Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện

Tình trạng biếng ăn của trẻ luôn là một vấn đề gây đau đầu đối với các bà các mẹ. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và tư duy của trẻ rất nhiều. Vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này?

Khi nào trẻ được coi là biếng ăn?

Biếng ăn là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ em, gặp ở tất cả các lứa tuổi. Biếng ăn có nhiều biểu hiện khác nhau. Dưới đây là 1 số biểu hiện điển hình mẹ có thể tham khảo:

  • Lượng trẻ ăn ít hơn bình thường
  • Trẻ thường ngậm thức ăn trong miệng lâu mà không nuốt, thời gian bữa ăn kéo dài trên 30 phút
  • Không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, sữa hay nhiều loại đồ ăn khác
  • Trẻ có tâm lý trốn tránh, sợ hãi khi tới bữa ăn

Một số nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Thực tế nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn rất đa dạng. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, các mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên:

Biếng ăn sinh lý

Là tình trạng trẻ đột ngột lười ăn hoặc ăn ít hơn so với thường ngày. Thường kéo dài từ vài ngày đến 1, 2 tuần.

Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ khi bước vào các giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể như: trẻ mọc răng, tập đi, tập nói…

Biếng ăn sinh lý thường diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, hầu hết không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ rất khó để khắc phục.

Biếng ăn tâm lý

  • Một số trẻ có biểu hiện trốn tránh, sợ hãi khi đến bữa ăn có thể do đã bị ba mẹ quát mắng, ép ăn trước đó.
  • Việc thay đổi môi trường cũng có thể khiến trẻ biếng ăn: những ngày đầu trẻ đi lớp, mẹ đi làm nhờ ông bà trông…

Biếng ăn bệnh lý

Khi có những khó chịu trong người như trẻ ốm, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn hay do dùng kháng sinh dài ngày cũng đều có thể làm mất đi cảm giác ngon miệng và thèm ăn, từ đó gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Do những thói quen không tốt

Nhiều gia đình cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại – dần dần hình thành thói quen ăn không tốt. Bởi việc này sẽ khiến trẻ ăn uống một cách thụ động, không tập trung vào bữa ăn, cơ thể không kích thích hệ tiêu hóa sản sinh ra các enzyme giúp tiêu hóa thức ăn, vì thế mà trẻ không có cảm giác thèm ăn.

Do thực đơn dinh dưỡng nhàm chán

Món ăn nhàm chán cũng làm trẻ biếng ăn

Trẻ nhỏ luôn thích sự đa dạng và mới lạ, vì vậy mẹ nên thay đổi nhiều loại thực phẩm và cách chế biến khác nhau khi xây dựng thực đơn giàu chất dinh dưỡng cho trẻ.
Điều này sẽ làm cho món ăn thơm ngon, kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Ba mẹ cần lưu ý hạn chế cho trẻ ăn một món lặp lại trong nhiều ngày vì điều này ảnh hưởng đến khẩu vị và làm trẻ trở nên biếng ăn.

Mẹ nên làm gì để hạn chế biếng ăn

  • Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, khi tròn 6 tháng tuổi. Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn.
  • Hạn chế tối đa sự mất tập trung khi cho trẻ ăn, không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại, chơi game hay bế đi rong.
  • Thay đổi thực đơn cho trẻ hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều món ăn khác nhau. Thường xuyên nấu các món yêu thích của trẻ.
  • Cho trẻ ăn vừa đủ số lượng và số bữa phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Khẩu phần của trẻ cần phù hợp với độ tuổi. Tránh cho trẻ ăn quá no khiến trẻ khó chịu dẫn đến sợ ăn.
  • Trang trí, chuẩn bị món ăn thật đẹp, hấp dẫn. Ví dụ như bát và thìa cho trẻ ăn có nhiều hình thù khác nhau giúp trẻ hứng thú khi ăn.
  • Ba mẹ không nên gây áp lực trong lúc trẻ ăn. Điều này sẽ ám ảnh cho trẻ mỗi khi ăn, làm trẻ không hấp thụ được dưỡng chất.

Nên cho trẻ ăn vừa đủ, tránh cho ăn quá nhiều

Hậu quả khi trẻ biếng ăn lâu ngày

Khi trẻ biếng ăn dài ngày dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng, thiếu dưỡng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể phát triển. Ảnh hưởng đến trí não cũng như thể chất của trẻ, trẻ biếng ăn dễ bị bệnh vặt cơ thể mệt mỏi và càng bệnh bé lại càng không muốn ăn sẽ làm cho tình trạng cơ thể ngày càng sa sút hơn.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề biếng ăn ở trẻ và một số lưu ý giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt dinh dưỡng để phát triển. Hy vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho các mẹ.


Tin tức liên quan

Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu cho thấy bé đang đói
Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu cho thấy bé đang đói

540 Lượt xem

Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không là nỗi lo chung của phần lớn các bậc cha mẹ. Vì làm cha mẹ ai nào cũng sợ bé thiếu ngủ, giật mình và quấy khóc giữa đêm. Và để biết trẻ sơ sinh đói có ngủ được không, cha mẹ sẽ cần biết cách nhận ra dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đói; và liệu có nên đánh thức giấc ngủ để cho bé bú không?
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ

1269 Lượt xem

Mộng du là hiện tượng trẻ rời khỏi giường và đi lang thang trong khi ngủ như thể là trẻ đang thức. Mộng du không phải là biểu hiện bất thường trong phát triển thể chất hay tâm sinh lý, không gây hại cho trẻ nếu việc đi lại của trẻ khi ngủ được đảm bảo an toàn. Hiện tượng này sẽ hết khi các em lớn lên. Mộng du thường gặp ở trẻ từ 4-12 tuổi, cả trẻ trai và gái. Mộng du thường xảy ra trong vài tiếng đầu của buổi đêm. Ở trẻ mộng du, trí não thì ngủ, trong khi cơ thể lại thức.
Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt
Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt

463 Lượt xem

Sâm bổ lượng hay còn gọi là chè sâm bổ lượng, là một món chè ngọt phổ biến ở miền Nam Việt Nam nhưng có nguồn gốc Quảng Đông và cũng phổ biến tại Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, và Hải Nam. Mặc dù công thức có thể khác nhau, nhưng hầu hết sâm bổ lượng thường có nhãn nhục (cơm trái long nhãn phơi khô), hạt bo bo, hạt sen, phổ tai (một loại rong biển), táo tàu đỏ, hoài sơn (khoai mài) ăn cùng nước, đường phèn và đá bào. Vậy, mẹ bầu ăn sâm bổ lượng được không?

Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Phòng ngừa thế nào?
Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Phòng ngừa thế nào?

2189 Lượt xem

Cha mẹ có biết, hăm da là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? Và phần lớn trường hợp bé bị hăm da là do hăm tã, kể cả khi cha mẹ đã cho các con mặc các loại tã siêu thấm hút. Vậy trẻ bị hăm da, hăm ở vùng kín, hay cụ thể là bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Cha mẹ đọc để hiểu; và ngăn ngừa tái phát cho con nhé.
Quá trình thụ thai và những kiến thức bạn cần biết
Quá trình thụ thai và những kiến thức bạn cần biết

581 Lượt xem

Có khoảng 250 triệu tinh trùng bơi qua quãng đường từ âm đạo tới cổ tử cung, chỉ có khoảng 400 tinh trùng sống sót sau cuộc hành trình này, và cuối cùng chỉ có 1 tinh trùng thực hiện thành công quá trình thụ thai. Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu và như thế nào luôn là câu hỏi lớn của các chị em. Cùng tìm hiểu để sẵn sàng cho thai kỳ sắp tới bạn nhé! Quá trình thụ thai xảy ra khi tinh trùng ở đàn ông vượt qua hành trình vô cùng gian nan, vất vả tìm gặp được trứng ở phụ nữ để “hòa làm một”. Sự kết hợp này làm hình thành nên phôi thai, “hạt giống” để bé yêu lớn dần trong bụng mẹ. Sau khi tình trùng gặp trứng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra như thế nào và diễn ra trong bao lâu? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Các dấu hiệu băng huyết sau sinh
Các dấu hiệu băng huyết sau sinh

445 Lượt xem

Băng huyết sau sinh (tên tiếng Anh là postpartum hemorrhage) được xác định là tình trạng mất máu tích lũy 1.000 ml hoặc mất máu do các dấu hiệu giảm thể tích máu trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho sản phụ trên thế giới.
TUẦN THAI THỨ 14: BÉ BIẾT NẮM DÂY RỐN CỦA MÌNH
TUẦN THAI THỨ 14: BÉ BIẾT NẮM DÂY RỐN CỦA MÌNH

403 Lượt xem

Vào tuần thứ 14, bé dài khoảng 10cm và trọng lượng khoảng 70g. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn nhiều nên có thể tranh thủ đi chơi, tập thể dục, đi du lịch trước khi cơ thể nặng nề hơn
Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?
Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?

1778 Lượt xem

Trong những năm tháng đầu đời, đôi khi những chấn thương do sơ suất khi bé bị ngã đập đầu phía sau. Điều này có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Bé bị ngã đập đầu phía sau sẽ dẫn đến các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng. Chẳng hạn như sưng nhẹ, bầm, cho đến chảy máu ở đầu, tai, vết thương sưng to. Nếu trường hợp nhẹ, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về thể trạng của con. Nếu trường hợp nặng, trẻ bị ngã đập đầu phía sau cần được đưa đi viện gấp để tránh biến chứng sọ não nguy hiểm.
Phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da?
Phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da?

530 Lượt xem

Đối với các chị em phụ nữ hiện đại, việc gìn giữ sắc đẹp đang ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai kỳ, không phải hoạt chất dưỡng da nào cũng có thể sử dụng một cách an toàn. Vậy phụ nữ mang thai có được dùng kem dưỡng da hay không?

Nên siêu âm thai lần đầu khi nào?
Nên siêu âm thai lần đầu khi nào?

461 Lượt xem

Siêu âm thai là một trong những kỹ thuật cận lâm sàng rất quan trọng và cần thiết đối với mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, không phải lúc nào siêu âm thai cũng có thể thực hiện được và người phụ nữ mang thai cần nắm rõ những thông tin về thời gian siêu âm thai như khi nào đi siêu âm thai lần đầu hay lịch siêu âm thai trong thai kỳ như thế nào.

Làm gì khi mắt bé bị đổ ghèn xanh?
Làm gì khi mắt bé bị đổ ghèn xanh?

480 Lượt xem

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn chỉnh, do đó đây là đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó phổ biến là mắt bé bị đổ ghèn liên tục. Khi em bé bị đổ ghèn mắt hoặc mắt đỏ, sưng, chảy nước mắt, các bậc cha mẹ đừng chủ quan mà hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn mắt.
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần phải biết
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần phải biết

555 Lượt xem

Trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung đều rất cần vitamin D để có thể phát triển khung xương một cách toàn diện. Dó cũng chính là nguyên do vì sao việc tắm nắng cho trẻ là rất trong trọng.
Có nên ăn măng khi mang thai?
Có nên ăn măng khi mang thai?

367 Lượt xem

Nhiều mẹ bầu lo lắng và tránh ăn măng khi mang thai vì sợ ăn măng mất máu, ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy sự thật thì bà bầu có nên ăn măng không?

Trẻ em uống cafe có tốt không?
Trẻ em uống cafe có tốt không?

515 Lượt xem

Cà phê là một loại thức uống được ưa thích vì có hương vị thơm ngon lại giúp đầu óc tỉnh táo hơn. Tuy nhiên thức uống này không có lợi cho hệ thần kinh vì chứa một lượng lớn chất kích thích, đặc biệt đối với trẻ em. Vậy trẻ em uống cafe có tốt không?
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

464 Lượt xem

Cũng trong tam cá nguyệt thứ nhất này, thai nhi cũng đối mặt với nguy cơ tổn thương cao hoặc bị dị tật nếu như mẹ bầu ăn uống không kiêng khem, lạm dụng các chất kích thích. Vậy mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc
Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc

500 Lượt xem

Bà bầu bị ho và cảm cúm khi mang thai cần cực kì thận trọng trong việc dùng thuốc. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu cách trị ho cảm cúm khi mang thai mà không cần dùng thuốc trong bài viết dưới đây để thai kì thêm an toàn hơn. Cảm cúm, ho khi mang thai là tình trạng hết sức nguy hiểm bởi bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ mà có tác động lớn tới em bé trong bụng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, phụ nữ mang thai lại không thể tùy tiện sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số phương pháp chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc mà các mẹ bầu có thể thử áp dụng tại nhà:
Làm gì khi trẻ cáu giận, ném đồ, đánh bố mẹ?
Làm gì khi trẻ cáu giận, ném đồ, đánh bố mẹ?

2511 Lượt xem

Có cha mẹ vội vàng cho con là ‘hỗn láo’ khi trẻ có những biểu hiện cảm xúc tiêu cực như cáu giận, đánh bố mẹ. Có cha mẹ cố tình ‘lờ đi’…
”Cứu nguy” cho bà bầu bị trĩ khi mang thai
”Cứu nguy” cho bà bầu bị trĩ khi mang thai

506 Lượt xem

Thông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé. Bà bầu bị trĩ khi mang thai sẽ gây ra tình trạng khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe thai kỳ. Bà bầu bị sa búi trĩ cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh này cũng như cách điều trị để bảo vệ sức khỏe khi mang thai nhé.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

998 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...

Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy và ăn như thế nào?
Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy và ăn như thế nào?

467 Lượt xem

Tác dụng tuyệt vời của yến sào đối với thai phụ thì không còn gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy để có hiệu quả tốt nhất thì còn khá nhiều người chưa biết rõ về vấn đề này. Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy là thắc mắc phổ biến của rất nhiều chị em phụ nữ đang mang thai. Có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng