Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần phải biết

Trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung đều rất cần vitamin D để có thể phát triển khung xương một cách toàn diện. Dó cũng chính là nguyên do vì sao việc tắm nắng cho trẻ là rất trong trọng.

Công dụng của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Như mọi người đã biết vitamin D rất quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi hỗ trợ sự tăng trưởng khung xương của con người. Vì vậy, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh chính là cách giúp cơ thể trẻ sản sinh vitamin D ngăn chặn và hạn chế những bệnh mà trẻ sơ sinh dễ gặp phải như còi xương và vàng da sơ sinh.

Bên cạnh đó, việc cho trẻ tắm nắng có thể chữa hăm tã hoặc nấm bởi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời những vi khuẩn và nấm sẽ bị tiêu diệt.

 

Vai trò của vitamin D đối với trẻ nhỏ

Vitamin D giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và phốt pho để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc.

Vitamin D làm tăng hấp thu canxi và phốt pho qua đường tiêu hóa. Lượng vitamin D đầy đủ trong cơ thể là điều kiện thiết yếu để canxi và phốt pho được gắn vào mô xương. Do vậy, thiếu vitamin D sẽ có thể gây một số bệnh lý như bệnh còi xương ở trẻ em.

 

Những nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

 

Hướng dẫn tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào khoảng thời gian nào

  • Không cần phải tắm nắng cho trẻ mỗi ngày, mà chúng ta có thể chỉ cần cho trẻ ra ngoài chơi khi có mặt trời, không che mặt và tay chân của trẻ tùy thời tiết cho phép. Với những trẻ lớn, mẹ cần phải trang bị các công cụ chống nắng cho trẻ như mắt kính, thoa kem chống nắng….
  • Chỉ tắm nắng khi độ dài bóng nắng cơ thể mình ngắn hơn chiều cao. Tức là khoảng trước 9 – 10 giờ sáng hoặc sau 3 – 4 giờ chiều. Những ngày đầu tiên mới tắm nắng, chỉ tắm nắng 3 -5 phút (đặc biệt khi đang giữa mùa hè) để cơ thể làm quen với ánh nắng. Khi cơ thể đã làm quen với ánh nắng, vào mùa hè có thể tăng thời gian tắm nắng lên 5 – 10 phút, vào mùa đông là khoảng 15-20 phút. Cách phơi nắng này có thể cung cấp đủ lượng vitamin D theo khuyến cáo từ các viện dinh dưỡng trên thế giới là 600-1000 IU/ngày cho trẻ từ 1-18 tuổi và 800-1000 IU/ngày cho người lớn .
  • Khi tắm nắng cần chú ý quan sát màu da, khi thấy da ửng hồng là đã tắm nắng đủ. Tránh ánh nắng chiếu vào khu vực mặt, xung quanh mắt vì đây là vùng da mỏng nhất trong cơ thể. Có thể bôi kem dưỡng ẩm lên vùng da chiếu nắng để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể tạo vitamin D.
  • Mẹ cũng nên lưu ý là không cho trẻ tắm nắng trong khoảng thời gian ánh nắng gay gắt, lúc này tia cực tím trong ánh nắng hoạt động mạnh, rất dễ gây tổn thương làn da mỏng manh của trẻ.
  • Không cho trẻ mặc nhiều áo hay áo quá dày. Không nên cởi toàn bộ quần áo của trẻ ngay lập tức mà nên cho trẻ tắm nắng một cách từ từ, tắm nắng từng bộ phận một.
  • Không cho trẻ tắm nắng ở nơi có quá nhiều gió, đặc biệt là vào mùa đông vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khiến trẻ bị cảm lạnh.
  • Nếu trẻ đang bị ốm, mệt có thể ngừng tắm nắng đến khi trẻ khỏe trở lại.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh bao lâu là đủ

Dựa vào số tháng tuổi cũng như sức khỏe của bé, các mẹ có thể cho trẻ sơ sinh tắm nắng trong khoảng từ 10-30 phút/ngày. Ban đầu, các mẹ nên cho con tập làm quen với ánh nắng bằng việc cho bé nằm dưới bóng râm tầm 10 phút sau đó từ từ mới cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời những ngày sau đó.

Mỗi chu kỳ tắm nắng của bé chỉ là khoảng 10 ngày. Sau mỗi chu kỳ, các mẹ nên đễ bé nghỉ từ 10-20 ngày sau đó mới cho bé tắm nắng lại.

Đặc biệt lưu ý với trẻ sơ sinh, các mẹ không nên để con trực tiếp dưới ánh nắng gắt vì sẽ bị mắt và da của bé bị tổn thương. Thay vào đó, mẹ nên đưa bé đến gần cửa sổ vào mỗi buổi sáng khi ánh sáng mặt trời còn yếu và mở cửa để bé có thể hấp thụ ánh nắng từ mặt trời.

Vào mua đông, mẹ nên cho bé tắm nắng vào buổi chiều vào khoảng 3-5 giờ chiều, bởi khi này ánh nắng đã yếu và nhiệt độ cũng ấm hơn. Còn vào mùa hè, thì nên tắm nắng vào buổi sáng.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng

Các chuyên gia không quy định cụ thể về độ tuổi của trẻ sơ sinh được tắm nắng và khi nào không nên. Vì vậy, các mẹ có thể bắt đầu tắm nắng cho bé từ 10 ngày tuổi đến khi nào bé có thể tự mình hoạt động dưới ánh nắng mặt trời như khi đi học, đi chơi,…

Những lưu ý mẹ cần biết khi tắm cho trẻ

Tắm nắng quá lâu

Không nên cho bén tắm quá lâu. Mỗi lần tắm nắng chỉ khoảng 20-30 phút tùy vào độ nắng của ngày hôm đó. Nếu tắm nắng quá lâu, làn da mỏng manh của trẻ sẽ dễ bị tổn thương bởi những tia UV độc hại gây nên các bệnh về da.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua lớp cửa kính

Nếu tắm cho bé trong phòng thì nên mở cửa kính để bé có thể hấp thụ được ánh sáng mặt trời. Nếu không mở cửa, cửa kính sẻ cản trở ánh nắng vào cơ thể bé.

Cởi hết áo quần của trẻ khi tắm

Da bé sơ sinh còn rất yếu, vì vậy chỉ nên cho bé mặc những bộ đồ mỏng và tuyêth đối không được cởi hết quần áo của trẻ khi tắm bởi sẽ gây hại cho làn ra của trẻ.

Tắm nắng cho bé mọi lúc mọi nơi

Thời gian tắm nắng cho trẻ chỉ khoảng 10-30 phút. Vì vậy không nên tắm nắng cho bé mọi lúc mọi nơi. Việc tắm nắng quá nhiều sẽ khiến bé bị say nắng và bị cảm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Cách bổ sung vitamin D khi trẻ không được tắm nắng

Trong tình hình dịch bệnh COVID- 19 trẻ em bị hạn chế việc ra ngoài tắm nắng. Như vậy, ngoài tắm nắng bố mẹ có thể bổ sung vitamin D từ một số thực phẩm như: cá hồi, cá tuyết, cá thu, sữa, lòng đỏ trứng…hoặc bổ sung vitamin D dạng uống hay dạng xịt. Liều bổ sung không khác biệt nhiều với các lứa tuổi: từ 400-600 IU mỗi ngày.

Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D nếu cần trong trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc trẻ uống sản phẩm dinh dưỡng công thức ít hơn 400ml/ngày. Nếu trẻ đã uống sản phẩm dinh dưỡng công thức với lượng từ 700ml/ngày trở lên thì không cần bổ sung thêm vitamin D.

Mẹ có thể tham khảo thêm một số ý kiến từ các Tổ chức Y tế trên thế giới

  • Mẹ có biết, làn da của trẻ mỏng chỉ bằng 1/5 da người lớn. Để phòng ngừa những tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da mỏng manh của trẻ, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ mới đây khuyến cáo, trẻ dưới 6 tháng tuổi tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ở bất kỳ thời gian nào trong ngày.
  • Mặt khác, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), không nên cho trẻ dưới 1 tuổi phơi nắng bởi trẻ dưới 1 tuổi da còn yếu, việc tắm nắng chỉ nên thực hiện trong bóng râm. Nếu cho trẻ phơi trực tiếp dưới ánh nắng trẻ sẽ có nguy cơ mắc những bệnh lý về da sau này.

Bài viết Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần phải biết vừa rồi đã cung cấp cho các bậc cha mẹ những kiến thức bổ ích về việc nuôi dạy trẻ.

 

 


Tin tức liên quan

Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?
Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?

1167 Lượt xem

Trong những năm tháng đầu đời, đôi khi những chấn thương do sơ suất khi bé bị ngã đập đầu phía sau. Điều này có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Bé bị ngã đập đầu phía sau sẽ dẫn đến các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng. Chẳng hạn như sưng nhẹ, bầm, cho đến chảy máu ở đầu, tai, vết thương sưng to. Nếu trường hợp nhẹ, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về thể trạng của con. Nếu trường hợp nặng, trẻ bị ngã đập đầu phía sau cần được đưa đi viện gấp để tránh biến chứng sọ não nguy hiểm.
TUẦN THAI THỨ 4: GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CHO SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 4: GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CHO SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA BÉ

399 Lượt xem

Tuần lễ này phôi tiếp tục làm tổ trong buồng tử cung, bám ngày càng chắc vào trong lớp cơ tử cung, hình thành những gai nhau đầu tiên
Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi
Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi

549 Lượt xem

Dính thắng lưỡi (ankyloglossia) là tình trạng lưỡi của trẻ nhỏ vẫn dính vào đáy miệng. Các triệu chứng bao gồm trẻ khó bú và trẻ bị khó nói. Tình trạng này có thể khắc phục bằng phẫu thuật đơn giản.
Chú ý đề phòng viêm lợi ở tuổi ăn dặm
Chú ý đề phòng viêm lợi ở tuổi ăn dặm

356 Lượt xem

Viêm lợi ở trẻ là bệnh tưởng như đơn giản mà lại rất nguy hiểm, đặc biệt ở tuổi ăn dặm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần theo dõi và phát hiện ra tình trạng bệnh lý răng miệng ở trẻ sớm nhất và có cách điều trị kịp thời.
Đặc điểm phân của trẻ ăn sữa công thức
Đặc điểm phân của trẻ ăn sữa công thức

412 Lượt xem

Phân của trẻ ăn sữa công thức sẽ có những điểm khác biệt so với phân của trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Theo dõi phân của trẻ thường xuyên sẽ giúp cha mẹ nắm được sức khỏe tổng quan của trẻ một cách tốt nhất.
”Cứu nguy” cho bà bầu bị trĩ khi mang thai
”Cứu nguy” cho bà bầu bị trĩ khi mang thai

416 Lượt xem

Thông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé. Bà bầu bị trĩ khi mang thai sẽ gây ra tình trạng khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe thai kỳ. Bà bầu bị sa búi trĩ cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh này cũng như cách điều trị để bảo vệ sức khỏe khi mang thai nhé.
Huyết áp cao khi mang thai nên xử trí sao đây mẹ ơi?
Huyết áp cao khi mang thai nên xử trí sao đây mẹ ơi?

427 Lượt xem

Bệnh cao huyết áp không chừa bất kỳ ai, kể cả mẹ bầu. Hơn nữa, huyết áp cao khi mang thai còn gây nhiều biến chứng thai kỳ cho mẹ. Vậy mẹ nên xử trí ra sao? Huyết áp cao là mầm mống của nhiều căn bệnh tim mạch nguy hiểm như tai biến, suy tim. Điều này còn nguy hiểm hơn nếu mẹ đang mang trong mình một “sinh linh bé nhỏ”. Cao huyết áp khi mang thai là do đâu? Xử trí và phòng ngừa tình trạng này như thế nào? Hãy để MarryBaby mách bạn trong bài viết dưới đây nhé.
Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ nào cũng mong đợi
Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ nào cũng mong đợi

349 Lượt xem

Những bước đi đầu tiên của bé chắc chắn là cột mốc quan trọng mà cha mẹ nào cũng mong đợi. Thông thường, độ tuổi trẻ bắt đầu biết đi thường là 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, sẽ có những bé biết đi sớm hơn hoặc muộn hơn con số này, và điều này là hoàn toàn bình thường. Khi thấy bé cưng có những dấu hiệu trẻ sắp biết đi cha mẹ cần tăng cường sự quan sát đến trẻ. Vì đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tò mò về mọi thứ xung quanh. Để mắt đến trẻ nhiều hơn sẽ hạn chế được những rủi ro ngoài ý muốn. Và để không bỏ lỡ cột mốc đáng yêu này của bé cưng, cha mẹ hãy quan sát và lưu ý những dấu hiệu trẻ sắp biết đi từ bây giờ nhé!
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai

362 Lượt xem

Lượng máu ở người bình thường được xác định thông qua xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Nếu nồng độ Hb dưới 13g/dl ở nam và 12 g/dl ở nữ thì đối tượng được xem là thiếu máu. Thai phụ được chẩn đoán là thiếu máu khi mang thai khi Hb dưới 11g/dl.
Có nên ăn nấm khi mang thai?
Có nên ăn nấm khi mang thai?

408 Lượt xem

Nấm là một trong những loại thực phẩm được sử dụng phổ biến hàng ngày bởi chúng không chỉ cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng mà còn chế biến được thành nhiều món ăn thơm ngon.
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?

899 Lượt xem

Giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt là trong 3 năm đầu đời. Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ, ngủ không đúng giờ thường hay quấy khóc. Giống như chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giấc ngủ hàng ngày cũng rất quan trọng, giúp bé phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, khó ngủ, trằn trọc khi ngủ làm cho chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến làm bé ngủ không sâu giấc và cách giải quyết phù hợp, mẹ tham khảo nhé!
Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng - Cách phòng và xử trí khi trẻ bị bệnh
Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng - Cách phòng và xử trí khi trẻ bị bệnh

1019 Lượt xem

Vào mùa hè, độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi... phá triển mạnh hơn. Trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý đến các bệnh thường gặp vào mùa hè để có biện pháp phòng tránh và xử trí an toàn.
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ
TUẦN THAI THỨ 2: CƠ THỂ MẸ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN SỰ HÌNH THÀNH CỦA BÉ

377 Lượt xem

Ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Trong tuần tiếp theo, ngày 8 đến ngày 14, các nang trứng sẽ tiếp tục phát triển nhờ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ là FSH (Gonadotropin releasing hormone), nhờ đó mà các nang noãn sẽ phát triển đến khi chín mùi. Tuy nhiên duy nhất chỉ có 1 nang nổi cộm nhất trên bề mặt buồng trứng gọi là nang De Graaf mới có khả năng rụng trứng và thụ thai được. Thông thường đối với các mẹ có chu kỳ kinh đều, sự rụng trứng sẽ xảy ra vào giữa chu kỳ, tương đương ngày thứ 14 (hoặc 2 tuần từ khi có kinh).
Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?
Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?

526 Lượt xem

Bà bầu có được uống trà sữa không? Trà sữa là thức uống có thể tìm thấy ở bất cứ đâu với rất nhiều cách pha và tỷ lệ khác nhau. Trà sữa gây nghiện là nhờ vị thơm trà của kết hợp vị béo của sữa cùng hàng chục loại topping khác nhau.

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?
Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?

487 Lượt xem

Những cột mốc phát triển của trẻ, không đơn thuần chỉ là sự phát triển của con mà còn là niềm tự hào của cha mẹ. Và còn đặc biệt hơn đối những người lần đầu làm cha mẹ.
Bảng Chiều Cao, Cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi
Bảng Chiều Cao, Cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 10 tuổi

1749 Lượt xem

Babytole.com - Trọn Năm cùng bé
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai trong 3 tháng đầu
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai trong 3 tháng đầu

1166 Lượt xem

Thời kỳ tam cá nguyệt thai nhi chưa ổn định vì vậy các mẹ cần chú ý kỹ trong quá trình ăn uống. Các mẹ cần lên cho mình một thực đơn đảm bảo chất dinh dưỡng. Đồng thời tránh các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Trong giai đoạn này thai nhi hấp thụ chưa nhiều vì vậy các mẹ chỉ cần duy trì năng lượng ở mức bình thường. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa 1 ngày để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm ngén.
Lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm
Lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm

401 Lượt xem

Vệ sinh răng miệng cho bé, đặc biệt là khi bé đã bắt đầu ăn dặm không những hạn chế tình trạng sâu răng mà còn giúp bé có hàm răng khỏe và đẹp. Mẹ nên giúp bé tạo thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

818 Lượt xem

Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường,...

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ
TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

330 Lượt xem

Giai đoạn này bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt và chấm dứt vào ngày 7, các nang trứng hay noãn sẽ được chiêu mộ và bắt đầu phát triển lớn nhanh theo từng ngày. Bởi vậy khi tính tuổi thai bác sỹ thường lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để làm ngày bắt đầu thai kỳ. Trong tuần tiếp theo sự rụng trứng cũng không diễn ra nên không thể có hiện tượng thụ tinh tạo phôi thai. Vậy nên, trong tuần thai thứ nhất, mẹ vẫn đang có kinh và tất nhiên em bé chưa hình thành. Như vậy, lúc này chưa có gì để nói về sự phát triển của thai nhi mà điều quan trọng là mẹ nào đang muốn có em bé phải chuẩn bị về mặt tâm lý, sinh lý để tăng khả năng thụ thai. Đầu tiên, mẹ đánh dấu thời điểm bắt đầu và kết thúc của kỳ kinh để theo dõi trong vài tháng. Điều này sẽ giúp mẹ lên kế hoạch cụ thể về thời điểm giao hợp cũng như chế độ ăn uống để làm tăng khả năng thụ thai.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng