Âm đạo của bạn thay đổi thế nào sau khi sinh con?

Sự thay đổi của âm đạo sau sinh diễn ra tự nhiên, khiến bạn cảm thấy rộng hơn, khô hoặc đau trong một thời gian. Một số sản phụ còn bị rách, cắt và khâu tầng sinh môn (da giữa âm đạo và hậu môn). Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì hiện nay Y học hiện đại đã phát triển hơn, có nhiều cách để phẫu thuật, phục hồi âm đạo sau khi sinh.

1. Âm đạo rộng hơn

 

Âm đạo của phụ nữ sau sinh thường có thể trông rộng hơn so với trước đây, kèm theo bầm tím hoặc sưng tấy. Bạn cũng sẽ cảm thấy vùng kín của mình mềm và lỏng lẻo hơn, nhưng điều này là hoàn toàn bình thường.

Tình trạng sưng và rộng âm đạo sẽ bắt đầu giảm vài ngày sau khi em bé chào đời. Âm đạo của bạn có thể sẽ không trở lại hoàn toàn như trước khi sinh, nhưng đây không phải là vấn đề lớn. Nếu cảm thấy lo lắng, sản phụ có thể hỏi bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Các chuyên gia y tế luôn khuyến nghị bà mẹ sau sinh thực hiện bài tập sàn chậu, hay còn gọi là tập Kegel, nhằm giúp săn chắc cơ và phục hồi âm đạo sau sinh. Bài tập này còn có tác dụng ngăn nước tiểu bị rò rỉ (tiểu không kiểm soát) và tăng khoái cảm khi quan hệ tình dục.

Trải qua hành trình mang thai và sinh nở, sàn chậu sẽ yếu sau khi sinh. Do đó, bạn có thể gặp khó khăn trong việc nhịn tiểu, đặc biệt là khi cười hoặc ho trong vòng 6 tuần sau sinh. Són tiểu sau sinh là bình thường và chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Nếu bạn bị chấn thương, hoặc bị rách cấp độ II trở lên, bạn có thể bị tiểu không tự chủ trong tối đa 3 tháng sau sinh. Sản phụ không bị rách hoặc tổn thương trực tiếp đến sàn chậu thì “không được tè ra quần” sau 3 tháng.

Không ít phụ nữ gặp phải tình trạng són tiểu sau khi sinh con, nhưng hầu hết trường hợp đều có thể hạn chế được nhờ các bài tập sàn chậu. Bạn có thể thực hiện các bài tập sàn chậu bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào, dù là ngồi, nằm hay đứng. Cách tập như sau:

  • Siết và co vào hậu môn cùng một lúc, đồng thời bóp và kéo âm đạo lên trên
  • Co bóp nhanh chóng, siết chặt và thả lỏng các cơ liên tục
  • Sau đó giảm nhịp độ từ từ, siết và giữ càng lâu càng tốt trước khi thả lỏng, nhưng không quá 10 giây
  • Lặp lại mỗi nhịp 10 lần, tập 4 - 6 lần mỗi ngày.

Người mới bắt đầu có thể xác định cơ sàn chậu bằng cách tưởng tượng như đang nín nhịn đi đại tiện, giữ chiếc tampon bên trong âm đạo hoặc ngừng ngang dòng nước tiểu. Bạn có thể thực hiện bài tập này trong khi giặt giũ, xếp hàng trong siêu thị hoặc xem TV.

2. Khô âm đạo

 

Sau khi sinh con, tình trạng âm đạo khô hơn bình thường cũng rất phổ biến. Nguyên nhân có liên quan đến lượng estrogen trong cơ thể suy giảm thấp hơn so với khi bạn mang thai.

Những bà mẹ đang cho con bú thậm chí còn có mức độ estrogen thấp hơn, do đó tình trạng khô hạn cũng biểu hiện rõ ràng hơn. Theo các chuyên gia, khi bạn ngừng cho con bú và kinh nguyệt trở lại theo chu kỳ, mức độ estrogen sẽ khôi phục bằng trước khi mang thai. Lúc này, tình trạng khô âm đạo sẽ được cải thiện.

Nếu đã bắt đầu quan hệ tình dục trở lại nhưng tình trạng khô hạn làm cản trở, phụ nữ sau sinh có thể sử dụng chất bôi trơn mua ở hiệu thuốc, siêu thị hoặc trên mạng từ nguồn uy tín. Trong trường hợp có sử dụng bao cao su latex hoặc polyisoprene, hãy đảm bảo chọn mua chất bôi trơn gốc nước. Các sản phẩm gốc dầu như kem dưỡng ẩm và kem dưỡng da, có thể làm cho bao cao su bị rách.

Thay vì lo lắng một mình, phụ nữ nên tâm sự với người bạn đời để cả hai cùng tìm cách giải quyết nếu đời sống tình dục sau sinh gặp trục trặc, vẫn chưa thể ổn định trở lại. Nếu sự thay đổi của âm đạo sau sinh, cụ thể là khô hạn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và chưa thể tìm ra cách, hãy trình bày với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Khô âm đạo ảnh hưởng đến đời sống tình dục của các cặp vợ chồng

3. Đau vết khâu ở tầng sinh môn

 

Khu vực âm đạo có thể cảm thấy đau hoặc nhức ngay sau khi sinh con. Tình trạng này thường được cải thiện trong vòng 6 - 12 tuần tiếp theo. Trong thời gian này, các chuyên gia cũng khuyến nghị phụ nữ thực hiện các bài tập sàn chậu để giúp phục hồi âm đạo sau sinh.

Tầng sinh môn của bạn có thể cảm thấy đau, đặc biệt là nếu bạn cần phải khâu lại vết rách hoặc vết cắt khi chuyển dạ. Thuốc giảm đau thường sẽ hữu ích, nhưng bà mẹ đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi mua bất kỳ loại thuốc giảm đau không kê đơn nào.

Giữ sạch sẽ vùng đáy chậu đang có vết thương đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, sản phụ phải luôn:

  • Rửa tay trước và sau khi thay băng vệ sinh
  • Đảm bảo thay băng ngay khi cần.
  • Tắm vòi sen mỗi ngày.

Trong thời gian chờ vết khâu tầng sinh môn lành lại, hãy đến bác sĩ kiểm tra nếu bạn bị đau nhiều, khó chịu, hoặc nhận thấy có mùi bất thường. Mặc dù sưng đau tầng sinh môn là phổ biến, nhưng bạn cũng không nên bỏ qua những cơn đau dai dẳng và khó chịu sau khi vết thương đã lành và bắt đầu tiếp tục các hoạt động bình thường. Tùy thuộc vào kích thước của vết thương, sản phụ có thể bị sẹo khi vết rách hoặc vết cắt lành lặn.

4. Đau khi quan hệ tình dục

 

Không có thời điểm cụ thể để bắt đầu quan hệ tình dục trở lại sau khi bạn sinh con. Tuy nhiên cả hai không nên quá vội vàng. Trải nghiệm của mỗi người là cực kỳ khác nhau và điều quan trọng là bạn cần phải sẵn sàng. Nếu “chuyện yêu” khiến bạn cảm thấy đau đớn thì sẽ không còn được vui vẻ và thoải mái.

Nếu âm đạo của bạn bị khô hạn, hãy thử dùng chất bôi trơn trong khi giao hợp để xem liệu có tác dụng không. Trong trường hợp bạn có cảm giác khó chịu xung quanh đáy chậu, hãy đến bác sĩ kiểm tra vết thương có ổn và đang lành dần không. Ngoài tình trạng khô do hormone, rách và cắt tầng sinh môn có thể ảnh hưởng đến thời gian sự thoải mái và phục hồi âm đạo sau sinh, đồng thời mô sẹo cũng sẽ gây đau dữ dội khi bị tác động, chèn ép. Sàn chậu lỏng lẻo cũng làm giảm cơ hội đạt cực khoái ở phụ nữ.

Phụ nữ sau sinh ít có ham muốn quan hệ tình dục hơn trước đây cũng là điều bình thường. Các ông bố bà mẹ mới đang phải chăm sóc một em bé đều cảm thấy rất mệt mỏi, thậm chí là căng thẳng và áp lực. Thay vì chỉ im lặng chịu đựng và lảng tránh chuyện ấy, phụ nữ sau sinh nên chia sẻ với người bạn đời để cả hai cùng nhau giải quyết. Nếu bạn tiếp tục cảm thấy đau khi quan hệ tình dục, hãy nhờ bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân.

Lưu ý, phụ nữ có khả năng tiếp tục mang thai vào 3 tuần sau khi sinh, vì vậy đừng quên áp dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ.

Video đề xuất:

 

Tóm lại khi sinh thường, em bé sẽ đi qua cổ tử cung và ra ngoài qua âm đạo. Các cơ quan vùng chậu buộc phải căng ra hết mức để giúp em bé chào đời, dẫn đến suy yếu và tổn thương. Vì vậy, không có gì lạ nếu phụ nữ cảm thấy âm đạo thay đổi sau sinh con, trở nên lỏng lẻo hoặc khô hơn bình thường, kèm theo cảm giác đau nhức, nhất là khi quan hệ tình dục. Tất cả những vấn đề này đều có thể và nên được giải quyết bởi các bài tập sàn chậu, phối hợp chặt chẽ với bác sĩ vật lý trị liệu.

Chăm sóc sau sinh là một quá trình liên tục, toàn diện cho cả mẹ và bé, kể cả sinh thường hay sinh mổ thì phụ nữ đều cần thời gian phục hồi để đảm bảo không có biến chứng sau sinh xảy ra.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, phòng ốc khang trang sạch đẹp, đội ngũ Y Bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ tham gia chẩn đoán, đưa ra phương pháp tối ưu nhất phụ thuộc vào từng sản phụ. Nhờ đó mang lại cho chị em phụ nữ sự an tâm tuyệt đối, thoải mái, không còn những lo lắng cho mẹ và bé. Ngoài ra, với phương pháp đẻ không đau tiên tiến, hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ gây mê hồi sức chuyên nghiệp trình độ cao, các sản phụ sẽ không còn những cơn đau vật vã mà thay vào đó, các sản phụ sẽ có một trải nghiệm đẻ không đau ở Vinmec hoàn toàn khác biệt.

Kỹ thuật giảm đau sau sinh giúp sản phụ giảm đau tại vết cắt tầng sinh môn sau đẻ, đảm bảo phục hồi sức khỏe nhanh đối với sản phụ đẻ thường sẽ được gây tê thần kinh bằng máy siêu âm (gây tê thần kinh thẹn). Với các sản phụ đẻ mổ sẽ được gây tê thần kinh bằng máy siêu âm trong điều trị đau sau mổ. Kết quả đánh giá hiệu quả giảm đau gần đây nhất cho thấy: Toàn bộ sản phụ sinh mổ đều không phải sử dụng morphin, tình trạng đau sau sinh khi vận động và sinh hoạt gần như không còn được ghi nhận. Thêm vào đó, mẹ còn có cơ hội sử dụng dịch vụ sàng lọc cho trẻ trước và sau sinh; lưu trữ máu cuống rốn, màng dây rốn..

 


Tin tức liên quan

Các cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn
Các cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn

1196 Lượt xem

Hiện tượng trẻ bị nôn khi uống thuốc rất phổ biến. Nếu trẻ nhà bạn đang rơi vào tình huống này thì bạn nên tham khảo các cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn cực dễ dàng trong bài viết dưới đây.
TUẦN THAI THỨ 7: BÉ THÍCH NGHI DẦN VỚI CUỘC SỐNG BÊN TRONG BỤNG MẸ
TUẦN THAI THỨ 7: BÉ THÍCH NGHI DẦN VỚI CUỘC SỐNG BÊN TRONG BỤNG MẸ

371 Lượt xem

Ở tuần thai này, kích thước của thai nhi là khoảng 1,3cm – lớn bằng một quả oliu xanh cỡ trung bình. Lúc này, bé đang thay đổi liên tục để có thể thích nghi với cuộc sống bên trong tử cung.
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai

403 Lượt xem

Khi bạn bước vào quá trình mang thai, bạn có thể thèm một thứ gì đó có đường. Nhưng đừng tạo thói quen với tay lấy một miếng bánh hay một thanh kẹo để thỏa mãn sở thích ngọt ngào đó. Trái cây là giải pháp hoàn hảo. Vậy bà bầu nên ăn quả gì?

Bà bầu uống sữa đậu nành được không
Bà bầu uống sữa đậu nành được không

338 Lượt xem

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bà bầu uống sữa đậu nành thì sao? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu về vấn đề uống sữa đậu này trong thai kỳ nhé.

Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh
Làm sao giúp bé suy dinh dưỡng tăng cân nhanh

1138 Lượt xem

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng trong đó tiêu biểu là: Các bữa ăn không đầy đủ dưỡng chất, dưỡng chất không cân bằng, không đảm bảo chất lượng… Thiếu vi chất dinh dưỡng như: canxi, sắt, kẽm, vitamin, selen và khoáng chất khác dẫn đến bé dễ bị nhiễm bệnh, biếng ăn, suy dinh dưỡng,… tác động xấu đén sự phát triển của hệ cơ, xương khớp, hệ thần kinh. Bé lớn ít vận động ít, lười luyện tập thể dục thể thao nên sức đề kháng kém, yếu ớt, dẫn đến biếng ăn, kém ngủ, tăng cân chậm, chậm phát triển các tế bào xương khiến tình trạng thấp còi diễn ra nghiêm trọng hơn.
Cho bé mặc gì mùa nóng.
Cho bé mặc gì mùa nóng.

1608 Lượt xem

Thời tiết nóng nực sẽ khiến trẻ em, thậm chí là người lớn đổ mồ hôi rất nhiều sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến con bạn có nguy cơ mắc các chứng bệnh về da dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác trong mùa hè.
Bà bầu ăn ếch có an toàn không?
Bà bầu ăn ếch có an toàn không?

366 Lượt xem

Thịt ếch có chứa một lượng protein dồi dào, giàu vitamin B, photpho và canxi. Tuy nhiên, ếch chỉ sống chủ yếu trong môi trường ẩm ướt như ruộng đồng, ao hồ có nhiều loại ký sinh trùng, nếu bà bầu ăn phải có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu ăn ếch có an toàn không?

Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu
Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

417 Lượt xem

3 tháng đầu là giai đoạn rất nhạy cảm của thai nhi. Ở giai đoạn này, thai nhi mới bắt đầu hình thành, và cân nặng thai nhi 3 tháng đầu có liên quan mật thiết với sức khỏe và sự phát triển của bé.

Nên làm gì để chống muỗi cho bé?
Nên làm gì để chống muỗi cho bé?

460 Lượt xem

Chống muỗi đốt cho trẻ là việc cần làm để hạn chế những bệnh nguy hiểm do muỗi vằn hoặc các loài côn trùng nguy hiểm gây ra. Bài viết giới thiệu những phương pháp rất đơn giản và mẹ có thể áp dụng ngay hôm nay. Mẹ luôn mong muốn con có được một giấc ngủ trọn vẹn nhất nhưng lại lo lắng vì những con muỗi luôn chực chờ để đốt con. Mẹ hãy thêm vào cẩm nang của mình những phương pháp chống muỗi hiệu quả cho bé thông qua bài viết dưới đây nhé.
10 điều kiêng kỵ khi đến thăm trẻ sơ sinh cần nhớ để trở thành vị khách lịch sự
10 điều kiêng kỵ khi đến thăm trẻ sơ sinh cần nhớ để trở thành vị khách lịch sự

351 Lượt xem

Chẳng ai có thể phủ nhận vẻ đáng yêu như thiên thần của các em bé mới sinh. Mắt thì nhắm chặt thiu thiu ngủ, tay chân lũn chũn dễ thương, người thơm thơm ngọt ngọt mùi sữa. Bởi thế mà chẳng ai có thể kìm lòng được, cứ hết bế em lên, lại thơm chụt vài cái vào má. Tuy nhiên, để tránh gây phiền hà cho cả mẹ và bé nhé, bạn không nên làm những điều cấm kỵ dưới đây khi thăm bé sơ sinh nhé!
Các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ
Các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ

320 Lượt xem

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nên duy trì cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng có thể giữ được nguồn sữa dồi dào như những ngày đầu sau sinh. Nhiều yếu tố trong sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm tiết sữa mẹ.
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ

466 Lượt xem

Ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Trong tuần tiếp theo, ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Tuy nhiên duy nhất chỉ có 1 nang nổi cộm nhất trên bề mặt buồng trứng gọi là nang De Graaf mới có khả năng rụng trứng và thụ thai được. Thông thường đối với các mẹ có chu kỳ kinh đều, sự rụng trứng sẽ xảy ra vào giữa chu kỳ, tương đương ngày thứ 14 (hoặc 2 tuần từ khi có kinh).
TUẦN THAI THỨ 14: BÉ BIẾT NẮM DÂY RỐN CỦA MÌNH
TUẦN THAI THỨ 14: BÉ BIẾT NẮM DÂY RỐN CỦA MÌNH

281 Lượt xem

Vào tuần thứ 14, bé dài khoảng 10cm và trọng lượng khoảng 70g. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn nhiều nên có thể tranh thủ đi chơi, tập thể dục, đi du lịch trước khi cơ thể nặng nề hơn
Da khô ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Da khô ở trẻ sơ sinh và trẻ em

317 Lượt xem

Không khí lạnh khô ngoài trời và hệ thống sưởi trong nhà có thể lấy đi độ ẩm tự nhiên của da vào mùa đông. Vào mùa hè, trẻ sơ sinh bị khô da cũng có những mảng da bong tróc vì ánh nắng gay gắt, máy lạnh, nước muối và clo trong nước hồ bơi.
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai

322 Lượt xem

Lượng máu ở người bình thường được xác định thông qua xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Nếu nồng độ Hb dưới 13g/dl ở nam và 12 g/dl ở nữ thì đối tượng được xem là thiếu máu. Thai phụ được chẩn đoán là thiếu máu khi mang thai khi Hb dưới 11g/dl.
Điều trị nấm miệng ở trẻ em
Điều trị nấm miệng ở trẻ em

376 Lượt xem

Nấm miệng ở trẻ em thường xảy ra trong độ tuổi sơ sinh cho đến 1 tuổi và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân thường là do hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Vậy ở những lứa tuổi rất khó chăm sóc sức khỏe răng miệng như thế này cần điều trị nấm khoang miệng như thế nào?
Món cháo ăn dặm giàu chất dinh dưỡng giúp bé còi mấy cũng có thể tăng cân
Món cháo ăn dặm giàu chất dinh dưỡng giúp bé còi mấy cũng có thể tăng cân

1147 Lượt xem

Ăn dặm là một trong những giai đoạn quan trọng của trẻ. Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi bé lên 6 tháng tuổi. Bởi khi đó đa số trẻ bắt đầu mọc răng, biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và có khả năng cử động hàm để nhai. Giai đoạn ăn dặm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ mà có tác động đến khẩu vị và thói quen ăn uống của bé sau này. Tuy nhiên, không ít bậc cha mẹ lúng túng trong cách lựa chọn món ăn dinh dưỡng cho trẻ. Vậy, dưới đây sẽ là một số gợi ý về các món cháo ăn dặm cho bé mẹ có thể tham khảo:
Lý do khiến sản phụ đau lưng khi mới mang thai
Lý do khiến sản phụ đau lưng khi mới mang thai

340 Lượt xem

Đau lưng khi mang thai gặp ở phần lớn các thai phụ, cơn đau lưng xuất hiện khá sớm trong thai kỳ và đau tăng dần theo thai kỳ. Khi mới mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi và đó cũng chính là những nguyên nhân hay gặp gây tình trạng đau lưng. Có nhiều sản phụ chỉ đau nhẹ không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, nhưng cũng không ít sản phụ đau nhiều, dai dẳng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt.

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không
Bà bầu ăn rau mồng tơi được không

472 Lượt xem

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không là 1 câu hỏi phổ biến. Đây là loại rau thường hiện diện trong bữa cơm gia đình, nhưng phụ nữ mang thai luôn thận trọng khi ăn uống, nên vẫn cần được trả lời cho rõ.

MUÔN KIỂU DÚ MẸ VÀ TIPS CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH
MUÔN KIỂU DÚ MẸ VÀ TIPS CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH

381 Lượt xem

Mẹ biết không, núm dú có thể thay đổi hình dạng, kích thước theo từng giai đoạn đó. Khi mang thai núm sẽ to hơn bình thường. Quầng vú cũng sẫm màu hơn do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, các tuyến montgomery cũng hoạt động mạnh mẽ, khiến vùng nhũ hoa xuất hiện các đốm trắng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, mẹ không nên nặn những nốt sần này vì có thể gây tổn thương núm dú Về cuối thai kỳ, n.gực của mẹ có thể tiết ra sữa non. Sữa non chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm trùng. Khi cho con bú, những mẹ có núm to, núm phẳng hoặc núm tụt sẽ khó để bé ngậm đúng khớp. Nếu để khớp ngậm của bé sai trong thời gian dài, mẹ có thể bị đau, sưng núm và giảm lượng sữa, tắc sữa. Nếu mẹ mong muốn có thể cho bú một cách thoải mái, nhẹ nhàng, thì những tip sau là dành cho mẹ đó!

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng