Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ người lớn nên biết

Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ là một thuật ngữ y học được định nghĩa liên quan đến các thương tổn gây ra bởi việc lắc mạnh trẻ.

 Hội chứng này chủ yếu gặp ở các trẻ hơn hai tuổi,  nhiều nhất là trong giai đoạn sơ sinh. Do trẻ có cơ cổ rất yếu nên không thể giữ cho đầu được ổn định. Rung lắc mạnh khiến đầu trẻ di chuyển dữ dội qua lại dẫn đến chấn thương não. Khi đó sẽ xuất hiện tình trạng thiếu oxy đến não và có thể gây tử vong.

Thông thường, trẻ sơ sinh bị rung lắc bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ. Tuy nhiên việc này có thể được thực hiện bởi bất kỳ người lớn nào. Những người chăm sóc con bạn sẽ cảm thấy tức giận khi trẻ quấy khóc dữ dội. Trong một số trường hợp, có thể liên quan đến hành vi bạo lực hoặc tra tấn trẻ.

1. Trẻ có thể xuất hiện triệu chứng gì?

Thường không có bằng chứng rõ ràng về thương tích hoặc dấu hiệu bạo lực thể chất ở bên ngoài để giúp bạn nghĩ đến hội chứng này. Cả cha mẹ lẫn Bác sĩ vì không biết chuyện gì đã xảy ra với trẻ nên có thể bỏ qua tổn thương chủ yếu bên trong. Các triệu chứng xuất hiện là do hiện tượng phù nề trong não sau chấn thương. Chúng có thể đến ngay sau khi trẻ bị rung lắc. Đa số tiến triển nặng hơn trong vòng 4 đến 6 giờ. Các dấu hiệu sau đây có thể giúp bạn nghĩ đến con mình bị hội chứng rung lắc:

  • Thay đổi mức độ ý thức hoặc hành vi như ngủ nhiều hơn hoặc quấy khóc hơn bình thường. Đôi khi có thể hôn mê.
  • Co giật.
  • Bú giảm hoặc bỏ bú. Ọc sữa.
  • Trẻ có tư thế đầu cúi xuống và lưng cong.
  • Trẻ thở bất thường: thở nhanh, thở chậm hoặc ngưng thở. Tím.
  • Tim ngừng đập.
  • Tử vong.
  • Ngoài ra trẻ bị thương tổn liên quan đến bạo lực như vết bầm tím hay sưng ở ngoài da…

Hội chứng rung lắc ở  trẻ nhỏ

2. Hội chứng rung lắc ảnh hưởng như thế nào ?

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh lúc đầu có thể chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ. Nhưng trẻ có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng về thể chất và tinh thần trong suốt quãng đời còn lại. Ngay cả khi trẻ trông hoàn toàn khỏe mạnh ngay sau khi bị rung lắc. Sau đó trẻ vẫn có nguy cơ gặp các vấn đề như:

  • Giảm thị lực
  • Nghe kém
  • Chậm phát triển tâm thần và vận động. Trẻ gặp rối loạn về ngôn ngữ, nhận thức và hành vi. Khó tập trung và ghi nhớ mọi thứ.
  • Động kinh

Nếu nghi ngờ con bạn có hội chứng rung lắc, hãy đưa trẻ đến gặp Bác sĩ ngay lập tức. Chính bạn sẽ giúp trẻ có thêm cơ hội được cứu sống.

3. Trẻ cần làm những xét nghiệm gì?

Sau khi hỏi về các triệu chứng và quá trình bệnh của trẻ, Bác sĩ sẽ thăm khám để đánh giá vị trí tổn thương. Từ đó, đưa ra một số xét nghiệm cần thiết như:

  • Xét nghiệm máu.
  • X-quang: đánh giá gãy xương hay khối sưng bất thường.
  • CT scan não, ngực hoặc bụng để xác định cơ quan bị tổn thương. Một số trường hợp, trẻ cần chụp MRI.

4. Nó được điều trị như thế nào?

Trẻ cần phải nhập viện ngay để ngăn chặn não không bị tổn thương thêm nữa. Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào thương tổn của con bạn, có thể bao gồm:

  • Thở Nếu trẻ không thể tự thở, Bác sĩ sẽ đặt một ống vào trong đường thở để giúp trẻ thở.
  • Phẫu thuật cấp cứu nếu trẻ có chảy máu và phù nề não.
  • Bó bột hoặc nẹp khi có xương gãy.
  • Nếu trẻ co giật, trẻ cần điều trị với thuốc.

Ngay cả khi được điều trị kịp thời, con bạn vẫn có thể cần được chăm sóc y tế suốt đời.

 5. Phòng ngừa hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Chăm sóc trẻ sơ sinh là một vấn đề gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là đối với cha mẹ có con đầu lòng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là không bao giờ được lắc, ném hoặc đánh trẻ. 

Nếu bạn thấy bực bội với trẻ, hãy đặt em bé vào nôi hoặc một nơi an toàn khác. Sau đó, rời khỏi phòng cho đến khi bạn bình tĩnh lại hoặc cho đến khi có sự giúp đỡ. Hãy dành thời gian để trẻ khóc một mình với điều kiện đảm bảo trẻ được an toàn.

Hội chứng rung lắc ở  trẻ nhỏ người lớn nên biết

Hội chứng rung lắc ở trẻ  hoàn toàn có thể phòng ngừa được.

Nếu bạn cảm thấy trẻ khóc quá nhiều và bạn không thể dỗ dành trẻ, hãy nhờ người thân để được hỗ trợ chăm sóc trẻ. Hoặc có thể đưa trẻ đến khám bác sĩ để kiểm tra liệu có bệnh lí nào khiến trẻ khóc.

Đừng bế con trong lúc cãi vã hay đánh nhau. Nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát cảm xúc, hãy đến gặp Bác sĩ.

Đừng để con bạn với người có thể tức giận hoặc nguy cơ xuất hiện hành vi bạo lực.

Không bao giờ để trẻ với người chăm sóc, bạn bè hoặc thành viên gia đình mà bạn không tin tưởng hoàn toàn.

Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu cha mẹ tìm hiểu kĩ trước khi chào đón trẻ ra đời. Điều quan trọng là cha mẹ phải luôn đối xử với trẻ một cách nhẹ nhàng. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất 

Sưu tầm


Tin tức liên quan

Bà bầu ăn ếch có an toàn không?
Bà bầu ăn ếch có an toàn không?

213 Lượt xem

Thịt ếch có chứa một lượng protein dồi dào, giàu vitamin B, photpho và canxi. Tuy nhiên, ếch chỉ sống chủ yếu trong môi trường ẩm ướt như ruộng đồng, ao hồ có nhiều loại ký sinh trùng, nếu bà bầu ăn phải có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu ăn ếch có an toàn không?
10 điều kiêng kỵ khi đến thăm trẻ sơ sinh cần nhớ để trở thành vị khách lịch sự
10 điều kiêng kỵ khi đến thăm trẻ sơ sinh cần nhớ để trở thành vị khách lịch sự

206 Lượt xem

Chẳng ai có thể phủ nhận vẻ đáng yêu như thiên thần của các em bé mới sinh. Mắt thì nhắm chặt thiu thiu ngủ, tay chân lũn chũn dễ thương, người thơm thơm ngọt ngọt mùi sữa. Bởi thế mà chẳng ai có thể kìm lòng được, cứ hết bế em lên, lại thơm chụt vài cái vào má. Tuy nhiên, để tránh gây phiền hà cho cả mẹ và bé nhé, bạn không nên làm những điều cấm kỵ dưới đây khi thăm bé sơ sinh nhé!
Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?
Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?

270 Lượt xem

Trẻ em thường có xu hướng ngồi chữ W do thói quen. Chúng ta thường nghĩ rằng hầu hết trẻ đều ngồi như vậy, và trẻ sẽ bỏ kiểu ngồi này khi lớn lên. Nhưng các nhà khoa học cho biết tư thế ngồi chữ W ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ. Tư thế ngồi chữ W khá phổ biến ở trẻ em khi ngồi trên mặt đất. Ở tư thế này, đầu gối trẻ gập cong, bàn chân dang ra mỗi bên theo cấu hình chữ “W”. Hầu hết người lớn không nhận ra rằng việc ngồi tư thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Bài viết này sẽ giải thích những tác động bất lợi của tư thế chữ W lên trẻ.
Lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm
Lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm

248 Lượt xem

Vệ sinh răng miệng cho bé, đặc biệt là khi bé đã bắt đầu ăn dặm không những hạn chế tình trạng sâu răng mà còn giúp bé có hàm răng khỏe và đẹp. Mẹ nên giúp bé tạo thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày
TUẦN THAI THỨ 4: GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CHO SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 4: GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CHO SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA BÉ

241 Lượt xem

Tuần lễ này phôi tiếp tục làm tổ trong buồng tử cung, bám ngày càng chắc vào trong lớp cơ tử cung, hình thành những gai nhau đầu tiên
Món cháo ăn dặm giàu chất dinh dưỡng giúp bé còi mấy cũng có thể tăng cân
Món cháo ăn dặm giàu chất dinh dưỡng giúp bé còi mấy cũng có thể tăng cân

1044 Lượt xem

Ăn dặm là một trong những giai đoạn quan trọng của trẻ. Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi bé lên 6 tháng tuổi. Bởi khi đó đa số trẻ bắt đầu mọc răng, biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và có khả năng cử động hàm để nhai. Giai đoạn ăn dặm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ mà có tác động đến khẩu vị và thói quen ăn uống của bé sau này. Tuy nhiên, không ít bậc cha mẹ lúng túng trong cách lựa chọn món ăn dinh dưỡng cho trẻ. Vậy, dưới đây sẽ là một số gợi ý về các món cháo ăn dặm cho bé mẹ có thể tham khảo:
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?

666 Lượt xem

Giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt là trong 3 năm đầu đời. Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ, ngủ không đúng giờ thường hay quấy khóc. Giống như chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giấc ngủ hàng ngày cũng rất quan trọng, giúp bé phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, khó ngủ, trằn trọc khi ngủ làm cho chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến làm bé ngủ không sâu giấc và cách giải quyết phù hợp, mẹ tham khảo nhé!
Dấu hiệu quai bị ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết
Dấu hiệu quai bị ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

889 Lượt xem

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
MUÔN KIỂU DÚ MẸ VÀ TIPS CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH
MUÔN KIỂU DÚ MẸ VÀ TIPS CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH

267 Lượt xem

Mẹ biết không, núm dú có thể thay đổi hình dạng, kích thước theo từng giai đoạn đó. Khi mang thai núm sẽ to hơn bình thường. Quầng vú cũng sẫm màu hơn do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, các tuyến montgomery cũng hoạt động mạnh mẽ, khiến vùng nhũ hoa xuất hiện các đốm trắng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, mẹ không nên nặn những nốt sần này vì có thể gây tổn thương núm dú Về cuối thai kỳ, n.gực của mẹ có thể tiết ra sữa non. Sữa non chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm trùng. Khi cho con bú, những mẹ có núm to, núm phẳng hoặc núm tụt sẽ khó để bé ngậm đúng khớp. Nếu để khớp ngậm của bé sai trong thời gian dài, mẹ có thể bị đau, sưng núm và giảm lượng sữa, tắc sữa. Nếu mẹ mong muốn có thể cho bú một cách thoải mái, nhẹ nhàng, thì những tip sau là dành cho mẹ đó!
Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ hay không?
Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ hay không?

324 Lượt xem

Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ là câu hỏi được nhiều bố mẹ thắc mắc. Bởi trẻ đã quen thuộc với tình trạng nằm gọn trong tử cung của mẹ nên khi ra ngoài sẽ khiến trẻ mất đi cảm giác an toàn. Nếu được quấn lại sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và được xoa dịu nhiều hơn. Bên cạnh những tác động tích cực, mẹ cần lưu ý các tác hại của việc quấn trẻ sơ sinh không đúng cách. Cùng Chilux tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Trình tự mọc răng theo tuổi của em bé, cha mẹ cần chú ý
Trình tự mọc răng theo tuổi của em bé, cha mẹ cần chú ý

1010 Lượt xem

Răng của bé sẽ mọc theo từng giai đoạn của các tháng tuổi, bố mẹ cùng xem nhé.
Có nên ăn măng khi mang thai?
Có nên ăn măng khi mang thai?

147 Lượt xem

Nhiều mẹ bầu lo lắng và tránh ăn măng khi mang thai vì sợ ăn măng mất máu, ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy sự thật thì bà bầu có nên ăn măng không?
Tử cung lạnh và nguy cơ hiếm muộn
Tử cung lạnh và nguy cơ hiếm muộn

256 Lượt xem

Tử cung lạnh là tình trạng phổ biến hiện này và có khả năng dẫn đến hiếm muộn ở nữ giới. Lạnh tử cung có nhiều nguyên nhân khác nhau, với những tác hại đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ thì cần biết được cách trị tử cung lạnh ngay khi phát hiện.
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai trong 3 tháng đầu
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai trong 3 tháng đầu

981 Lượt xem

Thời kỳ tam cá nguyệt thai nhi chưa ổn định vì vậy các mẹ cần chú ý kỹ trong quá trình ăn uống. Các mẹ cần lên cho mình một thực đơn đảm bảo chất dinh dưỡng. Đồng thời tránh các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Trong giai đoạn này thai nhi hấp thụ chưa nhiều vì vậy các mẹ chỉ cần duy trì năng lượng ở mức bình thường. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa 1 ngày để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm ngén.
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi

257 Lượt xem

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu rất nhiều, thường lên đến 16 đến 17 giờ một ngày. Bé ngủ từng giấc ngắn 2-4 giờ mỗi lần. Ngủ ít hoặc quá nhiều so với bảng thời gian chuẩn đều là những dấu hiệu đáng lo. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định, không theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mệt mỏi với thời gian biểu bất thường của bé. Bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay tã, cho bú và dỗ bé ngủ.
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?
Sữa đậu nành có tốt cho trẻ?

268 Lượt xem

Sữa nguồn gốc thực vật là những lựa chọn thay thế phổ biến cho sữa bò thông thường và chúng có thể là lựa chọn tuyệt vời cho một số người lớn, đặc biệt là những người không dung nạp lactose. Nhưng các loại sữa không chứa sữa như sữa đậu nành có tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? Và có nên cho trẻ uống sữa đậu nành không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ

228 Lượt xem

Ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Trong tuần tiếp theo, ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Tuy nhiên duy nhất chỉ có 1 nang nổi cộm nhất trên bề mặt buồng trứng gọi là nang De Graaf mới có khả năng rụng trứng và thụ thai được. Thông thường đối với các mẹ có chu kỳ kinh đều, sự rụng trứng sẽ xảy ra vào giữa chu kỳ, tương đương ngày thứ 14 (hoặc 2 tuần từ khi có kinh).
TUẦN THAI THỨ 8: HẦU HẾT CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ BÉ ĐÃ HÌNH THÀNH
TUẦN THAI THỨ 8: HẦU HẾT CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ BÉ ĐÃ HÌNH THÀNH

217 Lượt xem

Tuần thứ 8 là tuần kết thúc tháng thai kỳ thứ 2. Giờ bé đã dài khoảng 2,5cm và chỉ nặng vài gam – giống như một quả nho Mỹ.
Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?
Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ là gì?

1544 Lượt xem

Viêm da, chàm sữa, viêm phế quản, viêm mũi, dị ứng thức ăn là những bệnh thường gạp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Làm sao để nhận biết và cách phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết chuyển giao mùa.
Bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?
Bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?

231 Lượt xem

Tình trạng bé mọc răng biếng ăn thường xảy ra khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên các chuyên gia quan sát thấy, hiện tượng trẻ bỏ ăn khi mọc răng nanh diễn ra nhiều hơn so với khi mọc răng hàm hay răng cửa. Vậy bé mọc răng bỏ ăn phải làm sao? Và bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng