Tử cung lạnh và nguy cơ hiếm muộn

Tử cung lạnh là tình trạng phổ biến hiện này và có khả năng dẫn đến hiếm muộn ở nữ giới. Lạnh tử cung có nhiều nguyên nhân khác nhau, với những tác hại đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ thì cần biết được cách trị tử cung lạnh ngay khi phát hiện.

1. Tử cung lạnh

Tử cung lạnh là tên gọi bệnh lý thường dùng trong Đông y, với biểu hiện đó là mất sự cân bằng âm dương trong cơ thể người phụ nữ dẫn đến tình trạng tử cung bị lạnh, khiến cho mạch máu nuôi dưỡng tử cung trở nên co thắt lại, từ đó những hoạt động ở tử cung khó có thể diễn ra thuận lợi bao gồm sự rụng trứng cũng như thụ thai, dần dần diễn tiến đến hiếm muộn ở nữ giới.

Trong Đông y thì sự âm dương ở trạng thái cân bằng là điều quan trọng nhất để có một sức khỏe tốt, trong đó dương khí là khả năng làm ấm cơ thể thường xuất hiện ở nửa sau của chu kỳ kinh. Khi năng lượng dương được cung cấp cho cơ thể thì mạch máu giãn nở, khí huyết lưu thông, là môi trường rất thuận lợi để rụng trứng, làm tổ và thụ thai. Tuy nhiên, khi thiếu hụt năng lượng dương trong cơ thể thì mạch máu lưu thông kém, kể cả máu đến tử cung cũng sẽ giảm đáng kể khiến tử cung bị lạnh, từ đó trứng sẽ không thể phát triển được.

Một số biểu hiện của tình trạng thiếu hụt năng lượng dương trong cơ thể như sau:

  • Lạnh người, tay chân.
  • Những biểu hiện của bệnh lý suy giáp
  • Hệ tiêu hóa hay có những rối loạn
  • Ra máu trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt hay máu trong chu kỳ kinh nguyệt bị vón cục.
  • Thời gian của nửa sau chu kỳ kinh ngắn hơn bình thường
  • Thường đau lưng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Khi làm ấm bụng thì đỡ đau bụng kinh hơn
  • Hay xảy ra hiện tượng sảy thai
  • Hiếm muộn
  • Thời gian rụng trứng trễ hơn bình thường
  • Không có khả năng rụng trứng.

 

Nguyên nhân của tình trạng tử cung lạnh đó là:

  • Ăn và uống nhiều đồ lạnh: Việc ăn uống nhiều đồ lạnh sẽ khiến tử cung bị lạnh, gây ra tình trạng đau bụng kinh cũng như chu kỳ kinh diễn ra không đều mỗi tháng. Ngoài ra còn có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày của người bệnh.
  • Nhiệt độ cơ thể thấp: Khi cơ thể bị lạnh thì sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng âm dương, sau đó âm sẽ thắng dương và khiến cơ thể nhiễm lạnh, gây ra tử cung lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản rất nhiều.
  • Ngồi nền nhà lạnh, nền nhà còn ướt khiến cơ thể bị nhiễm lạnh
  • Để cho vùng bụng và lưng bị lạnh do trang phục không phù hợp thời tiết cũng có thể khiến nhiệt độ lạnh từ môi trường bên ngoài theo rốn vào cơ thể và gây ra tình trạng lạnh.
  • Đi bơi khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt: Khi cơ thể phụ nữ đang ở trong chu kỳ kinh nguyệt thì sẽ có rất nhiều sự thay đổi về nội tiết tố, cổ tử cung lúc này cũng sẽ mở rộng ra rất nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhiễm lạnh nếu đi bơi vào giai đoạn này.
  • Để cơ thể bị dính mưa cũng sẽ gây ra nhiễm lạnh tử cung.

Tử cung lạnh

Tử cung lạnh có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe sinh sản của người phụ nữ

 

2. Cách trị tử cung lạnh

Các cách trị tử cung lạnh có thể áp dụng đó là:

  • Ăn những loại thức ăn nóng, ấm và cung cấp nhiệt cho cơ thể như gừng, trà nóng...
  • Không nên ăn những loại thực phẩm mang tính chất hàn như cải thảo, dưa hấu...
  • Ăn nhiều thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho hệ mạch máu như thịt, cá, đậu phộng...
  • Có thể thử với việc ngâm chân trong nước nóng từ 10 đến 20 phút mỗi ngày, sau đó lau thật khô để không bị nhiễm lạnh.
  • Dùng khăn ấm chườm bụng và lưng để giúp cơ thể ấm hơn.
  • Tập những bài tập như Thái cực quyềnkhí công để giúp khí huyết lưu thông tốt.
  • Mát – xa ở huyệt Tam âm giao chính là vị trí từ đỉnh xương mắt cá trong đi lên khoảng 4 lóng tay.
  • Mặc áo quần giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng rốn, nếu vào mùa đông thì mang tất để giữ nhiệt cho chân.
  • Khi đi mưa về thì thay áo quần ngay và làm khô tóc ngay sau đó.

Tử cung lạnh là tình trạng bệnh lý sản phụ khoa mà chúng ta thường hay bỏ quên nhưng lại cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Tử cung lạnh cần được ngăn ngừa từ đầu, điều trị ngay khi phát hiện để giảm thiểu hiếm muộn ở nữ.


Tin tức liên quan

TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH
TUẦN THAI THỨ 10: BÉ CHÍNH THỨC THÀNH THAI NHI HOÀN CHỈNH

264 Lượt xem

Vào tuần thứ 10, cơ thể của bé đã phát triển gần như đầy đủ. Từ tuần thai này, bé chính thức trở thành thai nhi.
Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt
Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt

326 Lượt xem

Sâm bổ lượng hay còn gọi là chè sâm bổ lượng, là một món chè ngọt phổ biến ở miền Nam Việt Nam nhưng có nguồn gốc Quảng Đông và cũng phổ biến tại Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, và Hải Nam. Mặc dù công thức có thể khác nhau, nhưng hầu hết sâm bổ lượng thường có nhãn nhục (cơm trái long nhãn phơi khô), hạt bo bo, hạt sen, phổ tai (một loại rong biển), táo tàu đỏ, hoài sơn (khoai mài) ăn cùng nước, đường phèn và đá bào. Vậy, mẹ bầu ăn sâm bổ lượng được không?

Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện
Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện

283 Lượt xem

Tình trạng biếng ăn của trẻ luôn là một vấn đề gây đau đầu đối với các bà các mẹ. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và tư duy của trẻ rất nhiều. Vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này?
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần

414 Lượt xem

Mang thai 40 tuần, hay 38 tuần sau thụ thai đều thuộc tháng thứ 9 của thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần đã hoàn chỉnh và sẽ không có nhiều thay đổi so với một tuần trước, ngoài trừ phần tóc và móng tay vẫn tiếp tục dài ra.
TUẦN THAI THỨ 4: GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CHO SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 4: GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CHO SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA BÉ

350 Lượt xem

Tuần lễ này phôi tiếp tục làm tổ trong buồng tử cung, bám ngày càng chắc vào trong lớp cơ tử cung, hình thành những gai nhau đầu tiên
Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?
Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

511 Lượt xem

Lại thêm một chủ đề được nhiều phụ nữ sau sinh quan tâm: Sau sinh ăn sầu riêng được không? Đặc biệt với những mẹ là tín đồ yêu thích sầu riêng thì không cưỡng lại hương vị đặc biệt của loại trái cây này. Sầu riêng là một trong những loại trái cây giúp cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra L-tryptophan có trong sầu riêng được đánh giá cao trong việc giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ.
Hội chứng rung lắc ở  trẻ nhỏ người lớn nên biết
Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ người lớn nên biết

1825 Lượt xem

Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ là một thuật ngữ y học được định nghĩa liên quan đến các thương tổn gây ra bởi việc lắc mạnh trẻ.
TUẦN THAI THỨ 14: BÉ BIẾT NẮM DÂY RỐN CỦA MÌNH
TUẦN THAI THỨ 14: BÉ BIẾT NẮM DÂY RỐN CỦA MÌNH

279 Lượt xem

Vào tuần thứ 14, bé dài khoảng 10cm và trọng lượng khoảng 70g. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn nhiều nên có thể tranh thủ đi chơi, tập thể dục, đi du lịch trước khi cơ thể nặng nề hơn
Đặc điểm phân của trẻ ăn sữa công thức
Đặc điểm phân của trẻ ăn sữa công thức

361 Lượt xem

Phân của trẻ ăn sữa công thức sẽ có những điểm khác biệt so với phân của trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Theo dõi phân của trẻ thường xuyên sẽ giúp cha mẹ nắm được sức khỏe tổng quan của trẻ một cách tốt nhất.
Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?

323 Lượt xem

Phần lớn phụ nữ mang thai bị khó tiêu do thay đổi nội tiết tố và áp lực từ tử cung ngày càng lớn. Nhiều phụ nữ mang thai bị ợ chua và thức ăn cay có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này. Do đó, tốt nhất nên tránh các thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng.
Bà bầu uống sữa đậu nành được không
Bà bầu uống sữa đậu nành được không

338 Lượt xem

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bà bầu uống sữa đậu nành thì sao? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu về vấn đề uống sữa đậu này trong thai kỳ nhé.

Vàng da ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý
Vàng da ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

391 Lượt xem

Vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh là tình trạng cần được các bác sĩ tại bệnh viện chuyên khoa nhi thăm khám và điều trị sớm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nặng có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Có nên ăn măng khi mang thai?
Có nên ăn măng khi mang thai?

245 Lượt xem

Nhiều mẹ bầu lo lắng và tránh ăn măng khi mang thai vì sợ ăn măng mất máu, ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy sự thật thì bà bầu có nên ăn măng không?

TUẦN THAI THỨ 3: MỘT THIÊN THẦN NHỎ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH TRONG BẠN
TUẦN THAI THỨ 3: MỘT THIÊN THẦN NHỎ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH TRONG BẠN

291 Lượt xem

Tuần thứ 3 mới là thời điểm mẹ chính thức mang thai khi trứng đã được thụ tinh. Nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được dấu hiệu nào của sự thụ thai đâu
Phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da?
Phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da?

351 Lượt xem

Đối với các chị em phụ nữ hiện đại, việc gìn giữ sắc đẹp đang ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai kỳ, không phải hoạt chất dưỡng da nào cũng có thể sử dụng một cách an toàn. Vậy phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da hay không?

Kiêng cữ sau sinh và những điều mẹ nên biết
Kiêng cữ sau sinh và những điều mẹ nên biết

325 Lượt xem

Kiêng cữ sau sinh là cần thiết tuy nhiên quan niệm kiêng cữ sau sinh ngày xưa và ngày nay có nhiều khác biệt. Có những điều kiêng cữ xưa đi ngược lại với quan điểm của các bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng ngày nay. Mẹ cùng thử tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai

321 Lượt xem

Lượng máu ở người bình thường được xác định thông qua xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Nếu nồng độ Hb dưới 13g/dl ở nam và 12 g/dl ở nữ thì đối tượng được xem là thiếu máu. Thai phụ được chẩn đoán là thiếu máu khi mang thai khi Hb dưới 11g/dl.
Làm gì khi trẻ cáu giận, ném đồ, đánh bố mẹ?
Làm gì khi trẻ cáu giận, ném đồ, đánh bố mẹ?

1900 Lượt xem

Có cha mẹ vội vàng cho con là ‘hỗn láo’ khi trẻ có những biểu hiện cảm xúc tiêu cực như cáu giận, đánh bố mẹ. Có cha mẹ cố tình ‘lờ đi’…
Điều trị nấm miệng ở trẻ em
Điều trị nấm miệng ở trẻ em

375 Lượt xem

Nấm miệng ở trẻ em thường xảy ra trong độ tuổi sơ sinh cho đến 1 tuổi và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân thường là do hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Vậy ở những lứa tuổi rất khó chăm sóc sức khỏe răng miệng như thế này cần điều trị nấm khoang miệng như thế nào?
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn và nên ăn
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn và nên ăn

1965 Lượt xem

Mới có thai không nên ăn gì, mẹ cần tìm hiểu rõ ràng và kiêng cữ suốt trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng