Bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?

Tình trạng bé mọc răng biếng ăn thường xảy ra khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên các chuyên gia quan sát thấy, hiện tượng trẻ bỏ ăn khi mọc răng nanh diễn ra nhiều hơn so với khi mọc răng hàm hay răng cửa. Vậy bé mọc răng bỏ ăn phải làm sao? Và bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?

1. Trẻ mọc răng có bỏ ăn không?

Theo các chuyên gia, khi bé mọc răng sẽ có hiện tượng biếng ăn, bỏ bữa xảy ra. Nguyên nhân được là do những cơn đau nhức, khó chịu xuất hiện khi răng mọc lên.

Khi bé mọc răng, nướu sẽ bị tấy đỏ và dần nứt ra để cho những chiếc răng sữa bắt đầu mọc lên. Quá trình nứt nướu khiến bé bị đau, phát sốt, khó chịu, quấy khóc dẫn đến biếng ăn, thậm chí bỏ ăn.

Trong một số trường hợp, trẻ mọc răng còn có các triệu chứng khác như rối loạn tiêu hóa, phát ban, mẩn đỏ ở cằm,... Tất cả những tình trạng này đều khiến trẻ mệt mỏi và lười ăn.

Ngoài ra, khi trẻ mọc răng, các enzyme trong cơ thể bé bắt đầu tập trung vào những vị trí răng đang mọc để hỗ trợ răng sớm nhú ra ngoài. Điều này khiến enzyme tiêu hóa bị giảm đi, vì vậy trẻ sẽ cảm thấy không ngon miệng khi ăn, dẫn đến chán ăn.

2. Bé mọc răng bỏ ăn bao lâu?

Có nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ thường biếng ăn khi mọc răng nanh. Mà những chiếc răng nanh thường mọc khi trẻ được 16 – 22 tháng tuổi. Tuy nhiên, mỗi một đứa trẻ lại có cơ địa khác nhau, do vậy cũng sẽ có những trẻ sẽ bỏ ăn do mọc răng hàm, răng cửa,.. ngay từ 6 tháng tuổi.

Một số dấu hiệu để bạn nhận biết bé bỏ ăn do mọc răng bao gồm:

  • Nướu sưng, tấy đỏ, sờ vào có cảm giác nóng. Một số trường hợp bé có thể bị viêm loét lợi nếu bạn vệ sinh răng miệng cho trẻ không sạch sẽ.
  • Trẻ bị chảy dãi thường xuyên.
  • Xuất hiện các triệu chứng như sốt, rối loạn tiêu hóa, nổi ban, sổ mũi, ho,...
  • Trẻ cho tay vào miệng, đặc biệt là các vị trí nướu bị sưng.
  • Trẻ quấy khóc, khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn, bỏ bú sữa mẹ,...

Trẻ mọc răng bỏ ăn cho tới khi chiếc răng nhú hẳn ra ngoài, thông thường là từ 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, thời gian chính xác trẻ bỏ ăn khi mọc răng sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng bé.

Nếu trẻ có sức đề kháng tốt, quá trình mọc răng ít đau đớn thì có thể trẻ chỉ biếng ăn trong vài ngày. Với những trẻ có sức khỏe kém hơn thì thời gian mọc răng cũng sẽ kéo dài hơn, đồng nghĩa với việc bé biếng ăn hay bỏ ăn trong thời gian lâu hơn.

Quá trình mọc răng sẽ khiến trẻ phải chịu nhiều đau đớn và khó chịu nên bạn cần kiên nhẫn khi chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng khi trẻ mọc răng để bảo vệ trẻ đúng cách.

Trẻ mọc răng bỏ ăn khoảng 3-5 ngày, cho đến khi răng nhú hẳn ra ngoài

3. Trẻ mọc răng bỏ ăn phải làm sao?

Trẻ mọc răng bỏ ăn là hiện tượng khá phổ biến. Do vậy bạn cần chăm sóc cho trẻ đúng cách để ngăn ngừa những biến chứng, giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt có thể xảy ra.

3.1 Tăng cường cung cấp nước cho trẻ

Các cơn đau xuất hiện khi mọc răng sẽ khiến trẻ biếng ăn, vì thế bạn luôn nhớ phải bổ sung đủ nước cho trẻ. Nếu bị thiếu nước, bé rất dễ bị suy nhược cơ thể mà bạn khó nhận ra, từ đó gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

3.2 Vệ sinh sạch sẽ nướu và khoang miệng cho trẻ

Bạn nên vệ sinh lợi cho trẻ hàng ngày bằng khăn mềm và nước muối sinh lý. Việc làm này sẽ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng răng, lợi khi mọc răng.

Bên cạnh đó, bạn cũng không cho trẻ ngậm núm ti giả hay núm bình sữa khi ngủ. Vì việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, các tác nhân có hại xâm nhập và phát triển gây ra tình trạng viêm lợi.

3.3 Làm dịu tình trạng sưng lợi và khó chịu cho trẻ

Bạn hãy massage lợi cho bé bằng khăn mềm để giúp xoa dịu cảm giác đau, giúp cho trẻ ăn ngon và ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể vệ sinh răng, lợi cho trẻ bằng nước lá hẹ để tăng khả năng sát khuẩn và làm dịu mát nướu. Điều này giúp trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

3.4 Kiên nhẫn và chơi đùa với trẻ để trẻ tạm thời quên đi cơn đau

Bạn nên giữ bình tĩnh, kiên nhẫn và dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc trẻ, chơi với trẻ để trẻ sớm vượt qua thời kỳ “khủng hoảng” này.

4. Các loại thực phẩm tốt cho trẻ mọc răng bỏ ăn

Trẻ mọc răng bỏ ăn không có nghĩa là trẻ được phép không ăn uống gì. Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm dưới đây cho trẻ ăn khi mọc răng.

  • Sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và không nên thay thế cho các bé sơ sinh. Tuy nhiên sau khi cho trẻ bú, bạn cần làm sạch khoang miệng cho bé.
  • Các món ăn mềm, dễ nhai nuốt: Các món ăn như cháo cá, súp lươn, mì, bún nấu với nước hầm xương,... Bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày để trẻ đỡ bị sợ hãi khi phải ăn quá nhiều một lúc.
  • Tăng cường bổ sung canxi cho trẻ để kích thích mọc răng và giúp răng chắc khỏe. Thực phẩm giàu canxi như là tôm, cua cá, đậu trắng, quả kiwi, cam, quýt, dâu,...
  • Thường xuyên cho trẻ uống nước ép trái cây, sữa để cung cấp đầy đủ vitamin, canxi cùng các khoáng chất thiết yếu để giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Bé mọc răng bỏ ăn bao lâu
Nếu trẻ đang trong giai đoạn mọc răng bỏ ăn, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước trái cây
  • Các loại sữa chua không đường, ít đường cũng là một sự lựa chọn tốt. Với tính lạnh đặc trưng của sữa chua sẽ giúp hạ nhiệt tại khu vực răng đang mọc, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn

Ngoài ra bạn cũng có thể cho bé nhai một số đồ ăn cứng hơn như cà rốt, củ cải,... Lực nhai vừa phải khi ăn sẽ kích thích răng mọc nhanh hơn.

Tuy hiện tượng trẻ biếng ăn khi mọc răng không phải hiện tượng nguy hiểm, không gây ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe. Nhưng nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách có thể khiến bé phát triển chậm hơn.

Ở giai đoạn mọc răng hầu hết các trẻ đều có hiện tượng biếng ăn, nhưng bạn đừng ép trẻ ăn để tránh tình trạng biếng ăn tâm lý. Bạn có thể bổ sung cho trẻ uống kẽm, vitamin nhóm B, lysine, men tiêu hóa vi sinh có tác dụng giúp trẻ ăn ngon miệng.

Chăm sóc trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi là độ tuổi bắt đầu mọc răng sữa, bé rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc răng miệng và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Ngoài việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, cha mẹ cũng cần chú trọng vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở giai đoạn này bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

 

 


Tin tức liên quan

Món cháo ăn dặm giàu chất dinh dưỡng giúp bé còi mấy cũng có thể tăng cân
Món cháo ăn dặm giàu chất dinh dưỡng giúp bé còi mấy cũng có thể tăng cân

1237 Lượt xem

Ăn dặm là một trong những giai đoạn quan trọng của trẻ. Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi bé lên 6 tháng tuổi. Bởi khi đó đa số trẻ bắt đầu mọc răng, biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và có khả năng cử động hàm để nhai. Giai đoạn ăn dặm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ mà có tác động đến khẩu vị và thói quen ăn uống của bé sau này. Tuy nhiên, không ít bậc cha mẹ lúng túng trong cách lựa chọn món ăn dinh dưỡng cho trẻ. Vậy, dưới đây sẽ là một số gợi ý về các món cháo ăn dặm cho bé mẹ có thể tham khảo:
Chảy máu cam ở trẻ và những điều cần biết
Chảy máu cam ở trẻ và những điều cần biết

540 Lượt xem

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra mũi trước hoặc chảy ra mũi sau xuống họng. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 3 – 8 tuổi. Chảy máu mũi thường được chia thành 2 nhóm: Chảy máu mũi trước: 90%, dễ kiểm soát tại nhà hoặc cơ sở y tế. Chảy máu mũi sau: Ít gặp hơn, nên được khuyến cáo nhập viện để được can thiệp bởi bác sĩ tai mũi họng.
Làm gì khi trẻ cáu giận, ném đồ, đánh bố mẹ?
Làm gì khi trẻ cáu giận, ném đồ, đánh bố mẹ?

2376 Lượt xem

Có cha mẹ vội vàng cho con là ‘hỗn láo’ khi trẻ có những biểu hiện cảm xúc tiêu cực như cáu giận, đánh bố mẹ. Có cha mẹ cố tình ‘lờ đi’…
Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?

434 Lượt xem

Phần lớn phụ nữ mang thai bị khó tiêu do thay đổi nội tiết tố và áp lực từ tử cung ngày càng lớn. Nhiều phụ nữ mang thai bị ợ chua và thức ăn cay có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này. Do đó, tốt nhất nên tránh các thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng.
Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc
Cách chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc

457 Lượt xem

Bà bầu bị ho và cảm cúm khi mang thai cần cực kì thận trọng trong việc dùng thuốc. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu cách trị ho cảm cúm khi mang thai mà không cần dùng thuốc trong bài viết dưới đây để thai kì thêm an toàn hơn. Cảm cúm, ho khi mang thai là tình trạng hết sức nguy hiểm bởi bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ mà có tác động lớn tới em bé trong bụng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, phụ nữ mang thai lại không thể tùy tiện sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số phương pháp chữa ho cảm cúm khi mang thai không cần dùng thuốc mà các mẹ bầu có thể thử áp dụng tại nhà:
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa – nguyên nhân và 6 cách khắc phục hiệu quả
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa – nguyên nhân và 6 cách khắc phục hiệu quả

0 Lượt xem

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên lại gây ra một số phiền toái và lo lắng cho ba mẹ. Vì sao trẻ nhỏ ọc sữa, ọc sữa rồi có nên cho bú lại? Ngoại trừ nguyên nhân do bệnh lý, tình trạng ọc sữa có thể khắc phục bằng một số chú ý đơn giản mà hiệu quả. Cùng Bibo Mart tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và tham khảo ngay 6 bí quyết xử lý tình trạng ọc sữa tại bài viết dưới đây mẹ nhé!
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ
Hiện tượng mộng du ở trẻ nhỏ

1211 Lượt xem

Mộng du là hiện tượng trẻ rời khỏi giường và đi lang thang trong khi ngủ như thể là trẻ đang thức. Mộng du không phải là biểu hiện bất thường trong phát triển thể chất hay tâm sinh lý, không gây hại cho trẻ nếu việc đi lại của trẻ khi ngủ được đảm bảo an toàn. Hiện tượng này sẽ hết khi các em lớn lên. Mộng du thường gặp ở trẻ từ 4-12 tuổi, cả trẻ trai và gái. Mộng du thường xảy ra trong vài tiếng đầu của buổi đêm. Ở trẻ mộng du, trí não thì ngủ, trong khi cơ thể lại thức.
Bà bầu ăn mướp đắng được không? Ăn khổ qua có gây sảy thai?
Bà bầu ăn mướp đắng được không? Ăn khổ qua có gây sảy thai?

530 Lượt xem

Bà bầu ăn mướp đắng được không là thắc mắc của rất nhiều sản phụ đang mang thai, bởi đây là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, mướp đắng có chứa chất gây co bóp tử cung và gây sảy thai. Vậy bà bầu có nên ăn mướp đắng hay không? Theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời.

Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt sau sinh
Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt sau sinh

577 Lượt xem

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh con có ít nhiều thay đổi, trong đó sản dịch và kinh nguyệt sau sinh vẫn luôn là đề tài được nhiều chị em đặc biệt chú ý. Sản dịch sau sinh và thời gian có kinh trở lại có thể khác nhau tùy theo từng sản phụ và phương pháp sinh nở của người mẹ.
Bi hài chuyện các mẹ để “quên não“ trong phòng sinh
Bi hài chuyện các mẹ để “quên não“ trong phòng sinh

0 Lượt xem

Cùng với niềm hạnh phúc chào đón một “thiên thần“ đáng yêu trong gia đình, các mẹ sau sinh cũng phải đau đầu với những tình huống “dở khóc dở cười“ do trí nhớ giảm sút. Đón thêm một thành viên mới trong gia đình chắc chắn là niềm hạnh phúc lớn lao đối với bất kỳ bà mẹ nào. Vậy nhưng sau khi sinh, mẹ cũng gặp phải không ít rắc rối vì trí nhớ giảm sút nghiêm trọng. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 80% các bà mẹ mới sinh phàn nàn rằng trí não họ không được minh mẫn như trước kể từ khi mang thai. Thậm chí những mẹ có trình độ học vấn cao thì cảm giác này lại càng rõ ràng hơn.
Trẻ sơ sinh khóc đêm khi nào là bất thường? Cách giúp bé ngủ ngon
Trẻ sơ sinh khóc đêm khi nào là bất thường? Cách giúp bé ngủ ngon

370 Lượt xem

Trong thời gian từ 6-8 tuần tuổi, ngoài thời gian ngủ, bé thường dành 3 tiếng để khóc mỗi ngày. Phần lớn khoảng thời gian này rơi vào ban đêm và trẻ sơ sinh khóc đem càng khiến các bà mẹ trở nên bối rối. Trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm thường xuyên; nhất là trẻ 1 tháng tuổi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé; mà còn khiến mẹ bỉm sữa mất ngủ dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh.
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ

415 Lượt xem

Ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Trong tuần tiếp theo, ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Tuy nhiên duy nhất chỉ có 1 nang nổi cộm nhất trên bề mặt buồng trứng gọi là nang De Graaf mới có khả năng rụng trứng và thụ thai được. Thông thường đối với các mẹ có chu kỳ kinh đều, sự rụng trứng sẽ xảy ra vào giữa chu kỳ, tương đương ngày thứ 14 (hoặc 2 tuần từ khi có kinh).
Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu cho thấy bé đang đói
Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu cho thấy bé đang đói

497 Lượt xem

Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không là nỗi lo chung của phần lớn các bậc cha mẹ. Vì làm cha mẹ ai nào cũng sợ bé thiếu ngủ, giật mình và quấy khóc giữa đêm. Và để biết trẻ sơ sinh đói có ngủ được không, cha mẹ sẽ cần biết cách nhận ra dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đói; và liệu có nên đánh thức giấc ngủ để cho bé bú không?
Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết
Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết

405 Lượt xem

Trong quá trình mang bầu, các mẹ không những cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi mà còn phải tìm hiểu về việc tiêm phòng cho bà bầu cũng như những tác dụng phụ cần lưu ý khi tiêm. Chia sẻ, hướng dẫn từ chuyên gia của bệnh viện Vinmec sẽ giúp các mẹ nắm bắt rõ hơn vấn đề này ngay sau đây.

5 loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi muốn có con
5 loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi muốn có con

413 Lượt xem

Muốn thụ thai không nên ăn gì? Muốn có thai nên kiêng gì?
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn và nên ăn
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn và nên ăn

2080 Lượt xem

Mới có thai không nên ăn gì, mẹ cần tìm hiểu rõ ràng và kiêng cữ suốt trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Cha và con gái...
Cha và con gái...

1356 Lượt xem

Bạn đã từng nói dối con bạn như thế này chưa, hãy lắng nghe và cảm nhận video này để hiểu thêm về suy nghĩ của con nhé
Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?
Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?

616 Lượt xem

Bà bầu có được uống trà sữa không? Trà sữa là thức uống có thể tìm thấy ở bất cứ đâu với rất nhiều cách pha và tỷ lệ khác nhau. Trà sữa gây nghiện là nhờ vị thơm trà của kết hợp vị béo của sữa cùng hàng chục loại topping khác nhau.

Bà bầu ăn nhiều sinh con thông minh?
Bà bầu ăn nhiều sinh con thông minh?

313 Lượt xem

Nhiều bà mẹ khi mang thai thường ăn nhiều trứng ngỗng, bồi bổ hơn nhu cầu của cơ thể với hy vọng sẽ cải thiện trí thông minh cho con. Liệu hành động này có tốt cho thai nhi?

Đồ Tole không biên giới
Đồ Tole không biên giới

2128 Lượt xem

Baby tole chuyên sản xuất đồ bộ Tole từ sơ sinh đến người lớn LH 0938.103.800

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng