Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng trong đó tiêu biểu là: Các bữa ăn không đầy đủ dưỡng chất, dưỡng chất không cân bằng, không đảm bảo chất lượng… Thiếu vi chất dinh dưỡng như: canxi, sắt, kẽm, vitamin, selen và khoáng chất khác dẫn đến bé dễ bị nhiễm bệnh, biếng ăn, suy dinh dưỡng,… tác động xấu đén sự phát triển của hệ cơ, xương khớp, hệ thần kinh. Bé lớn ít vận động ít, lười luyện tập thể dục thể thao nên sức đề kháng kém, yếu ớt, dẫn đến biếng ăn, kém ngủ, tăng cân chậm, chậm phát triển các tế bào xương khiến tình trạng thấp còi diễn ra nghiêm trọng hơn.

Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi

Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu và nếu không được phát hiện cũng như có những giải pháp kịp thời, có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường:

  • Bé suy dinh dưỡng thấp còi thường dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm phổi, sởi, tiêu chảy… dẫn đến biếng ăn, suy dinh dưỡng nặng hơn và tạo thành một vòng lẩn quẩn.
  • Bé suy dinh dưỡng thấp còi thường có chiều cao hạn chế vì thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của  hệ cơ xương.
  • Suy dinh dưỡng thấp còi khiến bé bị cản trở về sự phát triển nhận thức, kém phát triển tầm vóc ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lao động trong tương lai.
  • Bé suy dinh dưỡng, thấp còi thường thờ ơ, quấy khóc, không hứng thú với các hoạt động vui chơi, khám phá cuộc sống. Điều này  sẽ hạn chế sự tương tác và giảm khả năng học hỏi của bé.
  • Các bé suy dinh dưỡng khi trưởng thành, thường có tầm vóc thấp bé, sẽ ảnh huởng đến khả năng lao động và có xu hướng mắc các bệnh về chuyển hóa, béo phì, tim mạch…

Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh

Giải pháp cho bé suy dinh dưỡng

1. Chế độ dinh dưỡng đối với bé suy dinh dưỡng

Trong quá trình chăm sóc bé suy dinh dưỡng bắt kịp đà tăng trưởng, mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng chung như sau:

  • Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa. Đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều Kẽm như: thịt gà, con hàu…, vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển chiều cao ở bé.
  • Tích cực cho bé ăn nhiều rau xanh, quả chín cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, đồng thời phòng ngừa táo bón giúp bé hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm… để phát triển tốt chiều cao.
  • Bữa ăn của bé cần được tăng cường thêm 2 – 3 bữa phụ/ ngày bên cạnh 3 bữa chính và đảm bảo đủ 4 nhóm chất thực phẩm trong các bữa chính: nhóm bột đường (cơm,bún, phở, mì, nui…), nhóm đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, đậu…), nhóm chất béo (dầu, mỡ), nhóm vitamin và khoáng chất (rau củ, trái cây).
  • Mẹ cần tăng cường năng năng lượng đáp ứng nhu cầu của bé: Để biết được nhu cầu trẻ suy sinh dưỡng ăn gì để tăng cân, mẹ cần tính được nhu cầu năng lượng của bé theo công thức: 1000 Kcal + 100 x Số tuổi. Đặc biệt, bé còi xương suy dinh dưỡng cần tăng năng lượng hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng bằng cách tăng cường số lượng món ăn trong cùng một bữa ăn, tăng số lần ăn trong ngày nếu bé không thể ăn nhiều trong một lần.

Đối với bé từ 1-3 tuổi, trong mỗi bữa chính khoảng một chén cháo hoặc cơm nát (30g gạo) với 30 gam thịt nạc hoặc tôm, cua, cá, lươn, ếch, hàu, đậu nành…, 20 – 30 gam rau củ quả băm, 10 ml dầu ăn. Mẹ có thể cho bé ăn thêm các bữa phụ từ sữa, sữa chua, phômai, bánh flan, trái cây. Đừng quên tăng cường thêm dầu mỡ trong mỗi bữa ăn của bé, mẹ nhé.

Song song với những nguyên tắc dinh dưỡng chung, mẹ cần kích thích sự thèm ăn của bé. Mẹ cần khéo léo để bé “hợp tác” với bữa ăn mà không có cảm giác sợ sệt. Như vậy, mẹ cần chia thời gian các bữa ăn hợp lý, không nên cho bé ăn vặt vì sẽ khiến bé không có cảm giác đói khi đến bữa ăn chính. Đồng thời, trong bữa ăn, mẹ cần duy trì không khí thoải mái, hãy để bé tự quyết định lượng thức ăn, không ép buộc và không để bữa ăn kéo dài hơn 30 phút.

Bên cạnh đó, mẹ hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn, cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành, bé sẽ thích thú ăn hơn.

Nếu cần, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng vitamin D, vitamin A, canxi, kẽm, sắt dưới dạng thuốc.

Lưu ý rằng, bé đang trong tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, nhu cầu về dinh dưỡng của bé không giống các bé đang phát triển bình thường, chính vì vậy các chuyên gia cũng khuyên mẹ nên cho bé dùng các sản phẩm sữa đặc trị dành cho bé suy dinh dưỡng thấp còi có chứa thành phần ưu việt cần thiết tối đa cho sự phát triển của bé. Để giúp bé tăng cân tốt, mẹ có thể cho bé dùng sữa Dielac Grow Plus 2+ với công thức cao năng lượng, bổ sung vitamin và khoáng chất đáp ứng 100% nhu cầu dinh dưỡng RNI được đề nghị bởi tổ chức quốc tế FAO/WHO cho bé suy dinh dưỡng, thấp còi.

Sản phẩm đặc chế cho bé suy dinh dưỡng thấp còi, giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng. Sản phẩm có những công dụng đột phá như:

  • Kích thích ngon miệng với vitamin nhóm B, kẽm và lysin.
  • Giúp hệ tiêu hoá luôn khoẻ mạnh và hấp thu tốt các dưỡng chất với sự kết hợp độc đáo của chất xơ tiêu hóa hoà tan inulin & FOS và chủng lợi khuẩn Bifidobacterium, BB-12.
  • Giúp bé tăng cân tốt với công thức giàu đạm và năng lượng, đặc biệt bổ sung đạm whey giàu alpha-lactalbumin chứa nhiều các axit amin thiết yếu và chất béo chuyển hoá nhanh MCT
  • Hỗ trợ hấp thu canxi, giúp phát triển xương và chiều cao của bé với 30% canxi và gấp đôi vitamin D3.
  • Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ bé khoẻ mạnh với sữa non Colostrum chứa rất nhiều kháng thể, các vitamin và khoáng chất thiết yếu như A, C, D, E, selen, kẽm…
  • Phát triển thị giác và chức năng ghi nhớ của bé bằng những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển não bộ như DHA, axit linoleic, axit alpha-linolenic, taurin & cholin.

Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh

Không chỉ quan tâm việc trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân, mẹ cần cho bé ăn đúng cách:

  • Cần đảm bảo cho bé ăn đủ bữa: 3 bữa chính (có đủ 4 nhóm thực phẩm) và các bữa phụ như: sữa, sữa chua, phô mai, bánh flan, tàu hũ, bánh bông lan, trái cây… , góp phần làm cho khẩu phần trong xuyên suốt cả ngày của bé đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.
  • Mẹ nên lựa chọn thực phẩm phù hợp với độ tuổi để đáp ứng nhu cầu và tính cân đối của khẩu phần ăn theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị ở từng giai đoạn phát triển của bé.
  • Đồ ăn của bé cần được chế biến đúng cách để tạo cảm giác thích thú cho bé và giảm việc thất thoát các chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến và bảo quản.
  • Khuyến khích bé ăn thay vì ép buộc, hãy để bé thoải mái ăn theo nhu cầu và không nên kéo dài bữa ăn quá lâu (trên 30 phút) và không gây tâm lý ức chế trong bữa ăn của bé. Nếu bé không ăn được nhiều, nên chia thành nhiều bữa cho bé. Lưu ý, trước giờ ăn  1-2 giờ, không nên cho bé ăn vặt để bé có cảm giác đói, khi đến bữa ăn bé sẽ cảm thấy ngon miệng hơn.

2. Những lưu ý khác giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh

Mẹ cần cho bé khám dinh dưỡng định kỳ để được các bác sĩ theo dõi sức khoẻ và nhận biết mức độ phục hồi dinh dưỡng của bé. Thông qua việc kiểm tra sức khỏe của bé, bác sĩ dinh dưỡng sẽ đánh giá tổng quát về thể chất và sự tăng trưởng của bé. Thậm chí kể cả khi bé không bị suy dinh dưỡng thấp còi, mẹ cũng cần theo dõi cân nặng mỗi tháng 1 lần vào 1 ngày cố định trong tháng.

Thêm vào đó, mẹ cũng cần khuyến khích bé luyện tập thể thao để hỗ trợ khả năng tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng, đồng thời giúp phát triển chiều cao của bé. Vì vậy, mẹ nên cho bé vận động phù hợp lứa tuổi, tắm nắng 15 – 30 phút mỗi ngày vào sáng sớm  , ngủ đủ giấc và ngủ sớm trước 22 giờ.

Với những thông tin về việc trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân cũng như những lời khuyên về dinh dưỡng sinh hoạt trên đây, hy vọng sẽ có ích cho mẹ trong cuộc chiến lấy lại cân nặng cho bé yêu bắt kịp đà tăng trưởng cùng các bạn.

Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh

Sưu tầm


Tin tức liên quan

Trình tự mọc răng theo tuổi của em bé, cha mẹ cần chú ý
Trình tự mọc răng theo tuổi của em bé, cha mẹ cần chú ý

1248 Lượt xem

Răng của bé sẽ mọc theo từng giai đoạn của các tháng tuổi, bố mẹ cùng xem nhé.
Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt
Bầu ăn sâm bổ lượng được không? Cách nấu sâm bổ lượng ngon tuyệt

431 Lượt xem

Sâm bổ lượng hay còn gọi là chè sâm bổ lượng, là một món chè ngọt phổ biến ở miền Nam Việt Nam nhưng có nguồn gốc Quảng Đông và cũng phổ biến tại Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, và Hải Nam. Mặc dù công thức có thể khác nhau, nhưng hầu hết sâm bổ lượng thường có nhãn nhục (cơm trái long nhãn phơi khô), hạt bo bo, hạt sen, phổ tai (một loại rong biển), táo tàu đỏ, hoài sơn (khoai mài) ăn cùng nước, đường phèn và đá bào. Vậy, mẹ bầu ăn sâm bổ lượng được không?

11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản, lại hiệu quả
11 mẹo hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà vừa đơn giản, lại hiệu quả

1379 Lượt xem

Sốt là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt vào mùa nắng nóng. Khi bé có những cơn sốt dưới 39°C, mẹ có thể thử một vài mẹo hạ sốt cho trẻ để hạ thân nhiệt và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Không ít bà mẹ khi thấy con bị sốt thường vội vã mua kháng sinh cho bé dùng ngay. Việc dùng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân hoặc không thông qua thăm khám là hết sức tai hại. Theo đó, thuốc có thể để lại nhiều tác dụng không mong muốn hay tệ hơn là dẫn đến tình trạng nhờn thuốc khiến trẻ gặp khó khăn trong điều trị ở những lần mắc bệnh sau. Chính vì thế, khi con không sốt quá cao, để đảm bảo an toàn mẹ có thể thử áp dụng các mẹo hạ sốt cho trẻ dưới đây để tránh những ảnh hưởng bất lợi từ việc dùng thuốc.
Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai
Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai

1035 Lượt xem

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ thường bị ốm nghén nên có cảm giác ăn uống không ngon miệng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người mẹ và gián tiếp ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Để ăn uống ngon miệng hơn, giúp con đủ dinh dưỡng, mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày nhằm tránh hiện tượng buồn nôn do ốm nghén. Bánh, sữa, hoa quả nên được chuẩn bị để ăn trong các bữa phụ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Đồng thời, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, bữa ăn đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau để đỡ gây cảm giác chán ăn. Ngoài ra, thai phụ cũng nên kết hợp thêm các bài tập thể dục nhịp nhàng như hít thở, yoga bà bầu,... để tiêu hóa tốt hơn, giảm ốm nghén, ăn ngon hơn.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cha mẹ lưu lại nhé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cha mẹ lưu lại nhé

1243 Lượt xem

Kỹ năng, kiến thức về cách chăm sóc trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng dành cho cha mẹ để chăm con khôn lớn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ cần phải biết những kỹ năng dưới đây để chăm trẻ một cách tốt nhất.
Sai lầm cần tránh khi tắm cho trẻ sơ sinh
Sai lầm cần tránh khi tắm cho trẻ sơ sinh

465 Lượt xem

Khi tắm cho trẻ sơ sinh, phụ huynh cần phải tránh những sai lầm sau đây để không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé về sau này.
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

1101 Lượt xem

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
Bà bầu có nên tập yoga?
Bà bầu có nên tập yoga?

390 Lượt xem

Tập yoga khi mang bầu là một cách tuyệt vời để giúp bạn luôn khỏe mạnh và giữ gìn dáng vóc. Cho dù là mới tập yoga hay đã có kinh nghiệm từ lâu thì việc làm này vẫn mang lại vô vàn lợi ích.
TUẦN THAI THỨ 4: GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CHO SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 4: GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CHO SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA BÉ

443 Lượt xem

Tuần lễ này phôi tiếp tục làm tổ trong buồng tử cung, bám ngày càng chắc vào trong lớp cơ tử cung, hình thành những gai nhau đầu tiên
TUẦN THAI THỨ 17: BÉ NGỦ NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG
TUẦN THAI THỨ 17: BÉ NGỦ NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG

395 Lượt xem

Đến tuần thai thứ 17, bé đã lớn như một củ hành tây, còn mẹ thì bắt đầu gặp một số vấn đề về sức khỏe nên cần quan tâm đến chế độ ngủ nghỉ, ăn uống, sinh hoạt của mình nhiều hơn
Nên siêu âm thai lần đầu khi nào?
Nên siêu âm thai lần đầu khi nào?

427 Lượt xem

Siêu âm thai là một trong những kỹ thuật cận lâm sàng rất quan trọng và cần thiết đối với mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, không phải lúc nào siêu âm thai cũng có thể thực hiện được và người phụ nữ mang thai cần nắm rõ những thông tin về thời gian siêu âm thai như khi nào đi siêu âm thai lần đầu hay lịch siêu âm thai trong thai kỳ như thế nào.

Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?
Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?

1725 Lượt xem

Viêm da, chàm sữa, viêm phế quản, viêm mũi, dị ứng thức ăn là những bệnh thường gạp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Làm sao để nhận biết và cách phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết chuyển giao mùa.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

357 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...

Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

1351 Lượt xem

Hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nước ta là 24,3% (năm 2016), tỷ lệ này tương ứng cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi và có sự khác biệt giữa các vùng miền, một số tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn ở mức rất cao - trên 30%.
Bi hài chuyện các mẹ để “quên não“ trong phòng sinh
Bi hài chuyện các mẹ để “quên não“ trong phòng sinh

0 Lượt xem

Cùng với niềm hạnh phúc chào đón một “thiên thần“ đáng yêu trong gia đình, các mẹ sau sinh cũng phải đau đầu với những tình huống “dở khóc dở cười“ do trí nhớ giảm sút. Đón thêm một thành viên mới trong gia đình chắc chắn là niềm hạnh phúc lớn lao đối với bất kỳ bà mẹ nào. Vậy nhưng sau khi sinh, mẹ cũng gặp phải không ít rắc rối vì trí nhớ giảm sút nghiêm trọng. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 80% các bà mẹ mới sinh phàn nàn rằng trí não họ không được minh mẫn như trước kể từ khi mang thai. Thậm chí những mẹ có trình độ học vấn cao thì cảm giác này lại càng rõ ràng hơn.
Các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ
Các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ

1643 Lượt xem

Cha mẹ nào cũng mong muốn cho con mình luôn khỏe mạnh, thông minh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên để đạt được điều đó rất cần sự chăm sóc cẩn thận và khoa học của bố mẹ. Bên cạnh việc dạy dỗ con hàng ngày, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Một số loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ dưới đây sẽ là gợi ý để bố mẹ bổ sung cho trẻ.
Nên làm gì để chống muỗi cho bé?
Nên làm gì để chống muỗi cho bé?

567 Lượt xem

Chống muỗi đốt cho trẻ là việc cần làm để hạn chế những bệnh nguy hiểm do muỗi vằn hoặc các loài côn trùng nguy hiểm gây ra. Bài viết giới thiệu những phương pháp rất đơn giản và mẹ có thể áp dụng ngay hôm nay. Mẹ luôn mong muốn con có được một giấc ngủ trọn vẹn nhất nhưng lại lo lắng vì những con muỗi luôn chực chờ để đốt con. Mẹ hãy thêm vào cẩm nang của mình những phương pháp chống muỗi hiệu quả cho bé thông qua bài viết dưới đây nhé.
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì cho thiết thực và lành mạnh

367 Lượt xem

Trẻ 1 tuổi nên ăn gì là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ. Có thể thấy, từ 0 đến dưới 1 tuổi là giai đoạn quan trọng và phát triển mạnh mẽ nhất của trẻ. Do đó, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi này rất quan trọng. Lựa chọn thực phẩm không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, sụt cân ở trẻ. Mẹ tham khảo danh sách các thực phẩm này nhé: Trẻ 1 tuổi nên ăn Chuối, đào và một số loại trái cây mềm khác
Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?
Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?

616 Lượt xem

Bà bầu có được uống trà sữa không? Trà sữa là thức uống có thể tìm thấy ở bất cứ đâu với rất nhiều cách pha và tỷ lệ khác nhau. Trà sữa gây nghiện là nhờ vị thơm trà của kết hợp vị béo của sữa cùng hàng chục loại topping khác nhau.

TUẦN THAI THỨ 12: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO MỘT CHU KỲ MỚI CỦA THAI KỲ
TUẦN THAI THỨ 12: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO MỘT CHU KỲ MỚI CỦA THAI KỲ

396 Lượt xem

Là tuần cuối cùng trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên, đây là cột mốc vô cùng quan trọng bởi tuần thai này, mẹ cần phải đo độ mờ da gáy để chắc rằng bé có bị mắc hội chứng Down hay không, đồng thời mẹ cũng cần xét nghiệm máu để biết rõ sức khỏe của cả hai mẹ con thế nào.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng