Hướng dẫn bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ

Canxi là dưỡng chất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thiếu hụt canxi khiến trẻ chậm tăng trưởng cũng như có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Vậy bổ sung canxi cho bé đang bú mẹ như thế nào?

1. Vai trò của canxi đối với sự phát triển của trẻ

Trong cơ thể canxi chỉ chiếm khoảng 1,5-2% trọng lượng cơ thể, phần lớn canxi tập trung ở xương răng, số ít còn lại nằm ở trong máu và dịch ngoại bào. Canxi là chất vi khoáng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, canxi tham gia cấu tạo xương, răng, là thành phần chính tạo nên bộ khung xương của cơ thể.

Ngoài tạo xương, canxi còn giữ nhiều vai trò khác như dẫn truyền tế bào thần kinh, tham gia vào quá trình đông máu, chức năng co cơ. Khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ canxi sẽ gây ra tình trạng còi xương, xương nhỏ, biến dạng, chậm lớn, lùn, răng mọc không đều, răng yếu, dễ bị sâu răng. Ngoài ra khi thiếu canxi, hoạt động dẫn truyền thần kinh bị ức chế, nên trẻ thường có biểu hiện quấy khóc về đêm, hay giật mình khi ngủ, thậm chí rối loạn chức năng vận động.

2. Nguyên nhân gây thiếu canxi ở trẻ nhỏ

 

  • Trẻ bị thiếu oxy hoặc bị ngạt trong quá trình sinh.
  • Di chứng do ngộ độc thai nghén, đái tháo đường thai kỳ.
  • Chế độ ăn thiếu canxi.
  • Trẻ nhỏ không thường xuyên được tắm nắng dẫn đến thiếu vitamin D (vitamin D là dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi).

3. Trẻ thiếu canxi có những biểu hiện gì?

 

Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh khi thiếu canxi sẽ có những biểu hiện như:

  • Đổ nhiều mồ hôi, nhất là khi ngủ
  • Hay quấy khóc, giật mình về đêm
  • Thiếu canxi trầm trọng gây ra tình trạng trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, răng mọc chậm, không đều, răng yếu
  • Rụng tóc thành đường vành khăn ở sau gáy
  • Hay vặn mình, nôn trớ sữa.

4. Cách bổ sung canxi cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh

Tuy có vai trò rất quan trọng nhưng canxi lại là chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải sử dụng từ những nguồn bên ngoài. Trẻ càng lớn thì nhu cầu canxi càng cao, chính vì vậy bổ sung canxi cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ đang bú mẹ là vô cùng quan trọng. Nếu bổ sung canxi dư thừa hoặc không đúng cách còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ như táo bón, đau xương, vôi hoá thận.

Không chỉ canxi mà mẹ cũng cần chú ý bổ sung vitamin D đầy đủ để giúp trẻ hấp thụ canxi một cách tốt nhất. Với từng giai đoạn phát triển, nhu cầu canxi của trẻ là khác nhau.

Nhu cầu canxi, vitamin D cần có trong khẩu phần ăn theo các nhóm tuổi khác nhau (BYT/VDD 2016) như sau:

Việc bổ sung canxi cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa nhi và chuyên khoa dinh dưỡng, tùy theo từng độ tuổi bé, nhu cầu của từng bé để bổ sung canxi hợp lý. Bố mẹ không nên tự ý dùng các sản phẩm thuốc nhằm bổ sung canxi cho trẻ, việc sử dụng cần có hướng dẫn của bác sĩ.Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ còn đang bú mẹ thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính, đồng thời là nguồn bổ sung canxi hiệu quả. Vì vậy chế độ dinh dưỡng của người mẹ là vô cùng quan trọng. Để bổ sung canxi cho trẻ đang bú mẹ, thì việc đầu tiên đó là cải thiện khẩu phần ăn uống cho người mẹ với những thực phẩm giàu canxi như:

 

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua), lòng đỏ trứng, nước cam,...
  • Các loại ngũ cốc và hạt : Hạt đậu, gạo, hạt mè, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó...
  • Các loại rau lá xanh thẫm: Rau chân vịt, rau cải thìa, rau cải xoăn, cải bó xôi...
  • Thuỷ hải sản: Tôm , cua, nghêu, sò , ốc, hến,...
  • Hấp thụ vitamin D bằng cách tắm nắng buổi sáng cho cả mẹ và bé. Nên tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng hoặc buổi chiều vì đây là thời điểm ánh nắng mặt trời cung cấp nhiều vitamin D , nên cho trẻ mặc quần áo mỏng để tiếp xúc với ánh nắng hiệu quả nhất.

Hấp thụ vitamin D bằng cách tắm nắng buổi sáng cho cả mẹ và bé

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ đang cho con bú cần hấp thụ khoảng 1000 mg canxi mỗi ngày. Nhưng do việc ăn uống bị kiêng khem nên thường bị thiếu hụt canxi sau khi sinh. Vì vậy, các mẹ cũng có thể cung cấp lượng canxi bị thiếu bằng các loại thuốc bổ sung canxi. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc bởi vì khi thiếu một số vi chất khác như thiếu sắt, kẽm, trẻ cũng có một vài triệu chứng như thiếu Canxi.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì bú mẹ hoàn toàn và tắm nắng thường xuyên (việc này đang rất tranh cãi nên bỏ) là biện pháp tốt nhất giúp bổ sung canxi. Còn với trẻ từ 7 tháng trở lên, đã có thể ăn dặm thì bên cạnh việc bú sữa, uống thêm sữa công thức, thì các mẹ có thể chế biến những thực phẩm giàu canxi để bổ sung vào thực đơn ăn dặm của trẻ.

 


Tin tức liên quan

Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ hay không?

Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ hay không?

264 Lượt xem

Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ là câu hỏi được nhiều bố mẹ thắc mắc. Bởi trẻ đã quen thuộc với tình trạng nằm gọn trong tử cung của mẹ nên khi ra ngoài sẽ khiến trẻ mất đi cảm giác an toàn. Nếu được quấn lại sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và được xoa dịu nhiều hơn. Bên cạnh những tác động tích cực, mẹ cần lưu ý các tác hại của việc quấn trẻ sơ sinh không đúng cách. Cùng Chilux tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non

230 Lượt xem

Dây rốn quấn cổ còn được gọi theo cách gọi dân gian là tràng hoa quấn cổ, xảy ra khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ hay trong thời gian đau bụng chuyển dạ hoặc trong quá trình sinh.
Làm gì khi mắt bé bị đổ ghèn xanh?

Làm gì khi mắt bé bị đổ ghèn xanh?

190 Lượt xem

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn chỉnh, do đó đây là đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó phổ biến là mắt bé bị đổ ghèn liên tục. Khi em bé bị đổ ghèn mắt hoặc mắt đỏ, sưng, chảy nước mắt, các bậc cha mẹ đừng chủ quan mà hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn mắt.
Bảng Chiều Cao, Cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi

Bảng Chiều Cao, Cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi

1464 Lượt xem

Babytole.com - Trọn Năm cùng bé
Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?

Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?

210 Lượt xem

Trẻ em thường có xu hướng ngồi chữ W do thói quen. Chúng ta thường nghĩ rằng hầu hết trẻ đều ngồi như vậy, và trẻ sẽ bỏ kiểu ngồi này khi lớn lên. Nhưng các nhà khoa học cho biết tư thế ngồi chữ W ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ. Tư thế ngồi chữ W khá phổ biến ở trẻ em khi ngồi trên mặt đất. Ở tư thế này, đầu gối trẻ gập cong, bàn chân dang ra mỗi bên theo cấu hình chữ “W”. Hầu hết người lớn không nhận ra rằng việc ngồi tư thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Bài viết này sẽ giải thích những tác động bất lợi của tư thế chữ W lên trẻ.
TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP

TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP

153 Lượt xem

Tuần thai thứ 6, kích thước của bé đã tăng gấp đôi – bằng một hạt đậu Hà Lan và dài hơn 1mm; não và hệ thần kinh cũng phát triển một cách nhanh chóng Đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì lúc này, hệ tuần hoàn và tim của bé đã bắt đầu hình thành. Nhưng kích thước của bé cũng chỉ bằng một hạt mè hoặc một hạt hoa anh túc, hình dáng như một chú nòng nhọc nhỏ..
Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em

Cuộc sống - Tiền Bạc - Trẻ em

1025 Lượt xem

Ngày nãy ngày nay...Cuộc sống của bạn đã thay đổi như thế nào khi có công nghệ và tiền bạc.
Chú sâu nhỏ...

Chú sâu nhỏ...

1420 Lượt xem

Mập cũng khổ, đẹp càng khổ hơn....
Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy và ăn như thế nào?

Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy và ăn như thế nào?

164 Lượt xem

Tác dụng tuyệt vời của yến sào đối với thai phụ thì không còn gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy để có hiệu quả tốt nhất thì còn khá nhiều người chưa biết rõ về vấn đề này. Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy là thắc mắc phổ biến của rất nhiều chị em phụ nữ đang mang thai. Có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!

Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!

164 Lượt xem

Sa tử cung sau sinh khiến mẹ sinh hoạt cực kỳ khó khăn. Nhiều mẹ tự hỏi, liệu sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Tìm hiểu ngay! Sa tử cung sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm chất lượng của sống của mẹ cũng như việc chăm sóc bé cưng. Nhiều mẹ vì lý do khách quan phải đi lại nhiều lo lắng, sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không?
MUÔN KIỂU DÚ MẸ VÀ TIPS CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH

MUÔN KIỂU DÚ MẸ VÀ TIPS CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH

208 Lượt xem

Mẹ biết không, núm dú có thể thay đổi hình dạng, kích thước theo từng giai đoạn đó. Khi mang thai núm sẽ to hơn bình thường. Quầng vú cũng sẫm màu hơn do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, các tuyến montgomery cũng hoạt động mạnh mẽ, khiến vùng nhũ hoa xuất hiện các đốm trắng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, mẹ không nên nặn những nốt sần này vì có thể gây tổn thương núm dú Về cuối thai kỳ, n.gực của mẹ có thể tiết ra sữa non. Sữa non chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm trùng. Khi cho con bú, những mẹ có núm to, núm phẳng hoặc núm tụt sẽ khó để bé ngậm đúng khớp. Nếu để khớp ngậm của bé sai trong thời gian dài, mẹ có thể bị đau, sưng núm và giảm lượng sữa, tắc sữa. Nếu mẹ mong muốn có thể cho bú một cách thoải mái, nhẹ nhàng, thì những tip sau là dành cho mẹ đó!
Bé gái bị ngứa vùng kín, ngứa bộ phận sinh dục phải làm sao?

Bé gái bị ngứa vùng kín, ngứa bộ phận sinh dục phải làm sao?

201 Lượt xem

Cha mẹ biết không, khi con còn nhỏ, kể cả bé trai và bé gái, da ở vùng kín của các con sẽ mỏng và nhạy cảm. Chính vì thế mà các con rất dễ bị đỏ, bị ngứa, và phần lớn là xảy ra ở bé gái nhiều hơn. Vậy khi bé gái bị ngứa bộ phận sinh dục (vùng kín) cha mẹ phải làm sao? Cùng Marrybaby tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân và cách chăm sóc con gái nhé.
Bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?

Bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?

176 Lượt xem

Tình trạng bé mọc răng biếng ăn thường xảy ra khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên các chuyên gia quan sát thấy, hiện tượng trẻ bỏ ăn khi mọc răng nanh diễn ra nhiều hơn so với khi mọc răng hàm hay răng cửa. Vậy bé mọc răng bỏ ăn phải làm sao? Và bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?
Chú ý đề phòng viêm lợi ở tuổi ăn dặm

Chú ý đề phòng viêm lợi ở tuổi ăn dặm

174 Lượt xem

Viêm lợi ở trẻ là bệnh tưởng như đơn giản mà lại rất nguy hiểm, đặc biệt ở tuổi ăn dặm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần theo dõi và phát hiện ra tình trạng bệnh lý răng miệng ở trẻ sớm nhất và có cách điều trị kịp thời.
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ

TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ

162 Lượt xem

Ngay tại ngày trễ kinh thử thai cho kết quả dương tính, nếu que thử không rõ, mẹ có thể thử máu đo nồng độ hcG trong cơ thể
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

127 Lượt xem

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo mục tiêu đó, Cleanipedia sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.
Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc

Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc

205 Lượt xem

Bà bầu bị ho và cảm cúm khi mang thai cần cực kì thận trọng trong việc dùng thuốc. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu cách trị ho cảm cúm khi mang thai mà không cần dùng thuốc trong bài viết dưới đây để thai kì thêm an toàn hơn. Cảm cúm, ho khi mang thai là tình trạng hết sức nguy hiểm bởi bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ mà có tác động lớn tới em bé trong bụng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, phụ nữ mang thai lại không thể tùy tiện sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số phương pháp chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc mà các mẹ bầu có thể thử áp dụng tại nhà:
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

117 Lượt xem

Cũng trong tam cá nguyệt thứ nhất này, thai nhi cũng đối mặt với nguy cơ tổn thương cao hoặc bị dị tật nếu như mẹ bầu ăn uống không kiêng khem, lạm dụng các chất kích thích. Vậy mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Sầu riêng kiêng ăn với gì? Những lưu ý khi ăn sầu riêng

Sầu riêng kiêng ăn với gì? Những lưu ý khi ăn sầu riêng

1182 Lượt xem

Sầu riêng là món khoái khẩu với khá nhiều người. Vị ngọt, ngậy, béo của loại quả đặc trưng này đã chinh phục được nhiều khách hàng khó tính. Tuy nhiên, không phải kết hợp ăn sầu riêng với bất kỳ đồ ăn, nước uống nào cũng được bởi nó sẽ gây ra những nguy hiểm đến tính mạng. Vậy, sầu riêng kiêng ăn với gì?
TUẦN THAI THỨ 14: BÉ BIẾT NẮM DÂY RỐN CỦA MÌNH

TUẦN THAI THỨ 14: BÉ BIẾT NẮM DÂY RỐN CỦA MÌNH

151 Lượt xem

Vào tuần thứ 14, bé dài khoảng 10cm và trọng lượng khoảng 70g. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn nhiều nên có thể tranh thủ đi chơi, tập thể dục, đi du lịch trước khi cơ thể nặng nề hơn

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng