Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

Cũng giống như phụ nữ trưởng thành, viêm âm đạo ở trẻ em là tình trạng vùng kín của các bé bị vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm âm đạo. Tuy nhiên, cách nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.

Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

Ở đối tượng trẻ nhỏ, lúc này các cơ quan và sức đề kháng của cơ thể đều chưa hoàn thiện. Buồng trứng chưa phát triển đầy đủ và hoạt động ổn định, cổ tử cung và âm đạo đang phát triển, môi lớn môi nhỏ chưa hoàn thiện, màng trinh mỏng,… Do đó, vùng kín của trẻ nhỏ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập .

Ngoài ra, môi trường âm đạo của trẻ em khác nhiều so với nữ giới ở độ tuổi trưởng thành. Nếu như độ pH ở âm đạo phụ nữ mang tính axit cao thì ở các bé độ pH có tính kiềm. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và gây nhiều bệnh lý phụ khoa.

Khi bị viêm âm đạo, ở cơ thể của trẻ cũng thay đổi và có những dấu hiệu có thể nhận biết được. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ chủ quan không nghĩ rằng bé bị viêm âm đạo sớm dẫn đến việc phát hiện khá muộn.

Hậu quả của việc này là khiến căn bệnh trở nên nặng hơn, quá trình điều trị phức tạp. Một số biểu hiện giúp bố mẹ theo dõi viêm âm đạo ở trẻ em là:

  • Vùng kín của bé bị tiết nhiều dịch bất thường, dịch có màu khác lạ, vùng kín có mùi khó chịu.
  • Viêm âm đạo ở trẻ em khiến bé thường xuyên ngứa và gãi vùng kín, âm đạo và hậu môn đau rát.
  • Tiểu rắt, bí tiểu, đái dầm, trong quá trình đi tiểu bị đau và xót,…

Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

Quá trình chữa viêm âm đạo ở trẻ em sẽ khó khăn vất vả hơn ở người lớn. Bởi vì, bé vẫn chưa biết giữ gìn, vệ sinh đúng cách. Do đó, bố mẹ cần quan tâm sát sao đến sức khỏe của trẻ nhỏ, khi thấy dấu hiệu bất thường thì cần khám ngay.

Nguyên nhân viêm âm đạo ở trẻ em

Viêm âm đạo ở trẻ em có thể hình thành do nhiều nguyên nhân tác động nhưng phần lớn đến từ thói quen vệ sinh kém. Ngoài ra, đôi khi là do việc vệ sinh quần áo, đồ dùng của con nhỏ chung với bố mẹ khiến vi khuẩn có cơ hội lây nhiễm chéo.

Cụ thể các nguyên nhân gây viêm âm đạ ở trẻ em như sau:

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Vệ sinh không đúng phương pháp thường xảy ra do quá trình bé đi tiểu, đại tiện xong không được lau bằng giấy hoặc rửa bằng nước sạch.

Hoặc, khi mẹ vệ sinh cho bé không đúng như lau giấy từ sau ra trước thay vì ngược lại. Điều này khiến cho vi khuẩn có hại từ hậu môn có cơ hội xâm nhập vào vùng kín của bé và gây viêm âm đạo.

Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

Ngoài ra, việc sử dụng những dung dịch chứa chất tẩy rửa mạnh để rửa vùng kín, dùng giấy vệ sinh kém chất lượng dễ khiến cho niêm mạc tại âm đạo bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

  • Giặt chung đồ của trẻ với người lớn

Rất nhiều gia đình có thói quen đem tất cả quần áo của con và bố mẹ giặt chung, bao gồm cả quần lót.

Điều này khiến cho vi khuẩn có hại từ quần áo của bố mẹ lây chéo sang quần áo của bé. Khi bé mặc những loại đồ này đặc biệt là quần lót sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh.

Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

  • Do thói quen hay ngồi bệt

Nhiều trẻ nhỏ có thói quen thường ngồi bệt ở dưới đất hay lê la khắp nơi. Ở đó tồn tại rất nhiều nguy cơ có thể xâm nhập và cơ thể của con.

Đặc biệt là ở các bé gái thường mặc váy và chỉ có quần lót ở trong rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, giun sán ký sinh.

  • Do thiếu hụt hormone nữ Estrogen

Đây là vấn đề bẩm sinh bắt nguồn từ khi bé từ còn trong bụng mẹ. Có rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai bị viêm nhiễm phụ khoa dẫn đến lây sang cho con.

Lượng estrogen bé được nhận từ mẹ trong giai đoạn này cũng không đủ và khiến cho môi trường pH của vùng kín bất thường.

  • Do bệnh về da liễu

Nếu như bé nhà bạn đang gặp một số bệnh lý về da như viêm da cơ địa, vảy nến,… rất có thể da vùng kín cũng có thể bị ảnh hưởng.

Viêm da khiến bé ngứa ngáy, gãi vùng kín nhiều từ đó khiến vi khuẩn có khả năng xâm nhập sâu hơn, gây viêm nhiễm vùng kín.

Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

  • Không vệ sinh tay trước khi tắm rửa cho bé

Nhiều bố mẹ rất kỹ càng trong vấn đề giữ vệ sinh cho bé nhà mình, tuy nhiên lại quên mất rằng chính bản thân mình cũng cần vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi chạm vào bé.

Nhiều vi khuẩn ký sinh tồn tại trên tay người lớn có thể gây hại cho bé, đặc biệt là ở những khu vực nhạy cảm như vùng kín, gây viêm nhiễm ở trẻ em.

Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

Viêm âm đạo ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không kịp thời xử lý, bệnh lý viêm âm đạo ở trẻ em có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của bé. Trẻ nhỏ là đối tượng chưa phát triển tâm sinh lý ổn định, khi bị bệnh lý lạ về vùng kín sẽ khiến cho các bé sợ hãi, vô tình tạo tâm lý căng thẳng và áp lực cho con trẻ.

Bên cạnh đó, viêm âm đạo ở trẻ em kéo dài nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nhiễm nặng. Viêm lan sang những vùng khác ở âm đạo như viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm tắc vòi trứng,…

Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, nếu bị mắc bệnh ở độ tuổi quá ít bé sẽ bị tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về sau như nhiễm trùng âm đạo, vô sinh – hiếm muộn, ung thư cổ tử cung.

Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

Viêm âm đạo ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm. Do đó, khi bé có những biểu hiện bất thường tại vùng kín, bố mẹ đừng chủ quan mà cần cho bé đi khám ngay. Bố mẹ nên lựa chọn những bệnh viện lớn, bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao để thăm khám và điều trị kịp thời.

Biện pháp điều trị và kiểm soát viêm âm đạo ở trẻ em

Viêm âm đạo ở người trưởng thành thông thường sẽ được điều trị kết hợp bằng nhiều phương pháp như đặt thuốc, uống thuốc, thực hiện thủ thuật,…

Tuy nhiên, ở trẻ em âm đạo còn non nớt và chưa hoàn thiện nên những biện pháp này thường không khả thi. Để điều trị viêm âm đạo ở trẻ em, có thể thực hiện một số cách làm như sau.

Chữa viêm âm đạo ở trẻ em bằng Tây y

Biện pháp đầu tiên mà bố mẹ nghĩ đến là điều trị viêm âm đạo cho trẻ em bằng phương pháp Tây y bởi chúng có tác dụng nhanh và giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và chẩn đoán mức độ viêm nhiễm của bé, từ đó kê đơn điều trị phù hợp với bệnh. Tùy thể trạng, nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định điều trị một cách hợp lý như:

  • Đối với viêm âm đạo không đặc hiệu

Viêm âm đạo ở bé đôi khi không phải do vi khuẩn gây nên mà xuất phát từ việc niêm mạc âm đạo bị kích ứng với các loại chất. Ví dụ như xà phòng, chất tẩy rửa, chất tạo bọt, hơi ẩm từ quần áo chưa khô, chất tạo mùi, quá trình cọ xát do mặc quần chật,… sẽ khiến vùng kín tổn thương và viêm nhiễm.

Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

Trong trường hợp này bé sẽ không cần dùng thuốc mà chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Cần loại bỏ những tác nhân có hại không cho bé dùng nữa và giữ cho vùng kín luôn thoáng mát, không bị hầm bí.

  • Đối với viêm âm đạo đặc hiệu

Đây là bệnh lý gây nên bởi vi khuẩn, nấm men, virus, ký sinh,… khiến âm đạo bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Hoặc do viêm da cơ địa, vảy nến,… , bố mẹ cần cho bé sử dụng thuốc để điều trị dứt điểm.

Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc thích hợp ứng với từng tác nhân gây viêm âm đạo. Do vùng kín của bé còn non nớt, môi lớn môi bé chưa phát triển, màng trinh còn rất mỏng, thuốc được kê chủ yếu là nhóm thuốc dạng kem bôi ngoài da.

Những thuốc này có chứa Oxit kẽm giúp kiểm soát tốt viêm nhiễm và kết hợp với vệ sinh vùng kín sạch sẽ để đẩy lùi bệnh.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc bôi Clotrimazole để bôi vùng kín cho bé bởi thuốc có thể gây phát ban, kích ứng, gây ngứa châm chích, nóng rát vùng kín, tức bụng, tiểu tiện nhiều,…

Trẻ nhỏ sức đề kháng kém, niêm mạc mỏng nên sẽ không chịu đựng được khi dùng.

Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

Ngoài ra, không được dùng Fluconazol 150mg cho bé để điều trị nấm Candida. Thuốc áp dụng điều trị cho người lớn với 1 liều duy nhất rất hiệu quả nhưng đối với trẻ nhỏ là quá liều so với cân nặng của bé.

Hệ bài tiết của trẻ còn kém, nếu dùng thuốc không đào thải kịp ra khỏi cơ thể sẽ gây ngộ độc trong máu rất nguy hiểm.

Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị cho bé tại nhà vì rất có thể chúng ta bị nhầm 2 thể bệnh này với nhau. Hơn nữa việc dùng không đúng thuốc, không đúng liều lượng sẽ gây nên phản tác dụng, viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.

Cải thiện viêm âm đạo ở trẻ em bằng mẹo dân gian

Viêm nhiễm tại vùng kín ở trẻ nhỏ mẹ hoàn toàn có thể áp dụng một số bài thuốc mẹo chữa dân gian đơn giản để điều trị cho bé tại nhà.

Tất nhiên là chỉ thực hiện những phương pháp này sau quá trình thăm khám và xác định được bé bị viêm âm đạo không đặc hiệu. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cho bé tại nhà.

Một số biện pháp hỗ trợ sử dụng các loại thảo dược tự nhiên, an toàn và lành tính, bố mẹ không cần quá lo lắng về những tác dụng phụ khi sử dụng. Nguyên liệu này hoàn toàn dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản và không tốn nhiều thời gian.

Xông hơi vùng kín bằng lá trầu không

Trong lá trầu không có chứa rất nhiều hoạt chất tốt, có lợi cho sức khỏe. Giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy và đau rát tại vùng kín.

Bố mẹ có thể thực hiện xông nước lá trầu không cho bé từ 2 – 3 lần/ tuần để cải thiện viêm âm đạo nhanh hơn.

Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 5 – 6 lá trầu không (chọn loại sạch, an toàn, không chứa thuốc trừ sâu).
  • Đem lá đi rửa sạch, có thể ngâm qua với nước muối loãng.
  • Lấy lá trầu không đun sôi với khoảng 1,5l nước trong 15 phút.
  • Sau đó đổ nước ra chậu, đợi nước nguội bớt thì cho bé xông trong khoảng 5 – 10 phút.

Kết hợp lá chè xanh và muối hạt xông vùng kín

Ngoài phương pháp xông với lá trầu không, mẹ cũng có thể cho các bé xông vùng kín bằng lá chè xanh. Trong lá chè có chứa nhiều chất như một loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm, làm lành các tổn thương. Muối hạt có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, diệt vi khuẩn có hại.

Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá chè xanh, rửa sạch và ngâm với nước muối.
  • Đem lá chè xanh đi đun với nước sạch trong khoảng 15 phút để tinh chất có thể thôi hết ra nước.
  • Đợi cho nước nguội bớt, thêm một ít muối hạt rồi thực hiện xông vùng kín cho bé.

Cần lưu ý rằng mẹ chỉ nên thực hiện xông vùng kín cho bé và dùng nước sạch rửa lại âm đạo cho bé, không dùng nước lá để rửa cho bé vì vùng kín của trẻ nhỏ còn khá non nớt.

Phòng tránh viêm âm đạo trẻ nhỏ như thế nào cho hiệu quả?

Bị viêm âm đạo sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ, đến tâm lý của bé, đặc biệt có thể cản trở khả năng sinh sản về sau.

Do đó, bố mẹ nên đặc biệt chú trọng vấn đề vệ sinh vùng kín cho con ngay từ bé để tránh viêm âm đạo:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, nên vệ sinh với nước sạch và tuyệt đối không dùng dung dịch vệ sinh của người lớn để sử dụng cho bé.
  • Rửa âm đạo, hậu môn thật sạch hoặc dùng giấy vệ sinh đảm bảo để lau cho bé sau khi đi tiểu, đại tiện.
  • Nên nhớ phải lau từ phía trước ra sau để tránh nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo.
  • Tắm rửa cho bé đều đặn, thay quần lót chất liệu thoáng mát, thấm hút 2 lần/ ngày khi thời tiết nóng và bé ra nhiều mồ hôi.
  • Với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi còn đang đóng bỉm thì cần thay bỉm thường xuyên. Việc đóng kín bỉm trong thời gian dài khiến vi khuẩn có trong chất thải xâm nhập vào âm đạo gây viêm.
  • Tập cho bé thói quen mặc quần lót từ nhỏ trước khi mặc váy hoặc quần ngoài để bảo vệ vùng kín được tốt hơn.
  • Giặt riêng quần áo của trẻ nhỏ với bố mẹ để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn chéo sang cho con.
  • Không để bé lê la ở đất hay ở những nơi không đảm bảo vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm âm đạo ở trẻ em.
  • Chú ý hơn trong chế độ ăn cho trẻ, nên cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng nhất là rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây hại.

Viêm âm đạo ở trẻ em có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi bố mẹ chủ quan không theo dõi sát sao những thay đổi nhỏ trong cơ thể của con. Do đó cần chú ý hơn trong phòng tránh viêm âm đạo để tránh những biến chứng phụ khoa nguy hiểm về sau.

Sưu tầm

 


Tin tức liên quan

Trẻ sơ sinh nằm sấp có nên hay không? Cách tập bé nằm sấp

Trẻ sơ sinh nằm sấp có nên hay không? Cách tập bé nằm sấp

176 Lượt xem

Nhiều cha mẹ thường đặt trẻ mới sinh nằm ngửa vì nghĩ rằng đây là tư thế tốt nhất đối với trẻ. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số chuyên gia thì việc cho trẻ sơ sinh nằm sấp cũng mang lại nhiều lợi ích. Tư thế này tạo nền tảng vững chắc để trẻ thực hiện những vận động khó hơn về sau. Ngoài ra, nó còn giúp bé phát triển trí não, phát triển thị giác, hỗ trợ tiêu hóa…
Các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ

Các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ

1273 Lượt xem

Cha mẹ nào cũng mong muốn cho con mình luôn khỏe mạnh, thông minh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên để đạt được điều đó rất cần sự chăm sóc cẩn thận và khoa học của bố mẹ. Bên cạnh việc dạy dỗ con hàng ngày, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Một số loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ dưới đây sẽ là gợi ý để bố mẹ bổ sung cho trẻ.
Hướng dẫn bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ

Hướng dẫn bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ

132 Lượt xem

Canxi là dưỡng chất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thiếu hụt canxi khiến trẻ chậm tăng trưởng cũng như có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Vậy bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ như thế nào?
Mẹo xử lý nhanh khi trẻ bị hóc xương cá

Mẹo xử lý nhanh khi trẻ bị hóc xương cá

130 Lượt xem

Trẻ bị hóc xương cá là một tai nạn thường gặp ở cả các bé nhỏ lẫn bé lớn, khiến bé cảm thấy đau nhói, khó chịu trong cổ họng. Trong trường hợp bé hóc xương, mẹ nên bình tĩnh xử lý nhanh bằng những mẹo sau đây.
Trẻ em uống cafe có tốt không?

Trẻ em uống cafe có tốt không?

173 Lượt xem

Cà phê là một loại thức uống được ưa thích vì có hương vị thơm ngon lại giúp đầu óc tỉnh táo hơn. Tuy nhiên thức uống này không có lợi cho hệ thần kinh vì chứa một lượng lớn chất kích thích, đặc biệt đối với trẻ em. Vậy trẻ em uống cafe có tốt không?
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?

Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?

177 Lượt xem

Sữa nguồn gốc thực vật là những lựa chọn thay thế phổ biến cho sữa bò thông thường và chúng có thể là lựa chọn tuyệt vời cho một số người lớn, đặc biệt là những người không dung nạp lactose. Nhưng các loại sữa không chứa sữa như sữa đậu nành có tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? Và có nên cho trẻ uống sữa đậu nành không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.
Ăn trứng khi mang thai có an toàn không?

Ăn trứng khi mang thai có an toàn không?

95 Lượt xem

Cho dù chúng được với các cách chế biến khác nhau, nhưng trứng vẫn là món ăn khá phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của trứng có thể mang lại cho sức khỏe, thì bạn có thể đặt câu hỏi liệu ăn trứng có an toàn khi đang mang thai hay không. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin cụ thể về loại thực phẩm này.
Hậu quả khi trẻ thiếu canxi các mẹ đã biết chưa?

Hậu quả khi trẻ thiếu canxi các mẹ đã biết chưa?

134 Lượt xem

Canxi là một chất khoáng cần thiết có vai trò rất quan trọng, tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể. Hậu quả khi trẻ thiếu canxi mà không được bổ sung kịp thời khá nghiêm trọng. Khi lượng canxi cung cấp không đủ đáp ứng các nhu cầu của cơ thể sẽ xuất hiện những hiện tượng như chuột rút, đau mỏi cơ… Tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài, không khắc phục và bổ sung thì sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Cùng theo dõi những hậu quả khi trẻ thiếu canxi mà các mẹ nên quan tâm để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé.
TUẦN THAI THỨ 19: SỰ PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC CỦA HỆ TIÊU HÓA

TUẦN THAI THỨ 19: SỰ PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC CỦA HỆ TIÊU HÓA

209 Lượt xem

Vậy là mẹ đã đi được nửa chặng đường của thai kỳ. Lúc này bé đã nặng chừng 300gr, chiều dài của bé tính từ đầu đến mông khoảng 16,5 cm. Hệ tiêu hóa của bé đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ.
TUẦN THAI THỨ 16: BÉ BẮT ĐẦU ĐÁ, THÚC, NHÀO LỘN TRONG BỤNG MẸ

TUẦN THAI THỨ 16: BÉ BẮT ĐẦU ĐÁ, THÚC, NHÀO LỘN TRONG BỤNG MẸ

201 Lượt xem

Từ tuần thai này, bé sẽ tăng trưởng khá nhanh cả về cân nặng và chiều dài. Đặc biệt là những mẹ đã từng mang thai, thì đây là lúc mẹ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của con.
Cách dưỡng thai 3 tháng đầu - Mẹ bầu không thể chủ quan

Cách dưỡng thai 3 tháng đầu - Mẹ bầu không thể chủ quan

79 Lượt xem

3 tháng đầu là giai đoạn nhảy cảm trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng trang bị đầy đủ cho mình cách dưỡng thai 3 tháng đầu. Mẹ theo dõi ngay! 3 tháng đầu là lúc bé bắt đầu thích ứng với môi trường trong bụng mẹ. Do đó, sẽ là một sai lầm nếu mẹ không ưu tiên tìm hiểu về cách dưỡng thai 3 tháng đầu. Cùng MarryBaby tìm hiểu bài viết dưới đây mẹ nhé.  
Trẻ sơ sinh khóc đêm khi nào là bất thường? Cách giúp bé ngủ ngon

Trẻ sơ sinh khóc đêm khi nào là bất thường? Cách giúp bé ngủ ngon

114 Lượt xem

Trong thời gian từ 6-8 tuần tuổi, ngoài thời gian ngủ, bé thường dành 3 tiếng để khóc mỗi ngày. Phần lớn khoảng thời gian này rơi vào ban đêm và trẻ sơ sinh khóc đem càng khiến các bà mẹ trở nên bối rối. Trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm thường xuyên; nhất là trẻ 1 tháng tuổi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé; mà còn khiến mẹ bỉm sữa mất ngủ dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh.
Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ nào cũng mong đợi

Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ nào cũng mong đợi

127 Lượt xem

Những bước đi đầu tiên của bé chắc chắn là cột mốc quan trọng mà cha mẹ nào cũng mong đợi. Thông thường, độ tuổi trẻ bắt đầu biết đi thường là 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, sẽ có những bé biết đi sớm hơn hoặc muộn hơn con số này, và điều này là hoàn toàn bình thường. Khi thấy bé cưng có những dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ cần tăng cường sự quan sát đến trẻ. Vì đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tò mò về mọi thứ xung quanh. Để mắt đến trẻ nhiều hơn sẽ hạn chế được những rủi ro ngoài ý muốn. Và để không bỏ lỡ cột mốc đáng yêu này của bé cưng, cha mẹ hãy quan sát và lưu ý những dấu hiệu trẻ sắp biết đi từ bây giờ nhé!
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần

Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần

220 Lượt xem

Mang thai 40 tuần, hay 38 tuần sau thụ thai đều thuộc tháng thứ 9 của thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần đã hoàn chỉnh và sẽ không có nhiều thay đổi so với một tuần trước, ngoài trừ phần tóc và móng tay vẫn tiếp tục dài ra.
Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện

Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện

121 Lượt xem

Tình trạng biếng ăn của trẻ luôn là một vấn đề gây đau đầu đối với các bà các mẹ. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và tư duy của trẻ rất nhiều. Vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này?
Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh

Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh

931 Lượt xem

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng trong đó tiêu biểu là: Các bữa ăn không đầy đủ dưỡng chất, dưỡng chất không cân bằng, không đảm bảo chất lượng… Thiếu vi chất dinh dưỡng như: canxi, sắt, kẽm, vitamin, selen và khoáng chất khác dẫn đến bé dễ bị nhiễm bệnh, biếng ăn, suy dinh dưỡng,… tác động xấu đén sự phát triển của hệ cơ, xương khớp, hệ thần kinh. Bé lớn ít vận động ít, lười luyện tập thể dục thể thao nên sức đề kháng kém, yếu ớt, dẫn đến biếng ăn, kém ngủ, tăng cân chậm, chậm phát triển các tế bào xương khiến tình trạng thấp còi diễn ra nghiêm trọng hơn.
TUẦN THAI THỨ 17: BÉ NGỦ NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG

TUẦN THAI THỨ 17: BÉ NGỦ NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG

129 Lượt xem

Đến tuần thai thứ 17, bé đã lớn như một củ hành tây, còn mẹ thì bắt đầu gặp một số vấn đề về sức khỏe nên cần quan tâm đến chế độ ngủ nghỉ, ăn uống, sinh hoạt của mình nhiều hơn
Bà bầu ăn tảo biển được không

Bà bầu ăn tảo biển được không

95 Lượt xem

Khi bạn mang thai, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn của mình. Nếu bạn là một fan hâm mộ của tảo biển, bạn có thể muốn biết ‘ăn tảo biển khi mang thai có sao không’ hay bạn có thể sử dụng tảo biển thường xuyên không? Có một số loại tảo biển mà bạn có thể sử dụng một cách an toàn khi mang thai. Bài viết này sẽ hướng dẫn các thông tin này cho bạn
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

97 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?

513 Lượt xem

Giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt là trong 3 năm đầu đời. Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ, ngủ không đúng giờ thường hay quấy khóc. Giống như chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giấc ngủ hàng ngày cũng rất quan trọng, giúp bé phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, khó ngủ, trằn trọc khi ngủ làm cho chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến làm bé ngủ không sâu giấc và cách giải quyết phù hợp, mẹ tham khảo nhé!

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng