TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ

Ngay tại ngày trễ kinh thử thai cho kết quả dương tính, nếu que thử không rõ, mẹ có thể thử máu đo nồng độ hcG trong cơ thể

Giai đoạn mẹ bắt đầu nhận biết có thai

-Ngay tại ngày trễ kinh thử thai cho kết quả dương tính, nếu que thử không rõ, mẹ có thể thử máu đo nồng độ hcG trong cơ thể. Nếu dương tính và nồng độ trên 100mUI/ml dự đoán thai của mẹ sẽ phát triển bình thường. Siêu âm thời điểm này không thể chẩn đoán được có thai dù mẹ được siêu âm ngả bụng hay âm đạo. Do đó các mẹ đừng quá mong chờ có thai mà tự đi siêu âm quá sớm.

-Siêu âm có thể thấy rõ túi thai trong tử cung sớm nhất qua ngả âm đạo khi trễ kinh 3-7 ngày. Nếu thấy được túi thai nghĩa là thai của mẹ đang nằm đúng vị trí việc còn lại là mong chờ khoảng 2-3 tuần nữa siêu âm lại xem có phôi hay chưa. Sự xuất hiện phôi và nhịp tim chứng tỏ phôi thai của bạn hoàn toàn khỏe mạnh.

-Phôi trong giai đoạn này chỉ được thấy qua kính hiển vi điện tử

 

 

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai thứ 5:

Đây là lúc mẹ có những cảm nhận rõ rệt hơn về sự hiện diện của bé trong cơ thể. Cuộc sống sẽ bắt đầu có một chút xáo trộn khi mẹ xuất hiện những dấu hiện thai nghén đầu tiên như:

  • Buồn nôn
  • Hiện tượng nghén, nhạy cảm với một số mùi hương hoặc các loại thức ăn
  • Cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ
  • Ngực có cảm giác căng, đau tức và thay đổi kích thước.
  • Chóng mặt, đau đầu.
  • Tính tình thay đổi ,dễ cáu gắt.
  • Đầy hơi và ợ nóng..

Ở thời điểm này, mẹ nên đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ sản khoa để xin tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Hãy ghi lại những thắc mắc của mình và hỏi bác sĩ kỹ càng. Mẹ cần nói rõ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để giúp bác sĩ xác định chính xác ngày sinh dự kiến. Ngoài ra, mẹ cần nói rõ bệnh lý của bản thân và gia đình hai bên để các bác sĩ đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất.

Thời gian này, một số mẹ có thể bị giảm cân nhưng đừng quá lo lắng vì đây là hiện tượng thường gặp trong thời kỳ đầu mang thai. Cân nặng của mẹ sẽ tăng từ từ trong những tháng tiếp theo. Trong thời điểm này, mẹ nên trữ cho mình những món ăn vặt yêu thích để ăn khi đói hoặc để kiểm soát những cơn buồn nôn.

Không chỉ sinh lý mà tâm lý của mẹ cũng sẽ có những thay đổi như cảm xúc buồn vui thất thường, hạnh phúc, háo hức vì biết mình đã làm mẹ, nhưng cũng thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an.

Với những mẹ thường xuyên tập thể dục, vận động thì vẫn có thể duy trì hoạt động này nhưng nên chọn các môn nhẹ nhàng như yoga, aerobic dưới nước hoặc bơi lộ, đi bộ nhẹ nhàng… Việc tập thể dục sẽ giúp mẹ tăng cường sức khỏe, giảm stress và giúp mẹ sinh nở một cách dễ dàng hơn sau này. Việc này nên duy trì cả ở những tháng tiếp theo của thai kỳ.

Tuần thai này là thời điểm mà bé bắt đầu hình thành hình hài với sự xuất hiện của mũi, miệng và tai; các chi cũng như bộ phận sinh dục của bé cũng bắt đầu phát triển.

 

Sự phát triển của bé yêu trong tuần thai thứ 5:

Tuần này, phôi thai dài khoảng 1,25mm và bé bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Vào ngày thứ 29, nhịp tim của bé bắt đầu ổn định, đập khoảng 100 – 160 lần/ phút giúp lưu thông máu,  Oxy và chất dinh dưỡng cũng được trao đổi giữa mẹ và thai nhi khi dây rốn và nhau thai đi vào hoạt động.

 

 

Trong khi đó, tay và chân của bé bắt đầu hình thành vào đầu tuần thai. Hình dạng của các chi lúc này giống như mái chèo nhưng sẽ nhanh chóng được hoàn thiện. Nhưng trước đó một ngày, thận của bé đã nằm đúng vị trí để chờ đợi ngày đi vào hoạt động.

Vào giữa tuần thai, khuôn mặt của bé bắt đầu hình thành với môi, mũi và tai. Lúc này, đầu của bé vẫn quá khổ so với cơ thể, mắt và mũi là những đốm sâu, tai là chỗ lõm nhỏ ở hai bên đầu. Bộ phận sinh dục của bé bắt đầu “lộ diện” sau đó. Ruột cũng đang phát triển và các chồi mô hình thành phổi đã xuất hiện. Tuyến yên cũng như phần còn lại của bộ não, cơ bắp và xương đang hình thành.

Đặc biệt, trong tuần này não bộ của bé phát triển vô cùng mạnh mẽ, trong 1 phút sẽ có khoảng 100 tế bào não mới được hình thành. Đó là lý do mẹ liên tục cảm thấy đói và cần phải ăn để bổ sung năng lượng hỗ trợ cho sự phát triển của bé.

 

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 5:

Khi ở tuần thứ 5 của thai kỳ tức là bé yêu đã được 3 tuần tuổi, lúc này mẹ sẽ không còn hành kinh và có thể dùng que thử thai hoặc đến bệnh viện thực hiện thử máu để khẳng định là mình đã mang thai.

Tuần thai này, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi rõ rệt: ngực căng và nhức do sự phát triển của tuyến sữa, đi tiểu nhiều lần do phôi thai lớn dần tạo áp lực lên bàng quang.

Hiện tượng nghén bắt đầu xuất hiện với những cơn buồn nôn, sợ mùi lạ và có thể bị táo bón. Sự gia tăng nhanh chóng của các hormone và lượng máu cũng khiến cơ thể trở nên nóng nực, mọc nhiều mụn như đang ở tuổi dậy thì.

Cùng với đó là sự thay đổi trong tính cách: lúc vui, lúc buồn, dễ bực bội và cáu gắt. Mẹ cũng sẽ thấy mệt mỏi và thường xuyên buồn ngủ. Đây là một triệu chứng phổ biến trong những tháng đầu thai kỳ nên mẹ không cần phải lo lắng.

Một hiện tượng mà mẹ cần chú ý đó là việc xuất hiện những vệt máu hoặc bị chảy máu thường xuyên. Với đa số các mẹ, hiện tượng này là bình thường nhưng cũng có nhiều trường hợp, đó là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Vì thế, mẹ cần đến ngay bệnh viện hoặc bác sỹ để khám khi có những dấu hiện trên.

 

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 5:

  • Để giảm bớt sự khó chịu khi bị ốm nghén, mẹ có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, ăn thực phẩm dễ tiêu, uống nhiều nước và tránh xa các loại thức uống có ga, rượu, bia, cà phê. Việc uống nước nhiều còn giúp giảm hiện tượng táo bón – vốn là vấn đề tế nhị mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải.
  • Trong giai đoạn này, mẹ nên chú ý nhiều hơn đến thực đơn ăn uống của mình. Thực đơn giàu protein như thịt đỏ, trứng, các loại hạt, ngũ cốc… cùng các loại trái cây, rau xanh… vẫn là lựa chọn tốt cho mẹ bầu. Đặc biệt, mẹ cần tránh ăn mặn và các món ăn vặt có vị mặn nhé! Ngoài ra, mẹ nên bổ sung vitamin C bằng các loại nước cam, chanh… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Một lưu ý quan trọng cho mẹ bầu là phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh các bệnh về nướu. Bởi điều này có liên quan đến khả năng sinh non cũng như một số rủi ro khác trong thai kỳ.

Tin tức liên quan

Kiêng cữ sau sinh và những điều mẹ nên biết
Kiêng cữ sau sinh và những điều mẹ nên biết

294 Lượt xem

Kiêng cữ sau sinh là cần thiết tuy nhiên quan niệm kiêng cữ sau sinh ngày xưa và ngày nay có nhiều khác biệt. Có những điều kiêng cữ xưa đi ngược lại với quan điểm của các bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng ngày nay. Mẹ cùng thử tìm hiểu nhé.
Trẻ Sơ Sinh
Trẻ Sơ Sinh

1592 Lượt xem

Mặc quần áo như thế nào cho con đi ngủ để bé đủ ấm vào mùa đông và không bị nóng vào mùa hè là điều khiến không ít cha mẹ đau đầu.
Các bước sơ cứu ban đầu trẻ bị bỏng
Các bước sơ cứu ban đầu trẻ bị bỏng

250 Lượt xem

Bỏng là tai nạn sinh hoạt thường gặp ở trẻ em, tùy từng mức độ bỏng và tùy nguyên nhân mà có hướng xử trí và điều trị khác nhau. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì thì các bước sơ cứu ban đầu là bước quan trọng để giảm tình trạng nặng do bỏng gây ra.
Dấu hiệu mang thai sớm
Dấu hiệu mang thai sớm

1102 Lượt xem

Phụ nữ có đời sống tình dục bình thường khi bị trễ kinh sẽ nghĩ rằng mình đã có thai. Thực tế, trễ kinh chưa hẳn là dấu hiệu mang thai chính xác nhất. Song nếu bạn trễ kinh và có thêm một số dấu hiệu khác rất có thể bé cưng đang tượng hình trong bạn.
Bầu ăn lá đinh lăng được không? Lợi hại còn tùy mẹ nhé
Bầu ăn lá đinh lăng được không? Lợi hại còn tùy mẹ nhé

4359 Lượt xem

Bài thuốc từ lá đinh lăng từ lâu đã nổi tiếng chữa nhức mỏi, mất ngủ hiệu quả. Điều này có đúng với bà bầu? Bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Mẹ xem ngay! Lá đinh lăng được mệnh danh là “nhân sâm xuất người nghèo”. Loại lá này bổ như vậy liệu bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Bà bầu có uống được lá đinh lăng không? Hãy cùng MarryBaby khám phá trong bài viết dưới đây mẹ nhé.
Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?
Vì sao không nên cho trẻ ngồi tư thế chữ W?

337 Lượt xem

Trẻ em thường có xu hướng ngồi chữ W do thói quen. Chúng ta thường nghĩ rằng hầu hết trẻ đều ngồi như vậy, và trẻ sẽ bỏ kiểu ngồi này khi lớn lên. Nhưng các nhà khoa học cho biết tư thế ngồi chữ W ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ. Tư thế ngồi chữ W khá phổ biến ở trẻ em khi ngồi trên mặt đất. Ở tư thế này, đầu gối trẻ gập cong, bàn chân dang ra mỗi bên theo cấu hình chữ “W”. Hầu hết người lớn không nhận ra rằng việc ngồi tư thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Bài viết này sẽ giải thích những tác động bất lợi của tư thế chữ W lên trẻ.
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn và nên ăn
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn và nên ăn

1905 Lượt xem

Mới có thai không nên ăn gì, mẹ cần tìm hiểu rõ ràng và kiêng cữ suốt trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

1197 Lượt xem

Hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nước ta là 24,3% (năm 2016), tỷ lệ này tương ứng cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi và có sự khác biệt giữa các vùng miền, một số tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn ở mức rất cao - trên 30%.
Vì sao bé chậm biết đi?
Vì sao bé chậm biết đi?

410 Lượt xem

Tình trạng chậm biết đi được giải thích là khi đủ 18 tháng tuổi nhưng bé vẫn chưa thể tự bước đi độc lập. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như: sinh non, mắc các rối loạn về não bộ, về cơ bắp hoặc do chế độ chăm sóc không phù hợp...
Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.
Viêm âm đạo ở trẻ em là gì và dấu hiệu nhận biết.

1093 Lượt xem

Cũng giống như phụ nữ trưởng thành, viêm âm đạo ở trẻ em là tình trạng vùng kín của các bé bị vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm âm đạo. Tuy nhiên, cách nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai
7 loại trái cây bổ dưỡng bạn nên ăn khi mang thai

365 Lượt xem

Khi bạn bước vào quá trình mang thai, bạn có thể thèm một thứ gì đó có đường. Nhưng đừng tạo thói quen với tay lấy một miếng bánh hay một thanh kẹo để thỏa mãn sở thích ngọt ngào đó. Trái cây là giải pháp hoàn hảo. Vậy bà bầu nên ăn quả gì?
MUÔN KIỂU DÚ MẸ VÀ TIPS CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH
MUÔN KIỂU DÚ MẸ VÀ TIPS CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH

344 Lượt xem

Mẹ biết không, núm dú có thể thay đổi hình dạng, kích thước theo từng giai đoạn đó. Khi mang thai núm sẽ to hơn bình thường. Quầng vú cũng sẫm màu hơn do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, các tuyến montgomery cũng hoạt động mạnh mẽ, khiến vùng nhũ hoa xuất hiện các đốm trắng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, mẹ không nên nặn những nốt sần này vì có thể gây tổn thương núm dú Về cuối thai kỳ, n.gực của mẹ có thể tiết ra sữa non. Sữa non chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm trùng. Khi cho con bú, những mẹ có núm to, núm phẳng hoặc núm tụt sẽ khó để bé ngậm đúng khớp. Nếu để khớp ngậm của bé sai trong thời gian dài, mẹ có thể bị đau, sưng núm và giảm lượng sữa, tắc sữa. Nếu mẹ mong muốn có thể cho bú một cách thoải mái, nhẹ nhàng, thì những tip sau là dành cho mẹ đó!
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân
26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

278 Lượt xem

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Theo mục tiêu đó, Cleanipedia sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

966 Lượt xem

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị

339 Lượt xem

Mẹ biết đấy, giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu bé thường xuyên bị thức giấc, quấy khóc, khó ngủ… có thể bé đang gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em không nguy hiểm, nhưng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh Mẹ biết đấy, giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu bé thường xuyên bị thức giấc, quấy khóc, khó ngủ… có thể bé đang gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em không nguy hiểm, nhưng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và việc tăng cân ở trẻ. Mẹ nên tìm hiểu chứng rối loạn giấc ngủ qua bài viết sau đây để chăm sóc giấc ngủ cho con tốt hơn nhé.
Bắt cóc trẻ em - Hãy cảnh giác trước khi quá muộn...
Bắt cóc trẻ em - Hãy cảnh giác trước khi quá muộn...

1810 Lượt xem

Xung quanh chúng ta luôn có người tốt và kẻ xấu nên chúng ta hãy bảo vệ và chăm sóc người thân bên cạnh mình ngay bây giờ...
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai

291 Lượt xem

Lượng máu ở người bình thường được xác định thông qua xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Nếu nồng độ Hb dưới 13g/dl ở nam và 12 g/dl ở nữ thì đối tượng được xem là thiếu máu. Thai phụ được chẩn đoán là thiếu máu khi mang thai khi Hb dưới 11g/dl.
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn
Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn

344 Lượt xem

Tử cung lạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Bên cạnh việc điều trị, chị em phụ nữ bị tử cung lạnh cũng nên biết cách làm ấm tử cung.
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?

758 Lượt xem

Giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt là trong 3 năm đầu đời. Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ, ngủ không đúng giờ thường hay quấy khóc. Giống như chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giấc ngủ hàng ngày cũng rất quan trọng, giúp bé phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, khó ngủ, trằn trọc khi ngủ làm cho chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến làm bé ngủ không sâu giấc và cách giải quyết phù hợp, mẹ tham khảo nhé!
Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ
Sặc sữa, sặc thức ăn có thể đe dọa tính mạng trẻ

494 Lượt xem

Sặc là một tai nạn khá phổ biến thường xảy ra ở trẻ em từ một đến ba tuổi. Các tình trạng sặc thường gặp là sặc sữa ở trẻ sơ sinh, sặc thức ăn, sặc nước, đôi khi có thể gặp sặc dịch dạ dày hoặc sặc chất trào ngược. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn nhanh chóng đường hô hấp, nếu không được xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng của trẻ

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng