossia) là tình trạng lưỡi của trẻ nhỏ vẫn dính vào đáy miệng. Các triệu chứng bao gồm trẻ khó bú và trẻ bị khó nói. Tình trạng này có thể khắc phục bằng phẫu thuật đơn giản.
Các bước sơ cứu ban đầu trẻ bị bỏng
Các bước sơ cứu ban đầu trẻ bị bỏng

385 Lượt xem

Bỏng là tai nạn sinh hoạt thường gặp ở trẻ em, tùy từng mức độ bỏng và tùy nguyên nhân mà có hướng xử trí và điều trị khác nhau. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì thì các bước sơ cứu ban đầu là bước quan trọng để giảm tình trạng nặng do bỏng gây ra.
Bố mẹ có nên bế bồng trẻ nhỏ hay không
Bố mẹ có nên bế bồng trẻ nhỏ hay không

3190 Lượt xem

Sinh con ra ai chẳng muốn gần gũi và bế con nâng niu nhưng theo quan niệm thì việc bế ẵm trẻ nhiều là không tốt chút nào vì nếu mẹ bế ẳm trẻ nhiều có thể làm cho trẻ quen hơi mẹ và lúc này làm cho mẹ đi đâu cũng khó. Vấn đề đó làm cho nhiều bà mẹ cứ thắc mắc hoài và việc bế trẻ nhiều tốt xấu như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ thêm có nên bế bông trẻ nhỏ hay không
Bà bầu ăn tảo biển được không
Bà bầu ăn tảo biển được không

456 Lượt xem

Khi bạn mang thai, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn của mình. Nếu bạn là một fan hâm mộ của tảo biển, bạn có thể muốn biết ‘ăn tảo biển khi mang thai có sao không’ hay bạn có thể sử dụng tảo biển thường xuyên không? Có một số loại tảo biển mà bạn có thể sử dụng một cách an toàn khi mang thai. Bài viết này sẽ hướng dẫn các thông tin này cho bạn

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?
Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

713 Lượt xem

Lại thêm một chủ đề được nhiều phụ nữ sau sinh quan tâm: Sau sinh ăn sầu riêng được không? Đặc biệt với những mẹ là tín đồ yêu thích sầu riêng thì không cưỡng lại hương vị đặc biệt của loại trái cây này. Sầu riêng là một trong những loại trái cây giúp cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra L-tryptophan có trong sầu riêng được đánh giá cao trong việc giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ.
11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản, lại hiệu quả
11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản, lại hiệu quả

1433 Lượt xem

Sốt là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt vào mùa nắng nóng. Khi bé có những cơn sốt dưới 39°C, mẹ có thể thử một vài mẹo hạ sốt cho trẻ để hạ thân nhiệt và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Không ít bà mẹ khi thấy con bị sốt thường vội vã mua kháng sinh cho bé dùng ngay. Việc dùng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân hoặc không thông qua thăm khám là hết sức tai hại. Theo đó, thuốc có thể để lại nhiều tác dụng không mong muốn hay tệ hơn là dẫn đến tình trạng nhờn thuốc khiến trẻ gặp khó khăn trong điều trị ở những lần mắc bệnh sau. Chính vì thế, khi con không sốt quá cao, để đảm bảo an toàn mẹ có thể thử áp dụng các mẹo hạ sốt cho trẻ dưới đây để tránh những ảnh hưởng bất lợi từ việc dùng thuốc.
Quá trình thụ thai và những kiến thức bạn cần biết
Quá trình thụ thai và những kiến thức bạn cần biết

581 Lượt xem

Có khoảng 250 triệu tinh trùng bơi qua quãng đường từ âm đạo tới cổ tử cung, chỉ có khoảng 400 tinh trùng sống sót sau cuộc hành trình này, và cuối cùng chỉ có 1 tinh trùng thực hiện thành công quá trình thụ thai. Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu và như thế nào luôn là câu hỏi lớn của các chị em. Cùng tìm hiểu để sẵn sàng cho thai kỳ sắp tới bạn nhé! Quá trình thụ thai xảy ra khi tinh trùng ở đàn ông vượt qua hành trình vô cùng gian nan, vất vả tìm gặp được trứng ở phụ nữ để “hòa làm một”. Sự kết hợp này làm hình thành nên phôi thai, “hạt giống” để bé yêu lớn dần trong bụng mẹ. Sau khi tình trùng gặp trứng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra như thế nào và diễn ra trong bao lâu? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? 14 lý do bà bầu nên ăn dưa bở
Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? 14 lý do bà bầu nên ăn dưa bở

4853 Lượt xem

Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? Bà bầu ăn dưa bở được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Dưa bở rất an toàn cho phụ nữ mang thai. Loại hoa quả này rất ít calo, nhiều dưỡng chất và chất xơ, biến nó trở thành loại snack hảo hạng cho mẹ bầu.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần phải biết
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần phải biết

556 Lượt xem

Trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung đều rất cần vitamin D để có thể phát triển khung xương một cách toàn diện. Dó cũng chính là nguyên do vì sao việc tắm nắng cho trẻ là rất trong trọng.
Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện
Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện

406 Lượt xem

Tình trạng biếng ăn của trẻ luôn là một vấn đề gây đau đầu đối với các bà các mẹ. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và tư duy của trẻ rất nhiều. Vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này?
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh

421 Lượt xem

Trẻ 1 tuổi nên ăn gì là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ. Có thể thấy, từ 0 đến dưới 1 tuổi là giai đoạn quan trọng và phát triển mạnh mẽ nhất của trẻ. Do đó, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi này rất quan trọng. Lựa chọn thực phẩm không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, sụt cân ở trẻ. Mẹ tham khảo danh sách các thực phẩm này nhé: Trẻ 1 tuổi nên ăn Chuối, đào và một số loại trái cây mềm khác

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng